CS trẻ "tiêu chảy"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3:Chăm sóc trẻ "Tiêu chảy cấp"

1.NHẬN ĐỊNH

*Hỏi

-bệnh nhi bao nhiêu tuổi?

-cân nặng lúc đẻ?

-dinh dưỡng:mẹ có đủ sữa không?trẻ ăn sam lúc mấy tháng

Thức ăn sam như thế nào? Dinh dưỡng trẻ trước khi bị ốm như:trẻ bú mẹ hay ăn nhân tạo,dinh dưỡng trong khi trẻ bị tiêu chảy ra sao?trong khâu nuôi dưỡng có vấn đề gì cần phải điều chỉnh?

-trước khi bị tiêu chảy trẻ có ăn những loại thức ăn có thể bị ôi thieu,uống nước lã không?

-trẻ tiêu chảy mấy lần/ngày?phân lỏng hay lẫn nhầy máu?

-trẻ có khát nước không? Có sốt,nôn,co giật không?

-bệnh nhi có đi tiểu được không?đã mấy giờ chưa đi tiểu?

-ở nhà,ở trường học có nhiều trẻ bị tiêu chảy không?

-tập quán,phong tục địa phương:ăn gỏi,tiết canh,uống nước lã?

-kinh tế gia đình như thế nào

*Quan sát và xác định

-toàn trạng:tỉnh táo,kích thích hay li bì

-mắt:mắt bình thường,trũng hay rất trũng.cần chú ý hỏi người nhà:mắt trẻ có gì khác so với lúc bình thường không?

-nước mắt:quan sát khi trẻ khóc to có nước mắt không?nếu không có nước mắt là bị mất nước

-niêm mạc miệng lưỡi khô hay ướt,có hay không có nước bọt,nếu không có nước bọt là có dấu hiệu mất nước

-khát nước:trẻ không khát,khát hoặc không uống được

-nếp véo da:bình thường hay mất chạm

-phân,chất nôn:số lượng,tính chất?

-bụng có chướng không?

-có co giật không?

-đo nhiệt độ:sốt hay không sốt

-đếm mạch:mạch bình thường,nhanh,nầy rõ hay yếu

-đếm nhịp thở:trẻ thở nhanh?có rối loạn nhịp thở không?

-đo huyết áp:huyết áp của trẻ bình thường hay giảm

-cân bệnh nhân?xác định trọng lượng của trẻ có bình thường không?

Nếu trước khi bị tiêu chảy,trẻ đã được cân so sánh xem hiện tại trọng lượng của trẻ có bị giảm sút không?nếu có thì sút bao nhiêu phần trăm.nếu sút từ 5% trở lên là trẻ bị mất nước

2.CHẨN ĐOÁN CS

-nguy cơ mất nước do tiêu chảy

-trẻ ỉa phân lỏng nhiều lần do gia tăng tình trạng xuất tiết ở ruột

-trẻ quấy khóc,kích thích vật vã do mất nước

-trẻ lờ đờ do mất nước nặng

-sốt do nhiễm khuẩn

-chướng bụng do thiếu hụt kali

-nôn nhiều do tăng co bóp dạ dày

-phân có máu do tổn thương ruột

-ỉa chảy kéo dài do chế độ ăn thiếu chất đạm

-thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn kiêng khem quá mức

-mẹ thiếu hiểu biết về cách chăm sóc trẻ tiêu chảy

-mẹ thiếu hiểu biết về cách đề phòng bệnh tiêu chảy

3.LẬP KẾ HOẠCH CS

-bù đủ nước và điện giải nhằm ngăn chặn mất nước nặng:uống ngay dung dịch ORS khi trẻ ỉa phân lỏng,truyền dịch khi có mất nước nặng

-cho trẻ ăn bình thường:bú mẹ,ăn sam,ăn bình thường theo lứa tuổi

-theo dõi thường xuyên nhằm

+đánh giá đúng tình trạng mất nước

+xử lý kịp thời,bồi phụ đủ nước,hạ sốt

+điều chỉnh chế độ ăn hợp lý

+nhắc nhở vệ sinh

+tiến triển bệnh(thuyên giảm,cải thiện,nặng lên,ỉa máu...)

-chỉ cho kháng sinh khi ỉa phân máu,khi bị tả,thương hàn

-giáo dục-tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh tiêu chảy

4.THỰC HIỆN CS

*Nhanh chóng tiến hành bù nước và điện giải cho bệnh nhân

-hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách cho bệnh nhi uống dd oresol:uống đúng(oresol trong 4h đầu hay sau mỗi lần đi ngoài uống đủ theo tình trạng bệnh nhi

-truyền dd ringer lactat hay natri clorid 9%.phải luôn ở bên cạnh bệnh nhân để theo doi

+tốc độ truyền

+sự tiếp nhận dịch of bệnh nhi

+theo dõi những tai biến có thể xảy ra

+nếu bệnh nhi uống nước được thì cho uống thêm dd oresok với liều 5ml/kg để cung cấp thêm nước,kali,kềm

+nếu không truyền tĩnh mạch được thì nhỏ giọt dạ dày bằng dd oresol với liều 20ml/kg/giờ.đồng thời tìm phương tiện chuyển bệnh nhân đến tuyến điều trị có thể truyền tĩnh mạch được

+đếm mạch,nhịp thở,đo huyết áp 1 giờ/1 lần hoặc thường xuyên hơn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhi

+sau 6h hoặc 3h đánh giá lại tình trạng mất nước of bệnh nhi để chọn phác đồ thích hợp

+cần cho bệnh nhân ăn sau khi truyền dịch xong

+sau mỗi khi đánh giá bệnh nhân,cần thông báo với thầy thuốc về tình trạng mất nước của bệnh nhân(không cải thiện,có cải thiện nặng thêm)để chọn phác đồ thích hợp

*cho bệnh nhi ăn chế độ ăn thích hợp nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân

+tiếp tục cho bú mẹ

+ăn thức ăn lỏng,dễ tiêu hóa,giàu chất dinh dưỡng,vitamin,nhất là phải cung cấp đầy đủ chất đạm như thịt,cá,sữa nhằm xúc tiền quá trình đổi mới tế bào ruột

+ăn nhiều bữa trong ngày

+thường xuyên theo dõi cân nặng cho bệnh nhi

*thầy thuốc cho kháng sinh cần thực hiện đúng y lệnh

+tetracyclin(trong bệnh tả,trẻ trên 8 tuổi):uống vào lúc no

+Ampicilin:uống vào lúc no

+metronidazol:uống vào lúc no

-bệnh nhân sốt thì hạ nhiệt bằng cách

+nới rộng quẩn áo tã lót

+chườm mát các vùng trán,bẹn,nách:không được chườm đá

+thuốc hạ nhiệt:paracetamol 15mg/kg/ lần

*giáo dục sức khỏe:hướng dẫn bà mẹ biện pháp vệ sinh phòng bệnh

-tập để tạo thành thói quen:rửa tay trước khi ăn,trước khi chuẩn bị bữa ăn và sau khi đi vệ sinh,đổ bô,quét dọn nhà...

-gia đình phải có hố xí hợp vệ sinh và xử lý phân tốt

-xóa bỏ tập quán ăn chưa tốt:ăn gỏi cá,tiết canh hoặc kiêng khem quá mức,cai sữa khi trẻ bị tiêu chảy..

-không sử dụng kháng sinh bừa bãi

-cho trẻ tiêm chủng đầy đủ,đúng lịch

5.ĐÁNH GIÁ

-người nhà đã biết pha oresol chưa?

-tình trạng mất nước của trẻ có được cải thiện không?

+khi tình trạng mất nước đã được cải thiện thì xử trí theo mức độ mất nước hiện tại

+khi tình trạng mất nước k cải thiện thì phải xử trí theo mức độ phác đồ cũ

+khi tình trạng mất nước nặng lên thì phải xử trí theo mức độ mất nước hiện tại

-trong suốt quá trình cs,bệnh nhi phải được theo dõi sát

+số lần dd oresol uông sau mỗi lần đi ỉa hoặc sau 4 giờ

+số lần ỉa,số lượng,tính chất,màu sắc phân,số lần đái và số lượng nước tiểu,đếm mạch,nhiệt đò,đo huyết áp kịp thời để báo cho thầy thuốc

-người nhà được tuyên truyền đúng đủ và thực hiện tốt

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro