cs ty gia

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cơ chế điều tiết tỷ giá ở Việt Nam hiện nay là cơ chế thả nổi có điều tiết. Theo đó, hàng ngày Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng của đồng Việt nam với đồng đô la Mỹ. tỷ giá này được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Như vậy, NHNN đã không chủ quan trực tiếp ấn định mà chỉ thông báo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng mà tỷ giá này là do cung cầu trên thị trường liên ngân hàng quyết định. Trên cở sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh theo quy tắc:

Tỷ giá kinh doanh= tỷ giá bình quân liên ngân hàng * (1+ biên độ giao dịch)

 Điều hành việc điều hành tỷ giá của NHNN VN từ 2005 đến nay. Giải thích các yêu tố tác động đến cs tỷ giá của NHTW:

Hiện nay, VN theo đuổi chính sách tỷ giá linh hoạt, với biên độ dao động chưa đáng kể, chưa đủ thích ứng với môi trường bên ngoài. tỷ giá linh hoạt với biên độ dao động nhỏ. NHNN đã 2 lần điều chỉnh nhẹ biên độ vào năm 2007, 3 lần điều chỉnh vào năm 2008 và 2 lần vào năm 2009. Theo đó, tỷ giá ngày càng được nới lỏng, điều chỉnh theo định hướng thị trường.

1.      Năm 2007, đã có những biến động lớn trong chính sách điều hành tỷ giá của NHNN:

-          Ngày 2/1/2007, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá ngoại tệ từ 0.25% lên 0.5% so với tỷ giá liên ngân hàng.

-            Trong 2 ngày 2 và 3/1/2007, NHNN  đã mua ngoại tệ của các NHTM với số lượng nhiều hơn nhằm giảm bớt  trình trạng thừa USD trên thị trường, Ước tính trong 2 ngày, NHNN đã mua vào trên 140 triệu USD

-            Ngày 24/12/07 NHNN tiếp tục nới rộng biên độ tỷ giá từ 0.5% lên 0.75% nhằm tăng khả năng thanh khoản cho thị trường và tăng cường sự linh hoạt của tỷ giá tron bối cảnh nguồn vốn đổ vào Việt Nam ngày càng lớn, tạo điều kiện cho dòng vốn ra vào nhịp nhàng hơn. Theo NHNN, việc mở rộng biên độ lần này nằm trong chủ trương nhằm tạo điều kiện để nền kinh tế VN thích nghi hơn với mức độ mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới.

2.         Năm 2008:  Kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể do tác động lan truyền của khủng hoảng cho vay bất động sản dưới  chuẩn của Mỹ. Biến động của các luồng vốn đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh đến cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Trong năm năm 2008, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng vốn này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm, gây áp lực tăng giá VND, sau đó có dấu hiệu đảo chiều làm tăng cầu ngoại tệ khi tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao.

Để đối phó với những diễn biến khó lường đó, NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt:

-            Ngày 7/3/08 NHNN nới rộng biên độ tỷ giá từ 0.75% lên 1%

-            Ngày 26/6/08, biên độ giao động tỷ giá đc điều chỉnh lên mức 2% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng.

-            Tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

-            Từ ngày 7/11/2008 biên độ tỷ giá giao dịch đc mở rộng từ mức 2% lên 3%

3.         Năm 2009: tỷ giá usd/vnd tăng mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng trở lại, khan hiếm cục bộ usd, giá vàng sốt nóng, ls ngân hàng lên kịch trần…

Chính sách:

-            Tháng 3, biên độ giao dịch đc điều chỉnh từ 3% lên 5%

-            Ngày 26/11/2009 tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh lên mốc 17961 đồng, tăng thêm 5.44% so với hôm trước. Đồng thời biên độ tỷ giá giảm từ 5% xuống còn 3%. Tính chung cả việc tăng tỷ giá liên ngân hàng và giảm biên độ, đưa trần tỷ giá kinh doanh tại các ngân hàng thương mại  lên 18500 đồng

-            Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường tự do vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của NHNN. Vì khó nới biên độ tỷ giá lên cao hơn nữa, NNHN sử dụng phương án kết hối ngoại tệ. Theo đó, NHNN sẽ yêu cầu một vài tổng công ty lớn bán ngoại tệ cho ngân hàng.

4.         Từ đầu năm 2010 đến nay

-            Ngày 10/2/2010, NHNN quyết định tỷ giá giứa VND và USD liên ngân hàng. Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng điều chỉnh từ 17941 lên 18544 đ/usd, tăng khoảng 3,3%

-            Ngày 17/8/2010, nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu, NHNN tiếp tục điều chỉnh tỷ giá BQLNH từ mức 18544 lên 18932, tăng 2%.

Việc điều chỉnh này có mặt tích cực, nó đã đưa tỷ giá USD của ngân hàng về gần hơn với mức giao dịch của thị trường tự do.

Tuy nhiên, trên thực tế, song song với việc điều chỉnh giá USD của các ngân hàng, giá USD trên thị trường tự do cũng tăng cao tương ứng. Mặc dù đã điều chỉnh giá mua USD lên mức rất cao, các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua đồng tiền này.

Điều chỉnh tỷ giá chỉ là một trong giải pháp nhằm giảm áp lực cầu ngoại tệ ở Việt Nam, điểm mấu chốt ở đây là tỷ giá khó có thể ổn định được lâu dài nếu Việt Nam không kiểm soát được tốc độ nhập siêu quá lớn, vấn đề này không thể giải quyết trong thời gian ngắn, về lâu dài, phải tính đến trong bài toán tái cơ cấu nền kinh tế. Hay nói cách khác, một mình chính sách tiền tệ không thể giải quyết được vấn đề cung cầu ngoại tệ và ổn định tỷ giá, mà phải đặt trong vấn để tổng thể nền kinh tế và vấn đề đồng bộ của chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

Tỷ giá cũng khó có thể ổn định trong quốc gia có tình trạng đô la hóa cao

Về dài hạn, tỷ giá ở Việt Nam vẫn phụ thuộc vào các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ cấu của kinh tế và diễn biến của thị trường tài chính quốc tế

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro