2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CTTS 2

“Đại khái là từ đầu Hàn Sinh vẫn chưa định để tâm nhiều đến tôi. Ở Bắc Bình anh căn cơ sâu rộng, trong nhà có một con nhóc tuổi trẻ mơn mởn được gởi nuôi thì có là gì.

Mới đầu tôi ở nhà một mình cả ngày, bữa sáng cũng đã chẳng gặp được anh, bữa tối phần lớn là chờ không gặp người. Hỏi thử vú Vương mới biết được, anh bận bịu luyện binh ở trấn Cửu Lĩnh ngoài ngoại ô, đương nhiên không rảnh ghé về nhà.

“Thu lan phú” lần trước tìm đưa cho tôi đã bị lật tới lui mấy chục lần. Trong đó có kẹp mấy tờ chắc do anh viết, tôi vốn định chép học theo, song ngặt nỗi từ lúc mới tập viết là viết Trâm hoa tiểu khải*, học không tới khí khái sắc sảo kia của anh, đành phải bỏ cuộc.

* kiểu chữ nhỏ gọn.

Đến trung tuần tháng 7, rời nhà đã hơn tháng, tóc trên trán đã bắt đầu mọc dài chọc mắt, hỏi mượn vú Vương một chiếc kéo định tự mình ra tay, nhưng lại vì lo lắng tay chân vụng về, làm cho không dám gặp ai, nên nhìn gương lần lựa hồi lâu.

Lại không ngờ trong lỗ mũi bỗng thấy mát lạnh, có một dòng màu đỏ từ trên chảy xuống, tôi vội vàng lấy khăn đè vào, trên khăn tay thêu hoa màu trắng lại thêm một tảng hoa mai* lớn. Khi ấy kinh hãi không thôi, thêm vào nhỏ lớn gần như chưa bao giờ thấy chảy máu, bèn bất chấp giờ giấc đã muộn, nhanh chân ra ngoài tìm vú Vương, nhờ bà gọi đại phu giúp.

*Mai bên Tàu thường là màu đỏ.

Vừa đến cầu thang, Hàn Sinh đứng bên dưới cách tôi mấy thước, ngẩng đầu nghi ngờ đưa mắt qua. Đến sau này anh mới kể với tôi, khi ấy cả khuôn mặt tôi đỏ lựng, mắt lóng lánh nước, hết sức tội nghiệp.

“Xảy ra chuyện gì, đang yên lành sao che miệng?”

Trách tôi lúc ấy quá hoảng sợ, thanh âm của anh nhu hoà lạ lùng, làm tôi càng thêm muốn thân cận. Tựa như bèo cám dạt bờ, sốt ruột quá nên bước hẫng bậc thang, may sao anh bước nhanh lên tới đỡ kịp lấy tôi.

Tôi phân một bàn tay ra nắm chặt lấy ống tay áo anh. Anh đang mặc quân phục mùa hè kiểu mới, lớp vải dệt trong kẽ ngón tay mềm mại hơn rất nhiều, không giống như đồ của cha vì để phòng mưa mà luôn dày và cứng nhường ấy.

“Mũi đang chảy máu, không dừng được…” Lại có hơi ngượng ngùng, không nhịn được cúi đầu, chừa lại mỗi đỉnh đầu cho anh.

Người từng kinh qua chiến trường đương nhiên trấn định hơn tôi rất nhiều. Hàn Sinh đỡ tôi trở lại trên lầu, còn có chút kìm lòng chẳng đặng mà bật cười, “Con ngửa đầu về sau đi, đừng cúi thấp nữa.”

Anh vẫn luôn đỡ tôi, tôi níu anh, mò mẫm bước từng bước từng nhỏ hướng về thư phòng.

Sau đó tôi ngửa đầu dựa vào chiếc ghế bên án thư của anh, anh đứng giúp tôi đổi chiếc khăn sạch, đại phu cũng không cần mời nữa, chỉ nói rằng: “Bắc Bình quá khô, con mới tới khó tránh khỏi không thích ứng kịp, mai mốt kêu vú Vương thường xuyên phủi bụi lau sàn, rồi trồng thêm ít hoa chưng nhà.”

Tóc trên trán đâm mắt, tôi chớp mắt liên tục theo bản năng. Lúc ấy anh dựa vào bên bàn, vẫn là quân trang đoan chính trói buộc toàn thân như cũ, giữa mày vừa thả lỏng lại nhíu chặt, thật sự rối rắm.

Hàn Sinh duỗi tay, đầu ngón tay quẹt qua trán tôi, đẩy mớ tóc ra, khiến cho tóc rẽ ngôi chính giữa, sau đó về lại phòng tôi mới nhận ra trông ngố cỡ nào.

Không kịp thẹn thùng, anh gõ vào vầng trán lộ ra của tôi, “Con gái Giang Nam đều thích cắt thành như thế, nhớ không lầm thì mẹ con là người Dương Châu phải không? Nguyên quán họ Tạ ở Đông Bắc, mấy con nhóc bên kia vào trời đông lạnh ngắt luôn cứ để lộ trán, hoang dã thật.”

Tôi thấy hơi khó hiểu, trực giác mách bảo anh có vẻ không thích, “Con còn chưa ra khỏi cửa, chưa gặp qua nhóm tiểu thư ở Bắc Bình.”

Trong lòng nghĩ: Vậy thôi mình không để mái nữa.

Hàn Sinh như suy tư gì đó, tay ấn trên thắt lưng, im một chốc. Rồi rướn người sang phủ lên tay tôi, kéo chiếc khăn che mũi ra. Vết chai trên tay anh rất dày, nhất định đã cọ làm tôi đau, bằng không thì sao tim tôi lại rung động theo chứ?

Tiếc rằng máu không còn chảy, có nghĩa là tôi cũng phải đi.

“Được, đợi chú rảnh rỗi sẽ đưa con ra ngoài dạo, dạo này thật sự không có thời gian rảnh.”

“Khuya rồi, cô nhóc, nghỉ thôi.”

Lệnh đuổi khách rõ như ban ngày.

Tôi rẽ tóc ngôi chính giữa, ngắm thư phòng bày trí cổ kính lần cuối, tràn ngập hơi thở anh, tôi không ở được, cũng không mang đi được, chỉ có thể ứng tiếng rồi ra cửa, lại thật cẩn thận nhẹ nhàng đóng lại.

Thư của Trinh Cát vào ngày 18 tháng 7 năm Dân quốc thứ 5.”

Sáng sớm hôm sau, ngoài cửa sổ trời vừa chớm xanh, Tạ Uẩn đã mặc xong quân trang chuẩn bị ngồi xe ra cửa, hiển nhiên là ra trấn Cửu Lĩnh lo liệu công việc luyện binh. Nếu không có gì bất ngờ xảy ra, cả mùa hè này anh đều sẽ ở đây.

Trước khi xe lăn bánh, anh như là nhớ tới gì đó, bảo tài xế ngừng, quay đầu nói với vú Vương ngay cửa: “Kêu sư phụ Tôn đến nhà, cắt tóc cho Trinh Cát.”

Vú Vương có hơi ngạc nhiên vì Tạ Uẩn thế mà lại chú ý đến những việc này, nhanh nhảu tiếp lời, “Ngài xem bà già này hồ đồ chưa kìa, không để ý đến tóc của cô Sáu dài quá.”

Trong nhà họ Tạ, đến thế hệ này của Trinh Cát, con gái đông đúc, quên là vị trưởng lão tốt bụng nào nhàn hơi rỗi việc, bày vẻ đặt số.

Mà vú Vương nắm chuyện nhà trong lòng bàn tay, Tạ Uẩn biết, người này cơ bản chỉ là chưa xem cô ra gì mà thôi. Nghe vậy thì nghiền ngẫm tiếng “cô Sáu” kia, ậm ừ đáp lời, rồi gõ gõ chỗ dựa lưng ghế trước, ý bảo có thể đi rồi.

Vú Vương làm việc mau lẹ, còn chưa tới giữa trưa, sư phụ Tôn - người khó mời nhất trong bốn tiệm làm tóc nức danh ở Lang Phường – bước vào Tạ trạch, cung kính nói một câu “Thưa cô Sáu, chào buổi trưa ạ!”

Trinh Cát ngó thấy cả mớ kéo trong rương nhỏ của ông ấy, mới ngộ ra được đây là một thợ cắt tóc, khó trách trên người toả ra mùi thuốc bôi tóc.

Cô lắc đầu cự tuyệt, nhờ vú Vương tiễn sư phụ Tôn ra cửa, nói rằng muốn giữa tóc mái, không cắt nữa.

Vú Vương nhìn không thấu cô tiểu thư với khuôn mặt mềm yếu lại dè dặt này đây có tình tình ra sao, song vẫn nghe theo mà tiễn sư phụ Tôn, trước khi đi còn không quên đưa cho chút tiền thưởng.

Lần này Trinh Cát đi Bắc Bình rất gấp rút, toàn bộ gương lược tráp trang sức châu báu không mang theo là bao. Mẹ chỉ chuẩn bị một hộp nhỏ cho cô, lật tung lên cũng không có phụ kiện nào có thể cài gọn tóc trên trán qua được, chỉ còn nước để mặc tóc đâm mắt, cần phải đưa tay khảy hai cái.

Lại mấy ngày liền cô không gặp được Tạ Uẩn, dường như câu đáp ứng rảnh rỗi sẽ đưa cô ra ngoài dạo vào cái đêm vương mùi máu ấy chỉ là lời nói đùa.

Tầm dăm ba bữa sau, giữa trưa cô thêu xong một chiếc khăn tay, màu xanh đen bằng vải bông, trên góc thêu “Tạ thị Hàn Sinh”, ngoài ra không còn gì nữa.

Mà chiếc khăn bẩn của anh mang về hôm đó, Trinh Cát giặt sạch sẽ rồi giấu riêng, ai cũng không hay.

Gần 10 giờ đêm, Tạ Uẩn bước lên bậc thang cuối cùng, nhác thấy một cô nhóc cúi đầu ngủ gật bên cửa thư phòng, mặc sườn xám tay loe, hôm nay còn khoác thêm một chiếc vân kiên* màu vàng nhạt, thoạt nhìn càng trẻ con hơn --- kiểu trẻ con cố tỏ ra chững chạc ổn định này đây.

Ủng quân đội đạp sàn nhà vang lên tiếng làm cô tỉnh, mặt mày có hơi mơ màng, trong lòng còn đang ôm mấy quyển sách cũ, với một chiếc khăn.

“Đợi chú à?” Tạ Uẩn nhíu mày hỏi, có lẽ cũng không nhớ đã liên quan nhiều việc với cô.

Trinh Cát gật đầu, bước theo anh vào thư phòng, đặt mấy quyển vịnh vật chí* xuống. Tạ Uẩn tất nhiên để ý đến chiếc khăn kia, bèn nhặt lên giũ ra, hai ngón tay vuốt ve hàng chữ thêu ấy.

*gốc 咏物志, là một thuật ngữ trong văn chương, đại khái là ghi chép để làm văn làm thơ về cảnh vật thế giới chung quanh.

“Lần trước làm dơ khăn của chú, tiếp viện cái mới cho chú.”

“Con thêu à? Trông tinh xảo đấy.”  Cái trước đó của anh thật nhạt, càng khỏi bàn đến thêu thùa, thuận miệng hỏi: “Cái trước đó vứt rồi ư?”

Trinh Cát trộm cắn bờ môi, gật gật đầu, không biết là đang trả lời vấn đề nào nữa.

Anh cầm chiếc khăn tay đang mở ra định nhét vào túi bên quần quân phục, Thu Lan có hơi quýnh quáng, bước lên tóm chặt lấy tay anh, “Đừng vậy mà.’”

Tạ Uẩn nhìn cái ót trước mặt, sức lực của cô nhóc có hạn, một đôi tay non mịn mềm mại như bông, anh muốn đẩy ra lại chẳng dễ dàng quá, song giờ phút này thì không làm gì cả.

Trinh Cát như chạm bỏng mà rụt tay về, muốn lấy khăn, “Để con gấp gọn lại, rỗi hẳng bỏ vào.”

Tạ Uẩn ừ một tiếng, đặt khăn vào trong tay cô, chính mình thì dựa vào trên ghế, nhắm nhẹ mắt thả lỏng.

Cô đứng nơi ấy vừa gấp khăn vừa trộm ngắm anh, thắt lưng siết thật chặt, hai hàng lông mày nhất định đang nhíu…

Thời khắc ấy bỗng nhiên lại cảm thấy, chữ viết sắc sảo của anh có vẻ có hơi quạnh quẽ thê lương.

Sau khi xếp thành khối vuông xong thì đẩy đến trước mặt anh, Trinh Cát cất giọng nhỏ nhẹ, sợ có chút nào ồn đến anh, “Gấp xong rồi, lấy về đi ạ.”

Anh lập tức mở bừng mắt, hai mắt sáng trong, “Cảm ơn nhiều, chú sẽ cất kĩ càng.”

Trinh Cát hơi nhấp miệng cười, hiếm khi cô cười tươi đến vậy. Tạ Uẩn nhìn mà cũng có hơi vui lây, lại chẳng rõ chuyện này có gì để mà vui, nói câu: “Đây là lần đầu tiên nhận được khăn người khác tặng, không nghĩ lại là cô nhóc con đây.”

“Sao có thể, mấy… mấy cô ấy không đưa khăn thêu cho chú sao?”

Tạ Uẩn hơi giật giật lông mày, cũng không muốn nhiều lời về đề tài này. Anh mệt nhọc cả một ngày, không ghìm được thở dài. Tuy là thật nhẹ, nhưng Thu Lan vẫn để ý thấy.

Người đàn ông đứng dậy đưa lưng về phía cô, tìm trên giá được mấy quyển sách thấy hợp cho cô đọc, quay đọc lại đưa tới.

“Không có việc gì có thể ra ngoài đi dạo, cứ một lòng một dạ vùi đầu trong sách, người nhanh nhạy đọc mãi cũng ngớ ngẩn.”

Lời răn của trưởng bối.

Lọt vào tai cô xem như lời quan tâm, Trinh Cát nhỏ giọng trả lời, hoá thân thành thiếu nữ cố chấp nhất thành Bắc Bình tối nay, “Nhưng con đang đợi chú.”

“Con tới Bắc Bình xem như làm khách, làm gì có đạo lí chú không ở nhà là không thể ra cửa được.”

Anh không muốn kể chuyện trong quân đội cho cô. Trấn Cửu Lĩnh hiện tại dồn nén mấy binh đoàn, chủ soái không toạ trấn, người bên dưới liền làm việc qua mặt trục lợi. Khi bước lên chiến trường, mạng người quan trọng, kiêng kị nhất là chuyện này, cho nên cần anh đích thân cầm đao giám sát, còn chưa biết khi nào mới kết thúc được.

Trinh Cát không biết nói sự ỷ lại vào anh trong lòng mình ra sao, đành cứ lắc đầu, “Cha nói bên ngoài đã bắt đầu loạn lạc, con sợ lắm.”

Nháy mắt ấy Tạ Uẩn mới ý thức được, cô còn nhỏ tuổi, có sự bướng bỉnh rụt rè của con gái út trong nhà, làm sao bì được kiểu đàn ông làm đương gia như anh. Tự ngẫm một lúc rồi thì tuỳ tiện nói câu, “Gan nhỏ như cây kim.”

Nửa câu sau chưa nói, anh nghĩ nếu là đưa cô đi núi tuyết săn cọp, chẳng phải sẽ bị doạ đến ngất đi mất.

Mở miệng lại thay đổi chủ đề, “Tóc tai này của con cứ định để loà xoà vậy à? Vú Vương không gọi sư phụ Tôn tới nhà sao?”

Trinh Cát có sao đáp vậy: “Tới rồi, là con kêu đi, tóc định nuôi dài ra.”

“Được.” Hai ngón tay anh tách tóc ra, lại thành rẽ ngôi giữa mà cô thấy xấu vô cùng, “Lấy đồ gì đó kẹp lên, đợi tóc dài chút kêu vú Vương chải thành búi tóc cho con, con người bà ấy hơi lươn lẹo, nhưng làm việc cũng khá nhanh nhẹn.”

“Con không có…”

Tạ Uẩn rốt cuộc dằn không nổi mà bật cười, chỉ thấy sao mà mỗi lần gặp cô đều mang vẻ hết sức đáng thương, trông như là ở nhà anh bị khi dễ.

Rõ ràng người trước mặt cũng là dáng vẻ tiểu thư khuê các, ở trước mặt anh lại nũng nịu hết nấc, trông có vẻ như hai cha con với nhau. Thật ra anh và cha cô cùng thế hệ, tuy quan hệ mặt ngoài trông có hơi xa cách, song vẫn là chú, cũng không sai gì.

Buổi tối hôm sau, Tạ Uẩn vào cửa vừa kịp trước mấy giây Trinh Cát hạ đũa, theo sau ngoại trừ phó quan Tạ Khâm còn có mấy binh lính mặc quân trang, ôm rất nhiều hộp gỗ trong lòng ngực.

Tần Chiêu nghe tiếng bèn buông đũa bước qua, hai mắt giao nhau với anh. Tạ Uẩn thả lỏng đôi chút, “Đi xem trang sức mới mua cho con đi, hộp bên đó là … Chú quên rồi, Tạ Khâm, cậu nói cho con bé nghe.”

Cô nghe Tạ Khâm vừa chỉ vừa nói cho cô, cầm hộp ngoài rìa trái lên mở ra, bên trong là một chiếc lược răng thưa ngọc lục bảo, vừa khéo có thể cài tóc mai cô cố định ra sau đầu.

Đại khái là cảm giác được để tâm chiều chuộng quá vừa lòng, cô ngó qua ba chồng đồ ấy, quay đầu nhìn Tạ Uẩn, nén lại sung sướng trong lòng, song vẫn cứ không kiềm được oán trách.

Cô hỏi vặn: “Chú đi dạo cửa hàng, sao lại không đưa con đi cùng chứ?”

Tạ Uẩn có hơi nghẹn lời, cười một cái với Tạ Khâm, rồi lắc đầu cởi bỏ thắt lưng quân phục, Tạ Khâm nhận lấy đưa cho hạ nhân, đoạn anh nói, “Tính tình cô nhóc đúng là kì quái, trong ánh mắt thì vui vẻ, ngoài miệng lại chẳng chịu tha người ta.” Lại gọi Tạ Khâm ở lại cùng ăn cơm. Trinh Cát ngừng nói, giấu nhẹm đi nét năng nổ, lại biến trở về điệu bộ bình đạm kia.

Anh không muốn cất lời. Sau khi trời sụp tối thì có cơn mưa rào, cậu Ba - kẻ xưa nay khắc nghiệt đến chọc không biết bao nhiêu người mắng nhiếc sau lưng - bỗng đại phát từ bi, ra lệnh tan tập huấn sớm, trên đường về nhà còn đi một chuyến đến tiệm trang sức….

Khi ấy Tạ Uẩn nghĩ, chẳng qua là do cái cô nhóc nhỏ tên Trinh Cát kia, lúc nói “Con không có”, dáng vẻ thấy mà tội nghiệp.

Nghĩ là con gái họ Tạ, sao có thể thiếu thốn đồ dùng được, nên liền mua sạch mấy món mới một lượt.

Huống hồ, đây cũng là lễ thượng vãng lai cho chiếc khăn kia cô tặng anh.

Trước mắt vậy cũng đủ để thuyết phục chính mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro