NHỮNG "CÁI BẪY" MÀ NGƯỜI KINH DOANH F&B NHẤT ĐỊNH PHẢI TRÁNH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NHỮNG "CÁI BẪY" MÀ NGƯỜI KINH DOANH F&B NHẤT ĐỊNH PHẢI TRÁNH

Chúng ta có xu hướng khi cùng bạn bè hay người thân đến một quán ăn đông khách sẽ nghĩ chủ quán làm ăn phát đạt, "một vốn bốn lời", từ đó cũng muốn thử mở một nhà hàng hay quán cà phê.

Tuy nhiên, những người gặp thuận lợi chặng đường đầu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngay cả những người nổi tiếng cũng có một danh sách những nhà hàng thất bại trên sơ yếu lý lịch của họ. Điển hình như Gordon Ramsay đã phải đóng cửa 23 trong số 49 nhà hàng của ông.

Nhưng nhiều người vẫn đánh giá thấp những khó khăn, cạm bẫy họ sẽ phải đối mặt khi dự định kinh doanh nhà hàng hay quán cà phê. Từ đó, họ không chuẩn bị kỹ lưỡng chiến lược cần thiết cho những rắc rối phát sinh trong những ngày đầu thành lập. Điển hình như việc nhà hàng chẳng thu hút nổi một khách hàng.

Nếu bạn bỏ tiền đầu tư kinh doanh nhà hàng hay một quán cà phê, người ta thường gọi đùa đó là "bỏ tiền ra mua một công việc". Tất nhiên, bạn có thể trích cho mình một khoản tiền lương trong quá trình kinh doanh nhưng "bỏ tiền ra mua một công việc" không phải là cách duy trì một mô hình thành công.

Chính điều này đã khiến không ít nhà hàng, quán cà phê hoạt động tốt cũng không thu được lợi nhuận mà họ đáng được hưởng. Lĩnh vực kinh doanh F&B giống như một cỗ máy sản xuất, một nhà hàng mở ra – đóng lại, sẽ có những nhà hàng khác xuất hiện liên tiếp. Nhưng để tìm ra được mức giá để trụ lại thì không phải ai cũng đạt được.

Dưới đây là những cạm bẫy mà chủ quán cà phê, nhà hàng rất dễ vấp phải trong quá trình đi đến thành công.

1. Chỉ bán cà phê

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ bán cà phê thôi cũng đủ chi trả cho những chi phí thuê địa điểm, nhân viên, điện nước... thì chiến lược kinh doanh của bạn không đủ mạnh. Bởi, dù quán có đông khách đến đâu thì lợi nhuận thu được từ cà phê không thể bù đắp cho các khoản phí khác.

Bạn hãy bổ sung thêm những món khác vào thực đơn, như bánh ngọt, các dòng trà, sữa hay thức ăn nhanh, miễn sao chúng thuận tiện và phù hợp với mô hình quán bạn.

2. Quá tiết kiệm

Những chủ kinh doanh cà phê, nhà hàng mới mở thường xót xa khi phải vứt đi những thực phẩm thừa. Chính vì sợ và tiếc mà họ giữ lại những thực phẩm lẽ ra phải vứt bỏ hay giảm hẳn lượng lưu kho. Điều gì sẽ xảy ra khi khách hàng của bạn phải dùng những loại thực phẩm cũ, ôi thiu? Bạn sẽ mất khách ngay lập tức. Thực tế, có khá nhiều cách giúp cắt giảm chi phí trong kinh doanh F&B, nếu bạn tiết kiệm không đúng cách, bạn sẽ trượt dần và thất bại.

3. Tập trung quá nhiều vào lợi nhuận

"Tạo ra khách hàng chứ không phải bán hàng" là điều quan trọng cần ghi nhớ khi khởi nghiệp kinh doanh F&B.

Những chủ quán thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản trị thường rơi vào bẫy lợi nhuận, tập trung vào lợi nhuận quá sớm và tìm mọi cách giảm giá đầu vào thay vì xây dựng những mối quan hệ đối tác bền vững. Họ quên mất rằng khách hàng luôn muốn được cung cấp những dịch vụ tốt nhất. Khi không đáp ứng được điều này, khách hàng sẵn sàng thay đổi lựa chọn.

4. Chiến lược về giá quá yếu

Kinh doanh F&B muốn tồn tại phải xác định được mức giá hợp lý. Nếu chiến lược về giá của bạn quá yếu thì cạm bẫy thất bại đang chờ bạn. Ngoài ra, bạn cần tính toán giá bán trung bình hoặc đặt ra giá dựa trên chi phí bỏ ra thay vì chạy theo kỳ vọng của khách hàng.

Chiến lược giá cần được xây dựng dựa trên một định mức lợi nhuận khôn khéo. Tuy nhiên hãy nhớ có rất nhiều thứ được định giá bởi giá trị của chúng.

Nguồn: Cao Trung Hiếu

Tổng hợp từ trang truyền thông kiến thức F&B ADOR - Tâm huyết người làm quán Việt.

#mequan

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro