Chương 18: Cảm nhận mọi thứ qua nhiều lăng kính

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cơ hội đánh đuổi được giặc ngày càng lớn. Mặc dù Thái hoa đã không còn ở chiến trường nữa nhưng họ vẫn có thể trụ vững trong thời gian trước mắt. Quân địch đang rơi vào thế bị động: thức ăn khó tìm, thuốc men chẳng đủ. Thỉnh thoảng lại còn bị quân ta phục kích. Tướng Rigauld chỉ có thể động viên tinh thần lính tráng bằng vài lời nói đại loại như:"Lên tới Huế thì tha hồ mà lấy của vì Huế giàu lắm!" Nhưng lên bằng cách nào và khi nào mới đến được thì chẳng ai trả lời cả. Cửa Thuận phòng thủ khá chắc chắn, chúng lại không thể đi xa khỏi tầm đại bác nên ngày càng nhụt chí. Tuy thế nhưng triều đình vẫn ra lệnh án binh bất động, thế có chết không chứ!

***
-Ta vẫn còn muốn thương thuyết cơ à?

Hỏi thế thôi chứ Thảo Hân vốn đã biết rõ câu trả lời. Quỳnh Hoa chẳng nói gì, khóe môi cong lên một nụ cười nhẹ, ánh mắt mang nặng sự mỉa mai.

-Nói toẹt ra suy nghĩ của chị là phạm thượng đó!

Nhóc Phúc Kiên nhìn chăm chăm vào vẻ mặt hậm hực của Diên Hinh, cậu bé cũng đã đủ lớn để hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Diên Hinh chỉ biết bất lực cúi gằm mặt xuống.

-Thôi nào, trước mắt thì tình hình đâu có tệ đến thế?- Phúc Kiên lại lên tiếng, xóa bỏ đi sự ngột ngạt mà chị cả gây ra.

-Đi mà hỏi phụ thân ấy!

Hoàng hậu Đông Dương lặng lẽ nhìn đám con qua khung cửa sổ nhỏ, rồi người lại ngân nga khúc hát ru cho đứa trẻ đang ngủ say. Tiếng hát trầm bổng, ngắt quãng lúc thấp lúc cao như hòa mình vào không gian tĩnh lặng. Cô bé nhỏ xíu ngồi bên góc phòng mơ màng, lim dim đôi mắt bồ câu đen.

Thời gian trôi qua, tại nơi này, chúng đón nhận nhiều tin xấu cũng như nhiều tin tốt từ ngoài chiến trường Đà Nẵng. Có lúc thì vui vẻ thở phào như trút được gánh nặng ngàn cân, lúc thì không khí trùng xuống đến nghẹt thở. Vào những khi thế này thì chỉ ước trở thành một đứa trẻ vô lo vô nghĩ, thế thì có tính là chối bỏ trách nhiệm không?

Lo nhất thì có lẽ là về phần của người dân An Nam. Cả mấy tháng việc làm ăn của họ đều thất bát, trì trệ cũng bởi chiến tranh. Tình hình trước cuộc chiến vốn đã không ổn định, nay lâm vào hoàn cảnh này thì lại càng thêm cơ cực.

Cậu bé nom sáng sủa, gọn gàng thế mà lại bị miệng đời nói quở cũng bởi cái nạn đói, bởi cậu là con trai của ngài Bình Định, người sẽ kế vị trở thành Bình Định kế tiếp. Nhưng cậu chỉ là một đứa bé, đâu phải nguyên nhân của tai vạ này đâu chứ. Hẳn là khi người ta bất lực thì họ sẽ tìm cách trút hết lên đầu kẻ khác. Cậu cứ ngày ngày sống trong lời dèm pha nặng nề.

-Im hết đi, đâu phải lỗi của em ấy?

Cô nhóc cứng cáp, mái tóc buộc đua ngựa chạm lưng. Đôi mắt chứa đầy sự phẫn nộ nhìn về phía những người xung quanh. Thằng bé đằng sau thấp thỏm vội níu tay áo nhưng con bé hất tay ra, nó hét vào mặt những người buông lời dè bỉu xung quanh. Sự thống khổ tột cùng, cảnh dân tình lúc bấy giờ có chạm đến tai ai.

Tại một vùng đất cách đó khá xa. Đứa trẻ với đôi mắt màu nâu đất ngây thơ trông về phía xa xăm. Cô lắng tai, nghe tiếng mẹ thì thầm:

-Linh, Tuyên, Lợi ba đứa nhìn đi nào. Rồi triều đại này sẽ sớm đến hồi sụp đổ để nhường lại vị trí cho những mầm non của tri thức mới mà thôi. Không phải đứa trẻ nào khi sinh ra cũng mang cái diễm phúc chứng kiến những buổi giao thời làm thay đổi cả một triều đại như thế này đâu!

Ba đứa trẻ tuy không ngấm hết được lời mẹ nhưng chúng vẫn ngầm hiểu theo một ý nghĩa nào đó được cho là đúng, và rằng chúng sắp được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng của một điều gì đó rất lớn lao, kì vĩ, về cái gọi là sự tiếp nối triều đại mà cha hay nhắc đến. Có thể đây là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn với một số người, nhưng theo một hướng khác thì nó cũng được xem là tai họa. Mỗi người đều có những cách nhìn nhận khác nhau về sự việc, cả ba đứa đều từng được dặn rằng hãy cứ cảm nhận theo những gì mình cho là đúng. Xem nó là một điều hùng vĩ hay một tai họa giáng xuống đều được. Gia đình của chúng dường như là một trong số ít những người tiếp nhận sự kiện này một cách nhẹ nhàng để có thể từ từ quen dần với mọi thứ, nếu gọi nó là một bước chuẩn bị trước khi vỗ cánh bay, điều đó cũng không sai!

Mọi thứ vẫn trôi qua một cách đầy yên lặng như thế trong cả tháng, cứ như những đợt sóng ngầm dưới lớp vỏ hiền hòa của mặt biển đang chuẩn bị cho một cơn bão lớn cuồn cuộn sẽ nhấn chìm cả kinh thành Huế trong chốc lát.

Ngày 3/2/1859, về kinh thành Huế...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro