CS trẻ " Viêm Phổi"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4:Chăm sóc trẻ "Viêm phồi"

1.NHẬN ĐỊNH CS

 Hỏi

+ trẻ bao nhiêu tuổi ?

+ trẻ có ho không ? Ho khan hay có xuất hiện đờm dãi

+ trẻ có sốt không ? Sốt từ bao giờ ?

+ có cơn ngừng thở tím tái hay không ?

 Thăm khám

+ đếm nhịp thở trong 1 phút x/đ xem trẻ có thở nhanh hay không ?

+ quan sát , phát hiện dấu hiệu lún lõm lồng ngực ( phải để trẻ nằm thẳng để nhận định )

+ phát hiện và nghe tiềng thở khò khè bằng cách ghé sát tai vào gần miệng trẻ

+ phát hiện và nghe thấy tiếng thở rít

+ đo nhiệt độ xem trẻ sốt hay hạ nhiệt độ

+ quan sát phát hiện dấu hiệu tím tái quanh môi , nếu nặng sẽ có dấu hiệu tím tái môi lưỡi và toàn thân

+ phát hiện và đánh giá tình trạng mất nước

2.CHẨN ĐOÁN CS

Từ những nhận định ban đầu có thể có những chẩn đoán chăm sóc sau

 Sốt hoặc giảm thân nhiệt do nhiễm khuẩn

 khò khè do tăng xuất tiết đường thở

 khó thở do rối loạn không khí . Để có chẩn đoán này người điều dưỡng phải dựa vào các dấu hiệu sau :

+ nhịp thở nhanh

+ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực , cánh mũi phập phồng , đầu gật gù theo nhịp thở , co kéo cơ liên sườn , cơ ức đòn chũm

+ tím tái gắng sức như lúc trẻ bú , trẻ quấy khóc hoặc tím tái thường xuyên ngay cả lúc trẻ nằm yên

 tím tái do rối loạn thông khí và k/tán khí

 tím tái nặng do suy tim liên quan đến thiếu oxy tổ chức

 mất nước , mất điện giải do sốt , thở nhanh hoặc nôn kèm theo

3.LẬP KH CS

-chống nhiễm khuẩn

 làm thông đường hô hấp

 đảm bảo đủ oxy

 đảm bảo tuần hoàn

 chống sốt hoặc hạ nhiệt độ

 đảm bảo đủ dinh dưỡng

 bù nước điện giải , chống toan

4.THỰC HIỆN KH CS

a. Sốt do nhiễm khuẩn

• hạ nhiệt

+ cho uống nhiều nước đảm bảo sữa mẹ

+ nới rộng quần áo tã lót

+ chườm mát

+ nếu trẻ sốt >= 38,5ºC dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh

• kháng sinh theo y lệnh

b. Khò khè do tăng xuất tiết đường thở

• đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa , kê gối dưới vai để đầu ngửa ra sau , cằm đưa về phía trước , hơi nghiêng sang một bên

• nới rộng quần áo , tã lót để trẻ dễ thở

• hút sạch mũi họng bằng máy hút ( áp lực không quá 200mmHg ) hoặc bằng bơm tiêm hoặc quả bóp

c. Tím tái do rối loạn thông khí và k/tán khí

Khi có biểu hiện tím tái , xét nghiệm PaO2 ( phân áp oxy trong máu động mạch ) giảm dưới 60mmHg

 đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa , kê gối dưới vai để đầu ngửa ra sau , cằm đưa về phía trước , hơi nghiêng sang một bên

 hút đờm dãi nếu có xuất tiết

 thở oxy theo y lệnh

d. Tím tái nặng do suy tim liên quan đến thiếu oxy tổ chức

 khi mạch nhanh thực hiện thuốc trợ tim theo y lệnh

 khi tim đập yếu hoặc ngừng đập thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực

 trường hợp tím tái nặng , ngừng thở đặt ống nội khí quản để dễ dàng hút thông đường thở , thở oxy , bóp bóng hô hấp trợ

e. Mất nước , điện giải do sốt , thở nhanh hoặc nôn kèm theo

Bù nước bằng đường uống hoặc tĩnh mạch . Chú ý chỉ truyền dịch khi thật cần thiết ( vì có thể gây ứ đọng ở phổi làm suy hô hấp ) :

sốc mất nước nặng , nhiễm toan ( truyền với tốc độ chậm )

5.ĐÁNH GIÁ

 hô hấp

+ tình trạng da , niêm mạc : trẻ còn tím tái môi và đầu chi hay không ?

+ nhịp thở

+ dấu hiệu rút lõm lồng ngực

 hiệu quả của kháng sinh chống nhiễm khuẩn

+ nếu trẻ đáp ứng với KS thì sau 3 ngày sẽ hết sốt , ăn uống tốt hơn , thở chậm hơn , các triệu chứng giảm dần

+ nếu trẻ vẫn không đỡ hoặc nặng hơn thì phải đổi thuốc kháng sinh

 dấu hiệu mất nước : đánh giá xem trẻ còn mất nước hay không dựa vào :

+ toàn trạng

+ khát nước

+ mắt

+ nước mắt

+ miệng và lưỡi

+ độ chun giãn da

 tuần hoàn tiết niệu

+ nhịp tim , mạch có trở về bình thường hay không ?

+ lượng nước tiểu có bình thường không ?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro