Cung đình vs Phật Giáo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

15.3.2 Kiến trúc cung đình.

Ngày nay tất cả các cung điện, dinh thự của các thời kỳ mở đầu đều bị

tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, chỉ còn lại trên sử sách và một vài dấu tích ít ỏi.

Các kiến trúc cung điện còn lại duy nhất đến ngày nay và cho ta một hình ảnh cụ thể

về mảng kiến trúc này là các cung điện, dinh thự nhà Nguyễn ở Huế.

Đặc điểm kiến trúc.

- Bố cục đối xứng trong toàn bộ tổng thể qua trục chính Bắc - Nam xuất

phát từ quan niệm của Nho giáo như tả nam, hữu nữ, tả văn, hữu võ ... gây được cảm

giác các lớp kiến trúc trùng trùng điệp điệp, từng khu nhỏ cũng theo lối đối xứng này.

- Mặt bằng công trình hình chữ nhật và thường được phát triển theo

chiều sâu nhờ hai nhà nối tiếp liền mái nhau theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Mái nhà

cấu tạo theo kiểu “chồng diêm” gồm hai tầng mái nối chồng lên nhau.

- Nội thất nửa ngoài không đóng trần để tận dụng chiều cao cho nơi hành

lễ cần, nửa trong có trần là chốn thâm nghiêm nơi Vua ngự hay thờ tự. Trang trí phong

phú, đạt trình độ thẩm mỹ cao.

- Phong cách kiến trúc nói chung mang tính khiêm tốn, chừng mực, hài

hòa của kiến trúc dân gian Việt nam, không quá đồ sộ, nguy nga lộng lẫy tạo nên ấn

tượng sâu sắc về sự hòa hợp giữa con người, thiên nhiên và kiến trúc.

Công trình kiến trúc tiêu biểu: điện Thái Hòa, điện Long An…

15.3.3 Kiến trúc Phật giáo.

Đặc điểm kiến trúc.

Vị trí: Các công trình Phật giáo thường được xây dựng ở những nơi có

phong cảnh đẹp, gắn bó với núi đồi, sông hồ... Vào thời Lý, các chùa tháp đều xây

dựng trên các triền núi, lấy núi làm chổ dự, trước mặt là một không gian rộng mở, có

dòng sông uốn quanh.

Bố cục: kiến trúc mặt bằng đa số có bố cục cân xứng, theo cách gọi của

ông cha ta ngày xưa là bố cục theo kiểu chữ đinh (T), chữ công (I) hay nội công ngoại

quốc (), cũng có nội đinh ngoại quốc, chữ tam (≡≡ )…

Mặt bằng: Trong tổng thể ngôi chùa từ ngoài vào ta thấy có cổng tam

quan hay tứ trụ tiếp đến là gác chuông, sân rộng, dãy hành lang bao quanh ba mặt và

cuối cùng là điện thờ hay còn gọi là tòa Tam bảo thường gồm có 3 ngôi nhà nằm kế

nhau: tòa Tiền đường là nơidâng hương hành, tòa Thiêu hương là nơi đốt hương, gõ

mõ, tụng kinh và tòa Thượng điện là nơi đặt tượng Phật trên bệ gọi là tòa "Tam bảo"

tượng trưng cho sự tu hành đắc đạo của đức Phật. Trong khu vực chùa còn có Tháp

mang tính chất chế ngự và nhấn mạnh bố cục của công trình theo phương đứng. Trên

trục chính của quần thể kiến trúc chùa phía trước đặt Tháp tích phật còn phía sau chùa

đặt Tháp mộ theo thể tự do.

Kết cấu: Kết cấu ngôi thượng điện mang giá trị truyền thống của kiến

trúc cổ Việt Nam. Trong đó ta thấy biểu hiện đặc trưng của kiến trúc khung gỗ Việt

Nam khác với khung gỗ chịu lực của Trung Quốc và các nước Đông Á ở thức kiến

trúc Việt Nam là CỘT-XÀ-KẺ.

Điêu khắc trang trí: Trong chùa các bộ phận cấu tạo bằng gỗ của công

trình như cột, xà, kẻ hoặc bẩy đều được chạm khắc tinh vi. Các tháp được trang trí trên

mặt đứng, diềm mái khung của... với các đề tài tôn giáo như tứ linh hay rồng mây hoa

lá, cảnh sông nước bằng đất nung. Màu sắc chủ đạo trong chùa thường là màu vàng -

màu của lý tưởng và cao quý.

Công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Pháp Vân (chùa Dâu), chùa Diên Hựu,

chùa Phổ Minh, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro