CSSKSS2a - Cham soc truoc de

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN

PHẦN II: LÀM MẸ AN TOÀN

A. CHĂM SÓC TRƯỚC ĐẺ

Nguyễn Đức Nhân 2007

------------------------------

PHẦN II: LÀM MẸ AN TOÀN

A. CHĂM SÓC TRƯỚC ĐẺ

Tư vấn cho phụ nữ có thai

Tư vấn cho phụ nữ có thai là quá trình giao tiếp trao đổi giúp họ xác định được những nhu cầu về bảo vệ thai nghén, từ đó đi đến quyết định về những hành động thích hợp nhất có lợi cho sức khỏe mẹ và con.

1. Những nội dung tư vấn

Mọi phụ nữ có thai đều cần được tư vấn, đặc biệt cần quan tâm đến những trường hợp sau đây:

Có thai lần đầu.

Ðẻ từ 4 lần trở lên.

Thai ngoài ý muốn, bị hiếp dâm.

Thai ngoài giá thú.

Hiếm, muộn.

Tiền sử sẩy thai liên tiếp, đẻ non, đẻ con dị dạng, thai chết lưu, có sẹo mổ cũ ở tử cung.

Thất nghiệp, nghèo đói.

Ma tuý, nghiện rượu.

HIV, AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình.

Vùng sâu, vùng xa, nơi có phong tục đẻ tại nhà.

1.1. Có thai lần đầu

Tư vấn về dinh dưỡng (thường có tâm lý sợ ăn nhiều, con to), về lợi ích của khám thai sớm, khám định kỳ theo hẹn, dự kiến ngày đẻ, chuẩn bị đầy đủ cho mẹ và con khi đẻ, dự kiến nơi đẻ, người đỡ đẻ và cả người nhà chăm sóc, chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, tư vấn về sinh hoạt tình dục.

1.2. Ðẻ từ 4 lần trở lên

Tư vấn về dinh dưỡng, nguy cơ ngôi bất thường, chuyển dạ kéo dài, chảy máu trong giai đoạn sổ rau vì dễ bị đờ tử cung.

Tư vấn về lợi ích của khám thai định kỳ để phát hiện nguy cơ và chuyển tuyến.

1.3. Với thai ngoài ý muốn

Nếu muốn đình chỉ thì khi nào là thích hợp, nếu để thai phát triển phải có trách nhiệm đầy đủ của gia đình.

1.4. Với thai ngoài giá thú

Cho thai phụ biết các lựa chọn. Nếu quyết định không đình chỉ thai nghén, tư vấn về trách nhiệm làm mẹ khi sinh con.

1.5. Các trường hợp hiếm muộn, sẩy liên tiếp, tiền sử dị dạng, thai chết lưu, đẻ khó, có sẹo mổ cũ ở tử cung

Nên tư vấn về sự cần thiết chuyển tuyến.

1.6. Với người thất nghiệp, nghèo đói, mù chữ

Cần bàn biện pháp giúp đỡ để có thể đảm bảo đủ dinh dưỡng khi có thai và các chi phí khi sinh đẻ.

1.7. Với những người ở vùng sâu, vùng xa

Phải tư vấn kỹ về việc chuẩn bị đầy đủ phương tiện, khi cần chuyển tuyến (hoặc đến bệnh viện sớm trước ngày dự định đẻ)

1.8. Tư vấn về kế hoạch hoá gia đình, về nuôi con bằng sữa mẹ

Nếu có điều kiện cũng nên tiến hành từ khi còn mang thai.

1.9. ở những nơi có tập tục đẻ tại nhà

Tư vấn về lợi ích của đẻ tại cơ sở y tế, do người đã được đào tạo đỡ.

1.10. Những trường hợp bạo hành với thai phụ

Cần tư vấn cho gia đình về nhiệm vụ bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

1.11. Ðối với những bà mẹ nghiện hút

Tư vấn về các nguy cơ có thể xảy ra đối với đứa trẻ, giới thiệu nơi có thể chăm sóc ở tuyến trên, hướng dẫn cách phòng tránh hoặc hạn chế nguy cơ và biến chứng. Tư vấn thử HIV cho mọi bà mẹ nếu có thể.

1.12. Ðối với trường hợp nghi HIV (+)

Tư vấn và chuyển tuyến trên.

1.13. Trường hợp bị hiếp dâm

Ðộng viên người phụ nữ và thảo luận vấn đề phá thai.

2. Những việc cần làm

Thái độ vui vẻ thân mật, thông cảm.

Nắm vững nội dung tư vấn, thông tin chính xác.

Kiên trì giải thích.

3. Những việc cần tránh

Phê phán, gò ép, chỉ trích.

Dùng lời khuyên quá chung chung.

Ðưa các thông tin không phù hợp với trình độ thai phụ.

------------------------------

PHẦN II: LÀM MẸ AN TOÀN

A. CHĂM SÓC TRƯỚC ĐẺ

Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trước đẻ

1. Phần hỏi

1.1. Bản thân

Họ và tên.

Tuổi.

Nghề nghiệp, điều kiện lao động: tư thế làm việc ngồi hay đứng, chế độ nghỉ ngơi, có tiếp xúc độc hại không.

Ðịa chỉ (chú ý vùng sâu, xa).

Dân tộc (chú ý dân tộc thiểu số).

Trình độ văn hóa.

Ðiều kiện sống, kinh tế (đói nghèo...).

1.2. Sức khỏe

1.2.1. Hiện tại

Hiện mắc bệnh gì, nếu có, mắc bệnh từ bao giờ, diễn biến thế nào, đã điều trị gì, kết quả điều trị, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đang dùng thuốc gì.

1.2.2. Tiền sử

Mắc những bệnh gì? Lưu ý những bệnh phải nằm viện, phải mổ, phải truyền máu, các tai nạn, dị ứng, nghiện rượu, thuốc lá, ma tuý, các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tâm thần, nội tiết, rối loạn đông máu, thận.

1.3. Gia đình

Sức khỏe, tuổi bố mẹ, anh chị, còn sống hay đã chết. Nếu chết, cho biết lý do. Có ai mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, lao, bệnh LTQÐTD/HIV/AIDS, sốt rét, sinh đôi, đẻ con dị dạng, dị ứng.

1.4. Kinh nguyệt

Chu kỳ có đều không, số ngày hành kinh.

Kinh cuối từ ngày... đến ngày... (không hỏi mất kinh tháng nào).

1.5. Tiền sử hôn nhân

Lấy chồng năm bao nhiêu tuổi.

Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, sức khỏe, bệnh tật của chồng.

1.6. Tiền sử sản khoa

Ðã có thai bao nhiêu lần, ghi theo 4 số:

Số thứ nhất là số lần đẻ đủ tháng.

Số thứ hai là số lần đẻ non.

Số thứ ba là số lần sẩy thai hoặc nạo phá thai.

Số thứ tư là số con hiện sống

Ví dụ: 2012: đã đẻ đủ tháng 2 lần, không đẻ non, 1 lần sẩy, hiện 2 con sống.

Với từng lần có thai:

Tuổi thai khi kết thúc.

Nơi đẻ: bệnh viện, trạm xá, tại nhà, đẻ rơi.

Thời gian chuyển dạ.

Cách đẻ: thường, khó (foóc-xép, giác hút, mổ lấy thai ...).

Các bất thường:

Khi mang thai: ra máu, tiền sản giật.

Khi đẻ: ngôi bất thường, đẻ khó.

Sau đẻ: băng huyết, nhiễm khuẩn.

Cân nặng con khi đẻ.

Giới tính con.

Tình trạng con khi đẻ ra: khóc ngay, ngạt, chết ...

1.7. Hỏi về tiền sử phụ khoa

Có điều trị vô sinh, điều trị nội tiết, có các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, đốt cổ tử cung (đốt nhiệt, đốt điện, Laze) các khối u phụ khoa, sa sinh dục, các phẫu thuật phụ khoa.

1.8. Hỏi về các biện pháp tránh thai đã dùng

Loại biện pháp tránh thai

.

Thời gian sử dụng của từng biện pháp.

Lý do ngừng sử dụng.

Biện pháp tránh thai dùng ngay trước lần có thai này (nếu có dùng, tại sao mang thai).

1.9. Hỏi về lần có thai này

Các triệu chứng nghén.

Ngày thai máy.

Sụt bụng: xuất hiện 1 tháng trước đẻ, do đầu chuẩn bị lọt.

Các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, dịch tiết âm đạo tăng.

Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, ăn kém ngon (dấu hiệu thiếu máu).

Nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị, nôn mửa (dấu hiệu tiền sản giật).

1.10. Dự tính ngày sinh theo ngày đầu kinh cuối

Tính đúng 40 tuần kể từ ngày đầu kinh cuối.

Theo dương lịch, lấy ngày đầu kinh cuối cộng 7, tháng cuối cộng 9 (hoặc trừ 3 nếu tổng số lớn hơn 12).

Thí dụ: Ngày đầu kinh cuối 15/9/2000.

Ngày dự kiến đẻ 22/6/2001.

Nếu có bảng quay tính ngày dự kiến đẻ thì càng tiện.

Nếu không nhớ ngày đầu kỳ kinh cuối thì cần dựa vào thời điểm thai máy và chiều cao tử cung.

Nếu sản phụ không nhớ ngày dương lịch, chỉ nhớ ngày âm lịch thì cán bộ y tế dựa vào lịch mà chuyển ngày âm sang ngày dương

2. Khám toàn thân

Ðo chiều cao cơ thể (lần khám thai đầu).

Cân nặng (cho mỗi lần khám thai).

Khám da, niêm mạc, đánh giá có phù hoặc thiếu máu hay không (cho mỗi lần khám thai).

Ðo huyết áp (cho mỗi lần khám thai).

Khám tim phổi (cho mỗi lần khám thai).

Khám vú (cho mỗi lần khám thai).

Khám các bộ phận khác khi có dấu hiệu bất thường.

3. Khám sản khoa

3.1. Ba tháng đầu

Nắn trên mu xem đã thấy đáy tử cung.

Xem có vết sẹo mổ bụng.

Ðặt mỏ vịt xem cổ tử cung có viêm không nếu nghi ngờ viêm nhiễm đường sinh dục.

Chỉ thăm âm đạo nếu các dấu hiệu có thai chưa rõ, cần xác định thêm.

3.2. Ba tháng giữa

Ðo chiều cao tử cung.

Nghe tim thai khi đáy tử cung đã đến rốn.

Cử động thai, số lượng thai, tình trạng ối.

3.3. Ba tháng cuối

Tốt nhất nên khám thai mỗi tháng một lần.

Ðo chiều cao tử cung/ vòng bụng.

Nắn ngôi thế.

Nghe tim thai.

Ðánh giá độ xuống của đầu (trong vòng 1 tháng trước dự kiến đẻ).

Cử động thai, số lượng thai, tình trạng ối.

4. Thử Protein nước tiểu và huyết sắc tố

4.1. Thử Protein nước tiểu

Lấy nước tiểu buổi sáng, giữa dòng.

Dùng que thử Protein (so với gam màu mẫu) hoặc dùng phương pháp đốt.

Thử nước tiểu cần làm cho mọi thai phụ vào mỗi lần thăm thai.

Nếu có sẵn que thử, nên hướng dẫn thai phụ tự làm.

4.2. Thử huyết sắc tố

Thử huyết sắc tố bằng huyết sắc kế Sali hoặc bằng giấy thử

Tại tuyến huyện, xã có trang bị phải thử thêm Hematocrit, HIV và giang mai

5. Tiêm phòng uốn ván

Xem bài Tiêm phòng uốn ván.

6.Cung cấp thuốc thiết yếu

Thuốc sốt rét (vùng sốt rét lưu hành)

Viên sắt/folic:

Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày.

Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng từ liều dự phòng lên liều điều trị 2 - 3 viên/ngày.

Việc cung cấp viên sắt cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu. Kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp trong các lần khám thai sau.

7. Giáo dục sức khỏe

7.1. Dinh dưỡng

Lợi ích của dinh dưỡng tốt:

- Ít mắc bệnh.

- Giảm thiếu máu khi có thai.

- Con không bị nhẹ cân.

- Thường đẻ đủ tháng.

- Ít phải can thiệp vì thai diễn biến bình thường.

- Hồi phục nhanh sau đẻ.

- Trẻ sẽ phát triển tốt.

- Ðủ sữa cho con bú.

Nếu dinh dưỡng kém.

- Mọi sự sẽ ngược lại.

- Con chậm phát triển về thể lực và trí tuệ.

Chế độ ăn khi có thai.

- Lượng tăng ít nhất 1/4 (tăng số bữa ăn).

- Tăng chất: đảm bảo cho sự phát triển của mẹ và con (thịt, cá, tôm, sữa, trứng, đậu lạc, vừng, dầu ăn, rau quả tươi).

- Không nên ăn quá mặn, thay đổi món để ngon miệng.

- Không nên hút thuốc lá, uống rượu.

- Không nên uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc.

- Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không nên dùng thuốc xổ.

Nếu có thiếu máu:

Cho thử phân nếu có giun thì cho thuốc tẩy giun (tham khảo bài Thiếu máu)

7.2. Chế độ làm việc khi có thai

Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi, nhưng không quá nặng nhọc, tránh làm ban đêm.

Không làm việc vào tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và để con tăng cân.

Không mang vác nặng trên đầu, trên vai.

Không để kiệt sức.

Không làm việc dưới nước hoặc trên cao.

Không tiếp xúc với các yếu tố độc hại.

Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh

7.3. Vệ sinh khi có thai

Mặc quần áo rộng và thoáng.

Tắm rửa thường xuyên, giữ sạch vú và bộ phận sinh dục hàng ngày.

Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng.

Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Chú trọng ngủ trưa.

Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói.

Tránh bơm rửa trong âm đạo.

8. Kết luận - Dặn dò

8.1. Với thai ba tháng đầu

Hẹn tiêm phòng uốn ván.

Hẹn thăm lần 2.

Thông báo cơ sở y tế gần nhà nhất để nếu cần thì tới.

8.2. Với thai ba tháng giữa

Hẹn thăm lần sau.

Hẹn tiêm phòng uốn ván (nếu chưa tiêm đủ).

8.3. Với thai ba tháng cuối

Hẹn thăm tiếp (nếu có yêu cầu).

Dự kiến ngày sinh, nơi sinh..

Hướng dẫn chuẩn bị các phương tiện cho mẹ và con khi đẻ.

Hướng dẫn các dấu hiệu báo động cần thăm lại ngay như đau bụng, ra huyết và phù nề.

Hướng dẫn cách nằm, cách thở khi chuyển dạ và rặn đẻ.

Hướng dẫn cho con bú ngay sau khi đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh.

9. Chín bước thăm thai

Dưới 12 tuần

- Hỏi: Bản thân, sức khỏe, gia đình. Hôn nhân, hoạt động tình dục. Kinh nguyệt. Tiền sử sản, phụ khoa. Các BPTT đã sử dụng trước khi có thai lần này.

- Khám toàn thân: Ðo chiều cao - Cân nặng - Mạch - Ðo huyết áp - Có phù - Da xanh niêm mạc nhợt, khó thở - Vú - Nghe tim phổi.

- Khám sản khoa: Nắn bụng tìm đáy tử cung. Ðặt mỏ vịt quan sát khi có chỉ định. Chỉ khám âm đạo khi thấy dấu hiệu bất thường.

- Xét nghiệm: Thử Protein niệu. Thử Hb, Hematocrit, HIV và giang mai ở những huyện, xã đã được trang bị.

- Tiêm phòng uốn ván: Hẹn ngày.

- Thuốc: Cung cấp viên sắt/folic. Thuốc phòng sốt rét (ở vùng lưu hành). 3 tháng đầu không cho thuốc tẩy giun.

- Giáo dục vệ sinh thai nghén:

- Ðiền vào sổ, ghi phiếu, điền bảng và hộp quản lý thai

- Thông báo kết quả khám, hẹn thăm lại, dặn dò đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần: Ðánh giá nguy cơ. Hẹn ngày thăm lại.

13 - 27 tuần

- Hỏi: Bụng to dần. Thai máy. Sản phụ có phàn nàn gì.

- Khám toàn thân: Ðo chiều cao. Cân nặng. Mạch. Ðo huyết áp. Có phù. Da xanh niêm mạc nhợt, khó thở. Vú. Nghe tim phổi.

- Khám sản khoa: Cao tử cung. Tim thai.

- Xét nghiệm: Thử Protein niệu. Thử Hb, Hematocrit, HIV và giang mai ở những huyện, xã đã được trang bị.

- Tiêm phòng uốn ván: Mũi 1 - Mũi 2 hoặc tiêm mũi nhắc nhở.

- Thuốc: Cung cấp viên sắt/folic. Thuốc phòng sốt rét (ở vùng lưu hành). Cho thuốc tẩy giun nếu cần thiết.

- Giáo dục vệ sinh thai nghén: Kiểm tra, hướng dẫn bổ sung nếu cần

- Ðiền vào sổ, ghi phiếu, điền bảng và hộp quản lý thai

- Thông báo kết quả khám, hẹn thăm lại, dặn dò đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần: Ðánh giá nguy cơ. Hẹn ngày thăm lại.

28 - 40 tuần

- Hỏi: Thai đạp. Sụt bụng.

- Khám toàn thân: Ðo chiều cao. Cân nặng. Mạch. Ðo huyết áp. Có phù. Da xanh niêm mạc nhợt, khó thở. Vú. Nghe tim phổi.

- Khám sản khoa: Cao tử cung/ vòng bụng. Ngôi thai. Tim thai. Số lượng thai.

- Xét nghiệm: Thử Protein niệu. Thử Hb, Hematocrit, HIV và giang mai ở những huyện, xã đã được trang bị.

- Tiêm phòng uốn ván: Kiểm tra bổ sung cho đủ mũi.

- Thuốc: Cung cấp viên sắt/folic. Thuốc phòng sốt rét (ở vùng lưu hành). 3 tháng đầu không cho thuốc tẩy giun.

- Giáo dục vệ sinh thai nghén: : Kiểm tra, hướng dẫn bổ sung nếu cần

- Ðiền vào sổ, ghi phiếu, điền bảng và hộp quản lý thai

- Thông báo kết quả khám, hẹn thăm lại, dặn dò đến cơ sở y tế gần nhất nếu cần: Ðánh giá nguy cơ. Chuẩn bị cho mẹ và con. Dự kiến ngày sinh, nơi sinh.

10. Sơ đồ chăm sóc trước đẻ

- Lượng giá thai nghén: Hỏi: Bản thân, sức khỏe, gia đình, kinh nguyệt, tình dục, tiền sử sản khoa, tiền sử phụ khoa, các BPTT đã dùng, lần có thai này.

- Giáo dục sức khỏe: Chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc khi có thai, vệ sinh khi có thai, cách khắc phục các khó chịu khi có thai (thể dục), tình dục an toàn, tư vấn chăm sóc sơ sinh, cách cho bú, KHHGĐ sau đẻ, các vấn đề khác nếu có (thuốc lá, rượu, ma túy, HIV).

- Chăm sóc thai nghén: Lập kế hoạch cụ thể cho từng thai phụ: Số lần khám thai, thời điểm khám thai, dự kiến ngày đẻ, nơi đẻ, người đỡ, vai trò hỗ trợ của gia đình và cộng đồng, tiêm phòng uốn ván, cung cấp viên sắt, folic, phòng sốt rét và thiếu Iod (tùy nơi), lượng giá và xử trí nguy cơ, hỗ trợ các vấn đề tâm lý, xã hội, hẹn tái khám.

- Quản lý thai nghén: Đăng ký thai sớm (quý đầu), khám thai ít nhất 3 lần, đủ 4 công cụ quản lý thai nghén: Sổ khám thai, phiếu khám thai, hộp phiếu hẹn, bảng theo dõi.

------------------------------

PHẦN II: LÀM MẸ AN TOÀN

A. CHĂM SÓC TRƯỚC ĐẺ

Quản lý thai nghén

1. Phiếu thăm thai

1.1. Phiếu thăm thai bao gồm

Phần bản thân người có thai.

Phần tiền sử sản khoa.

Phần chăm sóc thai hiện tại.

1.2. Cách sử dụng

Mỗi phiếu dùng cho một lần có thai.

Ghi họ tên, chức vụ người lập phiếu.

1.2.1. Phần bản thân

Ghi 6 yếu tố về bản thân.

Ghi số đăng ký.

Ngày lập phiếu: ghi ngày, tháng, năm dương lịch.

Tuổi: phải ghi rõ số tuổi. Nếu thai phụ 28 tuổi phải ghi rõ 28 sau đó mới đánh dấu √vào ô 18 - 35.

Chiều cao: phải ghi rõ theo đơn vị cm. Nếu thai phụ cao 158cm ghi 158cm sau đó mới đánh dấu √vào ô 145cm trở lên.

1.2.2. Phần tiền sử sản khoa

Số lần đã đẻ. Nếu đã đẻ 2 lần phải ghi 2 cạnh số lần đã đẻ, sau đó mới đánh dấu x vào ô 1 - 3.

Các ô tiếp theo: tùy có hay không mà đánh dấu √vào ô tương ứng.

Phần này giúp phát hiện 14 yếu tố nguy cơ do tuổi, chiều cao và tiền sử sản khoa.

1.2.3. Phần chăm sóc thai nghén hiện tại

Có thai lần thứ (kể cả các lần đã đẻ, nạo, sẩy với lần thai này).

Ðẻ lần thứ (không tính sẩy nạo).

Ngày đầu kinh cuối: là mốc quan trọng để tính tuổi thai và dự kiến ngày đẻ, không nhớ ngày đầu kinh cuối cũng là một yếu tố nguy cơ.

Phần này được thiết kế cho 5 lần khám thai, 3 tháng đầu một lần, 3 tháng giữa một lần, 3 tháng cuối mỗi tháng một lần.

Phần này giúp phát hiện 9 yếu tố nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ này trừ tim thai chỉ nghe được sau tuần 20 và ngôi thai chỉ đánh giá từ tuần 28, các nội dung còn lại đều có thể đánh giá trong suốt thời gian mang thai.

Họ và tên: .......................................

Ngày tháng năm sinh: ...../....../......

Trình độ văn hóa: ..........................

Dân tộc: ..........................................

Họ và tên chồng: ...........................

Tiêm phòng uốn ván:

Lần 1:....../......../...... (ngày tiêm)

Lần 2:....../......../...... (ngày tiêm)

Số đăng ký: ...................................

Ðịa chỉ:

Làng, thôn bản: .................

Xã: ......................................

Huyện: ...............................

Tỉnh: ...................................

Ngày lập phiếu: ...../....../....................

Tuổi khi có thai: 18 - 35 35

Chiều cao: >= 145cm

Tiền sử sản khoa

Số lần sinh 1 - 3 >=4

Kỳ thai vừa qua bị sảy không / có

Thai chết lưu không / có

Sản giật không / có

Chảy máu trước sinh không / có

Băng huyết không / có

Sinh bất thường (đẻ khó) không / có

Mổ tử cung không / có

Mổ lấy thai không / có

Ðẻ con dưới 2500g không / có

Con chết tuần đầu sau đẻ không / có

Tiền sử bệnh tật không / có

Tên bệnh nếu có (tim, phổi, thận...).....

Chăm sóc thai nghén hiện tại

Ngày kinh cuối cùng: ...../......./.....

Có thai lần thứ.......

Dự đoán ngày sinh: ...../....../......

Ðẻ lần thứ...............

Tuổi thai (tháng) 1 - 3 4 - 6 7 8 9

Ngày khám thai

Cân nặng mẹ: Bình thường / Bất thường

Chiều cao tử cung Bình thường / Bất thường

Tim thai: Bình thường / Bất thường

Ngôi thai: Bình thường / Bất thường

Huyết áp: Bình thường / Bất thường

Có phù nề

Da rất xanh

Chảy máu âm đạo

Có protein niệu

2. Bảng theo dõi và quản lý thai sản

Bảng theo dõi và quản lý thai sản là một bảng lớn treo tường có gắn các nhãn ghi thông tin cần thiết về thai phụ theo tháng dự kiến đẻ. Nhãn ghi được gọi là "con tôm".

2.1. Chất liệu, phương tiện

Bảng trắng: bề ngang ít nhất 150cm, cao ít nhất 120cm hoặc dùng giấy trắng khổ to ghép thành bảng theo kích thước cần thiết (tùy số lượng đẻ hàng năm).

Bút dạ: loại không xóa được để kẻ và ghi các chi tiết cố định, loại xóa được để ghi các diễn biến.

Tôm theo dõi thai: kích thước "tôm" tùy theo bảng. Nếu bảng 150 x 120cm thì tôm có thể là 8 x 12cm.

2.2. Cách làm bảng

Bảng có 13 cột dọc, cột đầu là địa chỉ (thôn, xóm, tổ sản xuất) 12 cột sau là các tháng ghi từ tháng 1 đến tháng 12.

Các ô ngang, mỗi thôn một ô.

Dưới các thôn là ô cộng tháng. Sau khi đã sinh, tôm được bóc ra và chuyển xuống ô sau đẻ phía dưới để theo dõi và chăm sóc sau đẻ.

Bảng theo dõi và quản lý thai sản

Xã: .................................. Năm: 2007

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1

2

3

4

5

Tổng số

Sau đẻ

2.3. Cách làm tôm

Tốt nhất dùng giấy tự dán (bóc mặt sau là có thể dính ngay vào nơi định đặt), người nữ hộ sinh không phải luồn tôm vào những khung chỉ đã khâu sẵn.

Kích thước tôm và lượng thông tin ghi trên tôm tùy theo cỡ bảng, tối thiểu bao gồm:

Họ và tên thai phụ.

Tuổi.

Tiền sử thai nghén: ký hiệu 4 số theo thứ tự là: số lần đẻ đủ tháng, số lần đẻ thiếu tháng, số lần nạo/sẩy thai, số con hiện sống.

Số đăng ký thai (để liên hệ với sổ và phiếu khám thai).

Ngày đầu kỳ kinh cuối.

Ngày dự kiến đẻ.

Đào Thị Ba 26 tuổi

1001 SĐK 034/07

KCC: 15/2/07 DKĐ: 22/11/07

(Mẫu tôm, 8 x 2cm với 6 thông tin)

Có thể thêm 1 tin thứ 7 qua chỉ thị màu: tôm xanh là con so, tôm vàng là con thứ 2 và tôm đỏ là con thứ 3 trở lên.

Ðối với các trường hợp có nguy cơ cao (ví dụ có sẹo mổ tử cung) có thể đánh thêm một dấu hoa thị (*) vào tôm.

Tôm được làm ngay khi đăng ký thai và dán vào ô tương ứng của tháng dự kiến sinh.

3. Phòng chống thiếu máu và thiếu dinh dưỡng khi có thai

3.1. Nguyên nhân thiếu máu thai nghén

Thiếu ăn (do ăn kiêng, nghèo đói).

Thiếu sắt - Sắt dự trữ trong cơ thể được huy động vào tạo thai, bình thường cần 18mg sắt mỗi ngày, có thai cần 30 - 60mg/ ngày.

Giun sán.

Sốt rét.

Các bệnh về máu.

3.2. Ảnh hưởng của thiếu máu thai nghén

Thai chậm lớn, tỷ lệ nhẹ cân cao.

Thiếu sữa, con chậm phát triển về thể lực, trí tuệ.

Dễ có nguy cơ chảy máu và nếu chảy máu thì có nguy cơ bị nặng.

3.3. Cách phát hiện thiếu máu thai nghén

Da xanh, niêm mạc nhợt.

Gan bàn tay mất màu hồng (so với má).

Dễ mệt mỏi, khó thở khi gắng sức.

Tất cả cácthai phụ nên thử huyết sắc tố ở lần thăm thai đầu tiên.

Dưới 110g% là thiếu máu nhẹ.

Dưới 90g% là thiếu máu vừa.

Dưới 70g% là thiếu máu nặng.

3.4. Phòng và xử trí thiếu máu và thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn khi có thai:

Lượng tăng ít nhất 1/4, tăng số bữa ăn.

Chất cần phong phú, thay đổi luôn cho ngon miệng (thịt, cá, tôm, sữa, trứng, rau, lạc, vừng, hoa quả tươi).

Cần uống nhiều nước.

Chế độ làm việc hợp lý khi có thai

Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi.

Nghỉ hoàn toàn vào tháng cuối.

Không làm đêm.

Tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại.

- Phòng nhiễm giun sán: nếu cần thiết cho thuốc tẩy giun sán vào 3 tháng giữa. Dùng một liều duy nhất 400mg Albendazole, thuốc này không hấp thụ qua ruột.

Uống thuốc phòng sốt rét (vùng sốt rét lưu hành).

Uống viên sắt/folic (mỗi viên 60mg sắt và 0,5mg Axit folic).

+ Có thể khởi uống ngay từ khi biết có thai.

+ Nếu uống phòng, ngày một viên.

+ Nếu có thiếu máu, tăng mức uống 2 - 3 viên/ngày.

+ Tối thiểu cần được uống 90 ngày trước đẻ và 42 ngày sau đẻ.

+ Giải thích tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và các phản ứng phụ có thể gặp khi uống viên sắt: có thể táo bón, đi ngoài phân đen.

4. Phòng uốn ván rốn

Ðể phòng uốn ván rốn, có hai nội dung phải làm sau đây:

4.1. Nội dung 1: Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ

Tất cả thai phụ đã tiêm phòng đều được tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 trở đi và chậm nhất là trước khi đẻ 1 tháng.

Nếu thai phụ chưa bao giờ được tiêm uốn ván thì tiêm 2 mũi, mũi thứ nhất từ tháng thứ tư trở đi, mũi 2 cách mũi đầu ít nhất 1 tháng và trước khi đẻ ít nhất 1 tháng.

4.2. Nội dung 2: Làm rốn vô khuẩn

Bàn tay làm rốn sạch (sau đỡ đẻ thay găng mới).

Phương tiện dụng cụ làm rốn sạch, đã sấy hấp, còn hạn dùng hoặc dùng gói đỡ đẻ sạch.

Chỗ làm rốn sạch.

4.3. Chăm sóc rốn đến khi rốn rụng và khô

Xem chăm sóc mẹ và con tuần đầu sau đẻ.

4.4. Biện pháp hỗ trợ

Giáo dục sức khỏe, lợi ích của việc đẻ tại cơ sở y tế, do người đã được đào tạo đỡ.

Tránh đẻ rơi, tránh các tập tục xấu về làm rốn và chăm sóc rốn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro