cotich tong hop

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Truyện nàng Pha-ti-ma
Ngày xưa, có một cô gái xinh đẹp tên là Pha-ti-ma. Cô chẳng những xinh đẹp mà còn rất thông minh. Mọi người trong vùng ai ai cũng đều yêu mến Pha-ti-ma.
Một hôm, cô cùng năm người bạn gái vào rừng chơi, chẳng may bị lạc đường. Khi màn đêm buông xuống, họ phát hiện phía trước có ánh lửa, bèn rủ nhau cùng đi tới đó. Đến nơi thì thấy một mà lão đang ngồi bên đống lửa. Pha-ti-ma đến trước mặt bà ta nói:
- Bà có thể cho chúng cháu ở tạm đây một đêm không? Chúng cháu bị lạc đường.
- Ái chà, thật là tuyệt! Thượng đế đã ban thưởng chúng mày cho ta! Hãy đợi ta sửa soạn một món gì để ăn nhé!
Nhận thấy có sự khác lạ trong lời nói của bà lão, nên trong lúc bà lão đi lấy thức ăn, nàng Pha-ti-ma để ý quan sát chung quanh và liền thông báo cho các bạn phát hiện của mình:
- Các bạn, bà ta là mụ yêu tinh đấy, hãy đi khỏi đây mau lên trước khi bà ta trở ra và bắt hết cả bọn chúng ta ăn thịt.
Cô và năm người bạn vừa tính đứng lên thì bà lão đã quay trở ra cùng một chiếc bánh thơm phức. Đặt chiếc bánh trước mặt các cô gái và nói:
- Chắc các cháu cũng đói lắm rồi. Bánh đây, các cháu đi, bánh thơm ngon lắm đấy!
Cả nhóm đưa mắt nhìn Pha-ti-ma.
- Kìa, các cháu sau lại không ăn bánh nhỉ? - Bà lão lại nói.
- Chúng cháu muốn được rửa tay trước rồi mới ăn ạ! - Pha-ti-ma nói, - chúng cháu được phép ra sông lấy nước chứ ạ?
- Không được! Chúng mày ra sông để trốn đi à! - Bà lão hét lên.
Pha-ti-ma lại nói:
 Vậy bà hãy dùng dây trói chúng cháu lại, chúng cháu sẽ không trốn được, và bà hãy ra sông lấy nước giùm chúng cháu đi.
Nghe thấy có lý, thế là mụ phù thuỷ mang dây ra trói các cô gái lại, nói:
- Ta chỉ cần giật chiếc dây này là biết ngay chúng mày còn hay đã trốn đi!
Nói xong mụ đi ra sông lấy nước. Bà ta vừa đi vừa kéo sợi dây, tự đắc:
- Ha ha, vẫn còn đó.
Đi được một lát, mụ phù thuỷ lại kéo dây, nói:
- Ha ha! Lũ chúng nó vẫn còn đó.
Thế nhưng, Pha-ti-ma đã cởi trói cho các bạn và buộc sợi dây lên một thân cây, sau đó cùng các bạn chạy ngay vào rừng. Khi mụ yêu tinh từ sông về, thấy các cô gái đều đã trốn sach liền hét lên ầm ĩ và tức giận chạy đuổi theo. Các cô gái vẫn không hay biết và tiếp tục chạy về phía trước, còn mụ yêu tinh truy đuổi phía sau.
Họ chạy được một đoạn thì gặp một dòng sông và con cá sấu hung dữ chắn ngang.
Pha-ti-ma đến gần sát mé sông và nói với con cá sấu:
- Bạn sấu thân mến ơi, bạn hãy cõng giúp chúng ta từng người qua sông có được không?
Cá sấu nói:
- Ta có thể đưa các người qua sông, nhưng các bạn cho ta cái gì nào?
Pha-ti-ma nói:
- Nhóm chúng tôi có cả thảy sáu người. Chỉ cần bạn cõng lần lượt năm người qua sông thì còn người thứ sáu sẽ thuộc về bạn.
Nghe nói thế, sấu ta lấy làm vừa ý. Liền đồng ý cõng lần lượt các cô gái qua sông, cứ được một người lại nói:
- Một rồi nhé!
Cứ vậy, sau khi cõng đến cô thứ năm qua sông. Chuẩn bị cõng đến người thứ sáu thì sấu nói:
- Ha ha, bây giờ đến lượt ta ăn thịt mày đây!
Mụ yêu tinh vẫn đang bám riết các cô gái. Khi mụ chạy đến bờ sông, không thấy bóng các cô gái, biết rằng bọn họ đã qua được bên kia bờ sông liền bò ngay lên lưng con cá sấu đang nằm chờ đấy, cá sấu cõng ngay mụ ta ra giữa sông, nói:
- Ha ha, đây là đứa thứ sáu hả!
Nói đoạn, cá sấu lặn xuống nước và ngoạm ngay mụ phù thuỷ. Lát sau sấu rên rỉ:
- Thịt con bé này khó gặm quá, toàn xương là xương, sao ta lại không chọn đứa khác mà chén nhỉ?
Còn về sáu cô gái kia thì đã an toàn trở về làng. Nguyên nhân sáu người qua được đến bờ bên kia là khi cá sấu đang mãi để ý đếm năm cô gái cõng lần lượt trên lưng thì nàng Pha-ti-ma đã âm thầm bám theo đuôi cá sấu cùng bơi sang bờ với cô gái thứ năm từ lâu.

Tấm Cám thời hiện đại...
Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ, có hai người con gái cùng cha khác mẹ. Tấm là con của bà vợ cả, Cám là con của bà vợ lẽ. Người cha mất rồi, mẹ Tấm cũng mất, nên Tấm phải ở cùng với dì ghẻ là mẹ của Cám.
- Tấmmmm!!!!!!!!! Tao đã cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ maaaaaaaaà. Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm.
- Tấmmmm!!!!!!!!! Mày hâm à, mày câm à. Sao mày đâm thủng cái mâm???
Hàng ngày, những lời đay nghiến, chửi bới Tấm xảy ra như cơm bữa, cho dù gì ghẻ đã đôi lần bị phê bình trước tổ dân phố vì vi phạm nếp sống văn minh gia đình văn hoá. Tấm làm gì cũng bị bà mắng, trong khi Cám cũng đâm thủng mâm lúc chơi đùa với Tấm thì lại được mẹ khen là văn võ song toàn.
Một ngày nọ, dì ghẻ bỗng thèm ăn tép xào khế. Bà liền gọi hai cô đến và rằng: “Hai con! Hai con hãy ra ngoài ao tắm rửa giặt giũ cho sạch, cho thơm. Nhân tiện lúc đi ngang qua đồng bắt cho mẹ ít tép. Đứa nào bắt được nhiều tép về đây thì ta thưởng cho yếm đỏ, tôm thì càng tốt” .
Hai cô vâng lời mẹ và chạy đi. Tấm chăm lam, chăm làm. Cô nhảy ào xuống đồng. Một tay cô mò từng con tép, bắt từng con tôm bỏ vào giỏ. Còn tay kia bứt từng con đỉa đang bám chặt vào đùi, nhìn trước ngó sau rồi vứt mạnh về phía Cám đang say giấc trên bờ.
Chẳng mấy chốc, giỏ tép đã đầy kín. Tấm cất tiếng gọi Cám đi về. Tỉnh dậy, Cám bỗng thấy hoảng sợ vô cùng khi nhìn thấy giỏ của mình trống rỗng. Như thế này thì mẹ sẽ đánh mất. Vừa mới hôm qua thôi, Cám còn chứng kiến cảnh mẹ mình đấm lia lịa vào mõm con chó becgie vì nó trót xơi trộm của bà củ khoai lang. Con chó dữ tợn là thế mà phải bỏ chạy, để lại bốn chiếc răng cửa ở bãi chiến trường. Nhớ đến cảnh đó, Cám bất giác đưa tay che lấy miệng mình...
Về đến nhà, dì ghẻ đon đả ra đón Cám và thưởng cho Cám cái yếm đỏ. Còn Tấm, cô khóc tấm tức rồi lủi thủi ra chiếc giếng sau nhà. Cô thấy cuộc đời sau lắm trái ngang. Cô đã bỏ ra bao nhiêu công sức để bắt đầy giỏ tôm tép mang về cho mẹ ghẻ, vậy mà lúc lên bờ, cô đã cả tin khi nghe Cám nói: “Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Rồi lừa lúc Tấm quay đi, Cám đã tráo bỏ giỏ rỗng của mình lấy giỏ đầy của Tấm rồi phi trâu một mạch về lĩnh yếm mới, bỏ lại đằng sau vài viên gạch do Tấm ném với theo.
“Thôi thì của đi thay người”, Tấm tặc lưỡi. Sau đó cô nhẹ nhàng thả con cá Bống trong giỏ xuống giếng. Con cá Bống này là của một người đàn ông lạ mặt tặng cho. Lúc ở ngoài đồng tép, đang nằm đập thùm thụp hai tay xuống đất vì uất ức, bất chợt ngẩng lên, Tấm bỗng thấy ông ta từ đâu xuất hiện. Ông tự giới thiệu mình là Bụt. Tấm nhớ rõ lắm vì cái tên này lần đầu tiên cô thấy có trên đời. Lúc đầu cô đã nghĩ thầm "Tên gì mà xâu tệ, sao không giới thiệu tên Truyền, Chinh hay Huy đi cho đẹp???". Tuy nhiên, cô đã trở nên có cảm tình khi nghe ông nhẹ nhàng hỏi: “Vì sao con khóc?”. Sau khi nghe Tấm kể lại mọi chuyện, ông Bụt mới cho Tấm con cá Bống này và dặn, mỗi khi cho Bống ăn cơm, hãy nhớ gọi: “Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.” Dặn xong, ông bỏ chạy vì bị con chó becgie mà Tấm mang theo nhe bộ hàm thiếu bốn chiếc răng cửa ra dọa.
Kể từ ngày đó, mỗi lần sau bữa ăn, Tấm đều lén trút một bát cơm nóng hổi vào trong yếm và nhảy tưng tưng ra ngoài giếng để cho Bống. Những lúc như vậy, Tấm phải vừa nhảy vừa huýt gió để dì ghẻ và Cám khỏi nghi ngờ về hành động của mình. Tuy nhiên, hành động đó của Tấm đã không qua được con mắt tinh đời của dì ghẻ.....
“Không điên! Không dở hơi! Không thần kinh! Vậy mà vừa ăn no xong lại nhảy chồm chồm như phải bỏng” – Dì ghẻ nghĩ thầm. “Rõ ràng là khuất tất rồi đây.”
Rồi mụ sai Cám rình Tấm mọi lúc, mọi nơi; ghi lại mọi diễn biến, việc làm thường ngày của Tấm. Cám ghi được tất, không bỏ sót bất kỳ một hành động nào, kể cả những câu chửi thầm Tấm dành cho hai mẹ con Cám mỗi khi nàng tủi phận. Và rồi Cám phát hiện ra chiếc giếng, nơi Tấm thường nhảy tưng tưng đến mỗi khi ăn cơm xong. Ngay sau đó, Cám về thưa với mẹ. Dì ghẻ uất lắm. Bà nghĩ Tấm mang cơm cho giai...
Ngay sáng hôm sau, lúc con gà còn chưa kịp cất tiếng gáy vì chiều hôm trước bị Cám đá vào cổ họng trong lúc tập võ, dì ghẻ đã gọi Tấm dậy: “Con ơi con ơi. Đi chăn trâu phải chăn đồng xa. Chớ chăn đồng gần, làng bắt mất trâu”. Tấm ức lắm. Nàng vừa làu bàu, vừa mắt nhắm mắt mở nhảy lên lưng trâu. Làm sao mà không tức cho được, khi mới hai rưỡi sáng đã bị đánh thức, trong khi lịch ngủ thường ngày của nàng chỉ được bắt đầu vào lúc hai giờ mười lăm.
Tấm vừa đi khuất, dì ghẻ và Cám vội chạy lại gần chiếc giếng. Từ đằng xa, hai mẹ con thi nhau nhặt gạch ném rào rào về phía đó. Chẳng biết họ đã ném bao nhiêu viên, chỉ biết rằng chiều hôm đó cả làng phải nghe chửi vì nhà hàng xóm bên cạnh tưởng mất trộm nguyên liệu.
Tối đến, như thường ngày, Tấm lại mang cơm ra cho Bống ăn...
“Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.” Người ta nghe Tấm gọi mãi, gọi mãi. Và rồi tiếng Tấm rú vang khi chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Tấm oà khóc. Kẻ nào đã hãm hại Bống? Kẻ nào đã đang tâm làm việc này? Và thế là tối hôm đó, lần thứ hai trong ngày, cả làng lại một lần nữa phải nghe chửi.
Bụt lại hiện lên và hỏi: “Vì sao con chửi?”. Sau khi nghe Tấm kể lại sự tình, Bụt mới bảo Tấm tìm xương Bống về cho vào bốn cái lọ và chôn vào bốn góc giường nơi Tấm nằm. Nghe lời Bụt, Tấm quay về nhà tìm xương Bống. Tìm mãi mà không thấy, Tấm lại khóc. Khóc mãi thì có một tiếng nói the thé vang lên “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc ta bới xương cho”. Ngẩng đầu lên, Tấm nhận ra con gà trống ngày nào, nay chất giọng đã hoàn toàn thay đổi vì di chứng của lần bị Cám đá vào cổ. Tấm ném thóc cho gà. Gà bới một lúc thì tìm thấy xương. Tấm nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới bốn chân giường nơi mình nằm...
Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Mọi người dân trong kinh thành đều được mời tới dự bữa tiệc do vua chiêu đãi. Mẹ con Cám nghe tin dậy từ sáng sớm, chuẩn bị những bộ váy đẹp nhất, những đôi hài đẹp nhất, và đặc biệt là bỏ qua thói quen ăn sáng hàng ngày. Tấm cũng muốn đi lắm. Gì thì gì, ăn uống free, không đi cũng phí. Nhưng dì ghẻ lại không đồng ý. Bà nghĩ ra kế. Ban đầu, bà lấy một lon sữa ông Thọ tính phục vụ kế hoạch. Nhưng thấy không ăn thua, bà kiếm một hộp sữa Cô gái Hà Lan loại 3kg, xúc đầy thóc, đầy gạo, sau đó đem đổ tất vào thùng và bảo Cám quay cho chúng trộn lẫn. Sau đó bà bắt Tấm nhặt thóc gạo riêng ra, xong thì mới cho đi hội. Tấm uất lắm. Cô muốn bóp cổ Cám cho hả giận. Nhưng khi thấy Cám đang nằm thở phì phò vì chóng mặt, lòng nhân từ đã khiến Tấm gạt phắt tư tưởng tội lỗi...
Mẹ con Cám đi rồi, Tấm bắt tay ngay vào công việc. Nhưng nhặt mãi, nhặt mãi mà vẫn ko hết, Tấm lại khóc. Bụt lại hiện lên và hỏi:" Làm sao con khóc?", và rồi khi biết rõ câu chuyện, Bụt mới cười mà rằng:" Xời, tưởng gì, chuyện nhỏ. Ta sẽ cho chim của ta đến giúp con".
Ngay lập tức, chim của Bụt bay đến, sà vào thùng thóc. Tấm thích chí lắm. Có trong mơ cô cũng chẳng hình dung ra nổi, Bụt cho chim nhặt thóc giúp mình. Tiện thể, Tấm bê cả thùng hạt dẻ, nhờ chim bóc vỏ hộ....Trong chốc lát, mọi việc đã xong xuôi. Tấm hớn hở vì sắp được đi trảy hội. Nhưng khi nhìn mình trong gương, Tấm lại khóc. Bộ váy yếm duy nhất dì ghẻ cho cô mặc từ ngày này qua ngày khác, từ mùa đông sang mùa hè, giờ chẳng khác gì bikini hai mảnh. Và đôi guốc cao gót, giờ trông y hệt đôi guốc mộc. Tấm khóc to lắm, một phần vì cô tủi, và phần nhiều cốt để cho Bụt nghe thấy.
Và Bụt đã nghe thấy thật. Làm Bụt như làm dâu trăm họ, thấy tiếng khóc ở đâu là phải xuất hiện nơi đó, trừ nhà hộ sinh. Bụt đến chỗ Tấm, và cố gắng cất giọng ngọt ngào:" Lại chuyện gì nữa đây??". Sau khi nghe Tấm kể lể sự tình, Bụt mới bảo Tấm:" Con đào những cái lọ đã chôn ngày trước lên, thì muốn quần áo đẹp thế nào cũng có, toàn Versace ko hà". Nói xong, Bụt biến mất luôn. Kể từ đó ko ai còn thấy Bụt xuất hiện lần nào nữa trên giang hồ và nghe đâu, ông đã nằng nặc xin chuyển công tác...
Nghe lời Bụt, Tấm đào tung cả ngôi nhà vì chẳng nhớ lần trước đã chôn lọ ở đâu. Cuôi cùng, cô cũng đã tìm thấy chúng. Nào thì áo, nào thì quần, nào thì giày và còn cả một con ngựa. Tấm đóng bộ gọn gàng, nhảy lên lưng ngựa và phi thẳng đến nơi trảy hội. Lúc đi ngang qua cầu, táy máy thế nào, Tấm rơi 1 chiếc giày xuống hồ trúng ngay đầu vị vua trẻ đang ngồi câu cá ở dưới đó, Vua liền ngóc đầu lên chửi với theo:" Mẹ đứa nào ném giày vào đầu ông". Tấm sợ rằng sẽ đến nơi muộn giờ chảy hội nên Tấm mặc kệ và ko quên vứt lại câu chửi thề về phía vị Vua trẻ đó:" Sư cha đứa nào chửi bà", nhảy lên lưng ngựa và tiếp tục thúc ngựa phi nước đại.
Đến nơi. đúng lúc nhà vua đang mở cuộc thi kén vợ. Ai ướm vừa chiếc giày mà vua mang ra, người đó sẽ là vợ vua. Điều lệ cực kỳ đơn giản, dễ chơi, dễ trúng thưởng nên ai cũng muốn thử vận may, trong đó có cả mẹ con nhà Cám. Vậy mà lạ thay, chẳng ai ướm vừa. Người ít nhất cũng rộng ngót một size. Tấm len lỏi chen vào. Cô nhận ra ngay giày của mình. Làm sao mà ko nhận ra được chiếc giày quá khổ. Tấm ngạc nhiên lắm. Trong khi đó nhà Vua nghĩ thầm:" Ông mà bắt được mày thì mày biết tay ông". Tấm bèn xin ướm thử và vừa khít. Nàng trở thành vợ của nhà vua từ đó. Chẳng ai biết được vị vua trẻ đó đanng toan tính điều gì chỉ thấy chàng ta nhếch mép cười mỉm trông vẻ rất gian xảo.
Tấm và vua kẻ tám lạng người nửa cân, hai người suốt ngày cãi nhau chí chóe chẳng ai chịu nhường ai, nhà vua ra sức hành hạ tấm thân ngọc ngà của Tấm, nào là làm bia cho vua tập bắn, nào là làm bao cát cho vua tập đánh quyền...Tấm cũng chẳng vừa, Tấm bắt ruồi muỗi bỏ vào mồm vua lúc vua ngủ gật....Chính thế mà cả hai người rất tâm đầu ý hợp, nhà vua thật sự rất sung sướng khi đã tìm được một ý trung nhân theo mong muốn của mình.
Thấm thoát đã đến ngày dỗ bố, Tấm xin phép vua cho nàng trở về nhà. Vừa đến nơi, Tấm đã bị dì ghẻ bắt trèo cau hái quả. Nàng bực mình lắm. Dù gì thì cũng đường đường là chánh cung hoàng hậu, vậy mà phải trèo cây cau. Nhưng rồi nghĩ đến nghĩa vụ làm con, nàng làu bàu vài câu rồi nghe theo lời của mẹ ghẻ, trèo lên cây và ko quên cắp nách đôi giày đã đi vào lịch sử.
Lại nói về mẹ con Cám, khi thấy Tấm đã ở chót vót trên ngọn cây, cả hai liền cầm cưa máy đã chuẩn bị từ trước chạy ra mắm môi mắm lợi cưa gốc cây, vừa nhanh lại ko mất nhiều sức, chỉ 3 phút là cây đổ ụp suống ao khiến Tấm rơi xuống nước. Cho chắc ăn, mẹ con nhà Cám gí điện xuống ao cho Tấm chết hẳn. Báo hại mấy trai làng đang tắm cách đó ko xa cũng bị một phen điện giật. Thấy Tấm đã chết hẳn, Cám mới lấy quần áo của Tấm mặc vào người rồi đi thẳng vào cung.
Sau dó..........
Tấm chết đi hoá thành chim vàng anh. Nàng muốn bay vào cung lắm. Nàng muốn được nhìn thấy nhà vua hàng ngày. Nhưng nàng không dám. Không chỉ riêng nàng, tất cả loài chim trong vùng chỉ nghe đến tên nhà vua là đều bay mất dép. Chả là nhà vua đang tập bắn chim. Con vật xấu số nhất bị vua bắn chết mới chỉ cách đây mấy ngày bằng cả một băng AK. Nàng chỉ dám đến bên vua mỗi khi đêm về và hót cho vua nghe những điệu nhạc mà chính nàng cũng không thể hót lại được lần thứ hai. Thấy con chim lạ cứ quấn quít bên mình, một hôm vua hỏi: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào ống quần”. Nghe vậy, vàng anh bay vào ngay, và suýt chết ngạt trong đó...
Từ ngày có vàng anh, nhà vua quên cả Cám mỗi khi đêm về khiến Cám tức lắm. Nó bèn sai quân lính bắt chim, vặt sạch lông vứt ra vườn. Từ đám lông ấy mọc ra hai cây soan đào. Vua thấy đẹp, bỏ chơi chim chuyển sang chơi cây. Cám tức mình lại sai chặt sạch cây trong vườn và lấy gỗ đóng thành khung cửi. Niềm vui chẳng trọn vẹn. Hôm sau suýt nữa thì Cám bị truy tố vì tội lâm tặc.
Khung cửi hàng ngày phát ra tiếng kêu: “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt cho”. Điên tiết, Cám đốt thành tro và đem rải ra đường. Từ đám tro ấy lại mọc lên cây thị, và chỉ có duy nhất một quả...
Lại nói về nhà vua. Từ ngày Cám về cung, nhà vua cảm thấy có điều gì lạ lạ. Vua sinh buồn phiền, ngày ngày dạo chơi khắp nơi cho khuây khoả. Một hôm, khát nước, vua đi qua quán của bà già nọ. Vua kêu hai cốc trà đá. Bà cụ mời vua miếng trầu. Thấy miếng trầu ngon sao giống của hoàng hậu têm ngày trước, nhà vua mới gặng hỏi, đồng thời xin bà miếng nữa...
Thì ra một lần bà lão đi ngang qua cây thị, thấy có quả thị ngon, bà mới nói: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ăn chứ bà không ngửi”. Gọi mãi, gọi mãi mà thị không rơi, bà mới dùng dép ném. Thấy quả thị đẹp, bà lão mang về nhà để ngắm hàng ngày. Nhưng kỳ lạ làm sao, từ ngày có thị, mỗi lần bà lão đi ra khỏi nhà, khi quay về, nhà cửa lại gọn gàng sạch sẽ, cơm nước đầy đủ. Bà ngạc nhiên lắm. Bà kể cho mọi người nghe, và sau đó phải giấu biệt thị vì ai cũng muốn mượn. Rồi một ngày bà giả vờ đi ra khỏi nhà rồi sau đó quay lại, bà thấy trong quả thị có một người con gái nết na, xinh đẹp bước ra. Bà mừng lắm, chạy vội lại xé tan vỏ thị. Từ đó Tấm ở lại với bà lão.
Khi vua hỏi, bà mới gọi Tấm ra. Hai vợ chồng nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó vua đưa Tấm về cung lại làm hoàng hậu.
Gặp Tấm, thấy nàng xinh đẹp hơn xưa, Cám mới hỏi: “Chị Tấm ơi, chị làm thế nào mà đẹp thế?”. Tấm mới sai đào một cái hố sâu, bảo Cám đứng dưới để Tấm giội nước sôi xuống. Cám vui lắm. Vậy là nó lại sắp được đẹp như Tấm rồi. Cám cười rạng rỡ và không quên dặn Tấm phải đun nước thật sôi giội cho sướng...
Cám chết, Tấm băm vằm xác Cám làm nghìn mảnh, nấu mắm rồi sai quân lính đóng chum dán nhãn Phú Quốc đem biếu dì ghẻ. Dì ghẻ đang ăn k
hen ngon, bỗng có con quạ đến kêu rằng: “Ngon gì mà ngon, mẹ ăn thịt con có còn xin miếng”. Dì ghẻ giật mình, nhìn xuống đáy chum thấy đầu của Cám. Mụ kêu to ba tiếng rồi lăn đùng ra chết. Tấm cũng suýt bị truy tố vì tội giết người cũng may mắn là có ô dù to nâng đỡ nên mới thoát nạn... Từ đó Tấm suốt ngày ở trong cung chẳng dám đi đâu sợ dân chúng chửi bới chê cười bởi chí ít gì thì Tấm cũng là đương kim hoàng hậu mà.

Bốn bà vợ của nhà vua
Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua giàu có trị vì một vương quốc hùng mạnh. Ông có bốn bà vợ, bà nào cũng xinh đẹp. Nhà vua yêu người vợ thứ tư nhất và luôn chiều theo mọi sở thích của bà, bà không bao giờ bị từ chối. Kế đến là người vợ thứ ba, nhà vua lúc nào cũng sợ mất bà, đi đâu cũng luôn muốn đưa bà đi theo. Bà vợ thứ hai là chỗ dựa tinh thần của nhà vua, bà rất tử tế, dịu dàng và kiên nhẫn. Mỗi khi nhà vua gặp chuyện khó khăn, ông thường tâm sự với bà và thường nhận được những lời khuyên quý giá. Người vợ thứ nhất của vua là trung thành nhất, giúp vua trị vì và làm cho đất nước ngày càng giàu có nhưng nhà vua lại không dành nhiều tình cảm cho bà. Nhà vua luôn nghĩ rằng bà có thể tự chăm sóc lấy mình nên ít khi để ý đến bà. Không may một ngày nọ, vua lâm bệnh và biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông nghĩ : “ Ta có đến bốn người vợ, nhưng khi ra đi, e rằng lại hoàn toàn cô đơn !” Nghĩ vậy nhà vua cho gọi người vợ thứ tư đến bên cạnh và nói “ Ta yêu thương nàng nhất, luôn dành mọi thứ tốt đẹp cho nàng. Giờ đây ta sắp chết, nàng có theo ta để ta không cô đơn không?” Nhà vua nhận được câu trả lời “ Bệ hạ rất tốt với thiếp, nhưng yêu cầu đó quá khó, thiếp không thể làm được” Nhà vua lặng đi một lúc rồi cho gọi người vợ thứ ba, bà trả lời “ Không, thưa đức vua, cuộc sống còn đẹp lắm, sẽ có một vị vua khác đến để tiếp tục che chở và chiều chuộng thiếp”. Trái tim vị vua cảm thấy lạnh buốt vì buồn bã và thất vọng. Ngài lại gọi người vợ thứ hai “Ta luôn được nàng giúp đỡ và khuyên giải, nàng sẽ theo ta chứ ?”, nhà vua hỏi. “Lần này thiếp chẳng giúp được gì hơn, thưa đức vua” người vợ thứ hai đáp “ Nhưng thiếp hứa sẽ chăm sóc bệ hạ đến những giây cuối cùng, rồi sẽ đưa bệ hạ về nơi an nghỉ cuối cùng và sẽ luôn nhớ đến bệ hạ”. Nhà vua hoàn toàn tuyệt vọng, ngài không hề nhớ ra người vợ thứ nhất, cho đến khi ngài nghe thấy một giọng nói cất lên bên cạnh “ Thiếp sẽ theo ngài đến bất cứ nơi đâu ngài đi tới, dù đó là cõi chết”. Đó chính là người vợ thứ nhất của ông. Trông bà mệt mỏi và gầy yếu. Buồn bã và nuối tiếc vô hạn vì cách đối xử của mình, nhà vua thốt lên “Lẽ ra ta đã phải chăm sóc và yêu thương nàng nhiều hơn mới phải!”
* Nếu coi mỗi chúng ta cũng giống như nhà vua đó, thì bạn hãy để ý xem, ai cũng có 4 “vợ” đấy. Người vợ thứ tư của chúng ta là cơ thể. Hầu như ai cũng lo lắng, chăm sóc đến bản thân, đến cơ thể mình nhiều nhất, làm sao để trông thật đẹp đẽ. Nhưng khi chúng ta ra đi, cơ thể ấy cũng tan biến, không để lại gì trên đời. Người vợ thứ ba có tên” địa vị và của cải”- đây chính là những thứ dễ mất nhất, ngay cả khi chúng ta còn sống vì dù sao chúng cũng chỉ là vật chất. Khi chúng ta không còn, địa vị và của cải sẽ thuộc về người khác. Người vợ thứ hai chính là gia đình và bè bạn. Họ luôn quan tâm và giúp đỡ, luôn an ủi và khuyên giải, nhưng họ chỉ có thể chăm sóc ta đến những phút cuối và nhớ thương ta. Người vợ thứ nhất chính là tâm hồn. Không phải ai cũng nhớ đến nó khi sống trong một thế giới mọi người đều phải chạy đua với của cải và địa vị nhằm thoả mãn cái “tôi” của mình. Thế nhưng tâm hồn là thứ duy nhất luôn đi cùng với chúng ta tới bất cứ nơi nào ta đến và chính là thứ để mọi người nhớ mãi đến ta dù ta có ở nơi đâu

Câu trả lời êm ái
Đức vua An-bát rất thích thú thử trí thông minh của các cận thần bằng những câu đố kì quái. Một hôm, ông triệu tập triều thần lại và hỏi:
-Các ngươi nghĩ ta nên dùng hình phạt nào đối với kẻ kéo ria mép ta?
Một viên quan vội tâu:
-Hắn ta phải bị chặt đầu! Phạm thượng quá thể!
Kẻ khác tâu:
-Hắn ta nên bị đánh!
Một kẻ khác lại nêu ý kiến:
- Hắn ta phải bị treo cổ mới xứng đáng!
Vua quay sang Bi-ban_một đại thần thông thái và có óc hài hước:
- Nhà ngươi nghĩ thế nào, Bi-ban?
Bi-ban nghĩ một lúc rồi nói:
- Tâu bệ hạ, thần nghĩ hắn ta nên được thưởng kẹo.
-Gì? Nhà ngươi có bị điên không đấy? Ngươi có biết ngươi đang nói gì không hả?
- Muôn tâu, hạ thần không điên. Hạ thần biết hạ thần đang nói gì_Bi-ban nhã nhặn trả lời.
-Vậy tại sao nhà ngươi lại nói như vậy?_ Vua tức giận hỏi.
Bi-ban trả lời:
- Tâu bệ hạ, bởi vì kẻ duy nhất dám làm điều này chỉ có thể là cháu trai của người!
Rất hài lòng với câu trả lời, nhà vua liền tháo ngay chiếc nhẫn đang đeo thưởng cho Bi-ban

Trưởng làng và quan tỉnh
Ở tỉnh nọ có một cô gái vừa trạc tuổi thiếu nữ, cô rất xinh đẹp lại khôn ngoan lanh lợi nên rất nhiều chàng trai trồng cây si. Trong số đó có cả trưởng làng và quan tỉnh. Cả hai đều dày công thả bướm, ai cũng tưởng mình lọt vào mắt xanh của cô gái.
Thực ra thì cô chưa chút tơ vương'' cả hai đều có dịa vị trong xã hội, nhà ta từng đôi lần nhờ vả, thật khó mà ngang nhiên cự tuyệt''. Cô gái nghĩ bụng:
- Thật đáng ghét, bọn có chức có quyền, bọn chúng bám lấy ta như đỉa đeo. Phải tìm cách trị chúng một phen.
Một hôm, cô gái đang ngồi ở nhà thì trưởng làng bước vào. Sau khi dùng nước, trưởng làng tỉ tê đòi một buổi hẹn hò. Cô gái đáp ngay:
- Trưởng làng muốn gì? Tối nay có được không?
Trưởng làng nghe như mở cờ trong bụng:
- Ồ! Thế thì được lắm! Có chắc không?
- Chắc như đinh đóng cột, trưởng làng nhớ đến vào canh hai nhé!
Sau khi trưởng làng về, cô gái cũng sang nhà quan tỉnh hẹn quan tỉnh đến chơi vào canh hai.
Đêm đến, vừa đúng canh hai thì trưởng làng đến gọi cửa. Cô nàng mở cửa cho vào. Trưởng làng hỏi:
- Nhà có ai không?
- Không, cả nhà đều đi vắng.
Ông ta bắt đầu lả lơi dở trò. Nhưng giữa lúc ông sắp lên giường thì bỗng có tiếng gọi cửa. Như nước đổ vào mặt, ông ta run lập cập. Cô nàng giả bộ ngạc nhiên:
- Tiếng ai như tiếng quan tỉnh, chẳng biết có chuyện gì mà lại đến đây?
Nghe nói thế, trưởng làng cuống quít, làm sao bây giờ?
Trưởng làng đừng lo, hãy trốn tạm vào trong góc này!
Rồi cô ra mở cửa đón quan tỉnh vào. Sau khi mời dùng trà xong cô nàng hỏi:
- Thiếp có chút việc muốn hỏi quan.
- Việc gì nàng cứ nói!
- Bẩm quan, như trưởng làng ban đêm đi chơi gái thì nên xử tội gì?
Quan cười đáp:
- Bắt được đánh mười roi, rồi xử giống như với dân vậy!
Quan vừa nói xong thì trưởng làng lồm cồm bò ra, vừa lạy vừa nói:
- Bẩm quan lớn, xin ngài hãy tha tội cho kẻ hạ thần này, hạ thần biết tội chết.
Quan trố mắt ngạc nhiên hỏi:
- Sao ngươi lại ở đây?
Ông ta chỉ biết cúi đầu xấu hổ. Và cô nàng đã phân trần cho quan nghe.
Cả hai biết mình mắc lỡm đành lủi thủi đi về. Từ đó không hai người không ai giám quấy rầy cô gái đó nữa


Những câu chuyện về chúa Giê-su
Đây là câu chuyện về những việc kỳ diệu Chúa Giê-su đã làm và những lời dạy dỗ tuyệt vời của Ngài cho dân chúng.
Chúa Giê-su sống tại một miền đất ngày nay là xứ Ít-ra-ên. Hầu hết cư dân tại đây là người Do Thái.
Có một thành phố rất lớn gọi là thành Giê-ru-sa-lem. Trong đó có một đền thờ nơi người Do Thái đến để thờ phượng Thiên Chúa.
Những câu chuyện này được trích từ trong Kinh Thánh. Hãy đọc kỹ từng câu chuyện rồi mới đọc sang câu chuyện khác. Các bạn hãy theo dõi những mẫu chuyện về Chúa Giê-su trong các tập tiếp theo...
1. Con chiên lạc mất
Một ngày kia, Chúa Giê-su kể cho họ ẩn dụ này :"Có ai trong các ngươi có một trăm con chiên, nếu mất một con, mà không để chín mươi chín con kia nơi đồng hoang để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất chăng?
Khi đã tìm được thì vui mừng vác nó lên vai. Và lúc về đến nhà, người ấy gọi các bằng hữu mà nói : Hãy chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên bị mất."
Cũng vậy, ta bảo các ngươi, thiên đàng sẽ vui mừng về một tội nhân ăn năn hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải ăn năn.
2. Chúa Giê-su chúc phước cho trẻ em
Khi ấy người ta đem các con trẻ đến, để Ngài đặt tay và cầu nguyện, nhưng các môn đồ quở trách họ.
Đức Chúa Giê-su phán : “Hãy để các con trẻ đến với Ta, đừng ngăn cản chúng, vì vương quốc thiên đàng thuộc về những người giống như các con trẻ ấy.” Ngài đặt tay lên các cháu, rồi rời khỏi nơi đó.
3. Phụ nữ nghèo dâng hiến
Đức Chúa Giê-su ngồi đối diện với thùng lạc hiến, và quan sát dân chúng khi họ bỏ tiền vào thùng. Nhiều người giàu bỏ vào rất nhiều tiền. Cũng có một bà góa nghèo đến và bỏ vào thùng hai đồng tiền nhỏ, trị giá một phần tư xu. Ngài gọi các môn đồ đến và bảo : “Thật, ta bảo các con, bà góa nghèo này đã bỏ tiền vào thùng lạc hiến nhiều hơn tất cả những người khác. Vì những người khác lấy tiền dư bạc thừa mà dâng, còn bà góa nầy, rất nghèo túng nhưng đã dâng hết những gì mình có, là tất cả những gì để nuôi sống mình.”
4. Chúa Giê-xu chữa lành mười người phung
Khi vào một làng kia, có mười người phung đến đón Ngài. Họ đứng đằng xa và kêu lớn : “ Lạy Giê-xu, lạy thầy, xin thương xót chúng con!” Khi thấy họ, Ngài phán : “ Hãy trình diện với các thầy tế lễ.” Khi họ đang đi thì phung được sạch. Có một người trong họ thấy mình đã được chữa lành liền trở lại, lớn tiếng tôn vinh Đức Chúa Trời, và đến phủ phục dưới chân Đức Chúa Giê-xu mà tạ ơn Ngài. Người đó là người Sa-ma-ri.
Đức Chúa Giê-xu phán : “Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chẳng ai trở lại tôn vinh Đức Chúa Trời ngọai trừ người ngọai quốc nầy sao?” Rồi Ngài phán với anh ấy : “ Hãy đứng dậy và đi, Đức tin con đã chữa lành con!”
5. Hai người xây nhà
“ Vậy, ai nghe lời Ta và làm theo, thì giống như một người khôn ngoan, xây nhà mình trên vầng đá. Dù có mưa tuôn xuống, lũ lụt tràn đến, gió xô mạnh, nhà ấy vẫn đứng vững, vì đã được xây trên vầng đá.
Còn ai nghe lời Ta, nhưng không làm theo, thì giống như người dại dột, xây nhà trên cát. Khi mưa tuôn xuống, lũ lụt tràn đến, gió xô mạnh thì nhà ấy sẽ sập, thiệt hại nặng nề”

Lão ngày dài
Tại một vùng quê nọ, có một lão địa chủ cực kỳ gian tham. Của cải của hắn nhiều như nước, nhưng lòng tham vô đáy luôn luôn xui khiến hắn tìm mọi cách làm giàu thật ráo riết.
Một bữa kia, hắn nằm mơ thấy mình tìm được cách kéo ngày dài thêm sáu tiếng. Từ đó những người thợ cày mỗi ngày sẽ phải làm thêm cho lão sáu tiếng nữa. Nhưng lúc tỉnh dậy thấy đó chỉ là giấc mơ thì hắn cầu trời khấn phật giúp hắn. Thấy thế, những người thợ cày vừa sợ hãi vừa ngán ngẩm. Họ đã phải làm cho lão mười hai tiếng một ngày, bây giờ lại thêm sáu tiếng nữa thì chết mật. Mỗi khi làm lụng quá mệt, họ muốn được nghỉ ngơi, nhưng vừa mới vươn vai, đã nghe tiếng quát của hắn:
- Làm đi! Đồ lười! Chưa đến giờ nghỉ!
Bởi thế một hôm bỗng nghe tin có thầy tu đến nhà lão địa chủ giúp lão kéo dài ngày thêm sáu tiếng, mọi người lo lắng lắm, còn với lão địa chủ thì lại hết sức mừng rỡ, lão chạy ra đón thầy tu vào nhà, mời ăn những món cao lương mỹ vị. Sau khi cơm rượu no say, lão tự mình dọn giường nệm cho thầy tu nằm nghỉ.
Sáng hôm sau, thầy tu tỉnh dậy, lão đã lập cập nói:
- Bạch thầy, lâu nay con ngày đêm cầu trời khấn phật, nhưng hôm nay xin thầy giúp con một việc.
Rồi lão giãi bày ý muốn của lão. Nghe xong thầy tu đáp:
- Thượng đế đã thấu nỗi lòng con. Giờ đây, mọi việc phụ thuộc vào con. Tự con phải làm trước tất cả mọi người, tất cả số giờ con muốn, mà phải làm liên tục, làm xong mới được nghĩ. Tới khi đó ước muốn của con sẽ thành sự thật.
Lão địa chủ nghĩ bụng: “Bọn thợ cày đói khát ngày nào cũng phải làm hai mươi tiếng, còn ta chỉ phải làm một lần hai mươi sáu tiếng thì có sao. Sau đó, ta sẽ bắt bọn chúng phải làm hai mươi sáu tiếng một ngày. Rồi ta sẽ trở nên giàu nhất thiên hạ”
Không chậm trễ, lão địa chủ tham lam đi ra cánh đồng. Thầy tu hộ tống lão. Tên nhà giàu đến chỗ ruộng lạc và cuốc. Giờ đầu, lão làm việc vui vẻ sảng khoái. Giờ thứ hai lão bắt đầu thấy mệt, định nghỉ tay. Nhưng thầy tu khẽ quát:
- Làm đi! Đồ lười! Chưa đến giờ nghỉ!
Lão nhà giàu thở hổn hển tiếp tục công việc. Mặt trời lên tới ngọn tre, lão địa chủ đã đầm đìa mồ hôi. Lão không còn trông thấy cánh thợ cày đã ngừng tay xem lão cuốc. Đã mấy ai trong đời thấy lão làm việc ! Lão địa chủ lấy ống tay áo lau mồ hôi, muốn hỏi thầy tu xem đã làm được bao lâu, nhưng không đủ sức.
Thầy tu lại quát:
- Làm đi! Đồ lười! Nhìn bóng nắng xem, mi mới làm chưa được ba tiếng đồng hồ.
Một đôi lần lão địa chủ vung cuốc lên, người lảo đảo. Lão mệt quá, ngã gục xuống ruộng. Lão vẫn muốn vớ lấy chiếc cuốc nhưng không nâng nổi lên nữa. Lão dừng tay cố bới đất. Tay lão rớm máu, lão hỏi thầy tu:
- Bạch thầy, con đã làm được mấy giờ?
Thầy tu đáp:
- Bốn tiếng nữa mới tới trưa.
Nghe nói vậy, lão ngất lịm.
Mọi người đặt lão lên cáng, đưa về nhà. Ngày hôm ấy không ai làm việc trên cánh đồng của lão. Còn thầy tu cũng biến mất.
Nghe nói ông thầy tu không phải là ai xa lạ, mà là một bác nông dân đóng giả. Từ đó mọi người chế nhạo gọi lão địa chủ là “lão ngày dài”. Mỗi lần trông thấy lão đi trên đường, người ta lại chỉ trỏ bảo nhau:
- Nhìn kìa, Lão ngày dài đang đi đấy!

Hoa phụng tiên
Niềm vui duy nhất trong đời của bà thợ cày Mađara là cô con gái Rôta. Rôta quả là một cô gái hiếm thấy - nước da rám nắng, hay lam hay làm, tính tình xởi lởi. Mới sáng ra nàng đã gặt được gần nửa cánh đồng lúa, chiều đến, trên đường trở về, nàng luôn miệng ca hát.
Việc luôn chân luôn tay, vậy mà cô gái cứ như bông hoa bừng nở, có dễ kiếm khắp làng cũng không có bông hoa nào sánh được với nàng. Chính người làm vườn của trang trại cũng rất thích được ngắm nghía rừng hoa của Rôta đang độ khoe sắc. Mặc dù tên điền chủ đã mang về nhà đủ loại hạt giống và cây non, nhưng loại hoa như của Rôta thì y lại không có. Vậy nàng đã kiếm đâu ra? Rôta vừa mỉm cười vừa đáp:
- Bầy chim non đã mang hạt giống từ miền xa lạ về cho tôi đấy. Tôi không nói dối ngài đâu.
Về mùa Xuân, khi đàn chim én bay đến sớm, hy vọng tìm nơi ấm áp trú ngụ, Rôta thường bắt chúng nhốt vào lồng, đưa vào trong nhà nuôi dưỡng, chăm bẵm và khi mùa lạnh qua đi, nàng lại thả chúng về trời. Bầy chim thơ dại muốn đền đáp ơn huệ của nàng Rôta tốt bụng, song nàng chỉ mỉm cười, nói:
- Ta cần thật nhiều loại giống hoa của các miền xa lạ. Chim hãy mang về cho ta!
Bầy chim đã giữ lời hứa. Rôta lấy làm sung sướng được chia sẻ với chị em vì sự phong lưu của mình. Người thì nàng cung cấp hạt giống, kẻ thì nàng cho cây non. Nàng càng tỏ ra hào hiệp với mọi người bao nhiêu, hoa trong vườn nhà nàng càng đơm hương, khoe sắc rực rỡ bấy nhiêu. Duy chỉ có Kexta, người đàn bà ở bên cạnh là nàng không bao giờ cho một hạt giống nào, mặc dù bà ta có hỏi xin.
- Con ngặt nghèo với láng giềng gần như thế để làm gì? - Mẹ phàn nàn với Rôta, nhưng nàng lại đáp, giọng dứt khoát:
- Con sẽ không cho mụ rắn độc này dù chỉ là một bông hoa nhỏ.
Kexta không phải là rắn độc mà là chủ nuôi rắn. Ai cũng biết mụ ta thường nuôi đến bảy con rắn độc trong nhà và lần lượt cho chúng bú sữa của mình.
Một hôm, sau khi đã bú no, con rắn đầu tiên nói nhỏ vào tai mụ :
- Vì sao hoa của nhà Rôta lúc nào cũng bừng nở, còn hoa nhà bà thì không?
Kexta nổi cơn tam bành, dẫm nát hết vườn hoa của Rôta, thậm chí cả hàng rào cao bao quanh khu vườn mụ cũng phá đi.
Con rắn thứ hai ỉ eo :
- Nếu bà có nhiều hoa đẹp, bà có thể đem ra chợ bán, bà sẽ thu được cơ man nào là tiền!
"Ôi, tiền! Tiền! Ta sẽ tích góp được nhiều tiền!" Kexta như một kẻ điên khùng. Lúc ấy có một người lạ mặt đói rách ghé vào sân nhà mụ xin ăn, con rắn thứ ba xúi:
- Chớ có phung phí tiền của nhà mình, dù cho hắn chết ngay tại đây!
Người lạ mặt liền bỏ sang nhà khác xin ăn. Thế rồi con rắn thứ năm lại phun phì phì vào tai mụ những lời đường mật:
- Mẹ bà đã còng lưng vì bà rồi, vậy bà làm việc để làm gì? Tốt nhất là bà nên nằm khệnh với chiếc chăn bông, gối nhung kia mà nghỉ cho khoẻ.
Kexta nằm ườn ra giường. Con rắn thứ sáu lại khích bác bà:
- Láng giềng ở đây rất tốt bụng với nhau. Bà thử xúi họ cãi nhau xem sao.
Thế là Kexta vùng dậy, chạy ngay sang nhà ở Babenca vốn nhẹ dạ và hay ba toác, ruột để ngoài da.
- Này, Babenca, ta đã bắt quả tang chồng mi hay trèo qua cửa sổ sang nhà con Rôta đó.
Mới nghe nói thế, cái lưỡi của Babenca đã liến láu tứ bên. Ả xộc ngay sang nhà kẻ tình địch. Nhưng con rắn thứ bảy mới là đáng gờm nhất. Nó luôn luôn rủ rỉ bên tai Kexta:
- Phải bằng mọi cách quấy rối cuộc sống của con người. Làm sao cho cả ngày lẫn đêm họ không thể sống yên.
Và mụ Kexta đã nghĩ ra một quỷ kế. Mụ buộc con chó vào đầu một sợi dây ngắn và đặt cách con vật không xa lắm một đĩa thức ăn thơm phức. Con chó ban ngày thì sủa ông ổng, tối đến cứ rống lên thảm thiết khiến láng giềng không sao chịu nổi.
Bà chủ rắn là một con người như thế, Rôta không thể đem hoa cho mụ ta được. Còn Rôta, lẽ ra nàng đã lấy chồng, đã sinh con, đẻ cái và được hưởng một cuộc đời hạnh phúc, nếu không có đợt săn lùng phù thuỷ do đám chức sắc trong vùng dấy lên. Sự cố này như một làn sóng rất xa, bắt đầu từ xứ sở mặt trời lặn và kết thúc ở nơi mặt trời mọc. Lũ sai nha trong làng Rôta đem chiếu chỉ của quan trên về lập danh sách những người bị coi là phù thủy. Nhưng phù thủy ở đâu? Đó là câu hỏi làm lũ sai nha phải đau đầu. Chúng bèn treo giải thưởng lớn cho người nào có công phát giác phù thủy.
Lập tức, bảy con rắn độc đồng thanh mách Kexta:
- Thế là bà có dịp trả thù con Rôta nanh nọc rồi đó. Bà hãy đến gặp các quan và tâu rằng chính nó là phù thủy. Bà còn được thưởng tiền nữa đấy.
Bà chủ rắn chỉ chờ có thế. Mụ te tái chạy đến gặp các vị chức sắc và không ngớt lời vu cáo Rôta:
- Cớ sao hoa vườn nhà nó lại nở nhiều và tươi tốt như vậy? Nhờ phép tà đấy! Vì sao lũ chim lại giúp nó? Có phép tà đấy! Vì sao lúc nào nó cũng hát với hỏng?
Các vị chức sắc cả mừng vì đã tìm được phù thủy, chúng bất chấp cả lệ làng, chẳng tin bất kỳ một lời nói trung thực nào, chỉ tin lời mụ chủ rắn. Rôta bị chúng đem thiêu đốt trên giàn lửa. Sau đó chúng tâu lên triều đình rằng an ninh ở làng quê đã trở lại bình thường.
Mùa xuân tới, bầy chim từ khắp các miền xa xôi bay tới đậu trên cửa sổ nhà Rôta cùng với rất nhiều loại giống hoa. Bầy chim rất đỗi kinh ngạc khi thấy một bà lão lưng còng ra mở cửa sổ chứ không phải là Rôta.
Mađara, mẹ của Rôta, đã đem những hạt giống trồng vào một chậu hoa. Chẳng bao lâu người ta thấy có những bông hoa đỏ như lửa mọc lên.
- Những bông hoa đáng yêu của ta! Các người khác nào cặp má hồng hào của Rôta! Các ngươi sẽ là phương thuốc thần hiệu giúp ta trị vết thương nơi trái tim.
Từ đó, hễ có người nào bị nỗi cay đắng dày vò, bà mẹ Rôta lại đem giống dầu thơm đó phân phát cho họ. Chẳng bao lâu trên khắp các cửa sổ các gia đình nghèo đều nở óng ánh những bông hoa đỏ tươi - đấy chính là Hoa Phụng Tiên.

Hồn Đá Trong Mưa
Mưa vẫn rơi, ngày càng nặng hạt; con đường về thì còn hun hút xa xăm. Phố vắng lạnh lùng ghê, vài khách bộ hành tất ta tẩt tưởi. Những cành cây oằn mình trong gió, gió quất mưa găm trên da thịt như lưỡi dao. Xe chạy tấp qua, vấy bùn văng lên áo trắng lưa thưa. Ngọn đèn đường trên cao trông nhập nhòe đẫm nước, lúc vàng lúc đỏ.
“Mưa vẫn mưa bay cho đời biển động. Làm sao em biết bia đá không đau”. Người nhạc sỹ họ Trịnh đã dùng hồn của mình mà viết nên 2 câu hát ấy. Phải mà, chuyện thế nhân thì đầy dẫy những bể dâu, với dòng thời gian tàn nhẫn trôi đi thì nỗi buồn nào cũng đều hóa đá: Những tảng đá xù xì và thô nhám, cứng rắn và lạnh tanh; nhưng ai có biết đâu rằng trong đá vẫn có hồn. Đá có còn biết đau, biết hận hay không, điều đó chỉ bản thân đá biết.
Trời sinh con gái nhu mì quá
Đồng tiền trên má lúm làm chi
Sài Gòn mình hôm nay trời đẹp không em? Có nắng vàng không hay cũng mưa giông như ở nơi này? Những buổi trời mưa có còn tên điên nào chở em chạy lăng quăng trên phố? Chắc là không đâu nhỉ, bởi nếu người yêu em biết anh ấy sẽ không được hài lòng, và vì sức khỏe em không tốt nên tốt nhất là không nên như thế. À, mà những ngày ấy chắc chẳng còn đọng lại gì nhiều trong ký ức, phải không? Mưa thì nước nhòa ướt mặt, rét thấu cắt da, chứ có gì vui đâu để nhớ. Chỉ mong mười năm sau gặp mặt còn nhận ra và lên tiếng chào nhau, vậy đã là quý hóa lắm rồi.
Em biết không, mưa ở nơi đây khác với chỗ mình. Dù cho cơn mưa có to đến mấy thì cũng ít khi nghe sấm sét. Ông trời ở đây hiền lắm, có buồn thì khóc chứ chẳng nổi điên mà thét rống gầm vang. Như vậy cũng thật là hay, em nhỉ, vì nỗi lòng mình thì chỉ nên dành cho riêng mình gánh, có lý nào lại bắt lụy cả người ta.
Trời sinh con gái nhu mì quá
Đồng tiền trên má lúm làm chi
Mưa đến bao giờ mới ngưng đây? Những chiếc lá úa xoáy theo con nước rồi sẽ trôi đi đâu? Chiếc lá có định mệnh không? Con người có định mệnh không? Ngày xưa em có nói về số phận, rằng những gì được tiền định là của ta thì rồi sẽ phải thuộc về ta. Nhưng những gì trời đã định không phải của ta thì sẽ như thế nào? Chẳng lẽ không có lấy 1 chút hy vọng nhỏ nhoi nào hay sao? Chẳng lẽ là như thế bất chấp cả 1 đời gắng sức? Mà thôi, lũ phàm phu như chúng mình thì đâu biết được lẽ huyền vi, đành chỉ cố công rồi tới đâu hay tới đó. Lá chỉ biết sống đời của lá, còn nổi trôi phiêu bạt ra sao đành phó mặc gió ngàn.
Những giọt mưa kia rơi xuống tạo nên sông, nước sông bốc hơi lên tạo thành mây trôi lờ lững, để rồi mây lại tan mà hóa ra mưa. Đời người chắc cũng thế, em ơi: Tử rồi sinh, sinh rồi lại tử, muôn ngàn triệu kiếp mà mỗi kiếp chỉ như 1 giấc phù du. Ngay cả 1 tình yêu mãnh liệt tưởng sống muôn đời thì cũng sẽ tan thôi khi thân xác đã theo về cát bụi. Mỗi khi em bước qua 1 nấm mồ lạnh lẽo, sao em biết đó không phải là mình trong 1 kiếp xa xưa?
Trời sinh con gái nhu mì quá
Đồng tiền trên má lúm làm chi
Mưa vẫn nặng hạt và gió vẫn rít gào, nhưng đường về đã thu ngắn lại. Thi nhân vẫn hay bảo mưa buồn, mà những cơn mưa tầm tã như thế này thì lại càng buồn lắm. Thật ra, họ đều sai cả, vì thực sự mưa có buồn hay không là tùy thuộc vào…em. Nếu có em thì mưa buồn cũng hóa ra vui, mà vắng em thì tim mưa bỗng nhiên tê dại. Sở dĩ như vậy bởi do em là niềm vui và niềm hạnh phúc, em có biết không? Ấy thế mà niềm vui kia nhiều khi lại ủ ê rầu rĩ.
Em bây giờ có còn buồn như xưa không? Có còn trách số phận không cho em may mắn? Nếu còn thì em hãy nghĩ thoáng ra 1 chút đi. Chẳng phải như 1 triết gia đã nói đó sao, em sinh ra được làm người chứ không phải muông thú cỏ cây, em sinh ra thân thể vẹn toàn không mang khiếm khuyết, lại có 1 gia đình hạnh phúc, 1 mái ấm tuy không nhung lụa nhưng cũng nệm ấm chăn êm, đòi hỏi nhiều thêm nữa e rằng quá đáng chăng? Hơn thế nữa, em lại còn có diễm phúc được sánh đôi với người em yêu! Chẳng phải ông trời đã quá ưu đãi em ư, nếu em vẫn trách thì thật là bất công cho ông ấy quá.
Trời sinh con gái nhu mì quá
Đồng tiền trên má lúm làm chi
Cuối cùng thì cũng về được tới nhà, mưa ngoài kia giờ dù to đến mây cũng thây kệ. Có điều là mưa trời thì trú dễ, chứ mưa trong lòng thì biết lấy chi che cho khỏi buốt giá đây? Trốn người ta thì trăm cách sẵn sàng, nhưng trốn chính mình thì đi đâu cho thoát? 1 khi nào tảng đá chưa chuyển kiếp, thì khi ấy hồn đá còn mang vấn vương.

Cái đinh
Một người lái buôn vớ được nhiều món bở ở phiên chợ.Bác ta bán hết sạch hàng,nhét vàng đầy bị.Bác định lên đường về nhà trươc khi trời tối.Bác liền bỏ tiền vào bị đem buộc vào yên ngựa rồi lên ngưa đi.Giũa trưa ,bac nghỉ lại một tỉnh.Lúc bác sắp sủa ra đi thì người coi ngựa dẫn ngựa lại bảo:
_Thưa ông,ngựa của ông thiếu một cái đinh ở móng chân trái đằng sau.
Người lái buôn đáp:
_Thiếu cũng không hề gì!Tôi chỉ đi có 6 tiếng nữa ,móng còn chắc chán.Tôi vội lắm.
Buổi chiều bác lại nghỉ cho ngựa ăn cỏ.Người coi ngựa vao buồng nói:
_Thưa ông, ngựa của ông thiếu một cái đinh ở móng chân trái đằng sau.Ông để tôi đưa ngựa đến thợ đóng móng.
Bác lại đáp :
_Thôi thiếu cũng được!Còn chạy có vài giò nữa thôi mà,ngựa là gì mà chẳng chịu được.Tôi vội lấm.
Bác lại lên ngựa đi.Nhưng đi chưa được bao lâu thì ngựa khập khiễng.Khập khiễng không mấy chốc thì vấp.Vấp không mấy chốc thì ngã khụy xuống gẫy mất một chân.
Bác lái đành bỏ ngựa lại,tháo bị lên vai,đi bộ về nhà,mãi đến khuya mới tới
Bác nghĩ bụng :''Chinh cái đinh thổ tả ấy gây cho mình bao nhieu la tai hại''.
Nhanh nhưng đừng có vội.

Nguồn gốc sinh tử
Bóng hồng vừa gác núi. Chim chóc từng đàn lũ lượt bay về tổ, kêu la rộn rịp. Trên con đường mòn khúc khuỷu, các bác tiều vội vã cất gánh củi lên vai trở về làng mạc. Tiếng náo động vắng dần. Quang cảnh rừng rú mỗi lúc càng tĩnh mịch.
Thỉnh thoảng một vài tiếng chuông chùa ngân nga từ xa vọng lại, dường như để thúc hối những người còn chậm bước chưa ra khỏi cảnh hoang liêu ghê rợn của núi rừng. Một vài tiếng hú kêu vang và sâu tậ trong hốc núi càng làm cho những kẻ lạc loài khiếp đảm. Các loài thú dữ đã bắt đầu cuộc săn mồi thường bữa, chốc chốc điểm lên những tiếng rống ghê người của chúa tể sơn lâm.
Từ trong thảo am bê mé núi, một vị Thiền sư lưng mang dây bố, tay chống gậy tre, lần bước trên con đường mòn, tiến dần về phía xóm nhà cạnh mé rừng. Trời vừa sắp tối, vị Thiền sư đến nơi và đi ngay vào cổng, tìm lại nhà hai vợ chồng vị cư sĩ đã thọ giáo với ngàị Sau những lời chào hỏi, hai vợ chồng vị cư sĩ trải chiếu hoa mời ngài an tọạ Trà nước xong, Thiền sư liền bảo:
- Từ ngày hai ông bà đã thọ giáo theo Phật đến giờ, tôi thường tới lui để thúc nhắc. Độ này việc tu niệm của ông bà được khá lắm, thật tôi rất lấy làm vui mừng. Song sự đời có hiệp phải có tan, hôm nay tôi đến đây để thăm và cũng để tỏ lòng từ giã hai ông bà. Ngày mai này tôi sẽ lên đường đặng đi giáo hóa một nơi khác. Có lẽ cách nhau lâu, vì vậy tôi không dám hẹn ngày tái ngộ. Trước khi lên đường, tôi xin dặn lại ít lời rất thiết, có thể là châm ngôn tu tập hằng ngàỵ Hai ông bà phải cố gắng niệm Phật đừng để lãng quên, nếu chẳng may có gặp việc gì xảy ra chênh mếch trong gia đình, ngoài xã hội, nên kiên nhẫn bỏ qua, tự an ủi lấy lòng. Giả như một trong hai người lâm bịnh nặng sắp đến giờ hấp hối, người mạnh cần nhất phải cho tĩnh tâm, sửa sang Phật tượng, hộ niệm cho nhau đến phút cuối cùng; đừng nên than khóc, van kêu, làm cho người chết phải bối rối, loạn niệm, khó được vãng sanh. Đây là một rối, loạn niệm, khó được vãng sanh. Đây là một việc khó, mà nhiều người tu hành đã vấp phải.
Nên tôi xin căn dặn hai ông bà hãy ghi nhớ. Được vậy, dù tôi ở cách xa, vẫn yên hóa đạo.
Dặn dò, chỉ bảo đâu đó xong xuôi, rạng ngày vị Thiền Sư lên đường...
Ngày tháng qua mau, phút chốc đã được hai thu, nhờ y theo lời dạy của vị Thiền Sư mà thời gian qua, hai vợ chồng vị cư sĩ ăn ở với nhau rất thuận hòa, hằng ngày làm phước, bố-thí tụng kinh, niệm Phật chuyên cần, lối xóm nhiều người cảm mến.
Một hôm người chồng bị chứng thương hàn đau nặng. Người vợ chạy thuốc tìm thầy đã hết hơi mà bịnh đâu vẫn còn nguyên đấỵ Cuối cùng, có một vị danh y đại tài đã được mời đến do công lao của người anh họ chẳng nại xa xôi rước về. Sau khi bắt mạch xong, vị danh y bảo:
- Bệnh này không qua khỏi ngày nay, vì mạch đã hết. Vậy bà đừng nên chạy chữa làm gì nữa cho tốn công hao của, hãy lo liệu những vật dưỡng già mà thôi.
Người vợ lúc bấy giờ đã tuyệt vọng, tâm thần bà rối loạn, quên hẳn lời dặn bảo của vị Thiền Sư; người chồng cứ nằm mê man mãi. Trong tình cảnh này, vì thương chồng, vì tủi phận, người vợ chỉ có nước gục mặt bên chồng khóc kể liên miên. Mãi đến khi người chồng mở đôi mắt thất thần nhìn vợ lần cuối cùng, mà người vợ còn ghé mặt sát mặt chồng nức nở van kêu:
- Mình ơi! Mình nỡ nào chết đi để một mình tôi ở lại sống cô độc lẻ loi; hồi nào khổ sở có nhau, vui buồn cùng chịu, ngày nay mình bỏ tôi mình đi một mình! Mình ơi!.
Tội nghiệp người chồng vì nghe lời lẽ quá bi ai của vợ, cảm tình ân ái bất giác nổi lên, nhìn vợ mà hai hàng lệ thắm tuôn ra, nghẹn thở... rồi trút linh hồn.
Thần thức ông xuất ra nơi mắt. Người vợ vì gục mặt vào mặt chồng mà khóc, nên thần thức chui ngay vào lỗ mũi vợ, hóa thành một con sâu.
Chồng mất rồi, vợ lo tròn bổn phận, chôn cất xong xuôi, đám ma cũng khá lớn, những ơn nghĩa lối xóm cũng lo tròn.
Đến khi bà con ai về nhà nấy, bấy giờ bốn bề lặng ngắt, người vợ vì thương chồng bạc phận, xét nỗi cô đơn hiu quạnh, lại thêm lỗ mũi mỗi ngày một lớn và đau nhức vô cùng. Nàng cứ ngày đêm kêu gào than khóc, làm cho những kẻ ở gần, ai cũng phải động lòng thương xót kẻ xấu duyên, bạc phận.
Một hôm, vị Thiền Sư trở lại và ghé thăm. Nàng vừa thấy Ngài đã hối hả chạy ra khóc than, kể lể...
Vị Thiền Sư ôn tồn bảo:
- Bà hãy nín, sống chết là lẽ thường, hễ có sanh là có tử. Người tu hành khi bỏ được thân khổ này như quẳng được cái gánh nặng, bà nên mừng giùm chớ sao lại khóc? Bà còn than khóc thế là bà chưa hiểu đạọ Xinh khuyên bà hãy nghe tôi, có thương nhớ nên để lòng, lo tu hành cho khuây lãng, nếu còn nặng lòng ái ân thì khiếp sau lại gặp nhau nữa, vay trả, trả vay thành một chuỗi oan gia vô cùng tận.
Sau khi nghe vị Thiền sư khuyên bảo, như giải được sự đau buồn, nàng liền sửa lại mái tóc, rồi tình cờ khịt mũi mạnh văng ra một con sâu khá lớn.
Thiền sư cả cười bảo:
- Ở đời ít ai có nghĩa hơn bà, ai đời thương chồng mà khóc đến có sâu trong lỗ mũi.
Nàng thẹn quá, toan lấy chân dậm chết con sâu. Vị Thiền Sư vội vàng khoát tay bảo:
- Đừng, bà đừng nên làm thế, vì con sâu ấy là chồng bà vậy
Nàng lạ lùng hỏi:
- Bạch thầy, chồng tôi suốt đời niệm Phật làm phước, tại sao chết lại sanh vào loài sâu bọ như thế?
Thiền Sư bảo:
- Bà đã quên lời tôi dặn, khi chồng bà chết bà không lo tụng kinh niệm Phật và khuyên bảo chồng bà khởi chánh niệm, bà lại còn đem tình ân ái kể khóc than, nên chồng bà khi sắp mất, bị lòng thương vợ, nặng tình ân ái mà lãng quên chánh niệm. Vì vậy nên thần thức luyến ái không thể vượt lên cao, mà phải chui vào mũi bà thành sâu thành bọ. Than ôi! Uổng một kẻ tu hành, đã mong thoát kiếp luân hồi lại còn bị ái ân cột chặt. Thật có khác nào con cò muốn cất cánh bay cao để thoát ngoài dò, bẫy; nhưng khốn nỗi nó còn bị sợi dây vô tình cột chặt vào chân. Thế có tội nghiệp không?
Thiền Sư lại đến gần con sâu khẽ bảo:
- Người trước cũng nghe lời ta chăm chỉ tu hành lẽ ra thời đã được công đức lành mà sanh thiên hay vãng sanh Cực-lạc, song vì tình ân ái của vộ chồng người có còn sâu thẳm ngàn trùng, thành ra khi trút hơi cuối cùng mà còng gây nghiệp chướng nặng nề phải thành loài sâu bọ, thật đáng thương thay!
Con sâu năm im từ nãy giờ, dường như nó cũng tự biết hổ thẹn ăn năn. Thiền Sư chú nguyện cho và nhớ công đức lành đã tạo từ trước, nên con sâu quằn quại một lúc rồi chết, thần thức lại sanh vào cõi người. Người vợ đã tự hối và phát nguyện tu hành, niệm Phật, trì chí không thối lui, kết quả bà được vãn sanh.
Người ta cũng không phải chỉ có một đời sống ngắn ngủi mở đầu trên cái nôi và chấm hết trên cái mồ. Lọt lòng và nhắm mắt chỉ là bình minh và đêm tối của một thời gian lặng lẽ trôi, không bao giờ tạm ngừng, không có đầu, không có đuôi.

Con quỷ nhốt trong lọ
Ngày xưa có một bác tiều phu nghèo khổ. Bác luôn luôn phải làm việc từ sáng sớm đến tối mịt. Mãi rồi bác cũng dành dụm được ít tiền. Bác bảo con trai: "Con ơi, con là con một, bố muốn dành tiền này để con học hành, bố đã kiếm số tiền này bằng mồ hôi nước mắt. Con hãy học lấy một nghề lương thiện để sau này nuôi dưỡng bố khi bố già yếu, chân tay cứng đờ, không làm ăn gì được nữa, phải ngồi ở xó nhà".
Chàng thanh niên bèn xin vào một trường cấp cao và học hành rất siêng năng. Các thầy dạy khen ngợi hết lời, và anh ta học ở đó một thời gian dài. Sau đó, anh ta đã học qua nhiều trường khác. Nhưng chưa học được hết thì số tiền ít ỏi mà bố dành dụm được đã tiêu tán hết. Anh ta phải trở về nhà.
"Chà! - Ông bố nói - Bố không còn gì để cho con nữa. Ngày nay, đời sống đắt đỏ, bố không thể kiếm thêm được đồng nào ngoài tiền mua bánh mì hàng ngày."
"Thưa bố," người con trả lời, "bố đừng bận tâm đến điều đó làm gì. Con sẽ tự lo lấy."
Khi người bố vào rừng để chặt gỗ kiếm ít tiền, thì con bảo:
- Bố cho con đi cùng, con sẽ giúp bố.
- Đối với con, công việc này quá vất vả quá - bố trả lời - con chưa quen loại công việc nặng nhọc này. Con không đảm đương nổi đâu. Vả lại, bố chỉ có một cái rìu, không có tiền mua cái thứ hai
- Thì bố hãy sang nhà bác hàng xóm, - người con ngắt lời cha – bác sẽ cho bố mượn một cái rìu, cho đến khi nào con kiếm được đủ tiền mua cái mới.
Người bố sang hàng xóm mượn một cái rìu. Sớm tờ mờ hôm sau, hai bố con cùng vào rừng. Anh thanh niên làm việc giúp bố. Anh ta cảm thấy tỉnh táo và sảng khoái. Khi mặt trời mọc tới đỉnh đầu, người bố bảo:
- Chúng ta hãy nghỉ trưa và ăn một chút. Sau làm sẽ khỏe hơn.
Người con cầm lấy phần bánh và trả lời:
- Bố hãy nghỉ ngơi đi. Còn con, con chưa mệt. Con đi dạo trong rừng một chốc để tìm tổ chim.
- Thằng bé huênh hoang, - người bố càu nhàu - sao mày lại đi dạo, mày sẽ mệt và không giơ nổi cánh tay lên đâu. Hãy nghỉ ngơi ở đây, ngồi đây với tao.
Mặc dầu người bố nói thế, người con vẫn đi vào rừng sâu. Anh ta ăn bánh, tâm hồn vui vẻ, anh nhìn lên các cánh cây để tìm kiếm một cây sồi to lớn, chắc sống đã mấy trăm năm, năm người nắm tay nhau vây vòng quanh thân cây vẫn chưa kín. Anh ta dừng chân, nhìn cây sồi khổng lồ và nghĩ: chắc chắn là có nhiều chim làm tổ ở đây. Bất thình lình, anh nghe phảng phất có tiếng nói khẽ. Anh lắng tai nghe thấy "Cho tôi ra khỏi đây! Cho tôi ra khỏi đây!" Anh nhìn quanh, nhưng không thấy ai cả. Hình như tiếng nói ở dưới đất đưa lên. Anh kêu lên:
- Anh ở đâu?
Tiếng nói trả lời:
- Tôi ở đây, ở dưới này, gần rễ cây sồi. Cho tôi ra với! Cho tôi ra với!
Anh học trò sục sạo mặt đất, quanh gốc cây sồi, tìm kiếm ở các rễ cây. Bất chợt anh nhìn thấy một cái lọ thủy tinh nằm sâu trong một cái hốc nhỏ. Anh cầm lọ soi lên ánh sáng mặt trời. Anh nhìn thấy một vật giống như con nhái, nhảy nhót trong lọ. "Cho tôi ra với! Cho tôi ra với!" con vật không ngừng kêu. Không nghĩ gì đến nguy hiểm, anh học trò mở nút lọ. Lập tức con quỉ chui ra khỏi cái lọ và lớn dần, lớn dần, nhanh đến nỗi một thoáng đã trở thành một người khổng lồ kinh khủng to, bằng nửa cái cây, đứng trước mặt anh.
- Mày có biết mày sẽ được trả công cứu tao thế nào không? -Con quỉ hỏi anh với một giọng dễ sợ.
- Không - anh học trò trả lời và không cảm thấy sợ tý nào.
Con quỉ gầm lên:
- Tao sẽ đập bể đầu mày ra!
- Sao mày không bảo tao lúc nãy, – anh thanh niên nói - mày ở đâu tao sẽ để mày ở đó. Nhưng mày cũng không đập bể được đầu tao đâu. Không phải mày quyết định được một mình!
- Không quyết định được một mình! Không quyết định được một mình! - Con quỉ kêu lên - Mày tưởng thế thôi. Thế mày tưởng là vì tao tốt mà người ta nhốt tao lâu thế à, đồ ngu! Không đâu! Đấy là để trừng phạt tao! Tao là thần Macguya có uy lực. Tao phải bẻ gãy cổ kẻ nào thả tao ra.
- Này! - Anh học trò trả lời - đừng quá vội! Trước hết tao phải biết có phải đúng là mày đã ở trong cái lọ nhỏ kia không và có phải mày là con quỉ thật không. Mày lại chui được vào lọ thì tao mới tin. Sau đó thì mày tha hồ muốn làm gì tao thì làm.
Giọng đầy kiêu ngạo, con quỉ nói:
- Cái đó dễ thôi! - Nó thu nhỏ mình lại, nhỏ bé như lúc trước, nhỏ đến mức có thể lọt qua cái loa nhỏ của miệng lọ, nó lại chui vào lọ. Nó vừa chui vào thì anh học trò vội đậy nút lọ lại và vứt cái lọ xuống dưới rễ cây sồi, đúng chỗ đã tìm thấy nó. Thế là quỉ ta đã bị vào tròng. Anh con trai chuẩn bị đi về chỗ bố ngồi. Nhưng con quỉ kêu la, van nài anh: "Hãy cho tôi ra! Hãy cho tôi ra!"
- Không! - Anh học trò trả lời. - Không có một lần thứ hai đâu!
Khi cuộc sống của ta bị đe dọa, không khi nào ta lại thả kẻ thù ta ra một khi ta đã thoát nạn.
- Nếu anh cho tôi được tự do - con quỉ lại nói - tôi sẽ cho anh của cải để sống suốt đời.
- Không! - anh con trai lại nói - Mày lại đánh lừa tao như lần đầu thôi.
- Xin đừng bỏ lỡ dịp may, - con quỉ nói - tôi sẽ không hại anh đâu, tôi sẽ thưởng cho anh tiền của mà!
Anh học trò nghĩ: “Ta cứ thử xem sao. Có thể nó sẽ giữ lời hứa". Anh mở nút lọ, và cũng như lần trước, con quỉ ra khỏi cái lọ, lớn dần và trở thành khổng lồ.
- Tôi sẽ trả công anh - quỉ nói, nó đưa cho anh một cái khăn nhỏ giống như cuộn băng và nói - Nếu anh sát đầu này vào một vết thương thì vết thương sẽ lành. Nếu anh sát đầu kia vào thép hoặc sắt thì sắt thép sẽ biến thành bạc.
- Để ta thử đã, - anh học trò nói. Anh đến gần một cái cây, dùng rìu chém đứt vỏ cây ra rồi lấy một đầu khăn chà xát vào đó. Chỗ đứt liền ngay. “Đúng là thế!" anh bảo con quỉ "Giờ thì chúng ta có thể chia tay nhau". Con quỉ cảm ơn anh đã cứu thoát nó, anh học trò thì cảm ơn con quỉ về món quà và anh đi gặp bố.
- Mày đi đâu về thế? Người bố hỏi. - Tại sao mày quên cả công việc? Tao đã bảo mày không làm nên trò trống gì đâu
- Xin bố hãy bình tĩnh, con sẽ làm bù.
- Ôi, làm bù ư! - Người bố nổi giận - nói thế mà cũng nghe được!
- Bố hãy nhìn này, con sẽ chặt cây này thật mạnh cho nó đổ.
Anh lấy khăn lau lưỡi rìu và chém thật lực một nhát. Nhưng sắt đã biến thành bạc, lưỡi rìu bị mẻ. Bố nhìn này! Cái rìu bố đưa cho tồi quá, nó đã bị quằn rồi!
Người bố sợ hãi nói:
- Mày làm thế nào vậy! Sẽ phải đền cái rìu thôi. Lấy gì mà đền bây giờ? Đấy là kết quả công việc mày làm đấy!
- Xin bố đừng cáu giận, người con nói, con sẽ chi tiền cái rìu.
- Thằng này láo thật, - người bố kêu lên, - mày lấy gì mà chi nào? Ngoài số tiền tao cho ra, mày chẳng có gì cả. Mày chỉ có cái đầu ngu xuẩn của thằng học trò chẳng biết gì về công việc thợ rừng cả.
Một lúc sau, anh học trò nói:
- Bố ơi, con không làm được nữa. Bố con ta hãy nghỉ thôi!
- Sao lại thế, - người bố đáp. - Thế mày cho là tao mà lại chịu khoanh tay như mày à? Tao phải làm chứ. Còn mày thì có thể về được đấy.
- Thưa bố, con mới đến đây lần đầu tiên, con không tìm được đường về một mình. Bố hãy về với con.
Người bố lúc đó đã nguôi giận, cùng con ra về. Ông bảo con:
- Hãy bán cái rìu hỏng đi. Để xem mày bán được bao nhiêu. Còn thiếu bao nhiêu thì tao phải bù vào trả bác hàng xóm.
Người con mang lưỡi rìu đến cửa hàng vàng bạc ở đô thị. Ông chủ cân lưỡi rìu rồi nói:
- Lưỡi rìu này giá bốn trăm đồng. Nhưng tôi không có đủ tiền mặt.
- Có bao nhiêu thì ông đưa tôi, chỗ còn lại ông trả tôi sau. - Anh thanh niên trả lời. Ông chủ hiệu vàng bạc đưa trả anh ba trăm đồng và hẹn sẽ trả một trăm đồng nợ sau.
Anh học trò về nhà nói:
- Bố ơi, tiền đây. Bố hãy chạy sang bác hàng xóm hỏi xem bác bắt đền cái rìu bao nhiêu tiền.
- Tao biết rồi, - người bố nói: một đồng và sáu xu!
- Vậy thì bố hãy trả bác ấy hai đồng một hào hai. Trả gấp đôi thế là được quá rồi. Bố nhìn này, con có tiền thừa thãi. - Anh đưa cho bố một trăm đồng và nói: - Bố sẽ không bao giờ thiếu tiền nữa! Bố cứ sống thoải mái đi!
- Trời ơi! Người bố kêu lên: làm thế nào mà mày có nhiều tiền thế?
Anh học trò đã kể cho bố nghe sự việc đã xảy ra làm sao, nhờ gặp may mà anh được giàu có. Với số tiền còn lại, anh trở lại trường và tiếp tục học. Anh dùng cái khăn chữa được mọi vết thương, và trở thành thầy thuốc lừng danh thiên hạ.
Câu chuyện đã mượn thế lực quỷ thần để nói lên sự thông minh và nhanh trí của con người. Con người luôn luôn chiến thắng mọi thế lực cho dù đó là quỷ - một nhân vật huyền thoại có sức mạnh siêu nhiên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro