CTAN_VAN (gioi han) 2011

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU HỎI

I/- Loại câu 02 điểm:

Câu 01: Hãy nêu sơ lược tiểu sử và phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu:

Câu 02: Nêu quan niệm sáng tác văn học của Chủ tịch HCM

Câu 03: Hãy nêu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học của Xuân Diệu:

Câu 4 : Hãy nêu sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học của Nam Cao, nêu quan niệm sáng tác và phong cách nghệ thuật của ông?

 Câu 5: Nêu sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Tuân?

 Câu 6: Nêu sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn chương của Tố Hữu:

II/- Loại câu 3điểm:

Câu 7 : Hãy viết 1 bài văn khoảng 600 từ bàn về đề tài "Hạnh phúc là gì?".

Câu 8: Hãy viết một bài văn 600 từ bàn về vai trò của CNTT đối với thanh niên:

Câu 9: Viết 1 bài văn 600 từ bàn về tiêu chuẩn con người mới của xã hội VN hiện đại?

Câu 10: Viết một bài văn khoảng 600 từ bàn về ý kiến của Thân Nhân Trung: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"

III/- Loại câu 5 điểm:

Câu 11: Hãy miêu tả vẻ đẹp dòng sông Hương trong bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Câu 12: Phân tích "Vội vàng" của Xuân Diệu:

Câu 13: hãy phân tích truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu:

Câu 14 : Phân tích bài thời Sóng của "Xuân Quỳnh":

Câu 14 : Hãy phân tích tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Câu 15: Phân tích bài "Đàn ghi ta của Locca" Thanh Thảo

ĐÁP ÁN

I/- Loại câu 02 điểm:

Câu 01: Hãy nêu sơ lược tiểu sử và phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu:

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002). Quê hương ông là làng Cù Lai - Quảng Thọ - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế. Xứ Huế là quê hương của chiếc nón bài thơ và tà áo dài tím Huế, quê hương của những làn điệu dân ca "Nam ai, nam bình" man mác buồn thương trĩu nặng tâm hồn của những người xa xứ. Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, yêu văn học. Phụ thân của nhà thơ là một nhà nho thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Thân mẫu của nhà thơ là một người phụ nữ Huế nhân hậu, thuộc rất nhiều làn điệu dân ca xứ Huế. Từ đó, nhà thơ kế thừa những truyền thống tốt đẹp của quê hương và gia đình. Tố Hữu phấn đấu trở thành người chiến sỹ cộng sản lỗi lạc và là nhà thơ lớn của dân tộc.

Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của thơ trữ tình chính trị, là nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Thơ Tố Hữu tràn ngập niềm tin yêu vào cuộc đời, vào con người, tin yêu lẽ sống cao đẹp.

Thơ Tố Hữu có giọng điệu ngọt ngào, đằm thắm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của ca dao, dân ca. Những tập thơ chính của Tố Hữu gồm có: "Từ ấy", "Việt Bắc", "Gió lộng", "Ra trận", "Máu và Hoa".

Thơ Tố Hữu phản ánh chân thực 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc. Thơ Tố Hữu còn phản ánh sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa XH xanh tươi ở miền Bắc từ những năm 1960 - 1975.

"Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh

Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy"

Mùa thu mới - Tố Hữu

Tố Hữu đã học hỏi nghệ thuật tinh tế, hiện đại từ phong trào thơ mới, đồng thời thực hiện khát vọng giải phóng dân tộc của con người Việt Nam.

Câu 02: Nêu quan niệm sáng tác văn học của Chủ tịch HCM

a) Sơ lược tiểu sử

Chủ tịch HCM tên thật là Nguyễn Sinh Cung, SN 19/5/1890, mất ngày 2/9/1969. Quê hương của Người là Làng Sen - xã Kim Liên - huyện Nam Đàn - Nghệ An. Nơi đây là  một miền quê nghèo khó nhưng giàu truyền thống hiếu học và yêu nước, nơi sản sinh những danh nhân hào kiệt, lỗi lạc trong lịch sử dân tộc.

Chủ tịch HCM sinh ra trong một gia đình Hán học uyên thâm

Thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Tiến sỹ Hán học dưới triều Nguyễn, thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan - một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu giàu lòng vị tha, suốt đời hi sinh vì sự nghiệp của chông và con.

Thời trẻ , người học chữ hán ở nhà sau đó học tại trường Quôc học Huế và có 01 thời gian ngắn dạy dạy học ở trường Dục Thanh - 01 trường học của tổ chức yêu nước ở Phan thiết - bình thuận, năm 1911 người ra nc ngoài tìm đường cứu nước, năm 1919 người gửi tới hội nghị hoà bình ở Véc - xay (pháp) bản yêu sách của ND an Nam, ký tên Nguyễn Ái quốc. Năm 1920 người dựn ĐH Tua và trở thành 01 trong những thành viên sáng lập Đảng CS Pháp. Từ năm 1923 đến năm 1941, NAQ hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, TQ và thái Lan, người đã tham gia nhiều tổ chức CM như Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội (1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (1925) và chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương Cảng (Hồng Kông).

Chiến tranh TG thứ nhất bóc lột và đầu độc họ bằng sưu thuế, ruợu và thuôc sphiện, tổ chức 01 bộ máy cai trị bất chấp công lý và nhân quyền...TP lôi cuốn người đọc ko chỉ = những sự vc chân thực, cứ liệu phong phú, chính xác mà còn ở thái độ, t/c sâu sắc, mãnh liệt của tác giả và nthuật châm biếm, đả kích sắc sảo, giaù chất tri tuệ.

Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của quê hương và gia đình Chủ tịch HCM phấn đấu trở thành người chiến sỹ cộng sản lỗi lạc, là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.

b) Quan niệm sáng tác nghệ thuật:

Trong suốt cuộc đời mình Chủ tịch HCM chưa bao giờ coi sáng tác văn chương là mục đích, Người rất tâm đắc với ý kiến "Lập thân tối kỵ hạ văn chương" (tạm dịch là con đường lập thân bằng văn chương là con đường kém cỏi nhất). Nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch HCM nhận thức rõ văn học là một thứ vũ khí sắc bén cho việc tuyên truyền, cổ vũ sự nghiệp cách mạng nên Người đã sáng tác văn học phục vụ cho sự nghiệp chính trị

Chủ tịch HCM quan niệm văn học phải có tính chiến đấu, phải  có chất thép, mỗi nhà văn phải là một người chiến sỹ đi tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Trong bài thơ "Cảm tưởng đọc thiên gia thi":"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông. Nay ở trang thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong"

Trong thư gửi các họa sỹ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Người viết: "Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sỹ là những chiến sỹ trên mặt trận ấy".

Người nhắc nhở các văn nghệ sỹ viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào, những sáng tác văn học của Chủ tịch HCM đã lên án sự tàn bạo ở thực dân Pháp khi chúng xâm lược và đô hộ nước ta, đồng thời cổ vũ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Những quan điểm sáng tác của Người đặt nền móng cho phương pháp sáng tác hiện thực XHCN sau này.

Phong cách nt HCM đọc đáo, đa dạng.

Nhìn chung ở mỗi thể loại văn học, văn chính luận, truyện, ký đến thoe ca, HCM đều tạo đc nh nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn.

Văn chính luận của ng thườn ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Văn chính luận mà vẫn thấm đượm t/c, giàu hình ảnh. Giọng văn chính luận cũng đa dạng: Khi ôn tồn, thấu tình, đạt lý,  khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.

những tác phẩm  truyện ký của người rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén,, tiếng cườii trào phúng của NAQ tuy nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng thâm thuý, sâu cay,, phạm Huy Thông nhận xét "Văn tiếng Pháp của NAQ có đặc điểm nổi bật là dí dỏm, là hài hước, điều đó ko ngăn ngừơi đã viết nên nh lời  thắm thiết trữ tình khi xúc động.

Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của HCM, thơ của người có thể  chia làm 02 loại, mỗi loại lại có nét phong cách riêng, nh bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền CM thường đc viiết = hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ mang màu sắc dân gian hiện đại. Những Bthơ Nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mỹ hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điến = chữ hán, mang đặc điểm của thơ cổ phương đông giữa sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại. Người phê bình ng Pháp Rô - gie - đơ - nuy nhận xét "thơ ng nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho ng đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời".....

Văn thơ HCM là di sản văn hoá tinh thần vô giá, là 01 bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp CM vĩ đại của ng, văn thơ của ng có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của Cm VN, đồng thời có vị trí đặc biệt to lớn trong lịch sử VH và đời sống tinh thần của DT, nh tphẩm VH xuất sắc của HCM đã thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, t/c và tâm hồn cao cả của ng, tìm hiểu thơ văn HCM, người đọc thuộc nhiều thế hệ sẽ tìm thấy những bài học cao quý.

Câu 03: Hãy nêu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học của Xuân Diệu:

a) Sơ lược tiểu sử:

XD tên thật là Ngô Xuân Diệu (1916 - 1985). Quê ở huyện Can Lộc - Hà Tĩnh. Nơi đây là miền quê nghèo khó giàu truyền thống hiếu học, yêu nước, là nơi sản sinh ra những danh nhân, hào kiệt lỗi lạc trong lịch sử dân tộc.

Phụ thân là cụ Ngô Xuân Thọ, đỗ tú tài kép Hán học vào Bình Định dạy học. Ông lấy bà 2 là Phạm Thị Hiệp tại vạn Gò Bồi - Tuy Phước - Bình Định sinh ra XD.

Ngay từ ấu thơ, XD đã chịu cảnh "vợ mọn, con thêm", chứng kiến những cảnh đời ngang trái cho nên ông luôn khao khát có được tình yêu và sự cảm thông của người đời.

Quê ngoại là tỉnh Bình Định: mảnh đất miền Trung lãng mạn, phóng khoáng với bãi biển Quy Nhơn đẹp tuyệt trần, với những rừng dừa trải dài trên những nẻo đường của miền Trung. Khi trưởng thành, XD kế thừa tính cách chịu thương, chịu khó, ham học hỏi từ những người nông dân xứ nghệ và yêu đời, lãng mạn của những người nông dân Bình Định. Những yếu tố này giúp XD trở thành ngôi sao sáng chói tren bầu trời thi ca VN.

XD lớn lên ở Quy Nhơn, sau khi tốt nghiệp tú tài học hết bậc thành chung thì ra HN học trường Cao đẳng Canh nông, sau đó ông đi dạy học tư và làm viên chức Sở Đoan Mỹ Tho một thời gian là thành viên của "Tự lực Văn đoàn". XD làm thơ từ 1935, trở thành nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn 1930, 1945.

XD tham gia mặt trận Việt Minh từ trước năm 1945, sau CM8 ông có những đóng góp lớn về thơ ca, văn hóa, nghệ thuật. Ông từng là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên BCH Hội nhà văn VN các khoá 1, II, III năm 1983 XD đc  bầu là Viện sĩ thông tấn  Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ đức.

b) Sự nghiệp văn nghệ:

Trước CM8, XD là ngôi sao sáng chói trên bầu trời thi ca VN, được mệnh danh là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với 01 giọng thơ sôi nổi, đắm say, y đời thắm thiết, là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới" (hoài thanh) ô đã đem đến cho thơ ca đương thời 1 sức sống mới , 01 nguồn cảm xúc mới, thể hiện 01 sức sống mới mẻ cùng với nh cách tân Nt đầy sáng tạo. Trong những sáng tác thơ ca của XD, ta thấy những thi tứ của văn học phương Đông, kết hợp với những nghệ thuật tinh vi của thơ ca phương Tây từ lãng mạn đến tượng trưng và siêu thực. Thơ XD thường có cảm xúc nồng nàn và say đắm. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Bô-đơ-le (Charles Baudelaire) - Ông vua của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ ca Pháp, tác giả của tập thơ "Những bông hoa tội lỗi".

 XD để lại 01 sự nghiệp VH lớn, Những tác phẩm chính của XD có tập "Thơ thơ 1938", "Gửi hương cho gió 1945", ; văn xuôi có "Phấn thông vàng 1939".....

Sau CM8, thơ XD hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự, ô cổ vũ và hăng hái thể nghiệm khuynh hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ. XD có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực sáng tác thơ ca và nghiên cứu phê bình văn học. Tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này là tập thơ:

"Riêng chung 1960"; Mũi cà mau - Cầm tay 162, hai đợt sóng 1967; tôi giàu đôi mắt 1970; "Trường ca 1945"

; các tập tiểu luận phê bình nghiên cứu khoa học:  "những bước đng tư tưởng của tôi 1958"; các nhà thơ cổ điển VN, hai tập 1981; 1982, công vc làm thơ 1984....

XD là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt , dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vc đối với nền VHVN hiện đại, XD xứng đáng với danh hiệu 01 nhà thơ lớn, 01 nhà văn hoá lớn, 01 nghệ sỹ lớn Ô đc N2 tặng giải thưởng HCM về VHNT 1996.

Câu 4 : Hãy nêu sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học của Nam Cao, nêu quan niệm sáng tác và phong cách nghệ thuật của ông?

a) Tiểu sử: Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917 - 1951, có tài liệu viết 1915 - 1951). Quê ở làng Đại Hoàng - Lý Nhân - Hà Nam. Nơi đây là một vùng quê chiêm chũng của đồng bằng Bắc Bộ. Những người dân quê thường trong cảnh "sống ngâm da, chết ngâm xương". Nam Cao sinh ra trong 1 gia đình nông dân đông con. Sau bậc thành chung (lớp 9 - THCS), NC vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác, sau hơn 03 năm do đau ốm ô phải trở về quê. Ông từng làm nhiều nghề khác nhau như dạy học tư, gia sư, thư ký tiệm buôn, viết văn nhưng cuộc đời giáo khổ trườn tư đó cũng ko yên; Quân nhật vào đông dương, trường đóng cửa ô phải sống chật vật, lay lắt = nghề viết văn và gia sư. Đầu Năm 1943, NC tham gia Hội văn học cứu quốc ở HN, bị địch khủng bố gắt gao ô phải lánh về quê . Năm 1945, tham gia phong trào khởi nghĩa ở quê hương, được bầu làm Chủ tịch xã. Năm 1946 - 1951, làm phóng viên mặt trận, tham gia công tác báo chí tuyên truyền. Tháng 11/1951, trong một chuyến đi công tác ở vùng địch hậu, ông sa vào vòng phục kích của Pháp và bị giặc sát hại tại Hoàng Đan - Ninh Bình.

Con ng NC nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng ít nói, vụng về o tự giễu mình là có " cái mặt ko chơi đc" nh đời sống nội tâm lại rất phong  phú, luôn2 sôi sục co khi sôi sục  căng thẳng, bình sinh, NC thường day dứt, hối hận lấy làm xấu hổ về nh vc làm, nh ý nghĩ mà ô tự thấy là tầm thường của mình. ng trí thức "trùng thực vô ngần" lời của tô hoài, ấy luôn nghiêm khắc đấu tranh vỡis chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ nhen, khao khát vươn tới tâm hồn trong sạch và mơ ước tới cảnh sống , nh con ng thật đẹp. giá trị to lớn của sáng tác NC, nhất là nh TP viết về ng trí thức nghèo, gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, âm thầm mà quyết liệt trong suốt cđời cầm bút của ô.

NC là con ng có tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa y thương, ô gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê  hương và những ng nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong Xh cũ. ô quan niệm, ko có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là ng (đời thừa). Đó chính là 01 trong những lí do dẫn NC đến với con đường ngệ thuật hiện thực "vị nhân sinh" và tạo nên nhũng TP thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

Cuộc đời lao động sáng tạo Nt vì lý tưởng nhân đạo và sự hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng Dt của Nc mãi2 là tấm gương cao đepj của 01 nhà văn chân chính. Năm 1996, NC đã đc nhà nước tặng Giải thưởng HCM về VHNT.

b) Sự nghiệp văn học:

Quan niệm sáng tác nghệ thuật của NC: Trước CM8, NC là nhà văn có quan niệm sáng tác tiến bộ. Khi mới đến với sự nghiệp văn chương, NC ảnh hưởng bởi CN lãng mạn. Nhưng sau đó ô đã dần nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đs lầm than của ND lao động và ô đã đoạn tuyệt với nó để dứt khoát sáng tác dưới ánh sáng của CN hiện thực. NC đã phê phán thứ văn chương "thoát ly, ru ngủ người đọc", đồng thời đã đề cao vai trò của hiện thực. Trong truyện ngắn "giăng sáng 1942", nhà văn khẳng định: "Nghệ thuật không phải ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than" đồng thời y cầu Nt phải gắn bó với ĐS, nhìn thẳng vào sự thật "tàn nhẫn". Phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của ND, vì họ mà lên tiếng.

NC đã đề cao vai trò sáng tạo cá nhân của người nghệ sỹ. Trong "Đời thừa", ông viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có". Ô đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm , có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là "bất lương" mà còn là "đê tiện".

NC đề cao giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học.

Sau CM t8 Nc tích cực tham gia kháng chiến, sẵn sàng hy sinh  "thứ nghệ thuật cao siêu" của mình với ýnghĩ: lợi ích của Dt là trên hết, tuy ấp ủ hoài bão sáng tác nhưng ô vẫn tận tuỵ trong 01 công tác phục vụ kháng chiến với quan niệm "sống đã  rồi hãy viết"; "góp sức vào công việc ko NT lúc này chính là để sửa soạn cho tôi 01 NT cao hơn" (nhật ký ở rừng 1948).

b) Phong cách nghệ thuật của NC:

Trong văn xuôi VN hiện đại NClà nhà văn có p/c độc đáo, NC đặc biệt quan tâm tới đs tinh thần của con ng, luôn có hứng thú khám phá "con ng trong con ng" dù viết về ng nông dân hay ng trí thức ô quan niệm "sống tức là cảnh giác và tư tưởng, sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới  sinh ra hành động, bản chất cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng, cảm giác càng mạnh, càng linh diệu, tư tưởng càng dồi dào càng sâu sắc thì sự sống càng cao" (sống mòn), như vậy, NC luôn đề cao con ng tư tưởng, đặc biệt chú ý tới h/đ bên trong của con ng, coi đó là nguyên nhân của nh hành động bên ngoài.

với quan niệm về con ng như thế NC Có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật, tâm lý nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là đt trực tiếp cuat ngòi bút NC. Văn của NC giàu tính triết lý. Lối viết khách quan, tưởng chừng như hết sức nghiệt ngã, nhưng ẩn hiện sau mỗi dòng chữ là một tâm hồn NC nhân hậu, chan chứa yêu thương đối với những con người đau khổ. Ô tỏ ra đặc biệt sắc sảo  trong vc PT và diễn tả những trạng thái , nh quá trình tâm lý phức tạp, những hiện tượng  lưỡng tính dỏ say, dở tỉnh, dở khóc, dở cười, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiền với giữ, giữa con ng với con vật...

Do am hiểu tâm lý nvật nên NC đã tạo đc những đoạn đối thoại, đôc thoại nội tâ, rất chân thật, sinh động, mặt khác cũng do Y/c miêu tả tâm lý, mạch tự sự trong TP của ô thường đảolộn thời gian và ko gian, tạo nên kiểu "kết cấu tâm lý" vừa phóng túng linh hoạt vừa nhất quán, chặt chẽ. ngòi bút NC cũng thườn viết về cái nhở nhặt, xoàng xĩnh mà nhà văn gọi là "những truyện ko muốn  viết". Từ những sự vc quen thuộc , thậm trí tầm thường trong đời sống hàng ngày, TP của NC đã đặt ra nh vấn đề XH có ý nghĩa to lớn, thể hiện triết lý sâu sắc về con ng, về CS và NT.

NC là nhà văn có giọng điệu riêng: Buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm y thương.

Những tác phẩm chính của NC:

- Tiểu thuyết: Sống mòn.

- Tập truyện ngắn Nam Cao, trong đó có những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trí thức: Trăng sáng, Đời thừa, , truyện tình, quên điều độ, cười, nước mắt... trong nh tp này NC đã mt tấm bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo tr Xh cũ những "giáo khổ trường tư", những nhà văn nghèp, những viên chức nhỏ qua đó, qua đó đặt ra những vđ có tầm triết luận sâu sắc, có ý nghĩa to lớn hơn, vượt khỏi phạm vi của đề tài.

- Đề tài người nông dân có các TP tiêu biểu: Chí phèo, lão hạc, lang rận, trẻ con ko đc ăn thịt chó, dì hảo, nửa đêm...viết về đề tài này  NV đã dựng nên 01 bức tranh chân thực về nông thôn VN nghèo đói, sơ xác trên con đng phá sản, bần cùng hết sức thê thảm năm 1940 - 1945. là những con người thấp cổ bé họng....số phận...bị đày đoạ hắt hủi...đẩy họ vàolưu manh, tha hoá biến chất..........

Như vậy, NC là nhà văn hiện thực lớn, 01 nhà nhân đạo CN lớn ST của ô đã vượt qua đc những thủ thách khắc nghiệt của tgian, càng thử thách lại càngngời sáng, tgian càng lùi xa, những TP của ô lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp Nt điêu luyện, độc đáo. ô có nhiều đóng góp quan trọng đ/v vc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hoá ở nửa đầu  thế kỷ XX.

 Câu 5: Nêu sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Tuân?

a) Tiểu sử: Nguyễn Tuân (1910-1987). Quê ở làng Mọc - Nhân Chính - Thanh Xuân - HN. Phụ thân là cụ tú kép Nguyễn An Lan, một nhà thơ tài hoa nhưng bất đắc trí.

Thuở nhỏ, Nguyễn Tuân học chữ nho, sau đó học ở trường Pháp - Việt. Khi đang học đến cuối bật thành chung ở Nam Định, bị TD Pháp đuổi học vì tham gia phong trào bãi khóa của sinh viên, phản đối giáo viên người Pháp nói xấu người VN.

Nguyễn Tuân là người thích xê dịch, thích ngao du sơn thủy. Trong một chuyến đi, ông bị bắt tại Băng cốc - Thái Lan và bị đưa về giam tại nhà lao Thanh Hóa 1930.

Trước CM8, Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của Tự lực văn đoan, từ 1946 - 1987, ông tham gia cách mạng và tiếp tục viết văn. 1948-1958, Nguyễn Tuân là Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam.

b) Sự nghiệp văn học:

Trước CM8, NT là một nhà văn xuất sắc của văn xuôi lãng mạn. Ông được coi là bậc thầy ở thể loại truyện ngắn và tùy bút.

Các tác phẩm tiêu biểu: tập truyện ngắn "Vang bóng một thời" (1940); tiểu thuyết tự truyện: "Thiếu quê hương" (1940); tiểu thuyết tự truyện: "Nguyễn" (1940), "Tùy bút 1", "Tùy bút 2", "Chiếc lư đồng mắt cua 1941;

Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng sấu sắc triết lý sống cực đoan, xê dịch của Ăng đơ rê Gi đơ - Nhà văn Pháp, người được giải thưởng Nô ben văn học 1947 với tiểu thuyết "Vỡ mộng" và tiểu thuyết "Bản giao hưởng đồng quê".

Những sáng tác của Nguyễn Tuân thường hướng về những con người tài hoa, nghệ sỹ. Ông thể hiện sự trận trọng, nâng niu những truyền thống văn hóa tốt đẹp của ông cha, đồng thời thể hiện tâm sự yêu nước thầm kín. Ít nhiều Nguyễn Tuân thể hiện chữ "ngông" để phản đối thực trạng thực dân Pháp trước CM8.

Sau CM8, Nguyễn Tuân có những đóng góp lớn cho nền văn học mới. Ông ca ngợi vẻ đẹp của Tổ quốc, ca ngợi những người lao động bình thường và tìm ra vẻ đẹp tài hoa, nghệ sỹ của họ. Các sáng tác tiêu biểu là các tập tùy bút "Đường vui" (1949), "Tình chiến dịch" (1950); "Sông Đà" (1960); "HN ta đánh Mỹ giỏi" (1972).

 Câu 6: Nêu sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn chương của Tố Hữu:

a. Sơ lược tiểu sử: Tố hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002, quê hương ông là làng phù lai - Quảng Thọ - Quảng Điền - T. Thừa Thiên Huế, quê hương ông có những lăng tẩm, cung điện nguy nga của Triều Nguyễn soi bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng, đồng thời cũng là quê hương của những làn điệu dân ca "Nam ai, nam bình" man mác buồn thương trĩu nặng trong tâm hồn những người xa xứ.

TH sinh trưởng trong gia đình nho học nghèo, yêu nước, yêu văn học , phụ thân của nhà thơ là 01 nhà nho thích sưu tầm ca dao, tục ngữ, , thân mẫu của nhà thơ cũng là con 01 nhà nho, bà là 01người phụ nữ Huế nhân hậu thuộc rất nhiều làn điệun dân ca xứ Huế.

Năm 1938 khi tố hữu đang hoạt động trong phong trào thanh niên, sinh viên trí thức Huế ô đc kết nạp vào Đảng CSĐông dương khi tròn 18t, t4/1939 Tố hữu bị TD Pháp bắt , chúng giam ô ở nhà lao thừa phủ tỉnh thừa thiên Huế, sau đó là một số nhà lao ở  Miền trung và Tây Nguyên, năm 1942 T/hữu vượt ngục và tiếp tục hoạt động CM. T8/1945 T/h lãnh đạo Ptrào khởi nghĩa ở TP Huế và đc cử làm chủ tịch UB kháng chíên TP Huế từ năm 1946 - 1975, T/h liên tục  giữ nhiều vị trí trọng yếu  trong bộ máy lãnh đạo của đảng và Nhà nước: Bí thư TW Đảng, UV bộ chính trị đặc trách công tác tư tưởng, văn hoá sau năm 1975, T/h đc cử làm phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng phụ trách kinh tế, năm 1996 ô đc tặng giải thưởng Hồ chí minh về văn học nghệ thuật. ô mất năm 2002

b, Sự nghiệp Vh :

T/h là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ CM VN, các chặng đường thơ của T/h luôn gắn bó và p/ánh chân thật 02 cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ đầy gian khô, hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của DT VN, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ. về sự nghiệp XD CNXH tươi xanh trên miền bắc:

"Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh

vẫn nóng viết những vần thơ lửa cháy"

Muà thu mới - Tố hữu.

Tố hữu có 05 tập thơ mới:

- Từ ấy (1937 - 1946) là chặng đường đầu tiên của đời thơ tố hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của đảng, Tập thơ chia làm 03 phần:

+ Máu lửa: Gồm n bài stác trong thời kỳ mặt trận dân chủ, là tâm sự của người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ y đời", nhà thơ cảm thông sâu sắc với c/s cơ cực của nh ng nghèo khổ trong Xh: lão đầy tớ, chị vú em, cô gái giang hồ, những em bé mồ côi...đồng thời khơi gợi ở họ ý chí đấu tranh và niềm tin

+ Xiềng xích: gồm những bài stác tr những nhà lao lớn ở trung bộ và tây nguyên, đó là tâm sự của 01 người trẻ tuổi tha thiết y đời và khao khát tự do, là ý trí kiên cường của ng chiến sỹ qtâm tiếp tục cuộc chiến đấu trong nhà tù.

+ Giải phóng: Gồm những  bài T/h stác từ khi vượt ngục đến những ngày đầu gphóng vĩ đại của toàn dân tộc. Nthơ nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi của CM, nền độc lập, tự do của TQ, Kđịnh niềm tin tưởng vữg chắc của Nd vào chế độ mới.

- Tập Việt bắc (1946 - 1954) là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cụôc k/chiến chống P và nh con ng kchiến, họ là những ng lao động rất bt và cng raất anh hùng, với tấm lòng y thương thắm thiết và cảm phục sâu xa, T/h đã mtả và ca ngợi anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị PN, em liên lạc...Nhà thơ ca ngợi Đ và bác đã khơi nguồn và phát huy sức mạnh của quân dân ta để đánh thắng kẻ thù. Nhiều t/c lớn đc thể hiện sâu đậm: tình quân dân như "cá với nước", tiền tuyến với hậu phương, miền xuôi với miền ngược, cán bộ với quần chúng, ND với lãnh tụ, tình y thiên nhiên, y đất nước, t/c quốc tế vô sản...tập thơ kết thúc bằng những bài hùng ca vang dội p/a khí thế chiến thắng hào hùng, biết bao t/c bồi hồi, xúc động của dt trong những giờ phút lsử.

- Tập gió lộng (1955 - 1961) dạt dào  bao nguồn cảm hứng lớn lao, nhà thơ hướng về quá khứ để thấm thía n nỗi đau khổ của cha ông, công lao của n thế hệ đi trươcs mở đường, từ đó ghi sâu ân tình của CM, qua sự cảm nhận của t/h, c/s mới trên MB  thực sự là 01 ngày hội lớn, nhìn vào đâu cũng thấy tràn đầy sức sống và niềm vui, đất nc đau nỗi đau chia cắt, thơ T/h là t/c tha thiết, sâu nặng với miền nam ruột thịt. đó là nỗi nhớ thương quê hương nda diết, tiếng thét căm hận ngút trời, lời ngợi ca những con ng kiên trung bất khuất, niềm tin không gì lay chuyển đc vào ngày mai thắng lợi, thống nhất non sông.

- Hai tập ra trận (1962 - 1971) ; máu và hoa (1972 - 1977): âm vang khí thế quyết liệt của cuộc k/chiến chống mỹ cứu nc và niềm vui toàn thắng,

+ ra trận là bản anh hùng ca về "MN trong lửa đạn sáng ngời"với bao h/a tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của DT: Anh giải phóng quân "con ng đẹp nhất" ng thợ điện "dáng hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu", những e thơ "cùng hoá a hùng"...

+ Máu và hoa ghi lại 01 chặng đường CM đầy gian khổ, hi sinh kđịnh niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của xứ sở quê hương, cũng như của mỗi con ng Vn mới, biểu hiện niềm tự hào và niềm vui phơi phới khi " toàn thắng về ta"

- Một tiếng đờn (1992) ta với ta (1999) là 02 tập đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ t/h. dòng chảy sôi động của c/s đời thường với bao vui buồn, được, mất, sướng khổ, mừng lo khơi gợi trong tâm hồn nhà thơ nhiều cảm xúc suy tư. t/h tìm đến nh chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cđời và con người, vượt lên bao biến động thăng trầm, thơ t/h vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đườn CM tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người.

c. Phong cách thơ tố hữu:

- về nội dung: thơ t/h mang t/chất chữ tình chính trị rất sâu sắc

Hồn thơ t/h luôn hướng tơí cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con ng CM, của cả DT, ngay từ đầu cái tôi chữ tình trong thơ t/h đã là cái tôi chiến sỹ, càng về sau càng xácđịnh rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc, với cái tôi chữ tình ngày càng có ý nghĩa khái quát rộng lớn hơn như thế, lẽ sống cũng có sự vận động. nếu ở tập từ ấy t/h khảng định lý tưởng đẹpn nhất của mỗi người lúc đó là dũng cảm dấn thân vào con đng CM giải phóng Dt thì từ tập Việt Bắc trở đi, nhà thơ nhấn mạnh mục đích cao cả của đời người là phấn đấu vì c/s tươi đẹp của Dt và cũng "vì thiêng liêng giá trị con ng -vì muôn đời hoa lá xanh tươi" (bài ca xuân 68). thơ t/h ko đi sâu vào c/s và những t/c riêng tư mà tập trung thể hiện những t/c lớn, mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con ng CM: đó là ty lý tưởng "từ ấy" tình cảm quốc tế vô sản "em bé triều tiên"......

Thơ t/h mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện ctrị lớn của Đnước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề  có ý nghĩa lsử và có tchất toàn dân. Nhà thơ ít chú ý đến diễn biến bình thường của đời sống mà thường tập trung khắc hoạ những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc - đó là cảnh Xd đất nước thật vĩ đại, hào hùng

(bài ca mùa xuân năm 1961) cảnh cả nc lên đường ra trận chiến đấu vì độc lập, tự do (chào xuân 67. Cảm hứng chủ đạo trong thơ t/h là lịch sử - dân tộc, chứ ko phải là cảm hứng thế sự -đời tư, nổi bật trong thơ t/h là  vấn đề vận mệnh côngj đồng, chứ không phải vấn đề số phận cá nhân, điều đó đã dẫn tới con người trong thơ t/h là con ng của sự nghiệp chung với nhưng cố gắng phi thườn của các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất tiêu biểu cho DT thậm trí còn mang tầm vóc lsử và thời đại - đó là anh vệ quốc quân trong bài "Lên tây băc, anh Nguyễn Văn trỗi trong bài hãy nhớ lấy lời tôi........

Đáng chú ý là những tư tưởng t/c lớn của con ng, nh vấn đề lớn lao của đời sống đã đc t/h thể hiện qua gịong thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. Nhà thơ đbiệt rung động với đs CM, với nghĩa tình CM cho nên thường hướng về đồng bào, đồng chí mà trò truyện, nhắn nhủ, tâm sự:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Việt bắc

Nhưng ko chỉ ở lời xưng hô mà "tình thương mến đặc biệt trong thơ t/h là sự cảm hoà với người với cảnh...một thứ nhạc tâm tình riêng bàng bạc thấm lấy các câu thơ "thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói của 01 người đến với nh người nào đó có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý đồng tình.

Nghệ thuật biểu hiện trong thơ t/h mang tính Dt rất đậm đà.

- Về thể thơ, t/h có tiếp thu những tinh hoa của phong trào thơ mới của thơ ca thế giới cổ điển và hiện đại, nhưng ô đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của DT, nh bài thơ lục bát như: Khi con tu hú; Việt bắc; bầm ơi, kính gửi cụ nguyễn du...mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ DT, những bài thơ theo thể thất ngôn như: Quê  mẹ, mẹ tơm, bác ơi! theo chân bác... trang trọng nh ko khuôn sáo, trái lại hơi thơ rất liền mạch tự nhiên, diễn tả đc hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau.

- Về ngôn ngữ": t/h  ko chú ý stạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà ô thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với DT, đbiệt thơ t/h còn phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt, nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vân thơ:

e ơi ba lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng, nắng tràn

e ơi...Ba lan...

D, Kết luận:

Thơ t/h là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn 01 người chiến sỹ Cm suốt đời phấn đấu hy sinh vì tlai tươi đẹp của DT, CS hạnh phúc của con người, đó cũng là tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc, đời  sống dân tộc trên con đường lớn của CM, nói cách khác, tho t/H là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà 02 yếu tố CM và DT trong sáng tạo nghệ thuật, sángtạo thi ca. Qua phong cách thơ t/h, có thể thấy 01 thành tựu xuất sắc của thơ ca CM, 01 nền thơ luôn coi vận mệnh của dân tộc là lẽ sống lớn nhất.

II/- Loại câu 3điểm:

Câu 7 : Hãy viết 1 bài văn khoảng 600 từ bàn về đề tài "Hạnh phúc là gì?".

Từ khi loài người trở thành chủ nhân của trái đất, họ chứng kiến biết bao yếu tố thăng trầm của lịch sử, họ cũng trải nghiệm những ngọt ngào, cay đắng trong cuộc đời chính mình. Và con người luôn băn khoăn một câu hỏi lớn: "Hạnh phúc là gì?".

Hạnh phúc là một khái niệm hết sức trừu tượng nhưng cũng hết sức cụ thể. Khái niệm Hạnh phúc dùng để chỉ sự thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mỗi con người. Trong cuộc sống và nhân văn, hạnh phúc mang một vẻ đẹp lý tưởng khi con người thực hiện được những ước mơ, lý tưởng của đời mình, biến khát vọng của thời trai trẻ trở thành hiện thực. Hạnh phúc của một con người mang ý nghĩa lý tưởng khi hạnh phúc cá nhân nằm trong niềm hạnh phúc chung của dân tộc, của đất nước và của nhân loại.

Theo triết học Mác, về vật chất, con người có 4 nhu cầu cơ bản: ăn, ở, mặc và đi lại. Nhu cầu về vật chất phải song hành với những nhu cầu về tinh thần, bao gồm những ước mơ, khát vọng cao đẹp của con người, nhu cầu về thành tích, nhu cẩu về sự an toàn và khát vọng cống hiến cho đất nước.

Trong xã hội loài người, mỗi con người đều có những vị trí xã hội nhất định, làm một nghề nhất định nên quan niệm hạnh phúc của họ cũng hết sức khác nhau. Một người đi theo con đường binh nghiệp thường có giấc mộng thành Tu-lông.

Những vĩ nhân trong lịch sử thường có quan niệm hạnh phúc hết sức cao đẹp. Họ coi niềm hạnh phúc của dân tộc, đất nước chính là hạnh phúc của cá nhân mình: nhân dân no ấm, có cơm ăn, áo mặc, được học hành, sống trong Tổ quốc độc lập, tự do, chính là niềm hạnh phúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Mahatma Gandi.

Những con người bình thường trong xã hội thường có những quan niệm hạnh phúc hết sức bình dị. Họ có một công việc ổn định, có gia đình, có sức khỏe, mặc dù cuộc sống vật chất của họ ở mức độ tối thiểu nhưng họ cảm thấy niềm vui chan chứa trong tâm hồn vì họ có một gia đình hạnh phúc. Quan niệm hạnh phúc đơn giản nhất chính là niềm hành phúc của những cậu bé kiếm ăn lang thang trên đường phố. Mặc dù hết sức nhọc nhằn trong mưu sinh nhưng trên môi thường trực một nụ cười bởi tạo hóa cho cậu sống, giúp cậu cảm nhận được vẻ đẹp của 1 bông hoa, hương thơm của đồng đất quê hương, của muôn loài hoa. Thế đã là hạnh phúc.

Trong kinh tế thị trường, một số người đã tuyệt đối hóa những nhu cầu về vật chất, sự thỏa mãn yếu tố cảm giác, coi đó là hạnh phúc. Họ quan niệm rằng, hạnh phúc khi ta có thật nhiều tiền: "Đồng tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà cho danh vọng, là cái lọng cho thân, là cán cân công lý. Đồng tiền hết ý".

Những kẻ coi đồng tiền là mục đích của cuộc đời mình có thể gặp may mắn nhất thời, nhưng không có trí tuệ, sức khỏe, lý tưởng cao đẹp thì những kẻ đó có kết cục đầy cay đắng ở hậu vận.

Cũng có những kẻ quan niệm, hạnh phúc là sự thỏa mãn dục vọng, nhu cầu tất cả các lỗ trên cơ thể con người. Quan niệm ấy hết sức trần trụi.

Đất nước chúng ta được thống nhất từ năm 1975. Chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường mang định hướng XHCN từ 1986. Trong thời kỳ đầu của kinh tế thị trường, chúng ta thấy xuất hiện những lối sống cực đoan, quan niệm cực đoan về hạnh phúc. Nhà trường và xã hội cần có những biện pháp giáo dục cho thế hệ thanh niên một quan niệm hạnh phúc đúng đắn. Mỗi thanh niên chỉ hạnh phúc khi hạnh phúc cá nhân của họ hòa trong niềm hạnh phúc chung của đất nước. Cuộc sống riêng tư của họ được thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần nhưng họ phải cống hiến trí tuệ, tài năng và sức lực cho đất nước nhằm xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, độc lập, tự chủ, đúng như nguyện ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi các cháu thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 1946: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đều một phần nhờ vào công học tập của các cháu".

Câu 8: Hãy viết một bài văn 600 từ bàn về vai trò của CNTT đối với thanh niên:

CNTT là một bộ môn khoa học, đồng thời là một ngành công nghệ ứng dụng kỹ thuật số vào lĩnh vực thông tin và truyền thông. CNTT đã làm bùng nổ một cuộc cách mạng CNTT có ứng dụng rộng rãi trong đời sống của con người.

CNTT có sự phát triển từ nửa cuối thế kỷ XX và có sự phát triển vũ bão trong những năm đầu của thế kỷ XXI. CNTT có vai trò to lớn trong cuộc sống của con người và có vai trò to lớn đối với thanh niên, vì những ứng dụng của CNTT như mạng internet, điện thoại di động, các máy tính điện tử đã tạo một bước đột phá, được ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, giáo dục, quản lý xã hội và các hoạt động thương mại. Nó giúp cho con người tiết kiệm thời gian, tiền của, sức lực đồng thời giúp con người thỏa mãn nhưng nhu cầu học tập, giải trí và làm việc một các khoa học.

Với mạng internet toàn cầu, thanh niên VN có thể được học tập và tham khảo một kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Học sinh, sinh viên có thể trao đổi tâm tư, tình cảm với bạn bè của mình ở mọi ngõ ngách trên thế giới.

CNTT giúp cho đất nước tạo nhiều công ăn, việc làm cho thanh niên, hình thành tác phong công nghiệp, làm việc trong môi trường hiện đại với  mức thu nhập cao. Ở nửa cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, trên thế giới xuất hiện những tập đoàn CNTT mà thu nhập và tài sản của tập đoàn đó gấp nhiều lần tổng thu nhập của một quốc gia trung bình.

Ta thấy xuất hiện những cường quốc về CNTT như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapo và Hàn Quốc. Trong lĩnh vực CNTT, nhiều nước đã sở hữu những siêu máy tính có thể thực hiện hàng tỷ phép tính trong 1 giây, có thể ứng dụng rộng rãi rong các lĩnh vực KHKT, an ninh, quốc phòng, thương mại điện tử, quản lý hành chính...

Trong khoảng 20 năm đổi mới, Chính phủ ta hết sức coi trọng vai trò của CNTT, đồng thời có những quyết sách để đưa CNTT trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020. Tất cả các trường đại học ở VN đều có khoa CNTT, học sinh ở các trường phổ thông được làm quen với máy tính, được học tin học. Nhà nước ta đã xây dựng khu công nghiệp cao Láng - Hòa Lạc, tạo ra một khu công nghiệp chất lượng cao, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ cao về CNTT.

Tuy nhiên, những ứng dụng của CNTT cũng có những tác hại khôn lường trong đời sống xã hội. Ở các thành phố lớn như HN, TP. HCM, nhiều thanh niên, học sinh bỏ bê học hành, lao động, giải trí bằng những trò chơi điện tử trên mạng trực tuyến. Trong xã hội xuất hiện những căn bệnh mới: nghiện game. Nhiều thanh niên, học sinh không được gia đình quản lý chặt chẽ từ nghiện game đã dẫn tới trở thành tội phạm, nảy sinh những bi kịch đau lòng trong xã hội. Trên mạng internet, ngoài những thông tin tích cực còn có cả những trang mạng độc hại, dẫn dụ thanh thiếu niên vào lối sống thác loạn. Có nhưng trang mạng kích động, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng tới việc quản lý xã hội của nhà nước.

Trước những bất cập trong dịch vụ CNTT, trước phản ứng của gia đình, xã hội, nhà nước ta đã có những biện pháp cứng rắn nhằm quản lý mạng internet và trò chơi trực tuyến. Đã có những nghị định cấm mở quán nét trong phạm vi 200m gần trường học, cấm các trò chơi trực tuyến trên mạng hoạt động quá 23h đêm. Tại các trường Đại học và phổ thông đều có những bài giảng nêu rõ tác dụng, tác hại từ các dịch vụ của CNTT. Ở Bộ Công an đã thiết lập Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao nhằm quản lý chặt chẽ những thông tin độc hại ảnh hưởng tới đời sống xã hội.

Sự phát triển bùng nổ của CNTT ở mỗi nước có nguyên nhân của nó. Nhiều nước đã có chính sách trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện ưu đãi về thuế nhằm phát triển những khu công nghệ cao về CNTT. Ở VN, Đảng và Chính phủ ta đã lựa chọn những sinh viên ưu tú nhất đi du học ở các nước phát triển nhằm tiếp thu những thành tựu của thế giới về CNTT để phát triển đất nước. Mặt khác, nhà nước ta đẩy mạnh tiến độ xây dựng khu công nghiệp Láng - Hòa Lạc với sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật Bản, nhà nước ta cũng tiến hành liên doanh với nhiều tập đoàn CNTT trên thế giới để xây dựng những nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính, tạo ra bước đột phá trong ngành CNTT.

Ta mong rằng: trong những năm tới, đất nước ta có sự phát triển vượt bậc về CNTT, tạo ra nhiều sản phẩm đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho thanh niên và chúng ta cũng tin tưởng nhà nước sẽ có những chính sách hợp lý quản lý chặt chẽ các dịch vụ của CNTT, giúp thế hÖ thanh niên hướng tới lối sống lành mạnh, sử dụng những tri thức để biến hoài bão của mình thành hiện thực, xây dựng một đất nước VN giàu mạnh.

Câu 9: Viết 1 bài văn 600 từ bàn về tiêu chuẩn con người mới của xã hội VN hiện đại?

"Ta sẽ khai những mỏ dầu, mỏ sắt

Đóng những con tàu đi khắp đại dương

Nhưng phải luyện những con người đẹp nhất

Biết căm thù và biết yêu thương"

Trên đây là những câu thơ đẹp nhất viết về hình ảnh con người mới của dân tộc VN, được Tố Hữu thể hiện trong bài thơ "Bài ca mùa xuân năm 1971". Vậy hình ảnh con người mới trong thời chiến và trong thời bình có những đặc điểm chung nào, và ta cần xây dựng tiêu chuẩn về con người mới như thế nào để thực tiễn xã hội có những con người VN bao dung, nhân ái, đầy hoài bão và ước mơ, những con người VN trong thời đại mới đem sức lực và trí tuệ của mình xây dựng Tổ quốc hùng mạnh.

Những tiêu chuẩn về con người mới thực ra là tiêu chuẩn xây dựng một con người lý tưởng, giúp mỗi cá nhân hướng tới phấn đấu để trở thành những con người có ích cho xã hội. Họ vừa thỏa mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của cá nhân mình, gia đình mình đồng thời cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực cho đất nước. Những lý thuyết về con người mới sẽ giúp con người định hướng phát triển, đồng thời dung nạp thực tiễn của đời sống để tạo nên một tập thể những con người có sức khỏe, có tài năng, trí tuệ, có những ước mơ cao đẹp phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Những tiêu chuẩn của con người mới có thể là những tiêu chí chính sau đây: những con người VN trong xã hội hiện đại phải là những con người có sức khỏe, có trí tuệ và tài năng. Nếu có 2 yếu tố này, mỗi người có thể lập nghiệp, có chỗ đứng vững vàng trong xã hội từ sự nỗ lực của chính bản thân và làm giàu cho đất nước từ nghiên cứu khoa học, từ lao động, từ hoạt động kinh doanh, sản xuất phù hợp với hệ thống luật pháp của VN. Nếu như trong chiến tranh, con người Vn từng biết hy sinh quyền lợi của bản thân, hy sinh cả tính mạng mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thì trong thời bình, những con người Vn mới phải đặt hạnh phúc của cá nhân mình hài hòa với hạnh phúc lớn lao của dân tộc. Ngược lại, xã hội và cộng đồng cần có hệ thống pháp luật và những cơ chế phát huy hết tài năng và trí tuệ của thanh niên.

Bản chất cuộc sống của mỗi cá nhân là không hoàn thiện. Mỗi người chỉ có thể giỏi một thứ và kém cỏi trong nhiều thứ khác. Mỗi con người khi cống hiến cho xã hội đều có những khó khăn, thử thách nhất định. Điều này do sự giáo dục của gia đình, do năng khiếu bẩm sinh của cá nhân, do sự đào tạo của các trường học. Nếu gặp một môi trường lý tưởng, con người có thể phát huy được sở trường của mình, nhưng khi gặp môi trường không tốt, nhiều người khó vượt qua được những thử thách của cuộc sống. Những người có khát vọng vươn lên phải biết cách khắc phục khó khăn, tìm những con đường khác để có thể thành đạt trong xã hội, với mục đích cao đẹp: làm việc để tạo dựng hạnh phúc cho chính mình và đem lại hạnh phúc cho nhân dân, đất nước.

Những con người VN mới phải là những con người có đức tính bao dung, biết quan tâm tới lợi ích cộng đồng, của những người xung quanh mình. Một người biết bao dung, có lòng vị tha sẽ tạo ra một môi trường làm việc chan chứa tình thân ái, sự cởi mở.

Điểm lại sự phát triển trong xã hội VN trong thời chiến và thời bình, chúng ta thấy có những điều cần cân nhắc và suy nghĩ. Dường như trong chiến tranh, con người VN biết hy sinh những lợi ích cá nhân, thậm chí là tính mạng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Những con người thời ấy có tình cảm đồng chí, đồng đội cao quý, có tình cảm riêng tư trong sáng, có tinh thần kỷ luật và có những khát vọng cao đẹp, sẵn sàng đem tài năng, sức khỏe và sinh mạng mình cống hiến cho đất nước.

Những con người của một thời chiến tranh dù sống trong hoàn cảnh đầy mất mát, hy sinh nhưng họ chan chứa niềm tin vào cuộc đời, chan chứa niềm tin vào những lẽ sống cao đẹp của con người.

Trong hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế của VN có những phát triển diệu kỳ. Từ 1 đất nước phải nhập khẩu lương thực, VN trở thành 1 nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Nhiều khu công nghiệp hiện đại hình thành và trình độ dân trí của 86 triệu dân Vn được đánh giá ở mức khá cao so với mặt bằng chung của thế giới. Đời sống của nhân dân ở mỗi vùng miền dù còn nhiều khó khăn, nhưng đã đảm bảo được cái ăn, cái mặc cho nhân dân. Một bộ phận dân cư trở nên giàu có. Hiện nay, đất nước chúng ta có một đội ngũ trí thức hùng hậu, được coi là nguồn vàng dòng quý hiếm của quốc gia, do Đảng và Nhà ước ta hết sức quan tâm tới việc xây dựng một đội ngũ trí thức có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát trienr đất nước. Trong một xã hội hiện đại, con người VN đã bắt đầu tiếp cận với những thành tựu của KHKT trong thông tin, truyền thông, trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Đó chính là những điểm tích cực trong xã hội của đất nước chúng ta trong thời kỳ đổi mới. Nhưng thực trạng của đất nước về việc xây dựng những quy chuẩn con người mới có sức khỏe, có tài năng, hoài bão và ước mơ đang gặp thử thách bởi sự đối nghịch những lợi ích cá nhân, sự thỏa mãn những nhu cầu của từng cá nhân trong xã hội. Khoảng cách giàu-nghèo, sự quan tâm của gia đình, xã hội và nhà trường đối với mỗi cá nhân. Chúng ta thấy xuất hiện những hiện tượng đau lòng. Một bộ phận thanh niên, học sinh vì muốn thỏa mãn những sở thích cá nhân, thích sống hưởng lạc, an nhàn nên bỏ dở học hành, đi vào con đường phạm tội. Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa giết người tình rồi chặt xác phi tang làm rung động dư luận xã hội; vụ một nữ sinh khoa Hóa trường ĐHSPI HN cắt cổ người tình trên xe ô tô LEXUS...

Trong những năm tói, việc xây dựng tiêu chuẩn về con người mới trong xã hội hài hòa là 1 việc cần làm của các cơ quan tham mưu của Chính phủ và để mỗi cá nhân có thể cống hiến nhiều hơn cho đất nước, đồng thời đem lại hạnh phúc cho chính mình, nhà nước ta cần có hệ thống pháp luật và những cơ chế thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo trong xã hội, khuyến khích nuôi dưỡng tài năng. Có những cơ chế để nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm tới việc giáo dục và định hướng thanh thiếu niên trong học tập, lao động và hưởng thụ. Kêu gọi mọi người sử dụng hàng VN, cảnh báo những nguy hại của triết lý sống gấp, hưởng lạc, giữ những bản sắc của người Việt trong y phục, ngôn ngữ với niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người VN, tính cách cao đẹp của người VN qua các thời kỳ lịch sử, chúng ta sẽ xây dựng một xã hội có nền kinh tế phát triển cao, con người giàu lòng nhân ái và bao dung.

Câu 10: Viết một bài văn khoảng 600 từ bàn về ý kiến của Thân Nhân Trung: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"

A. Đạt vấn đề

Trong suốt bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông chúng ta đã xây dựng cho dân tộc mình một triết lý để bảo vệ và phát triển đất nước đó chính là sử dụng những người hiền tại trong mọi lĩnh vực để làm cho đất nước phát triển chống mọi hiểm họa ngoại xâm. Suy cho cùng, nếu sử dụng được người hiền tại đất nước sẽ cường thịnh, nếu không biết sử dụng được người hiền tài đất nước sẽ suy yếu thậm chí bị diệt vong. VD: Mỹ chọn ng tài qua bầu cử ko PB mầu da, chủng tộc.

Nga chọn người tài dựa vào lòng trung thành, nhìn vào tính cách con ng để chọn ng đứng đầu đất nc.

Triết lý:ằNgười tài thứ nhì là người mưu lược -  người  tài thứ nhất là ng biết sử dụng ng tài.

B. Giải quyết vấn đề

(Giải thích khái niệm)

Vậy thế nào gọi là người hiền tài, mọi người đều thống nhất rằng, người hiền tại nhất chính là người biết sử dụng những người hiền tài. Từ các hoàng đế trong chế độ phong kiến cho tới những vị tổng thống của các nước phát triển đều là những người biết sử dụng người tài của mọi lĩnh vực. Họ có thể là những người xuất thân nghèo khổ, học vấn ít, trưởng thành từ các cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng do kinh nghiệm sống và thực thế mach bảo họ đã lựa chọn được những người hiền tại để trong chiến tranh có thể chiến thắng kẻ thù, trong hòa bình có thể xây dựng đất nước cường thịnh.

Dưới thời Vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã theo lời vua Quang Trung viết chiếu cầu hiền kêu gọi hiền tài ra giúp nước, đó là những người có mưu lược, người có học vấn uyên thâm về văn hóa, chính trị là những nhà chuyên môn và những người có tài vỹ nghệ.

Từ thế kỷ 10 đến thể kỷ 19 các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã sử dụng những người tại để bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Trần Hưng Đạo đã lựa chọn Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng… những người xuất thân nông dân. Trần Hưng Đạo đã lựa chọn Trương Hán Siêu vốn là môn khach giao cho những trọng trach lớn trong triều đình. Những ông vua anh minh khi  lựa chọn người hiền tài không phân biệt đẳng cấp, không phân biệt sang hèn, sử dụng con người dựa trên hiệu quả của công việc, cho nên dân tộc Việt đã bảo vệ vững chắc được tổ quốc của mình không bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đồng hóa. Đọc lại lịch sử Việt Nam, chung ta thấy những triều đại phong kiến suy yếu dẫn đến diệt vong thường là do phân biệt đẳng cấp, không chăm lo đến đời sống của nhân dân, không tạo dựng được lòng tin cho nhân dân.

VD: Triều nhà Hồ sử dụng được rất nhiều người tài, 02 con của hồ quý ly rất giỏi.

Cách mạng tháng 8 thành công, Chủ tịch HCM đã biết sử dụng người hiền tài ở mọi tầng lớp, không phân biệt chính kiến, sang hèn, không phân biệt ở trong nước hay ở nước ngoài. Chủ tịch HCM đã tạo dựng được một đội ngũ giúp việc có uy tín với nhân dân, có tài trị quốc cho nên nước VNDCCH đã vượt qua những thử thách đồng thời chiến thắng trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ. Chủ tịch HCM đã sử dụng Đại tướng Võ Nguyễn Giáp làm chỉ huy quân đội mặc dù biết Đại tướng Võ Nguyễn Giám chỉ là một người giáo viên dạy sử trường cấp 3 Chu Văn An. Người đưa cụ Huỳnh Thúc Kháng - một tiến sỹ Hán học làm Chủ tịch nước. Người cử nhà thơ Huy Cận - Đảng viên đảng dân chủ làm bộ trưởng bộ Canh nông. Người kêu gọi những trí thức tài giỏi ở nước ngoài trở về Việt Nam để xây dựng đất nước như Nguyễn Khắc Việt, Trần Đại Nghĩa, Lương Đình Của.

Trong suốt hơn nửa thập kỷ nhà nước ta đã cử hang chục nghìn sinh viên ưu tú đi du học tại các nước XHCN trước đây và các nước tư bản phát triển hôm nay để học hỏi về khoa học kỹ thuật, xây dựng một đội ngũ trí thức hùng hậu, nhằm mục đích xây dựng đất nước hùng mạnh. Ở trong nước Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đãi ngộ, trọng dụng đối với tài năng ở các trường Đại học có các lớp cử nhân tài năng, lớp chất lượng cao, các hệ chuyên trong hệ thống các trường phổng thông, xây dựng những trường chuyên với mục đích đạo tạo nhân tài cho đất nước. Kết quả của những chính sách này là sự khẳng định sự thông minh của người Việt và hình thành một đội ngũ các nhà khoa học đi đầu trong sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

C. Kết luận

Chúng ta tin tưởng rằng trong những năm tới Đảng và Nhà nước ta sẽ có những cải cách về cơ chế nhằm phát huy trí tuệ và tài năng của toàn dân tộc, xây dựng một đất nước Việt Nam có nền công nghiệp hiện đại, có nền quốc phòng hùng hậu với những khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới, bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của tổ quốc Việt Nam

III/- Loại câu 5 điểm:

Câu 11: Hãy miêu tả vẻ đẹp dòng sông Hương trong bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

"Quê hương tôi nằm cạnh biển xanh

Nơi sông Pô đổ sóng xuống hòa mình

Với bao dòng nước theo nhau trôi đến đó

Tình yêu làm trái tim thanh cao bén lửa.".

Trên đây là những tình cảm nồng thắm đối với dòng sông quê hương trong tác phẩm "Thần khúc" của Đăng-tơ (nhà thơ nổi tiếng thời kỳ Phục hưng Ý). Trong lịch sử văn học thế giới, chúng ta chứng kiến nhiều nhà thơi, văn khi thể hiện tình yêu đất nước, quê hương thường bắt đầu từ tình yêu một dòng sông quê, với những kỷ niệm mưa nắng của đời người. Trong nền văn học Việt Nam, bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường được coi là một kiệt tác khi ông viết về vẻ đẹp dòng sông Hương. Đọc tác phẩm này, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp dòng sông Hương trong chiều sâu của yếu tố địa lý, lịch sử, văn hóa và thi ca. Ta cũng cảm nhận được phong cách độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong thể loại bút ký. Sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều, được thể hiện trong một hệ thống ngôn ngữ văn học sang trọng, mê đắm đầy tài hoa.

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, tại TP. Huế. Quê gốc ở Triệu Phong - Quảng Trị, mảnh đất miền Trung đói nghèo, đầy gió Lào, cát trắng. HPNT sáng tác bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" vào năm 1981, ra đời sau "Tùy bút sông Đà" của Nguyễn Tuân hơn 20 năm. HPNT đã kế thừa, học hỏi được ít nhiều từ lối viết đầy tài hoa của Nguyễn Tuân trong thể loại tùy bút, đồng thời ông đã có những sáng tạo khi thể hiện vẻ đẹp dòng sông Hương trong chiều sâu yếu tố địa lý, lịch sử, văn hóa và thi ca.

Đọc bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông Hương trong chiều sâu của địa lý. Nhà văn HPNT đã sử dụng tràn ngập các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, cường điệu, nhằm miêu tả vẻ đẹp dòng sông Hương ở thượng lưu và vẻ đẹp của dòng sông Hương khi nó chảy qua cố đô Huế. Tác giả đã sử dụng bút pháp đặc tả nhằm thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Hương với nhiều cảnh vật trên sông, 2 bên bờ sông kết hợp với không gian, thời gian, màu sắc, đường nét, âm thanh. Sông Hương mang vẻ đẹp phóng khoáng và man dại của 1 cô gái Di-gan. Nó là 1 bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn. Cũng có lúc trở nên dịu dàng, say đắm giữa những rặng dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.

Khi sông Hương chảy qua Châu Hóa, HPNT ví vẻ đẹ dòng sông Hương như vẻ đẹp 1 tiên nữ, nằm ngủ mơ màng giữa cảnh đồng đầy hoa dại. Sông Hương như một dải lụa mềm chảy quanh co, uốn khúc qua những địa danh nổi tiếng của Thừa Thiên Huế, như ngã ba Tuần, điện Hòn Chén, Nguyệt Điều, Lương Quán, Đồi Thiên Mụ...

Sông Hương đẹp bởi màu sắc nước sông thay đổi trong ngày vì nó phản quang màu sắc mây trời. Sông Hương có màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. Sông Hương tĩnh lặng và đầy màu sắc triết lý của cổ thi bởi nó soi bóng những lăng tẩm, cung điện nguy nga của triều Nguyễn và những âm thanh của tiếng gà gáy, âm thanh của tiếng chuông chùa Thiên Mụ mênh mang trên sóng nước.

HPNT đã hết sức chú ý đến vị trí địa lý đặc biệt của dòng sông Hương khi nó chảy qua cố đô Huế, chia thành phố Huế ra thành 2 phần: Bắc sông Hương và Nam sông Hương. HPNT đã so sánh sông Hương với những dòng sông đẹp nhất trên thế giới, là sông Xen chảy qua thủ đô Paris của Pháp, sông Đa-nuýp chảy qua Bu-đa-pét của Hungari và sông Nê-va chảy qua cố đô Xanh-pê-téc-bua của Nga. Những người yêu nước Nga, văn học Nga từng nhớ về những đêm trắng ở Xanh-pê-téc-bua, nhớ tiếng chim kêu trong hoàng hôn bên sông Nê-va:

"Em nhớ lại một thời quá khứ

Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ

Ngôi sao cháy bỏng trên sóng nước Nê-va

Và tiếng chim kêu trong một buổi chiều tà

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn

Em mới hiểu bấy giờ anh có lý

Dẫu hạnh phúc đã qua, giờ anh xa cách thế

Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa

Lũ trẻ lớn lên rồi lại theo ta

Nhắc lại vị ngọt ngào thủa trước

Vẫn sông Nê-va, bóng chiều sông nước

Nghĩ cho cùng em có lỗi đâu anh"

                           ( Vô đề - On-ga Béc-gôn)

Khi miêu tả vẻ đẹp dòng sông Hương, HPNT chú ý tới vẻ đẹp dòng sông Hương với những cảnh vật trên dòng sông và lưu tốc của dòng sông. Cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương giống như một vành trăng non; những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi và sông Hương chảy thật chậm, cơ hồ như một mặt hồ yên tĩnh, như một tiếng "Vâng" không nói được tình yêu.

Đọc bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của HPNT, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông Hương trong chiều sâu của lịch sử dân tộc. Với những hiểu biết sâu sắc, phong phú về lịch sử, HPNT đã coi dòng sông Hương như một người bạn tâm tình, như một nhân chứng chứng kiến lịch sử hào hùng, bi tráng cña Tổ quốc Việt Nam yêu quý. Thời các Vua Hùng dựng nước, sông Hương là một dòng sông biên thùy xa xôi. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, sông Hương mang tên "Linh Giang" - dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt, bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt trong thời kỳ trung đại. Vào thế kỷ XVIII, sông Hương chứng kiến những giây phút huy hoàng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ ở kinh thành Phú Xuân. Sông Hương chứng kiến những cuộc khởi nghĩa tắm máu ở thế kỷ XIX và sông Hương cổ vũ nồng nhiệt cho nhiều chiến công của cách mạng tháng Tám.

Trong những đoạn văn tiếp theo của bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông", chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông Hương trong chiều sâu văn hóa, thi ca. Sông Hương đẹp lộng lẫy trong những đêm rằm tháng Bảy, khi hàng trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh từ điện Hòn Chén trôi về. Sông Hương đã để lại dấu tích trong văn hóa Huế. Chiếc áo cưới màu tím Huế là sự mô phỏng sương khói của sông Hương trong buổi hoàng hôn. Sông Hương từng là nơi nhiều thi sỹ nổi tiếng của đất nước ghé thăm. Nền âm nhạc cổ điển của Huế có lẽ cũng được sinh thành trên dòng sông Hương với những điệu ca Huế man mác buồn thương đem theo tâm trạng của những người xa xứ nhớ về cái nôi của nền văn minh sông Hồng, nhớ về Thăng Long - Hà Nội. Nhà thơ Nguyễn Du từng nhiều năm lênh đênh trên sông Hương nghe ca Huế, từ đó sáng tạo nên những câu thơ bất hủ về tiếng đàn kỳ diệu của nàng Kiều:

"Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như tiếng suối mới xa nửa vời"

                     (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Nhà thơ Tản Đà ca ngợi dòng sông Hương:

"Dòng sông trắng, lá cây xanh"

Cao Bá Quát thể hiện khí phách của mình khi ca ngợi dòng sông Hương như "Kiến dừng trời xanh" và dòng sông Hương xuất hiện trong thơ Tố Hữu:

"Trời trong veo

Nước trong veo

Em buông mái chèo

Trên dòng Hương giang".

(Trên dòng Hương giang - Tố Hữu)

Nhà văn HPNT đã sử dụng những lời lẽ ngọt ngào nhất, sang trọng nhất, mê đắm nhất để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Hương, để thể hiện hùng tâm của người Việt trong suốt lịch sử 4000 năm dựng nước, giữ nước.

"Sông Hương là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc, khi nghe lời gọi nó biết cách tự biến đổi mình là một chiến công để rồi nó trở vể cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước".

Những câu văn này, HPNT đã lấy cớ từ trong lời thi sỹ Nguyễn Siêu viết tại đền Ngọc Sơn - Hà Nội: Tả thiên thanh (Viết lên trời xanh).

Bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của HPNT đã thể hiện lối viết hết sức đặc trưng của thể loại tùy bút. Nhà văn đã sử dụng những liên tưởng phóng túng, tài hoa để thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Hương trong chiều sâu của địa lý, lịch sử, văn hóa và thi ca. Từ tình cảm gắn bó với một dòng sông quê hương, HPNT thể hiện tình yêu tha thiết đối với Tổ quốc, đất nước. Chúng ta thấy rằng tác giả HPNT bao giờ cũng bắt đầu bằng những tình cảm cụ thể nhất: "yêu cây đa, bến nước, sân đình, yêu một dòng sông quê, yêu những người mà ta thương yêu nhất". Đúng như những lời đại văn hào Nga Ê-ren-bua từng định nghĩa: "Dòng suối đổ ra sông, sông nhỏ đổ ra đại giang, đại giang đổ ra biển cả". Tình yêu xóm làng trở nên tình yêu đất nước, quê hương.

Câu 12: Phân tích "Vội vàng" của Xuân Diệu:

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu (1916 - 1985). Quê TT. Nghèn - Can Lộc - Hà Tĩnh. Nơi đây là một miền quê nghèo khó, nhưng giàu truyền thống hiếu học và yêu nước. Nơi sản sinh ra những danh nhân hào kiệt, lỗi lạc trong lịch sử dân tộc. Phụ thân là nhà thơ Ngô Xuân Thọ, đỗ tú tài kép Hán học, vào Bình Định dạy học. Ông lấy bà 2 tên là Phạm Thị Hiệp tại vạn Gò Bồi - Tuy Phước - Bình Định sinh ra Xuân Diệu. Trước CMT8, Xuân Diệu là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, ông được mệnh danh là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ, là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Bài thơ "Vội vàng" là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của tập thơ "Thơ" xuất bản năm 1938. Bài thơ thể hiện một tâm hồn trẻ, lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, say đắm cuộc đời, quyến luyến cảnh sắc trần gian, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, tích cực. Bài thơ "Vội vàng" cũng tràn đầy những cảm nhận tinh vi về sự lạnh lùng của thời gian và sự cô đơn của con người giữa dòng đời vô định.

Thơ ca bao giờ cũng mang ngọn lửa nồng nàn trong cảm xúc thi nhân. Ngọn lửa nồng nàn ấy được thể hiện trong một hệ thống ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. Bài thơ "Vội vàng" là một bông hoa thắm tươi của văn học Việt Nam hiện đại vì nó kết hợp hài hòa 2 yếu tố: cảm xúc và ngôn ngữ thơ.

Mở đầu bài thơ "Vội vàng", nhà thơ XD thể hiện một khát vọng cuồng nhiệt, ông muốn "tắt nắng", "buộc gió" để giữ lại những sắc màu, hương vị huyền diệu của trần gian. Là một con người nhỏ bé trong vũ trụ bao la vô cùng, vô tận, Xuân Diệu muốn đoạt quyền của Thượng đế để giữ lại mùi hương quyến rũ của cỏ cây, đất trời, giữ lại cho cuộc sống nhân gian những màu sắc thắm tươi của sự sống:

"Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi"

Đây là một quan niệm nhân sinh mới mẻ mà XD học hỏi được từ văn học thời kỳ Phục hưng. Đó là thái độ ca ngợi tài năng, trí tuệ và vẻ đẹp con người.

Xếch-xpia, nhà viết kịch vĩ đại của nước Anh thời kỳ Phục hưng từng ngợi ca con người "kỳ diệu thay là con người về vẻ đẹp, con người là kiểu mãu của muôn loài về trí tuệ. Về trí tuệ, con người sánh ngang tài Thượng đế".

Trong nền văn học phương Đông và văn học Việt Nam, cong người thường cúi đầu trước các thế lực của thần quyền và cường quyền. Họ ao ước tìm một thế giới hạnh phúc ở những nơi hư ảo, xa xôi, trong cõi niết bàn của đạo Phật và chốn bồng lai của thế giới thiên tiên. Xuân Diệu đã nêu ra một quan niệm mới mẻ, ông kéo tuột thiên đường xuống mặt đất, coi trái đất của chúng ta là chốn bồng lai, tiên cảnh.

Tiếp đó, thi sỹ XD đã sử dụng bút pháp đặc tả để ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân trong thơ XD tràn ngập sức sống, tràn ngập màu sắc, đường nét và âm thanh. Đó là hình ảnh mùa xuân tràn ngập cỏ, hoa, màu xanh của cỏ non bất tận, mùa xuân vi vu tiếng ong bay, bướm lượn, tiếng chim yến, chim anh ngâm những khúc tình ca muôn đời.

Mùa xuân cũng là mùa chan chứa niềm vui trong tâm hồn của những đôi lứa yêu nhau. Nhà thơ sử dụng điệp ngữ "này đây", sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang vị giác: "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần" nhằm thể hiện những cảm xúc vồ vập, đắm say trước vẻ đẹp tươi mới, tinh khôi của mùa xuân. Hình ảnh "tuần tháng mật" có những cách hiểu khác nhau: dùng để chỉ tuần trăng mật - một tập quán của người châu Âu. Những đôi lứa yêu nhau sau khi làm lễ cưới thường dành tuần lễ đầu tiên đi du lịch, tận hưởng sự ngọt ngào trong tình yêu đôi lứa. Có thể hiểu theo cách khác: dùng để chỉ tháng Giêng, tháng khởi đầu mùa xuân. Người khác có thói quen các tháng trong năm dựa theo đặc điểm của mùa màng, thời tiết: tháng mật, tháng hoa, tháng sương mù...

Trong khổ thơ tiếp theo, XD thể hiện nỗi lo sợ trước hình ảnh mùa xuân tàn phai, tuổi trẻ chóng qua, tuổi già chóng đến, đời người chỉ sống có 1 lần. Con người tưởng chừng hết sức cô đơn, bé nhỏ trong vũ trụ bao la, vô cùng, vô tận.

XD sử dụng một loạt các biện pháp nhân hóa, điệp từ. "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua", "xuân non", "xuân già" nhằm thể hiện nỗi lo sợ trước một mùa xuân đang tàn phai bởi dòng chảy nghiệt ngã của thời gian. Hình ảnh một mùa xuân tàn úa sớm bị chia phôi. "Con gió xinh thì thào trong lá biếc, chim đứt tiếng reo thi" giúp nhà thơ cảm nhận hình ảnh mùa xuân đầy hương sắc sẽ phai tàn bởi sự tàn phá của thời gian. XD thể hiện nỗi lo sợ tuổi trẻ chóng qua, tuổi già chóng đến, đời người sống chỉ một lần:

"Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ không hai lần thắm lại".

XD viết "Vội vàng" năm 1938, vào thời điểm ấy, bóng đen của cuộc đại chiến thế giới thứ 2 che phủ bầu trời châu Âu, sau đó lan ra nhiều khu vực khác. Chứng kiến những cái chết đau thương bởi chiến tranh, sự tàn phá của bom đạn, người nghệ sỹ không lý giải nổi hiện thực và chịu ảnh hưởng của triết lý sống hiện sinh. Bài thơ "Vội vàng" của XD ít nhiều chịu ảnh hưởng của triết lý này.

Quay ngược lại lịch sử nghìn năm trước đó, nhiều nhà thơ lớn và những người nổi tiếng từng cảm nhân được đời người ngắn ngủi trong vũ trụ bao la vô cùng, vô tận. Thánh thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) từng viết:

"Tiếc xuân đốt đuốc để chơi đêm"

Lữ Hậu - người đàn bà thép của Trung Hoa cổ đại cũng từng cảm nhận về cuộc đời: "Đời người như bóng ngựa ô chạy qua cửa sổ".

Trong khổ thơ kết, XD kêu gọi mọi người hãy sống hết mình để tận hưởng những hương thơm, trái ngọt trong cuộc sống trần thế, cảm nhận được hương vị ngọt nào của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Nhà thơ sử dụng một loạt các động từ mạnh: "ôm", "riết", "cắn"; sử dụng những từ láy "mơn mởn", "chếnh choáng" nhằm thể hiện những cảm xúc vồ vập, những tình cảm nồng ấm trước hương sắc của tình yêu mùa xuân và tuổi trẻ:

"Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm

Cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi".

Bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu là một thông điệp gửi tới những người trẻ tuổi tình yêu sự sống và những quan niệm nhân sinh mới mẻ của XD. Bài thơ này cũng thể hiện ít nhiều nỗi cô đơn của nhà thơ trẻ tuổi trong vòng quay nghiệt ngã của thời gian. XD đã sử dụng những ngôn từ mới lạ, sử dụng biện pháp chuyển đổi các giác quan để thể hiện 1 hồn thơ rạo rực, băn khoăn, tiêu biểu cho phong cách thơ XD. "Chưa bao giờ ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, quê mùa như Nguyễn Bính, ảo não như Huy Cận và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu".

(Trích "Thi nhân Việt Nam" - Hoài Thanh).

Câu 13: hãy phân tích truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu:

Nguyễn Minh Châu (NMC) (sinh 1930, mất 1989). Quê ông ở Quỳnh Lưu - Nghệ An. NMC thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau 1975, NMC là một nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" (viết năm 1983, xuất bản năm 1987) tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của NMC trong thời kỳ đổi mới. Từ 1 câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và cuộc sống đầy đau đớn, tủi nhục của người đàn bà hàng chài. "Chiếc thuyền ngoài xa" mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Cách khắc họa nhân vật, xây dựng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm này.

Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, Trưởng phòng đề nghị nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế, chụp bổ sung một bức ảnh có cảnh biển buổi sáng sương mù. Phùng đi tới một vùng biển miền Trung, nơi anh đã từng chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ. Phùng đã gặp Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, nay đang làm Chánh án tòa án huyện. Phùng cũng làm quen với thằng Pháp, một cậu bé nhanh nhẹn, thông minh của làng chài. Sau một tuần lễ tìm kiếm, say mê. Phùng đã lựa chọn được một thời điểm đẹp tuyệt vời để chụp ảnh. Nhà văn NMC đã khắc họa bức tranh hoàn mỹ của thiên nhiên buổi sáng có sương mù, thuyền và biển: "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào màn sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới hình thù y hệt cánh một con dơi".

Phùng đã lựa chọn tư thế thích hợp và liên tiếp bấm máy, đồng thời cảm nhận cảm xúc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn khi lựa chọn được một vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên mang theo biểu tượng hạnh phúc của những người nông dân chài miền biển.

Bức tranh thiên nhiên mà MC miêu tả giàu chất thơ, chất họa có màu sắc, hình khối và đường nét, mang phong cách miêu tả trường phái ấn tượng. NMC đã sử dụng biểu tượng cánh dơi để thể hiện cuộc sống hạnh phúc, no ấm của những người dân chài miền biển.

Ngay lúc ấy, nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng chứng kiến một cảnh đời đầy ngang trái, đau khổ. Trên bãi biển tuyệt đẹp, trong thời khắc trong ngần của bình minh, người đàn bà làng chài xuất hiện trên bãi biển: "Người đàn bà chạc ngoài 40, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ giỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ".

Lão đàn ông đi cùng mụ trong xấu xí: "Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn. Hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai có mặt đầy vẻ độc dữ". Tiếp tục nghệ sỹ nhiếp ảnh chứng kiến một hình ảnh đầy đau đớn của nạn bạo hành gia đình. Lão thuyền chài bỗng trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, rút chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Lão vừa đánh vừa rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ". Người đàn bà cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn. Thằng Pháp đột nhiên xuất hiện, nó chạy nhanh như một viên đạn. Nó xông thới giành chiếc thắt lưng từ lão thuyền chai, vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực vạm vỡ của lão thuyền chài. Phùng đã chứng kiến một cách ngẫu nhiên một bi kịch gia đình bị bạo hành: Chồng đánh vợ, con trai bệnh mẹ đánh lại bố. Bi kịch của gia đình lão thuyền chài làm mỗi người khi đọc nó cảm thấy nước mắt có thể ngập lụt cả tâm hồn.

Tiếp đó, cũng trong một buổi bình mình được khắc häa một chiếc áo choàng bằng sương mà trên bờ biển, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cảnh cô chị gái mặc chiếc áo tím tước đoạt con dao găm mà thằng Pháp định dùng làm vũ khí để bảo vệ cho người mẹ đáng thương. Không thể nén chịu hơn được nữa, Phùng xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hanh động tội ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương. Anh được đưa về trạm y tế của Tòa án huyện. Tại đây, anh đã được nghe câu chuyện đầy nước mắt của người đàn bà hàng chài.

Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" đã có một cách nhìn mới mẻ về cuộc sống hiện thực trong thời bình. Ở đâu đó trên mảnh đất Vn này vẫn còn biết bao bi kịch đau lòng bởi bạo hành gia đình, bởi đói khổ mà con người cư xử với nhau như những loài thú hoang. Trên bề mặt hình tượng tưởng chừng như đẹp đẽ, đầy chất thơ thì ở sau nó là những hiện thực đầy giông bão.

Đến truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa", nhà văn NMC đã có đổi mới khi xây dựng tính cách nhân vật. Hình ảnh người đàn bà hàng chài không còn được xây dựng với những nét tính cách tuyệt mỹ, đẹp 100% như những nhân vật trong thời chiến tranh (nhân vật Nguyệt trong "Mảnh trăng cuối rừng"). Về ngoại hình, người đàn bà hàng chài này mang ngoại hình thô kệch, xấu xí. Mụ bị giỗ mặt, thân hình cao lớn, mặt phờ phạc vì thức đêm kéo lưới, nửa thân dưới ướt sũng vì vừa từ biển lên.

Những nét tính cách của người đàn bà hàng chài xen lẫn tốt, xấu. Thuở nhỏ, mụ là một đứa con gái xấu. Khi lớn lên, mụ trót có mang với một anh thanh niên làng chài trước khi đến với người chồng hiện tại. Từ khi lấy chồng và có con, mụ là một người đàn bà giàu lòng vị tha, tận tụy vì chồng con, nhẫn nhục chịu đựng. Trước tòa, mụ xin với Chánh án Đẩu: "Xin Tòa đừng bắt con bỏ nó". Khi bị chồng đánh đập tàn bạo, mụ nhẫn nhục chịu đựng. Khi chứng kiến thằng Pháp con trai mụ vung chiếc thắt lưng da đánh lại người cha của nó, mụ đã ôm chầm lấy nó, vái lạy rồi lại buông ra, rồi lại ôm chầm lấy. Những giọt nước mắt lấp đầy những nốt rỗ chằng chịt.

Là người phụ nữ, mụ hiểu tầm quan trọng của người chồng khi lênh đênh trên biển khơi. Người chồng đã giúp mụ chống lại những phong ba, bão tố của biển khơi và của cuộc đời, giúp mụ nuôi đàn con đông đúc hơn chục đứa. "Những tháng ngay ông giời làm cho biển động, vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm với muối hàng tháng trời". Niềm hạnh phúc lớn nhất của mụ là khi chứng kiến những đứa con được ăn no. Mụ chỉ đỏ mặt lên khi mọi người chê trách mụ đã bị chồng bạc đãi, đánh đập như vậy sao lại còn đẻ nhiều con như thế. Mụ đổ lỗi cho ngoại cảnh, chỉ tại cái thuyền nhỏ bé, chật chội quá. Mụ cũng hiểu được người chồng trước đây là một thanh niên hiền lành, chịu thương chịu khó, không bao giờ đánh vợ. Mụ âm thầm chịu đựng những trận đòn của người chồng "3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng". Lúc các con còn nhỏ, lão thuyền chài đánh mụ trên thuyền. Khi các con đã lớn, mụ không muốn các con chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó nên đã xin với chồng là bị đánh ở trên bờ.

Truyện ngắn đã nêu ra mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời. Người nghệ sỹ muốn phản ánh chân thực cuộc sống thì họ phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở được những vấn đề lớn của xã hội VN. Sau khi đã thống nhất đất nước, sau khi đã có cuộc sống hòa bình. Nghệ thuật không đến từ những đơn đặt hàng. Nghệ thuật chỉ có thể làm rung động lòng người khi nó chứa đựng những chất liệu mặn mòi của cuộc sống khi nghệ thuật âm vang những khát vọng, đau khổ và cả hạnh phúc. Kết thúc truyện ngắn là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: tấm ảnh chụp của Phùng được treo ở nhiều nơi. Nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Tuy là ảnh đen trắng, nhưng mỗi lần ngắm kỹ tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai. Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh: Người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá. Mụ bước đi chậm dãi...

Với tất cả những lẽ trên, truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của NMC là viên ngọc quý của nền văn học VN hiện đại.

Câu 14 : Phân tích bài thời Sóng của "Xuân Quỳnh":

Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, SN 1942, mất năm 1988, quê huớng của nhà thơ là Làng La Khê – xã Văn Khê - Quận Hà Đồng – Hà Nội. La Khê xưa là một trong năm làng La nổi tiếng của tình Hà Đông cũ với một nghề thủ công truyền thống là nghề dệt lụa. Những người con gái làng La là con người xinh đẹp chuyên cần. XQ thuộc thế hệ  nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, XQ có những bài thơ hay nhất viết về tình mẫu tử và tình yêu, bài thơ Sóng đuợc sáng đuợc XQ  sáng tác năm 1967 là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong phong cách sáng tác của XQ, trong bài thơ này XQ đã sáng tạo thành công hình ảnh Sóng để thể hiện tâm trạng của người phụ nức đang yêu, đang tìm cách lý giải những câu hỏi muôn đời của tình yêu. Thể hiện nỗ nhớ nhung, lòng quyết tâm vượt qua mọi trở ngại để đến với một tình yêu đích thực thể hiện lòng vị tha và đức hi sinh của người phụ nữ Việt nam.

Thơi ca bao giời cũng mang ngọn lửa nồng nàn trong cảm xúc của thi nhân, ngọn lửa nồng nàn ấy đuợc thể hiện trong một hệ thống ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. Bài thơ Sóng luôn làm xao xuyến tâm hồn của những trái tim đang yêu vì nó kết hợp hài hoà hai yêu tố cảm xúc và nguôn ngữ thơ.

Mở đầu bài thơ Sóng người Phụ nức đang yêu cảm nhận đuợc sự đồng điệu của những con sóng biển và tâm trạng đồng thuận của chính mình. XQ đã sáng tạo thành công hình tượng sóng để thể hiện tâm trạng của người phụ nữ Việt Nam đang yêu:

" Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lạng lẽ

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể"

Nhà thơ sử dụng những từ láy như "Dữ dội, lặng lẽ", sử dụng biện pháp nhân hoá "Song không nổi hiểu mình, Sóng tìm ra tận bể" để thực hiện tâm trạng đầy mâu thuãn của người đang yêu. Bài thơ Sóng được XQ sáng tác năm 1967 tại của biển Diêm Điền.

Trong bài thơ hình tuợng Sóng được sử dụng một cách biến ảo, khi  độc lập, khi đan xen với hình tuợng em, khi hoà nhập với hình tượng em nhằm thể hiện sự phong phú và đa dạng trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu, hình tượng Sóng trong bài thơ này mang hai ý nghĩa, nghĩa tả thực và nghĩa tuợng trưng.  Truớc tiên hình tượng sóng dùng để chi những làn sóng sao động trên ao hồ, sông nước, những con sóng bạc đầu biển khơi, một vẻ đẹp huyện diệu của thiên nhiên. Hình tuợng sóng cò tượng trưng cho sao động trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Trong thơ ca Việt, nhiều nhà thơ đã miêu tả những làn sóng của sông nước ao hồ:

"Sóng biếc theo làn hơi gợn tý

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"

(Mùa thu câu cá - Nguyễn Khuyến)

Hình tượng sóng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm trạng đầy xao xuyến của con người trong lúc chia xa:

" Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong"

(Tống biệt hành - Thâm Tâm)

Kế thừa thi liệu của những nhà thơ thời truớc, XQ đã sáng tạo thành công hình tượng sóng để thể hiện tâm trang của người đang yêu, nhưng đây có lẽ là tâm trạng của người Phụ nữ đã trải qua cay đắng của hạnh phúc trong cuộc sống gia đình. Tình yêu không phải là tình cảm bồng bột, hồn nhiên của những cô gái mang mối tình đầu đẹp như mơ uớc.

Nhìn những con sóng ngoài biển khởi bất tận, XQ nghĩ tới khát vọng tình yêu luôn hiện hữu trong tâm hồn những người trẻ tuổi đó là quy luật muôn đời của nhân gian:

"Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Nhà thơ đã tìm cách lý giải những câu  hỏi muôn đời của tình yêu lứa đôi, vì sao những  đôi lứa ấy yêu nhau, vì một lần gặp gỡ, một ánh mắt, một nụ cười hay vì duyên kiếp, số phận nhà thơ không thể lý giải nổ, cũng như không thể lý giải Sóng gió từ đâu tới.

"Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh em

Em nghĩ về biển lớn

Tới nơi nào sóng lên

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đâu từ đâu

Em cũng chẳng biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Đây là nét đẹp tâm tư của một ngượi phụ nữ đã trưởng thành với những suy tư đa chiều về cuộc sống, suy tư đã chiều về tình yêu, nhà thơ sử dụng điệp ngữ "em nghĩ" để thể hiện những trăn trở băn khoăn khi đứng trước một quyết định lớn trong cuộc đời mình. Người phụ nữ Việt coi việc lập gia đình là một việc làm hệ trọng và thiêng liêng, nó sẽ quyết định tới cuộc đời của người phụ nữ từ tuổi trẻ cho tới tuổi già. Tiếp đó XQ sử dụng hình tượng sóng một cách hết sức biến ảo nhằm thể hiện nỗi nhớ nhung, tình cảm tương tư của người phụ nữ đang yêu, nỗi nhớ ấy vuợt qua giới hạn của thời  gian, không gian:

"Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngay đêm không ngủ đuợc

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mỡ còn thức"

Nhà thơ sử dụng biện pháp tiểu đối giữa "lòng sâu - trên mặt nước", sử dụng biện pháp nhân hoá "Sóng nhớ bờ không ngủ được" nhằm thể hiện nỗ nhớ khuôn nguôi của người phụ nữ đang yêu. Trong giấc ngủ, người phụ nữ đang yêu cũng mơ về hình ảnh người mà mình yêu dấu. Về điều này thơ của XQ cũng giống thơ của Puskin - Mặt trời thơ ca của nước Nga:

"Anh nhớ mãi phút giây huyện diệu

Truớc mặt anh em bừng hiện lên

Như hương ảnh mong manh vụt biến

Như huơng thần sắc đẹp nắng trong

Giữa cô quạnh âm u tù hãm

Dòng đời trôi quằn quoại hát hiu

Tiếng em nói bên tai anh văng vẳng

Bóng dáng em anh gặp lại trong mơ

Và trong anh sống dậy đủ điều

Cả tiên thần cả nguồn cảm xúc

Cả đời, cả lệ, cả tình yêu

(Gửi K - Puskin)

Nỗi nhớ nhung tình cảm yêu đương của những đôi lứa yêu nhau thể hiện trong kinh thi của Trung Quốc cách đây 5000 năm, từ lần gặp gỡ đầu tiên, tràng trai nhớ về người con gái mà mình yêu mến với cảm xúc bồi hồi, ít nhiều e cấp:

"Con người vừa nhã vừa xinh

Hẹn anh ra ở góc thành gặp nhau

Đợi mình chẳng thấy mình đâu

Để anh

Bài thơ Sóng của XQ đã thể hiện một quan niệm tình yêu mang tính truyền thống của người dân việt, đi theo những cung bậc tình cảm, gặp gỡ, nhớ nhung, hò hẹn, thể nguyền, ăn hỏi, rồi cuới xin

Trong khổ thơ tiếp theo, nhà thời XQ đã thể hiện tình cảm thuỷ chung của người phụ nữ đồng thời thể hiện bòng quyết tâm của người phụ nữ đang yêu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để đến với tình yêu đích thực, những khó khăn ấy có thể là khác biệt về tính cách, sự xa cách về địa lý, sự đồng thuận về xã hội, của bạn bè và sự cản trở từ chính gia đình hai bên, tất cả những nội dung đó được thể hiện bằng hình tuợng Song:

"Dâu xuôi về phương bắc

Dâu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng ghĩ

Huớng về anh một phương

Ở ngoài kia đặc duơng

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào cũng tới bờ

Dù muôn vàn cách trở"

Trong sáng tác của mình, XQ thể hiện mtộ tích cách mãnh liệt đầy bản chất  trong tình yêu.

"Núi cao biển rộng sông dài

Tôi đi khắp chốn tìm người tôi yêu"

Nhà thơ chợt nghĩ về sự ngắn ngủi của một đời người, sự ngắn ngủi của người con gái trong sự vô hại của thời gian và của vũ trụ để rồi sẽ có một quyết định dứt khoát và nhanh chóng trong cuộc đời:

"Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Nhưng biển kia dẫu nặng

Mây vẫn bay về xã"

Trong khổ thơ kết, XQ đã thể hiện uớc nguyện dâng hiến, lòng vị tha và đức hy sinh của người phụ nữ đang yêu

"Lam sao đuợc tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ".

Tác giả sử dụng biện pháp vật cách hoá, mong muốn biến thành những con sóng nhỏ hoà nhập trong biển lớn tình yêu với những khao khát đuợc yêu thuơng, điều này giống với tâm trạng của Tago trong "Thơ Dâng":

"Nếu đời anh là một viên ngọc

Anh sẽ đập tan nó thành trăm mảnh

Nếu đời anh là một bông hoa

Một bông hoa tròn trịa và bé bỏng

Anh sẽ cài nó lên mái tọc em"

Bài thờ Sóng là một bài thơ nổi tiếng của XQ trong đề tài tình yêu, bài thơ đã thể hiện tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những nét phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam, nỗi nhớ, tình cảm, thuỷ chung, lòng vị tha và được đức hy sinh là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của người PN Việt. Bài thơ Sóng đã thể hiện phong cách độc đáo của XQ đó là tình cảm chân thành luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường

Câu 14 : Hãy phân tích tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

"Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục bắc, nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần

Mỗi đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên

Mỗi bên hùng tứ một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có"

Trên đây là những câu thơ tràn đầy niềm tự hào về nền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt được khẳng định trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi trong mùa Xuân 1428. Suốt chiều dài lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, chúng ta có những áng thiên cổ hùng văn thể hiện truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, thể hiện khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Trong những tác phẩm ấy, chúng ta phải kể đến tác phẩm chính luận "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch HCM. Ngày 2/9/1945, CT HCM đã đọc bản tuyên ngôn độc lập trước 50 vạn quốc dân đồng bào tại Quảng trường Ba Đình - HN. Khát vọng độc lập tự do của dân tộc lại vang vọng. Tuyên ngôn độc lập mang một ý nghĩa lịch sử lớn lao, vì nó tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc. Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận, có lý luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, hùng hồn.

Ngày 19/8/1945, chính quyền HN về tay nhân dân. 26/8/45, CT HCM từ chiến khu Việt Bắc trở về HN trong 3 ngày 28, 29, 30/8/45, CT HCM soạn thảo Tuyên ngôn độc lập tại số nhà 48 phố Hàng Ngan - HN. Văn kiện lịch sử này được CT HCM long trọng đọc trước quốc dân đồng bào và công bố trước thế giới về quyền độc lập, tự chủ của dân tộc VN.

Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền tự do và bình đẳng của dân tộc VN đối với các dân tộc khác trên thế giới. CT HCM đã viện dẫn Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". CT HCM còn viện dân tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của CM Pháp 1791: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". CT HCM đã phát triển những tư tưởng tiến bộ của 2 bản tuyên ngôn trên để khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc VN, đối với các dân tộc khác trên thế giới. Điều này có ý nghĩa hết sức trọng đại đối với dân tộc VN. Ở vào thời điểm 1945, cuộc đại chiế thế giới 2 kết thúc, 5 cường quốc là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, TQ (Tưởng Giới Thạch) họp HN tại Tê hê ran để phân chia lại bản đồ thế giới sau chiến tranh. Thực dân Pháp tuyên truyền trước công luận TG VN trước đây là thuộc địa của Pháp, phải để cho Pháp cai quản. Ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng dưới danh nghĩa quân đồng minh vào tước vũ khí phát xít Nhật. Tiền quân của chúng đã kéo tới TX Bắc Giang. Ở miền Nam, tàn quân Pháp núp bóng quân đội TD Anh gây hấn ở vùng Sài Gòn - Chợ lớn. Việc CT HCM tuyên bố về sự ra đời của nước VNDCCH đã khẳng định nền độc lập, tự do của dân tộc và vạch trần những âm mưu xâm lược của các thế lực ngoại bang.

TNĐL của CT HCM đã tố cáo những tội ác dã man, tàn bạo và thâm độc của TD Pháp trong suốt hơn 80 năm chúng xâm lược và đô hộ nước ta. CT HCM đã vạch trần bản chất phi nghĩa của TD Pháp khi chúng lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để xâm lược VN. "Thế mà hơn 80 năm nay, bọn TD Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa". Bằng lập luận chặt chẽ, CT HCM đã tố cáo tội ác tày trời của TD Pháp trên quê hương VN. TD Pháp đã tắm máu các cuộc khởi nghĩa, đàn áp khốc liệt các phong trào yêu nước của người VN đi theo các ý thức hệ khác nhau. Các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật, phong trào Cần Vương, Khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, khởi nghĩa Bắc Sơn 1940, KN Nam Kỳ 1940. TDP đã tắm máu các cuộc khởi nghĩa, sử dụng những thủ đoạn tàn độc nhất để đàn áp các phong trào yêu nước và CM của nhân dân VN.

CT HCM đã tố cáo những tội ác của TD Pháp đối với nhân dân VN trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa. "Chúng chia rẽ đồng bào ta. Chúng bóc lột đất nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng dùng rượu và thuốc phiện đầu độc giống nòi của ta". Đặc biệt, CT HCM đã vạch trần bản chất hèn nhát của TD Pháp khi chúng bản rẻ nước ta cho Nhật. CT HCM đã tố cáo phát xít Nhật và TD Pháp là những kẻ đã trực tiếp gây ra nạn đói 1945, khiến 2 triệu đồng bào ta chét đói. Đây là một sự kiện lịch sử hết sưc đau thương của dân tộc, đã khơi dây lòng căm thù của nhân dân VN đối với quân xâm lược. CT HCM còn nêu cao truyền thống nhân đạo và chính nghĩa của nhân dân VN khi Việt Minh giúp cho người Pháp chạy qua biên thùy, cứu nhiều người Pháp ra khỏi trại giam của Nhật, bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ trong cuộc bạo động ngày 9/3. CT HCM cũng khẳng định dân tộc ta giành nền độc lập từ tay Phát xít Nhật chứ không phải từ tay Pháp đồng thời đã tham gia thực hiện nghĩa vụ quốc tế là đẩy lùi chủ nghĩa phát xít Nhật.

TNĐL mang một ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó tuyên bố chấm dứt chế độ quân chủng hàng nghìn năm và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến hàng trăm năm và mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc VN. CT HCM đã thay mặt toàn thể dân tộc Vn tuyên bố xóa bỏ mọi hiệp ước bất công với Pháp; xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của TD Pháp trên đất nước VN. Từ đó khẳng định nước VN mới là một nước độc lập, có chủ quyền. CT HCM cũng kêu gọi các chính phủ tiến bộ trên thế giới công nhận nền độc lập của VN, đồng thời thể hiện lòng quyết tâm của cả một dân tộc quyết bảo vệ, giữ vững nền độc lập non trẻ mà dân tộc ta vừa mới giành được.

TNĐL là một bài văn chính luận có sức thuyết phục lớn, bởi lập luận chặt chẽ, đanh thép. Lời văn ngắn gọn, hùng hồn, đi sâu vào lòng người.

Trong trang sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta có những áng văn chương bất hủ thể hiện khát vọng độc lập, tự do của dân tộc VN. Chúng ta nhớ tới Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, TNĐL của HCM. Những tác phẩm ấy chan chứa tình yêu đất nước, ý thức độc lập tự chủ thể hiện truyền thống nhân đạo và chính nghĩa của dân tộc VN. Đúng như lời nhà thơ Huy Cận viết trong bài thơ "Đi trên mảnh đất này":

"Sống vững chãi 4000 năm sừng sững

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa

Trong và thực sáng 2 bờ suy tưởng

Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa".

Câu 15: Phân tích bài "Đàn ghi ta của Locca" Thanh Thảo

Thanh Thảo tên thật: Hồ Thành Công (1946). Quê ở Mộ Đức - Quảng Ngãi, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp HN. Thanh Thảo vào công tác ở chiến tường miền Nam. THanh Thảo thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ TT là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông được coi là một trong những cây bút luôn nỗ l lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm cách biểu đạt mới qua hình thức. Câu thơ tự do. Hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Bài thơ "Đàn ghi-ta của Lorca" trích trong tập thơ "Khối vuông Ru bích" (XB1985) tiêu biểu cho phong cách thơ TT. Trong bài thơ này, nhà thơ TT  đã ca ngơi tài năng thơ ca bất tử và những tính cách cao đẹp của nhà thơ Gác xia Lorca, nhà thơ vĩ đại của TBN đồng thời ông thể hiện nỗi đau xót, sự cảm thông, tiếc thương trước cuộc đời ngắn ngủi của Lorca.

Thơ ca bao giờ cũng mang ngọn lửa nồng nàn trong cảm xúc của thi nhân. Ngọn lửa nồng nàn ấy được thể hiện trong một hệ thống ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu hình ảnh, nhạc điệu. Bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" - một sáng tác tiêu biểu của TT có lẽ là bài thơ hiện đại nhất và cũng là bài thơ khó hiểu nhất trong thơ Việt hiện đại. Thanh thảo đã sử dụng hình thức thơ tự do với hệ thống hình ảnh, thi liệu nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực để thể hiện lòng tiếc thương, sự cảm thông trước cuộc đời ngắn ngủi của nhà thơ vĩ đại TBN Gác xia Lorca:

"Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

Li la, li la, li la

Đi lang thang về miền đơn độc

Với vầng trăng chếnh choáng

Trên yên ngựa mỏi mòn

TBN hát nghêu ngao

Bỗng kinh hoàng, áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

Chàng đi như người mộng du"

Lorca là một trong những tài năng sáng chói của VH hiện đại TBN thơ của Lorca đã nồng nhiệt cổ vũ nhân đấu tranh với mọi thế lực chuyên chế đòi quyền sống chính đáng và thúc đẩy mạnh mẽ việc cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật. Run sợ trước ảnh hưởng to lớn của Lorca đối với nhân dân TBN, chế độ phát xít Phranco đã bí mật thủ tiêu Lorca vào năm 1936. Nhà thơ TT đã sử dụng hình ảnh thơ, sử dụng sự chuyển đổi các giác quan từ thính giác sang thị giác để thể hiện sự cảm thông xót xa trước cuộc đời ngắn ngủi của Lorca như bọt nước vỡ tan rồi chôi đi trong cuộc đời đầy hỗn tạp. Hình ảnh "TBN áo choàng đỏ gắt" vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Hình ảnh chiếc áo choàng đỏ là y phục của những hiệp sỹ đấu bò tót, một trò chơi nhân gian thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc TBN. Hình ảnh "TBN áo choàng đỏ gắt" còn mang ý nghĩa tượng trưng khẳng định Lorca  là nhà thơ yêu tự do, phản ánh khát vọng tự do của dân tộc TBN. Màu đỏ gắt còn là màu của máu, hình ảnh trên đây tượng trưng cho những mất mát, hi sinh của dân tộc TBN dưới ách thống trị của chế độ độc tài Phranco.

Hình ảnh "TBN hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

Chàng đi như người mộng du"

Hình ảnh này tố cao chế độ phát xít Phranco đã ra tay sát hại chàng thi sỹ với những ước mơ, khao khát thánh thiện như một kẻ mộng du, một người khách bộ hành phiêu lãng đi giữa cuộc đời. Tác giải sử dụng các từ láy như "Láng tháng", Chếnh choáng", "mỏi mòn" nhằm khắc họa vẻ đẹp tân hồn của người  nghệ sỹ Lorca. Cụm từ "ly la, ly la, ly la"  hư từ, nó như thể hiện vẻ đẹp lãng du của người nghệ sỹ, là tiếng ca của cuộc sống đối lập với cảnh chết chóc, mất mát, hi sinh.

Trong những khổ thơ tiếp theo, nhà thơ TT ca ngợi những nội dung cao đẹp trong thơ của Lorca  đồng thời khẳng định sự nghiệp thi ca của Lorca sẽ trường tồn trong đời sống tâm hồn trong đời sống tâm hồn của dân tộc TBN:

"Tiếng ghi ta nâu

Bầu trơi cô gái ấy

Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

Tiếng ghi ta dòng dòng máu chảy

Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Dọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng"

Tiếng ghi ta để chỉ những âm thanh huyền diệu của tiếng đàn ghi ta, một nhạc cụ dân gian của TBN người ta còn goại là Tây Ban Cầm. Khi Lorca còn sống ông từng sáng tác một câu thơ" Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta" nhằm thể hiện tình cảm mê đám của nhà thơ đối với âm thanh huyện diệu của tiếng đàn ghi ta. TT đã sử dụng một loạt các biện pháp chuyển đổi giác quan từ thính giác sang thị giác: "Tiếng ghi ta nâu", "Tiếng ghi ta lá xanh", "Tiếng ghi ta bọt nước" tiếng ghi ta dòng dòng máu chảy. Những hình ảnh trên đây nhằm ca ngợi những nội dung cao đẹp trong thời Lorca. Thơ Lorca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp đất nước TBN, ca ngợi sự sống và thể hiện suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời ngắn ngủi của con người về những mất mát hi sinh của dân tộc TBN. TT sử dụng một loạt các từ tượng trưng: "Màu nâu" - màu của đất, màu của cuộc sống lao động chuyên cần. Hình ảnh lá xanh" tượng trưng cho tuổi trẻ, sự sống, cho những khát vọng cao đẹp của tuổi thanh xuân. Hình ảnh "bọt nước vỡ tan" tượng trưng cho cuộc đời ngắn ngủi của con người. Hình ảnh máu chảy tượng trưng cho những mất mát hi sinh của dân tộc TBN. Thanh thảo sử dụng hình ảnh so sanh "Tiếng đàn như cỏ mọc hoang", sử dụng hình ảnh tượng trưng "Giọt nước mắt vầng trăng" nhằm khẳng định sử nghiệp thơ ca của Lorca sống mãi trong đời sống tâm hồn của TBN.

Trong hai khổ thơ kết, TT tiếp tục thể hiện tình cảm sót thương trước cái chết của Lorca đồng thời dùng biện pháp nói giảm cho rằng cái chết của Lorca là do định mệnh, do số phận để giảm nhẹ nỗi đau lòng của mọi người.

"Đường chỉ tay đã đứt

Dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

Trên chiếc ghi ta màu bạc

Chàng ném lá bù cô gai Di gan vào xoáy nước

Chàng ném trái tim mình vài lạng yên bất chợt"

Hình ảnh đường chỉ tay đã đứt mang ý nghĩa Lorca đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng. Đường chỉ tay dùng để chỉ những đường dãnh trên lòng bàn tay theo tướng số học, đường dãnh trên bàn tay mỗi người thể hiện những bí mật về tính cách, sinh mệnh và số phận của họ; đường chỉ tay đứt ấn định cái chết được báo trước.

Hình ảnh "Dòng sông rộng vô cùng" là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sông. Qua những hình ảnh thơ đó, TT thể hiện cảm nhận của đời người quá ngắn ngủi trong dòng chảy tưởng chừng như vĩnh cửu của thời gian. Hình ảnh lá bùa cô gái Di gan dùng để chỉ một vật làm bằng giấy hoặc vải có những dấu hiệu đặc biệt được tin là có phép thiêng trừ ma quỷ, tránh tai nạn, mê hoặc được người khác.

Hư từ "Ly la, ly la, ly la" kết thúc bài thơ như một khúc ngân của cuộc sống những đắng cay, mất mát trong mỗi số phận con người rồi cũng sẽ qua đi và cuộc sống bao giờ cũng hiện hữu với cách riêng của nó. Bằng việc sử dụng hư từ "Ly la…" cánh nhìn về cuộc sống sẽ bớt ảm đạm hơn và những khúc ca về tự do về khát vọng của con người sẽ bất tử cùng với năm tháng.

Với tất cả những lẽ đó, bài thơi "Đàn ghi ta của Lorca" là bông hoa thắm tươi của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro