cty tu nhan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam khi doanh nghiệp phá sản thì tài sản của họ bên nước họ có bị phát mãi để trả cho những khoản nợ cũng như những nghĩa vụ tài sản khác không? Văn bản luật nào điều chỉnh vấn đề này

Trả lời

Theo điều 141 luật DNVN 2005, chủ doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm vô hạn với DNTN của mình. Do vậy, khi doanh nghiệp bị phá sản thì chủ doanh nghiệp (dù là người nước ngoài) cũng phải đem hết tài sản của mình để trả nợ. Tuy nhiên, trường hợp tài sản của họ ở bên nước họ rất phức tạp. Điều này có thể được giải thích do quyết định của toá án chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước đó, họ không có quyền hạn phát mãi tài sản tại nước khác.

Việc phát mãi tài sản theo ý kiến của nhóm thuyết trình sẽ được quy định cụ thể trong luật Phá sản

2. Khi DNTN phá sản thì người thừa kế có phải chịu trách nhiệm với toàn bộ khoản nợ hay không?

Trả lời

Theo quy định tại điều 640 của Bộ Luật dân sự người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Trong trường hợp di sản đã chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận. Như vậy người thừa kế của chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nợ cho khách hàng tương ứng với phần tài sản được hưởng thừa kế chứ không phải với toàn bộ khoản nợ.

3. DNTN có được góp vốn với công ty TNHH hoặc liên kết với công ty khác hay không?

Trả lời

Theo khoản 2 điều 9 nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp 2005 thì doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc liên kết với công ty khác. Cụ thể như sau: Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh cá thể hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

4. DNTN có được chuyển thành công ty TNHH hay không? Nếu có thì phải làm những gì?

Trả lời

Điều này được quy định rõ ràng trong điều 24 nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 của Luật Doanh nghiệp;

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân), hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);

c) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

d) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thoả thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;

đ) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

2. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:

a) Điều lệ công ty;

b) Giấy đề nghị chuyển đổi và đăng ký kinh doanh;

c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý và các tài liệu tương ứng quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này;

d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân;

đ) Danh sách thành viên theo quy định tại Điều 23 của Luật Doanh nghiệp dối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan, đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn những yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung.

4. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên doanh nghiệp tư nhân đã chuyển đổi trong sổ đăng ký kinh doanh.

5. Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành chứng khoán?

Trả lời

Trước hết cần phải tìm hiểu thế nào là chứng khoán. Theo điều 6 Luật chứng khoán 2006: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

Ở đây chỉ xin được giải thích tại sao DNTN không được phát hành trái phiếu và cổ phiếu vì chứng chỉ quỹ chỉ được phát hành bởi các quỹ đại chúng còn các quyền mua cổ phân, chứng quyền, quyền chọn mua,... là các loại chứng khoán phát hành kèm với cổ phiếu và trái phiếu (Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định; Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định; Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước) cho nên doanh nghiệp tư nhân không được phát hành trái phiếu và cổ phiếu thì đương nhiên không được phát hành các loại quyền trên

Trước hết, cổ phiếu là một bằng chứng góp vốn vào công ty. Còn doanh nghiệp tư nhân thì lại do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập, nó không chia nhỏ vốn để bán cho nhiều người. Do vậy doanh nghiệp tư nhân không được phát hành trái phiếu.

Còn trái phiếu thực chất là giấy nhận nợ dài hạn, với lãi suất ổn định, và được mua đi bán lại tự do. Nhưng nó được phát hành ra cho nhiều nhà đầu tư, nên muốn phát hành nó thì nhà phát hành phải có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ để không gây ảnh hưởng xấu đến các chủ nợ hay nhà đầu tư khác. Mà ở doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng toàn bộ tái sản của mình, tài sản của doanh nghiệp với của chủ doanh lại không tách bạch, nhà nước không thể kiểm soát được tài sản của nó có thật hay không, hay là khả năng thanh toán của nó có đáng tin cậy hay không nên DNTN không được phát hành trái phiếu.

6. Nếu công ty mẹ có công ty con ở nước ngoài thì khi hợp nhất báo cáo tài chính, công ty mẹ có phải hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty con này không?

Trả lời:

Theo điều 148, luật Doanh nghiệp 2005 quy định về Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con, vào thời điểm kết thúc năm tài chính, công ty mẹ phải hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty con, không phân biệt công ty con ở trong nước hay ở nước ngoài. Do đó, nếu công ty mẹ có công ty con ở nước ngoài thì khi hợp nhất báo cáo tài chính, công ty mẹ phải hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty con này.

7. Mô hình tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ con khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Có thể khẳng định rằng mô hình tập đoàn kinh tế là mô hình phát triển ở quy mô và trình độ tổ chức cao hơn và chặt chẽ hơn công ty mẹ và con.

Nhóm doanh nghiệp chỉ được gọi là tập đoàn kinh tế khi chúng có mối quan hệ sở hữu vốn đầu tư, trong đó có một doanh nghiệp nắm giữ tỉ lệ vốn điều lệ ở mức chi phối của các doanh nghiệp khác trong nhóm (không nhất thiết giữa chúng phải có mối quan hệ thị trường và công nghệ). Doanh nghiệp nắm giữ tỉ lệ vốn điều lệ ở mức chi phối được gọi là doanh nghiệp mẹ, doanh nghiệp chịu sự chi phối vốn của doanh nghiệp mẹ gọi là doanh nghiệp con. Như vậy, mô hình tập đoàn kinh tế ra đời khi dựa trên mô hình công ty mẹ con.

Trong tập đoàn kinh tế, các công ty thành hoạt động dưới cùng "màu cờ sắc áo", logo và thương hiệu chung, tạo ra hình ảnh tập đoàn kinh tế ấn tượng sâu đậm trong xã hội. Trong khi ở mô hình công ty mẹ con, các công ty thành viên vẫn có thể hoạt động dưới tên và thương hiệu riêng của mình.

Trong mô hình tập đoàn, công ty mẹ thường đã thoát ly ra khỏi hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực sản xuât hàng hóa cụ thể, mà chỉ chủ yếu hoạt động đầu tư, trở thành công ty tài chính hay ngân hàng thương mại với tư cách là chủ sở hữu vốn chi phối trong vốn điều lệ của nhiều doanh nghiệp khác. Trên thực tế, công ty mẹ thường cũng là một công ty cổ phần, hoạt động đầu tư vốn vào các doanh nghiệp con trên quy mô lớn. doanh nghiệp con có thể tồn tại dưới loại hình công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH hay công ty TNHH một thành viên là công ty mẹ.

Do quy mô của một tập đoàn kinh tế thường là rất lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia, hiện thượng các thành viên trong tập đoàn hoạt động chồng chéo, cạnh tranh với nhau là khó tránh khỏi. Trong khi đó, ở mô hình công ty mẹ con, do quy mô thường bé hơn, hoạt động trên địa bàn và lĩnh vực hẹp hơn, mối quan hệ giữa các công ty thường là bổ trợ lẫn nhau, hoặc hoạt động song song, ít có hiện tượng cạnh tranh, chồng chéo.

Trong mô hình công ty mẹ con, do các công ty hoạt động như những cá nhân riêng lẻ, khi quyết định của thành viên công ty mẹ gây thiệt hại cho công ty con, công ty mẹ phải có trách nhiệm bồi thường. Tuy vây, trong mô hình tập đoàn kinh tế, chủ sở hữu nắm đa số phiếu, có thể có quyền quyết định áp đảo và lũng đoạn quyền quản lý. Do tất cả các thành viên trong tập đoàn đều hoạt động dưới cùng một "màu cờ sắc áo" nên thiệt hại hay lợi ích sẽ cùng được chịu, hưởng trong cả tập đoàn.

Tài liệu tham khảo:

1. Vũ Trọng Khải, Chưa có khung pháp lý cho tập đoàn kinh tế, http://www.vcci.com.vn/doanh-nghiep/chua-co-khung-phap-ly-cho-tap-111oan-kinh-te

2. Lê Đăng Doanh, Rất cần một khung pháp lý, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 35-2008 (923), 21-8-2008.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cty#nhan