CPĐT C3 p1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

•         3.1 Mua sắm

trong chính phủ điện tử

3.1.1 Khái niệm mua sắm trong chính phủ điện tử

3.1.2 Các phương thức mua bán điện tử chủ yếu

            3.1.2.1 Các phương thức bán hàng điện tử

            3.1.2.2 Các phương thức mua sắm điện tử

3.1.3 Quy trình mua bán hàng điện tử

•         Khái niệm mua sắm

trong chính phủ điện tử

•         Mua sắm chính phủ (mua sắm công):

–        Mua sắm chính phủ, còn gọi là mua sắm công, là việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ của các cơ quan chính phủ nhằm phục vụ cho các hoạt động của mình

–        Với khoảng 0 đến 15% GDP tại các quốc gia phát triển, và cho đến 20% tại các quốc gia đang phát triển, mua sắm chính phủ chiếm phần đáng kể trong nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu

•         Khái niệm mua sắm

trong chính phủ điện tử

•         Mua sắm chính phủ (mua sắm công):

–        Để ngăn ngừa sự gian dối, lãng phí, tham nhũng hoặc các chính sách bảo hộ cục bộ, nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai, luật pháp phần lớn các nước ở mức độ cao hay thấp có sự điều chỉnh đối với mua sắm chính phủ. Thông thường luật pháp yêu cầu các nhà chức trách phải tiến hành đấu thầu công khai khi giá trị của lô hàng hóa và dịch vụ mua sắm vượt quá một ngưỡng nào đó.

–        Trong phạm vị quốc tế, mua sắm chính phủ chịu sự điều chỉnh của Hiệp ước về mua sắm chính phủ (Agreement on Government Procurement), một hiệp định nhiều bên trong phạm vi WTO).

–        Tai lieu CPDT\Mua sam chinh phu\Hiep dinh WTO ve Mua sam chinh phu.doc

–        Khái niệm mua sắm

trong chính phủ điện tử

            Mua sắm trong chính phủ điện tử (Mua sắm công điện tử, Mua sắm điện tử trong khu vực công) (Public e-procurement; electronic procurement in public sector):

•         Là việc sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành các quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trong các cơ quan chính phủ.

•         Về bản chất, mua sắm công điện tử thuộc loại hình TMĐT B2B (giữa các tổ chức).

Mua sắm điện tử

•         Mục đích và lợi ích của mua sắm điện tử

•         Giảm chi phí xử lý quản lý cho mỗi đơn hàng đến 90%

•         Tìm được các nhà cung ứng và bán hàng có thể cung cấp hàng nhanh hơn, rẻ hơn

•         Tích hợp quá trình kiểm tra ngân sách vào trong quá trình mua sắm

•         Giảm thiểu lỗi do con người trong quá trình mua và vận chuyển hàng hóa

•         Theo dõi và điều chỉnh những hành vi mua hàng

•         Mục đích và lợi ích của mua sắm điện tử

•         Tăng năng suất của các đại diện mua hàng

•         Giảm giá mua thông qua tiêu chuẩn hoá sản phẩm, mua qua đấu thầu, chiết khấu giá do khối lượng lớn và tập hợp đơn mua

•         Cải thiện luồng thông tin và quản lý (Thông tin về nhà cung ứng, thông tin giá cả…)

•         Tối thiểu hoá mua sắm từ những nhà cung ứng không có hợp đồng

•         Hoàn thiện quá trình thanh toán và tiết kiệm (cho người bán) nhờ phương thức thanh toán hóa đơn điện tử trả ngay

•         Mục đích và lợi ích của mua sắm điện tử

•         Thiết lập quan hệ cộng tác có hiệu quả với các nhà cung cấp, giảm số lượng nhà cung cấp

•         Đảm bảo phân phối kịp thời, mọi lúc, mọi nơi

•         Giảm thời gian đặt hàng, thực hiện đơn hàng nhờ tự động hóa.

•         Giảm yêu cầu về kỹ năng và nhu cầu về đào tạo đối với các đại diện mua hàng

•         Quá trình mua sắm đơn giản hơn và nhanh hơn

•         Tăng nhanh quá trình thỏa thuận và giải quyết bất đồng liên quan đến hóa đơn

•         Các phương pháp mua sắm điện tử

•         Các phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ

            Phương pháp mua sắm được các tổ chức áp dụng phụ thuộc vào:

–        Loại hàng hóa và dịch vụ (Mua cái gì)

–        Nơi mua (Mua ở đâu)

–        Số lượng mua (Mua bao nhiêu)

–        Giá trị lô hàng (Cần bao nhiêu tiền)

–        ….

•         Các phương thức

mua sắm công điện tử chủ yếu

•         Các phương pháp mua sắm điện tử

•         Một số phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ cụ thể:

–        Tiến hành đấu thầu trong một hệ thống, nơi mà các nhà cung ứng cạnh tranh với nhau.

–        Mua trực tiếp từ nhà sản xuất, nhà phân phối bán buôn hay bán lẻ từ catalog điện tử của họ, hoặc có thể thông qua các thoả thuận

–        Mua từ catalog của nhà trung gian (nhà trung gian đã tích hợp những catalog của nhiều người bán)

–        Mua từ catalog nội bộ của tổ chức mình (người mua), trong đó tích hợp các catalog của người bán đã được tổ chức xem xét đồng ý, bao gồm giá cả đã thoả thuận.

•         Các phương pháp mua sắm điện tử

•         Một số phương pháp mua sắm hàng hóa và dịch vụ cụ thể:

–        Mua ở các site đấu giá tư nhân, nơi mà tổ chức tham gia với tư cách như một trong các đối tác khác.

–        Kết hợp vào hệ thống mua theo nhóm. Hệ thống này tích hợp nhu cầu của nhiều người tham gia, sau đó tiến hành mặc cả giá hoặc tổ chức đấu thầu.

–        Mua trên một sàn giao dịch (exchange), hoặc phố mua bán (Industrial mall) của ngành

–        Hợp tác với các nhà cung ứng để chia sẻ thông tin bán hàng và tồn kho, nhằm giảm chi phí tồn kho và tiến hành phân phối Just-in-Time

•         Một vài lưu ý về mua sắm điện tử

•         Hệ thống e-procurement khá dễ triển khai

•         Tồn tại nhiều gói phần mềm và các thành phần cơ sở hạ tầng khác cần cho hệ thống trên thị trường với giá cả hợp lý

•         MROs thường là mục đích đầu tiên của e-purchasing. Các quá trình thường làm bằng tay, như tạo lập các thông số, yêu cầu báo giá, mời thầu, phát hành phiếu mua hàng, nhận hàng hoá, thanh toán…có thể xúc tiến nhanh hơn thông qua tự động hóa  

•         Đấu thầu (đấu giá ngược)

•         Một trong các phương pháp chính của mua sắm điện tử là thông qua đấu giá ngược (mô hình bỏ thầu hay đấu thầu)

•         Để tổ chức đầu thầu, người mua (tổ chức lớn) có thể mở một chợ điện tử của mình và mời các nhà cung ứng tiềm năng đến tham gia đấu thầu.

•         Mẫu (hay văn bản) mời tham gia đấu thầu được gọi là request for quote (RFQ).

•         Đấu thầu truyền thống thường là đấu thầu hạn chế. Đấu thầu điện tử là đấu thầu mở cho tất cả các nhà cung ứng cạnh tranh

•         Chính phủ và các công ty lớn thường áp dụng ủy quyền đấu thầu (qua bên thứ ba), điều này cho phép tiết kiệm chi phí đáng kể

•         Đấu thầu

•         Tiến hành đấu thẩu

–        Số lượng các site đấu giá ngược ngày càng nhiều, nên các nhà cung ứng có thể không có khả năng theo dõi tất cả các site đấu giá. Vấn đề này được giải quyết bằng cách áp dụng các Danh mục trực tuyến (Online Directories). Các danh mục này liệt kê các văn bản mời thầu mở (Open requests for quote -RFQs). Cách giải quyết khác là sử dụng các trình ẩn phần mềm tìm kiếm (Monitoring Sofware agents).

–        Một phương thức khác là sử dụng nhà trung gian đấu thầu, tương tự như đấu giá thuận (Các site như A-Z Used Computers, Free Market..). Vì tiến hành đấu giá ngược là một quá trình rất phức tạp, nên việc sử dụng nhà trung gian được nhiều tổ chức lựa chọn

–        Quá trình đấu giá có thể kéo dài trong một ngày hay nhiều hơn

–        Người đấu giá có thể đưa giá ra một lần, nhưng người đấu giá có thể xem giá thấp nhất và ra giá lại vài lần

•         Đấu giá ngược

So sánh đấu giá ngược

giai đoạn trước và sau khi có Internet

Tai lieu CPDT\E-Purchasing\So sanh dau gia.doc

•         Một số phương pháp mua sắm điện tử khác

♦ Chợ điện tử nội bộ

•         Các tổ chức lớn thường có nhiều (có thể vài nghìn) đại diện mua hàng và những người này thường phân bố ở nhiều địa điểm khác nhau. Các đại diện mua hàng mua từ rất nhiều nhà cung ứng

•         Vấn đề ở chỗ ngay cả khi tất cả mua sắm được thực hiện từ các nhà cung ứng đã được công ty đồng ý thông qua, thì cũng rất khó có thể kế hoạch hóa và kiểm soát mua sắm.

•         Trong nhiều trường hợp, để tiết kiệm thời gian, nhiều đại diện mua hàng tìm đến phương thức mua không có kế hoạch định trước (Maverick buying), điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát và đảm bảo kế hoạch ngân sách đặc biệt đối với các cơ quan chính phủ.

•         Một số phương pháp mua sắm điện tử khác

♦ Chợ điện tử nội bộ (cont.)

•         Một giải pháp cho vấn đề trên ở các tổ chức lớn là tích hợp các catalog của tất cả các nhà cung ứng đã được tổ chức đồng ý thông qua vào một catalog nội bộ duy nhất của tổ chức. Giá cả có thể được thỏa thuận trước hoặc được xác định bởi đấu thầu, sao cho đại diện mua hàng không phải tiến hành thỏa thuận giá cả mỗi khi đặt hàng

•         Sự tích hợp các catalog như vậy được gọi là chợ điện tử nội bộ.

•         Một số phương pháp mua sắm điện tử khác

♦ Chợ điện tử nội bộ  (cont.)

•         Việc triển khai chợ điện tử thường được thực hiện nhờ phương pháp Mua sắm qua máy tính để bàn.

•          Mua sắm qua máy tính để bàn nghĩa là mua sắm trực tiếp từ chợ điện tử nội bộ mà không cần sự xem xét thông qua và sự can thiệp của phòng thu mua. Để thanh toán thường sử dụng Thẻ thanh toán (Purchsing card).

•         Mua sắm qua máy tính để bàn làm giảm chi phí quản lý và chu trình mua sắm các sản phẩm đáp ứng yêu cầu bức thiết và các sản phẩm giá trị nhỏ. Cách tiếp cận này đặc biệt có hiệu quả đối với mua sắm MRO

•         Một số phương pháp mua sắm điện tử khác

♦ Mua hàng theo nhóm

•         Nhiều tổ chức, đặc biệt là các tổ chức nhỏ, tiến hành mua theo nhóm.

•         Mua theo nhóm: Tập hợp nhiều đơn đặt hàng từ nhiều người mua vào một tập mua sắm lớn để có thỏa thuận giá tốt hơn khi thoả thuận

•         Có 2 mô hình mua theo nhóm: tích hợp bên trong và tích hợp bên ngoài

•         Một số phương pháp mua sắm điện tử khác

♦ Mua hàng theo nhóm – tích hợp bên trong:

•         Các tổ chức lớn, mua một lượng hàng hóa MRO rất lớn mỗi năm. Đơn đặt hàng đối với một số loại hàng hóa nhất định từ vài đơn vị của tổ chức được tích hợp tại website của tổ chức và được bổ sung một cách tự động.

•         Bên cạnh việc tiết kiệm nhờ quy mô (giá thấp do số lượng mua lớn), tổ chức tiết kiệm được chi phí quản lý giao dịch (giảm từ 50-100USD xuống 5-10 USD /1 giao dịch ở Mỹ).

•         Một số phương pháp mua sắm điện tử khác

♦ Mua hàng theo nhóm – tích hợp bên ngoài (cont.)

•         Nhiều tổ chức nhỏ và vừa khó tìm được đối tác để kết hợp đơn hàng, họ phải tìm đến nhà trung gian (bên thứ ba)

•         Sau khi kết hợp đơn hàng của nhiều tổ chức, bên thứ ba tiến hành đàm phán với các nhà cung ứng nhằm đạt được giá tốt nhất hoặc tiến hành đấu thầu.

•         Rất nhiều site tổ chức dịch vụ nói trên, trong đó có Yahoo, AOL

•         Mua hàng theo nhóm ban đầu được áp dụng trong mua sắm MRO, hàng điện tử dân dụng, dần phổ biến sang mua các dịch vụ du lịch, lưu trú Web…

•         Một số phương pháp mua sắm điện tử khác

♦ Mua từ nhà phân phối điện tử

•         Để mua các số lượng nhỏ người mua thường mua từ các nhà phân phối điện tử

♦ Mua hàng hóa trực tiếp (Direct Goods)

•         Bên cạnh MRO, một phần hàng hóa trực tiếp có thể được mua sắm trên các chợ điện tử bên bán (Spot Purchasing), nhờ đó mà các công ty có thể tiến hành quá trình mua nhanh chóng, tiết kiệm, giảm tồn kho, duy trì sản xuất liên tục.

•         Phần lớn hàng hóa trực tiếp được mua thông qua các hợp đồng dài hạn với giá cả và các điều kiện mua bán khác được thỏa thuận trước (Sistematic Purchasing) 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro