cs ls tran va ls thoa thuan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân tích cơ chế hoạt động, ưu nhược điểm các chính sách lãi suất trần và lãi suất thỏa thuận. Trong những điều kiện cụ thể nào thì nên áp dụng chính sách vừa nêu.

Cơ chế hoạt động:

-          Chính sách lãi suất trần: NHTW điều hành trực tiếp lãi suất trên thị trường bằng cách quy định mức trần lãi suất cho vay cụ thể đối với các ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, NHNN thường đưa ra mức lãi suất cơ bản và biên độ giao động tối đa là 150% mức lãi suất này, đây được coi là việc áp dụng chính sách lãi suất trần. Trong phạm vi lãi suất được phép, các tổ chức tin dụng được quyền ấn định mức lãi suất kinh doanh phù hợp. Khi có các thay đổi về kinh tế vĩ mô, NHTW có thể xem xét để điều chỉnh giới hạn lãi suất tối đa hợp lý.

-          Chính sách lãi suất thỏa thuận: theo chính sách này, NHTW không can thiệp trực tiếp vào lãi suất cho vay và huy động của NHTM mà chỉ tác động gián tiếp thông qua việc công bối mức lãi suất chiết khấu, lãi suất can thiệp… Các NHTM tự quyết định, thỏa thuận lãi suất với khách hàng tùy theo cân đối cung cầu, so sánh chi phí và lợi ích. Ở Việt Nam, NHNN cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay cho cá nhân vì mục đích tiêu dùng.

Ưu nhược điểm:

* Chính sách lãi suất trần:

Ưu:

-          NHNN có thể can thiệp trực tiếp vào mặt bằng lãi suất, tránh được khả năng lãi suất bị đẩy lên quá cao hoặc hạ xuống quá thấp gây ra những bất ổn về kinh tế.

-          Đơn giản, có hiệu lực tức thời, phù hợp với các nền kinh tế mới phát triển, hệ thống tài chính ngân hàng còn non kém.

-          Ngăn chặn được sự cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất giữa các NHTM.

Nhược:

-          Làm cho mức lãi suất mà các NHTM áp dụng có thể không phản ánh đúng cung và cầu thực tế của thị trường tài chính, khiến cho hiệu quả của thị trường bị giảm sút.

-          Mặt bằng lãi suất cho vay có thể không minh bạch rõ ràng, các NHTM có thể lách luật bằng các biện pháp phi lãi suất, các chi phí “ngầm”.

-          Do các ngân hàng không được tự do áp dụng mức lãi suất mong muốn nên có thể làm chậm lại quá trình mở rộng mạng lưới của ngân hàng cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống NHTM nói chung.

* Chính sách lãi suất thỏa thuận

Ưu:

-          Hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng, phản ánh đúng tín hiệu của thị trường, chấm dứt tình trạng chi phí “ngầm” của các NHTM.

-          Tạo điều kiện cho các NHTM chủ động xác định mức lãi suất cho vay dựa trên các yếu tố: chi phí vốn đầu vào; mức độ rủi ro; lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh…

-          Sự phân hóa khách hàng sẽ diễn ra rõ hơn: khách hàng có uy tín sẽ được hưởng lãi suất thấp, còn khách hàng kém uy tín phải chịu lãi suất cao với mức độ khác nhau rõ rệt.

-          Có được mức lãi suất phù hợp giúp NHTM tích cực mở rộng mạng lưới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Nhược:

-          Cạnh tranh giữa các NHTM, đặc biệt là cạnh tranh bằng công cụ lãi suất sẽ trở nên khó kiếm soát.

-          Sự kiểm soát nói chung của NHNN với lãi suất thị trường sẽ kém trực tiếp hơn, khiên mức lãi suất thị trường sẽ kém ổn định hơn.

-          Đòi hỏi một thị trường tài chính tương đối phát triển thì mới có thể hoạt động hiệu quả.

Trường hợp áp dụng:

Chính sách lãi suất trần: sử dụng khi NHNN muốn có sự kiểm soát chặt chẽ hơn với lãi suất thị trường nói riêng và với nền kinh tế nói chung, phù hợp với những nền kinh tế mới phát triển hoặc những nền kinh tế đang trong những thời điểm nhạy cảm, xuất hiện những yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của thị trường. Lấy ví dụ, trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng, Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán liên tục bị sụt giảm nghiêm trọng buộc NHNN phải thực hiện theo cơ chế trần lãi suất.

Chính sách lãi suất thỏa thuận: áp dụng cho những thị trường đã có hệ thống tài chính phát triển, áp dụng chính sách này sẽ làm tăng hiệu quả và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Xu thế trên thế giới hiện nay chính là ngày càng tự do hóa lãi suất, tức là áp dụng chính sách lãi suất thỏa thuận, hoặc nới lỏng sự kiểm soát đối với khung lãi suất.

Trên thực tế,  hai chính sách trên có thể được kết hợp sử dụng cùng lúc để đạt hiệu quả cao hơn (hoặc thấp hơn ;)) Ví dụ ở Việt Nam đã áp dụng lãi suất thỏa thuận trong một số trường hợp nhưng vẫn chua gỡ bỏ trần lãi suất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dùng