CS tỷ giá

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1, Giai đoạn 2005 – 2007

Năm 2005

Trong năm 2005, NHNNVN đã thực hiện điều hành chính sách tỷ giá (USD/VND) ổn định tương đối ( tăng 0.86%), phù hợp với diễn biến kinh tế tiền tệ, không tạo nên những bất lợi cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Trên thực tế việc điều hành tỷ giá gắn với quan hệ cung-cầu, tỷ giá trên thị trường tự do và trên thị trường liên ngân hàng không có sự chênh lệch đáng kể, vị thế đối ngoại của VND tiếp tục được duy trì khi đặt tương quan trong mối quan hệ với đồng tiền chủ chốt trên thế giới như đồng EURO, Yên Nhật, Bảng Anh,…  

 Nguyên nhân của việc tỷ giá ổn định:

Cơ chế quản lý ngoại hối dần được thông thoáng hơn, các giao dịch vãng lai dần được tự do hóa hơn; cơ chế điều hành tỷ giá linh hoat, tháng 6/2005, các NHTM tiến hành thí điểm quyền chọn USD và VND trong điều kiện được thỏa thuận tự do phí quyền chọn.

Cán cân thanh toán quốc tế và cán cân vốn của VN năm 2005 tiếp tục thặng dư, cán cân vãng lai giảm thâm hụt

Năm 2006

Trong năm 2006 NHNNVN tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. So với thời điểm đầu năm 2006 tỷ giá bình quân trên thị trường  ngoại tệ liên ngân hàng giữa VND  và USD  tăng 1.38%, tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do cũng luôn tăng, giảm theo biến động của tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.Doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM trong năm cũng tăng mạnh theo mức độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu cũng như mức tăng trưởng của nền kinh tế.

 Tháng 7/2006, bỏ biên độ giao dịch đô la Mỹ tiền mặt, cho thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận . Những bước đi này có dụng ý để thị trường tự điều chỉnh tỷ giá chừng nào mà VN chưa thể áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Năm 2007

Năm 2007 , chính sách tỷ giá của NHNNVN được điều hành một cách linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trước sức ép VND lên giá do cung ngoại tệ lớn hơn cầu, bên cạnh việc NHNNVN mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà Nước, dự phòng đối phó với nguy cơ dòng vốn đảo chiều, giảm áp lực tăng VND , NHNNVN đã nới lỏng biên độ tỷ giá từ ±0.25% lên ±0.5% ngày 02/01/2007 và ±0.75% ngày 24/12/2007.

2.Năm 2008

Năm 2008 được coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử.

Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 - Nguồn: BIDV

a. Giai đoạn đầu (từ 01/01-25/03/2008): Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn

* Diễn biến tỷ giá:

Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD

* Nguyên nhân:

+Thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dương lịch, do đó lượng kiều hối chuyển về nước khá lớn.

+Các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND. Tập trung vào các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu vay USD để phục vụ sản xuất kinh doanh…Các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD.

+ Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (tháng 12/2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008.

b. Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07/2008): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.

* Diễn biến tỷ giá:

Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần, còn trên thị trường tự do cao hơn khoảng 100-150 đồng, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/-2%(27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi.

* Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả DN xuất và nhập khẩu đến hạn cao; Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế.

+ Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán trái phiếu Chính phủ khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD).

+ Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ bán lại trên thị trường.

c. Giai đoạn 3 (từ 17/07 – 15/10/2008): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn.

* Diễn biến tỷ giá

Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11.

* Nguyên nhân

+ Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng. Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.

+ NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn.

d. Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến hết năm 2008): Tỷ giá USD tăng trở lại.

* Diễn biến tỷ giá

Tỷ giá USD/VND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ.Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá.Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD.

* Nguyên nhân

+ Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu USD/ngày).

+ Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán chính).

+ NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu.

3.Năm 2009

Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên thị trường tự do tiến sát mức 18000đồng/USD. Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là dương trong 4 tháng đầu năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự nắm giữ ngoại tệ.

a. Giai đoạn 1 (từ 01/01  24/11/2009): Tỷ giá liên tục tăng

* Diễn biến tỷ giá

Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do.Cụ thể:

-Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá liên ngân hàng dao động trong khoảng 17.450  - 17.700 đồng/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200 đồng,còn tỷ giá tự do cao hơn tỷ giá liên ngân hàng khoảng 100 đồng

-Từ tháng 4 đến tháng 9 :tỷ giá trên 2  thị trường dao động trong khoảng 18.180 - 18.500 đồng/USD.

-Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 – 19.300đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD trên thị trường tự do và 19.750 đồng/USD trên thị trường liên ngân hàng.

* Nguyên nhân

+ Hiện tượng nắm giữ ngoại tệ chờ giá lên của người dân

+ Có hiện tượng DN vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Chính lượng đặt mua nhiều của DN khiến cầu ngoại tệ tăng. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả DN và người dân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ.

+ Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN bằng tiền đồng, do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính phủ nên một số DN có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực không mong muốn khi triển khai gói kích cầu.

+ Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác như: thâm hụt cán cân thương mại lớn các tháng cuối năm 2008, yếu tố tin đồn ,…

b. Giai đoạn 2 (từ 25/11 đến hết năm 2009)

* Diễn biến tỷ giá

Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 đồng /USD

* Nguyên nhân

Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến động.

4.Năm 2010

a. Giai đoạn tháng 1-giữa tháng 2/2010

* Diễn biến tỷ giá

Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1.2010 lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa tháng 2/2010.

* Nguyên nhân:

- Nguồn cung USD có thể sẽ tăng khá từ các nguồn: Từ nước ngoài, lượng USD vào nước ta sẽ tăng khá so với năm trước, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp (thực hiện tháng 1 tăng 33,3%);

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trước cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục; Vốn đầu tư gián tiếp khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trên thị trường chứng khoán;

- Nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nước ngoài gia tăng; Nguồn thu từ khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng 20,4%); Kim ngạch xuất khẩu chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương…Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị trường tự do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể.

- Từ cuối năm 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp “vượt trước ngăn chặn” với nhiều động thái để giảm sức ép tăng tỷ giá, như: Tăng tỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ giao dịch từ ±5% xuống còn ±3%; Yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng; Bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại có trạng thái dưới 5%; Hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi USD…

b. Giai đoạn từ giữa tháng 2/2010 đến cuối năm

* Diễn biến tỷ giá:

 Tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000 đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD) và đang có xu hướng giảm do nhưng chính sách tích cực từ phía NHNN.

Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng  tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD.

* Nguyên nhân:

- Ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành thông tư hướng dẫn việc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó.

- Ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường.

- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư số  03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là một “cú hích” mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4% - 4,5%/năm. Quy định này được bình luận là đặt các tổ chức đó vào thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.

- Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm 2010, lên từ 15% - 17%, thậm chí 18%/năm…, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% - 9%/năm. Chênh lệch này khiến một bộ phận doanh nghiệp chọn “đường vòng” vay USD rồi bán lại lấy vốn VND, tăng cung ngoại tệ cho thị trường.Ngoài chênh lệch lãi suất lớn, lựa chọn này được hỗ trợ bởi kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định, hoặc rủi ro biến động không quá lớn trong kỳ vay vốn.Thực tế, tỷ giá USD/VND gần như cố định kể từ tháng 2 đến nay.

- Ngày 15/12/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu

5. Năm 2011

Năm 2011 được đánh giá là năm thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá

a.Quý I:

                          -  Hoạt động của NHTW

Điều chỉnh tăng 9,3% tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 18.932 lên mức 20.693 VND/USD áp dụng tại ngày 11/02/2011 và thu hẹp biên độ ấn định tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ ± 3% xuống ± 1%;

Nguyên  nhân chủ yếu của lần tăng tỷ giá mạnh tay này là:

Tình trạnh lạm phát cao kéo dài và không có dấu hiệu giảm nhiệt đã gây tâm lý găm giữ đô làm cho giá đô trợ đen tăng cao và khoảng cách vớiniêm yết của NHTW do đó NHTW buộc phải tăng tỷ giá.

Tiếp đó thâm hụt ngân sách lớn và lượng dự trữ ngoại tệ cạn kiệt buộc NHTW phải thực hiện việc hạn chế nhập khẩu.

-         Ảnh hưởng tới NHTM      

            Tín dụng bằng ngoại tệ tăng 12,06%

Đã có biến tích cực trên thị trường ngoại hối, tỷ giá dần ổn định, thanh khoản ngoại tệ được cải thiện, đặc biệt sau khi Bộ Công an triển khai các biện pháp quyết liệt chống hoạt động kinh doanh ngoại tệ bất hợp pháp, thị trường tự do đã tạm ngừng hoạt động. Tính đến ngày 24/3/2011, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 20.688 VND/USD; tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại ở mức 20.885-20.890 VND/USD.

b.      Quý II:

                           Việc điều chỉnh tỷ giá ngày 11/2 thì đến đầu  tháng 4 mới có dấu hiệu bình ốn.  Cùng với sự điều chỉnh trên, dấu hiệu đó còn là kết quả của một loạt các giải pháp của NHNN triển khai. Đó là cơ chế áp và siết chặt lãi suất huy động USD, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do..Thêm vào đó, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vố chuyển đổi cho thị trường; sự chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các ngân hàng thương mại khi chênh lệch lãi suất cho vay quá hấp dẫn với khoảng 300% càng tạo cung cho thị trường

                        Nhìn vào biểu đồ có thể thấy sang đến đầu tháng 4, tỷ giá lao dốc liên tục  từ 19/4 đến 28 /4 giá USD từ 20940 VNĐ rơi xuống còn 20590 VNĐ. Và kể từ sau đo, mốc ngày 29/4 đánh dấu “ nửa sau bình yên” của tỷ giá.

Từ 29/4 và sau đó.NHNN liên tục mua vào.Trạng thái dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện mạnh và nhanh chóng.

Từ đầu tháng 5, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ từ 4% sẽ tăng lên 6% trên tổng số dự tiền gửi.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ từ 12 tháng trở lên là 4% (mức cũ 2%).

Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đôla Mỹ của cá nhân tại TCTD là dưới 3%/năm, còn tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức vẫn ở mức 1%/năm.

c. 2 quý cuối năm 2011

Ngày 7/9/ 2011, sau cuộc họp hội nghị ngành, một thông điệp được gửi đi là tỷ giá từ giờ đến cuối năm sẽ được điều chỉnh không qúa 1%. Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ý lo ngại cam kết của thống đốc rất khó thực thi do áp lực lên tỷ giá quá lớn vào những tháng cuối năm khi hiện tượng nhập siêu tăng mạnh, cán cân thanh toán tổng thể âm, lãi suất VND giảm sẽ khiến người dân chuyển từ VND sang USD...

Tuy nhiên, những con số thống kê công bố cho thấy.thực tế không diễn biến như nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại. Tỷ lệ nhập siêu chỉ bằng khoảng 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với con số 18% mà Quốc hội đưa ra, cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 ước thặng dư khoảng 2,5 tỷ USD, so với mức thâm hụt 3,07 tỷ USD của năm 2010, lãi suất VND vẫn giữ ở mức cao 14%/năm.

Và NHNN đã giữ vững được cam kết này cho đến tận những ngày cuối năm Dù trong thời gian này có những chuỗi tăng giá dồn dập 14 lần liên tiếp của tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong tháng 10

Thị trường ngoại hối những tháng cuối năm luôn trong trạng thái bình ổn. Sau những lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng một cách linh hoạt, tỷ giá trần của các ngân hàng thương mại giữ vững ở mức 21.036 VNĐ/USD. Trong khi đó giá USD tự do mua vào ngày 26/12 mua vào – bán ra ổn định ở 21270-21300 VNĐ/ USD, cao hơn tỷ giá ngân hàng 300 đồng

Tóm lại trong giai đoạn từ năm 2008 tới nay trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu có những ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam,chúng ta đã có những điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ cũng như các ngoại tệ khác.Việc nới lỏng biên độ dao động tỷ giá giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường đã được thực hiện. Đặc biệt là lần đầu tiên điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm nhẹ giá trị của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ vào năm 2010 trong điều kiện thị trường có chiều hướng ổn định với 1 USD= 19.100 VNĐ để tỉ giá chính thức sát hơn với tỉ giá thị trường  1USD= 19.420 VND .Việc điều chỉnh này đã triệt tiêu dần khoảng cách giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá được hình thành tự do trên thị trường để hạn chế những biến động của tỉ giá hoặc nạn đầu cơ dựa vào tỉ giá

Năm 2008, sáu tháng đầu năm vẫn là mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trước hậu quả to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra đối với nền kinh tế thế giới, cùng những tác động bất lợi đến kinh tế trong nước, Chính phủ đã chuyển hướng mục tiêu từ kiểm soát lạm phát sang ngăn ngừa suy giảm kinh tế vào 6 tháng cuối năm.

Năm 2009 và 2010, vẫn tiếp tục mục tiêu phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bền vững.

Tóm lược chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2010

Để thực hiện mục tiêu của mình ngoài việc can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng dự trữ chính thức, Chính phủ còn sử dụng một loạt các công cụ pháp lý khác như:

+ Dự trữ bắt buộc

Từ nửa đầu năm 2008, ngân hàng nhà nước đã 2 lần điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ từ 8% lên 10% tháng 7 năm 2007 và 10% lên 11% tháng 2 năm 2008. Đây đều là những thời điểm mà chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng mạnh, nhập siêu lớn và dòng vốn FDI cũng như kiều hối đổ về nước nhiều.

Quyết định điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ của NHNN đã làm giảm nguồn cung ngoại tệ của các NHTM ra thị trường. Mặt khác, tăng dự trữ bắt buộc cũng góp phần làm tăng chi phí đầu vào của các NHTM kéo theo sự gia tăng lãi suất cho vay ngoại tệ qua đó tác động làm giảm cầu vốn ngoại tệ trên thị trường. Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ cao hơn so với nội tệ cũng khuyến khách hàng vay vốn bằng VND.Đồng thời, việc duy trì hoặc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ sẽ có tác dụng tích cực hơn trong việc chống lạm phát.

Tháng 3 năm 2009, NHNN quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ xuống còn 7%. Trong bối cảnh thị trường ngoại tệ đang căng thẳng, quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc  đã tạo  điều kiện cho các Ngân hàng giảm lãi suất cho vay USD qua  đó khuyến khích khách hàng vay bằng USD.

Tuy nhiên, việc NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ lớn hơn nội tệ (7% và 5%) làm cho lãi suất vay VND vẫn hấp dẫn hơn đối với các doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc không có tác dụng nhiều trong việc điều hòa cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

+ Quy định biên độ xác định tỷ giá kinh doanh

Việc liên tiếp tăng biên độ giao dịch tỷ giá trong bối cảnh VND tăng giá so với USD và USD rớt giá so với các ngoại tệ khác trên thế giới đã làm cho tỷ giá VND/USD chịu thêm áp lực tăng giá. Trên thực tế từ tháng 12 năm 2007 đến đầu tháng 4 năm 2008 VND trên thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng đều tăng giá qua đó góp phần giảm bớt giá trị nhập siêu. Tuy nhiên đi kèm với việc nới rộng biên độ tỷ giá, như đã đề cập ở phần dự trữ bắt buộc, NHNN cũng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ trong thời gian này.

Tháng 2 tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tháng 3 tăng biên độ tỷ giá cho thấy sự thiếu nhất quán của các công cụ tiền tệ. Cụ thể, tháng 2 năm 2008 NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thêm 1% làm giảm sức ép lên giá của VND và việc tiếp tục điều chỉnh biên độ tỷ giá lên +/-1% nhằm gia tăng áp lực cho VND giảm giá. Nhưng trong bối cảnh USD có xu hướng giảm từ cuối năm 2007 đến thời điểm này thì việc tăng biên độ giao dịch chỉ có tác dụng làm tăng giá VND nhanh hơn. Ngược lại nếu NHNN tăng biên độ tỷ giá để tạo cơ hội cho VND tăng giá nhằm giảm bớt áp lực nhập siêu thì giữa công cụ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá đã có mâu thuẫn.

Đầu năm 2008, biến  động tỷ giá lại tương tự như những tháng  đầu năm 2007.  NHNN đã 3 lần điều chỉnh biên độ xác định tỷ giá kinh doanh từ +/- 0.75% lên +/- 1%, +/-2% rồi +/-3%.Tuy nhiên tỷ giá vẫn luôn bị cứng nhắc.Quý 1 năm 2008, trước tình hình VND tăng giá so với USD, NHNN đã phải điều chỉnh giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá vào cuối tháng 3/2008 là 15.960 VND/USD so với mức 16091 VND/USD vào cùng kỳ tháng 1/2008, đồng thời nâng biên độ giao dịch lên mức ±1%.Lúc này, hấu hết NHTM phải mua bán tại mức giá sàn, thậm chí tỷ giá tại thị trường tự do thấp hơn giá giao dịch tại thị trường chính thức. Tỷ giá giảm một lần nữa tác động xấu đến cán cân thương mại. Sang quý 2 năm 2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 16541 VND/USD vào cuối tháng 6/2008, tỷ giá giao dịch tại các NHTM lại đụng trần, tỷ giá trên thị trường tự do tăng tới mức 19,400 VND/USD (giữa tháng 6/2008), khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen lên tới trên 2000 đồng.

Để khắc phục tình trạng căng thẳng ngoại tệ như đã nói trên, ngày 24 tháng 3 năm 2009 NHNN đã quyết định mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD từ +/-3% lên mức +/-5% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng.  Sau khi biên độ giao dịch tỷ giá được điều chỉnh lên mức +/-5%, các NHTM đã điều chỉnh tỷ giá lên mức kịch trần, thu hẹp được khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và thị trường qua đó thu hút được một lượng  khách hàng bán lại USD cho mình và hạn chế tình trạng chảy máu ngoại tệ ra khỏi ngân hàng, khắc phục một phần nào tình trạng thiếu cung ngoại tệ.Với một loạt các điều chỉnh về biên độ cũng như lãi suất ngoại tệ phối hợp cùng các biện pháp khác, thị trường ngoại tệ  đã bắt  đầu có dấu hiệu bình  ổn. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm tình trạng căng thẳng ngoại tệ lại bùng lên.Những diễn biến kinh tế tiêu cực này đã làm cho thị trường ngoại tệ căng thẳng trở lại bất chấp những nỗ lực từ đầu năm của Chính phủ.

Trước tình hình này, ngày 26 tháng 11năm 2009, NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá công bố lên 17961VND/USD,đồng thời cũng thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% xuống còn +/-3%. Lãi suất cơ bản tăng từ 7% lên 8%. Lãi suất chiết khấu tăng từ 5 lên 6%. Các biện pháp này được áp dụng nhằm giảm lượng tín dụng lưu thông trên thị trường, hướng tới ổn định đồng bạc Việt Nam.Đây là một sự can thiệp mạnh của NHNN vào tỷ giá với kỳ vọng có thể thu hẹp khoảng cách tỷ giá chính thức và tự do, qua  đó bình  ổn thị trường. Tuy nhiên các biện pháp này được đưa ra quá muộn và trong hoàn cảnh các ngân hàng vẫn thiếu nguồn cung USD buộc một số doanh nghiệp phải mua USD ngoài thị trường tự do nên các điều chỉnh trên vẫn chưa có tác dụng hạ nhiệt thị trường ngoại tệ trong năm 2009.

Năm 2009, thị trường ngoại tệ diễn biến hết sức căng thẳng. Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết là dòng vốn nước ngoài như FDI, FII, ODA, kiều hối đều giảm do nền kinh tế toàn cầu suy giảm vì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nguyên nhân góp phần đáng kể căng thẳng USD trong giai đoạn này là tác động tiêu cực của gói kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ.Với chính sách này, lãi suất vay VND giảm một cách tương đối so với vay USD. Các doanh nghiệp nhập khẩu thay vì vay USD đã tăng cường vay VND sau đó mua USD thanh toán hàng nhập khẩu. Điều này làm tăng cầu vốn bằng VND và làm khan hiếm USD trong nền kinh tế. Trong khi đó, nguồn cung USD từ các doanh nghiệp xuất khẩu lại hạn chế. Do kỳ vọng USD tăng giá nên các nhà xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản. Cung USD giảm, cầu USD tạo áp lực tăng tỷ giá.Trước tình thế này, NHNN quyết định nâng biên độ giao dịch lên mức ±5% (24/3/2009) và sau đó giảm xuống ± 3% (26/11/2009). Tỷ giá mua bán niêm yết tại các NHTM luôn trong tình trạng bằng nhau và  tăng kịch trần biên độ cho phép. Tỷ giá BQLNH trong suốt 9 tháng đầu năm 2009 được NHNN giữ gần như là cố định, tỷ giá BQLNH cuối tháng 9/2009 chỉ tăng 0.08% so với cuối tháng 1/2009. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do liên tục tăng mạnh, ba tháng cuối năm 2009, hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do nóng nhất từ trước tới nay, thời điểm giữa tháng 11, tỷ giá được điều chỉnh hàng giờ. Khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen trong thời gian này lớn, trung bình khoảng 1,500 VND/USD.

Năm 2010, USD lại tiếp tục căng thẳng, giá mua bán USD tại các NHTM luôn chạm trần. Sau một thời gian dài không điều chỉnh tỷ giá BQLNH, ngày 11/2/2010, NHNN đã bất ngờ tăng giá USD 3%. Mặc dù tăng tỷ giá nhưng áp lực về cầu USD vẫn không giảm. Tình trạng găm giữ ngoại tệ vẫn không suy giảm. Nhiều NHTM không cân đối  được nguồn ngoại tệ đã buộc phải thương lượng giá với bên cung rồi cộng thêm khoản phí vào giá bán USD cho người có nhu cầu mua ngoại tệ. Tỷ giá bị chèn ép.Ngày 17.8.2010, lần thứ hai trong năm, NHNN điều chỉnh USD tăng 2%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.544 đã tăng lên 18.932 VND/USD. Các NHTM được phép mua bán USD ở mức giá 19500 VND/USD, tăng 400VND/USD so với ngày 17.8.10.Việc tỷ giá được điều chỉnh một cách bất ngờ và nhát ngừng đã thành viên thị trường thêm hoang mang, và không làm “giảm nhiệt” thị trường ngoại tệ. Cuối năm 2010, khi các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô không khả quan như gia tăng tỷ lệ lạm phát, nợ nược ngoài, nợ công, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối quốc gia suy giảm, cũng như việc tăng giá vàng trên thị trường Thế giới đã tạo áp lực lên tỷ giá. Hiện tượng các doanh nghiệp tự thỏa thuận giá mua bán ngoại tệ vượt mức trần cho phép đã trở thành phổ biến. Tỷ giá thị trường tự do có thời điểm đạt trên 21.500 VND/USD, lệch 2.000 VND/USD so với tỷ giá chính thức

Số liệu thống kê cho thấy, từ tháng 6/2008 đến cuối 2010, Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng

- Ngày 11/6/2008, điều chỉnh lên 16.461 VND/USD (+1,99%).

- Ngày 25/12/2008, điều chỉnh lên 16.989 VND/USD(+ 3%)

- Ngày 26/12/2009, điều chỉnh lên 17.961 VND/USD (+ 5,44%).

- Ngày 11/2/2010, điều chỉnh lên 18.544 VND/USD (+ 3,36%).

- Ngày 18/8/2010, điều chỉnh lên 18.932 VND/USD (+ 2,09%)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro