Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945 P5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vào lúc 4 giờ 45 sáng 19-6, đô đốc Ozawa đứng trên kì hạm của ông là tàu sân bay Taiho ra lệnh phóng máy bay trinh sát Nhưng vì mây dày đặc nên các phi công không phát hiện được đoàn tàu địch. Mãi đến 7 giờ 30 họ mới báo cáo rằng hạm đội Mĩ đang ở Phía tây nam Saipan.Ông ra lệnh cho 71 máy bay cất cánh. 26 phút sau, đến lượt 128 chiếc của đợt 2 bay đi tìm hạm đội địch. Trong đội hình 2, một viên phi công nhìn xuống biển bỗng thấy một tàu ngầm Mĩ vừa phóng 2 ngư lôi về hướng kì hạm. Không ngần ngại, phi công Nhật cho máy bay chúi dầu đâm vào quả ngư lôi. Cả hai cùng nổ tung, cách tàu mẹ 100m.Nhưng quả ngư lôi thứ hai đâm vào mạn tàu nổ làm chiếc Taiho bị thương.Lúc 10 giờ sáng, rađa Mỹ bắt gặp đợt máy bay đầu của Nhật. Hạm đội Mĩ báo động và các máy bay Hellcat bay lên ngăn chặn khi máy bay Nhật còn cách xa tàu Mĩ. 41 máy bay Nhật bị bắn rơi xuống biển, chỉ có một chiếc len lỏi đến được hạm đội Mĩ, đánh trúng thiết giáp hạm South Đakota. Số còn lại phải vội vã quay về.Đợt máy bay thứ hai của Nhật bị ngăn chặn cách hạm đội Mĩ 60 dặm bởi các máy bay từ tàu sân bay Essex. 70 chiếc bị bắn rơi.Đợt thứ ba gồm 47 chiếc, vì nhận sai tọa độ tàu sân bay Mĩ nên chỉ có 12 chiếc đến đúng vị trí chiến đấu, 7 chiếc bị bắn rơi.84 máy bay của đợt 4 cũng xác định sai vị trí, chỉ có 6 chiếc đến nơi nhưng không đánh trúng một chiến hạm nào.Hầu hết máy bay bay lạc hướng đã bị hết nhiên liệu và không về được đến hạm đội. Một số tìm đường quay về Guam.Nhung khi đáp xuống sân bay ở đây, 27 máy bay Hellcat của Mĩ xuất hiện đã đánh tan 30 máy bay Nhật ngay trên sân bay.Như vậy, chỉ sau mấy giờ chiến đấu, hạm đội cơ động của đô đốc Ozawa mất tất cả 330 máy bay. Vì một sai lầm trong nhận định, không biết chớp lấy thời cơ mà lưỡi gươm quý của Nhật đã gãy.Nhưng thảm họa của hạm đội Cơ động vẫn còn tiếp tục.Lúc 12 giờ trưa, hạm trưởng tàu ngầm Cavalla của Mỹ bắt gặp tàu sân bay Shokaku đang chờ đón máy bay trở về (1), đã ra lệnh phóng một loạt ngư lôi trúng đích. Tàu bốc cháy và chìm lúc 3 giờ chiều.(1)Chiếc Shokaku và chiếc Zuikaku từng tham dự cuộc tiến công Hawaii, biển San hô, biển Cruz.Chiếc kì hạm Tai ho trúng ngư lôi lúc sáng, đến 4 giờ chiều bỗng phát nổ rồi chìm. Đô đốc Ozawa quyết ở lại, chết theo tàu nhưng viên hạm trưởng nói: "Chiến trận còn tiếp diễn, Ngài phải sống đến khi kết thúc trận đánh rồi hãy hay". Ông ta mới chịu rời tàu, chuyển kì hạm qua tàu sân bay Zuikaku.Tin thảm bại bay về Bộ tư lệnh hạm đội Liên Hợp lúc ấy đang thả neo tại cảng Yokosuka (Nhật Bản).Đô đốc Toyoda ra lệnh cho Ozawa lui binh, nhưng không còn kịp nữa. Đô đốc Mitscher, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 58 của Mỹ đã cho máy bay đuổi theo trong lúc trời sắp tối.Họ đến đúng lúc hạm đội Nhật đang tiếp tế dầu, đánh bom trúng kì hạm Zuikaku, tàu sân bay nhẹ Chiyoda, 1 thiết giáp hạm và 1 tuần dương hạm, nhưng chỉ gây thiệt hại nhẹ.Riêng chiếc tàu sân bay Hiyo bị ngư lôi đánh chìm.Trận hải chiến ở vùng biển Mananas với mấy lượt tiến công và bị tiến công, hạm đội cơ động Nhật mất 92% số máy bay, chìm 3 tàu sân bay và 50% số máy bay của đảo Guam bị phá hủy.Tổng cộng 475 máy bay và thủy phi cơ Nhật bị diệt. Phía Mĩ thiệt hại 130 máy bay với 2 tàu chở dầu.Thất bại này giáng thêm cho hải quân Nhật một đòn chí tử, một lần nữa làm tiêu tan ảo vọng về "trận đánh quyết định". Nó làm cho quân Nhật phòng thủ ở Saipan hết hi vọng được hải quân yểm trợ.

Kính dâng Thiên hoàng lời tạ tội...

Sau ba ngày chiến đấu để giữ vững vị trí tại trung tâm Saipan và củng cố lại đội hình, tướng Holland Smith mở đợt tấn công mới để giành thắng lợi cuối cùng.Ngày 22-6, 2 sư đoàn thủy quân lục chiến tấn công lên phía bắc, còn sư đoàn bộ binh 27 tiến về phía nam. Quân Nhật dựa vào núi rùng hiểm trở với nhiều hang động kín đáo để kháng cự quyết liệt.Bộ tư lệnh của tướng Saito cũng di chuyển từ hang này sang hang khác.Bộ binh Mĩ bị chặn lại ở một thung lũng vách cao, thẳng đúng, đầy rẫy hang động mà trung đoàn 136 Nhật chọn làm nơi tử thủ.Những trận ác chiến khốc hệt xảy ra ở nơi này, khiến cho mọi người gọi đây là "thung lũng tử thần". Quân Mĩ hành quân chậm chạp nhưng cuối cùng cũng tiến đến gần đỉnh Tapotchau, cứ điểm cuối cùng của Nhật.Đêm 25 tháng 6, tướng Saito ra lệnh kiểm tra quân số còn lại.Quân Nhật tản mát khắp nơi ở miền Bắc đảo, nên các sĩ quan dưới quyền chỉ còn nắm được 1.200 quân và 3 xe tăng. Trước tình thế tuyệt vọng ấy, tướng Saito điện về Tokyo "xin kính dâng Thiên hoàng lời tạ tội sâu sắc vì chúng tôi không thể làm tốt hơn những gì mà chúng tôi đang làm.Trước khi xuất trận lần cuối cùng, toàn thể chúng tôi tâm hồn hướng về Hoàng cung và tung hô Vạn Tuế".Ngày 30 tháng 6, bộ binh Mĩ đã lên đến đỉnh núi Tapotchau.Ngày 5 tháng 7, thủy quân lục chiến Mĩ tiến đến bờ bắc Saipan.Ngày 6-7, trong một hang lớn ở gần một vùng được gọi là « thung lũng Địa Ngục", tướng Saito và Bộ tham mưu họp bàn. Bên cạnh ông có thiếu tướng Igeta và đô đốc Nagumo.Ông ta ra lệnh: "Ngày mai, tập trung tất cả những ai còn chiến đấu được xuống núi để tấn công bọn Mĩ, đánh đến người cuối cùng".Một sĩ quan tham mưu hỏi: "Trung tướng có tham gia với chúng tôi không?"Đô dốc Nagumo trả lời thay: "Chúng tôi sẽ hara kiri (1), chúng tôi quyết định chết lúc 10 giờ sáng nay, các anh cho phép chúng tôi đi trước".Thế là cả ba mổ bụng tự sát. (1) Hara kiri (tiếng Nhật): tự sát bằng cách tự mổ bụng mình. Đó là cách bảo toàn danh dự của các võ sĩ đạo Nhật sau khi bị thua trận. Bốn giờ sáng ngày 7-7-1944, hơn 3 nghìn người Nhật, cả binh lính và thường dân, với đủ loại vũ khí, từ súng trường, súng lục đến gươm và cả gậy tre vót nhọn xông đến bờ biển tiến công các hậu cứ quân Mĩ.Họ tiến công vào vùng đóng quân của sư đoàn 27 bộ binh, tiến công tới tấp vào trung đoàn 105. Hết đợt này đến đợt khác họ lăn xả vào phòng tuyến Mĩ. Quân Mĩ chết 605 người, phía Nhật bị giết gần hết, chỉ còn vài mươi người bị thương, ngất xỉu nên quân Mĩ đem về cứu sống.Tại bệnh viện dã chiến trong hang động, khi quân Mỹ tiến 1 đến, đại úy bác sĩ trưởng ra lệnh cho một nữ y tá ra đầu hàng. Còn ông ta và mọi người trong đó dùng lựu đạn tự sát. Vào lúc 16 giờ 15 ngày 9-7-1944, đô đốc Tumer điện báo về Bộ tư lệnh hải quân Hoa Kỳ là Saipan hoàn toàn nằm trong tay người Mĩ.Chiến trường Saipan của Mĩ phải trả giá quá cao: 14.111 người chết, mất tích hoặc bị thương nặng.Phía Nhật, toàn thể quân trú phòng (hơn 30.000) chết hoặc tự sát. Khoảng 100 người bị bắt, số còn lại rút lui vào các hang động. Có người sống sót mãi cho đến hơn 15 năm sau khi chiến tranh chấm dứt.Trong số gần 30.000 dân Nhật sống trên đảo, có khoảng 22.000 người tự sát tập thể bằng cách đúng từ trên các mỏm núi cao nhảy xuống biển (1).Sau khi chiếm xong Saipan, quân Mĩ đánh chiếm các đảo Guam và Tinian. Trong vòng chưa đầy hai tuần lễ giao chiến (từ 20 đến 31-7) cả hai đảo đã thuộc về Hoa Kỳ.Chiếm được quần đảo Marianas, Hoa Kỳ đã giành được một thắng lợi chiến lược hết sức quan trọng. Saipan chỉ cách Tokyo 2.300 km. Thủ đô cũng như nhiều vùng lãnh thổ phía Nam Nhật Bản và các căn cứ Nhật ở Đài Loan, Philippines... đã nằm trong phạm vi oanh tạc của không lục Hoa Kỳ.Các sân bay ở Saipan, Tinain và Guam trở thành căn cứ của Tập đoàn không quân thứ 20 gồm toàn pháo đài bay hiện đại B.29 của Hoa Ky.Vài tháng sau ngày quân Mĩ chiếm Saipan, các pháo đài bay ấy sẽ bay đi ném bom nước Nhật.(1) Bộ máy tuyên truyền của Tokyo đã làm cho dân Nhật tin rằng người Mỹ là bọn quỷ dữ, sẽ giết hết bất cứ người Nhật nào lọt vào tay chúng. Bởi thế, họ thà chết còn hơn để bị bắt.Hơn nữa, tự sát sau khi thất bại cũng là truyền thống võ sĩ đạo Nhật đã ăn sâu trong dân chúng. Đó cũng là cách bày tỏ lòng trung thành với Nhật Hoàng đến cùng.

KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở TOKYO

Khó khăn chồng chất

Các chiến thắng giòn giã của Hoa Kỳ khiến cho Bộ tổng tham mưu quân lực Hoàng gia phải duyệt xét toàn bộ đường lối điều hành và khả năng sản xuất của guồng máy chiến tranh Nhật.Từ con số sản xuất 15.300 máy bay trong năm 1943, làm sao có thể sản xuất 45.000 máy bay trong năm 1944 mà riêng hải quân đã đòi hỏi cung ứng 26.000 chiếc? (1). Đó là chỉ riêng về máy bay mà thôi, còn thuốc men, quân trang, quân dụng ngày càng thiếu. Sản xuất không đủ, mà đến tận tay binh lính lại càng thiếu hơn vì cuộc chiến tranh tàu ngầm của Mĩ đánh chìm mọi tàu Nhật đi trên biển.Cuối cùng, số lượng tàu bè mà các cơ sở đóng tàu hạ thủy không thay thế được số bị chìm.Chế độ "tuần lễ làm việc 7 ngày" được phát động. Trường học dồn lại, học sinh học ít giờ hơn. Số phụ nữ và trẻ em tham gia sản xuất nhiều hơn. Nhưng lương thục, thục phẩm, đồ dùng hàng ngày của nhân dân ngày càng khan hiếm.Báo chí hạn chế lại khổ báo và số trang. Mười ngàn điểm giải trí đóng cửa.Sự thất bại của quân đội Nhật trên chiến trường đã ảnh hưởng trục tiếp đến đời sống của dân chúng.

Thay ngựa giữa đường

Thủ tướng Tojo trở thành một đối trọng mà nhiều người đặt nghi vấn.Các chính khách và sĩ quan cao cấp cho rằng ông ta muốn trở thành một nhà độc tài.Nhất là sau ngày 21-2 khi ông ta buộc Tổng tham mưu trưởng lục quân, nguyên soái Gen Sugiyama từ chức và ông ta nắm luôn chức vụ này.Nhiều người cho rằng không thể kiêm nhiệm chức Thủ tướng (vai trò chính trị) với chúc Tổng tham mưu trưởng (vai trò quân sự). Thậm chí bạn thân của Tojo còn nói: "Thủ tướng không thấy sao? Đức thua là vì quốc trưởng Hitler giành quyền chỉ huy của các nhà quân sự".Tojo đáp: "Tôi rất kính nể quốc trưởng Hitler, nhung tôi không thấy có điểm gì giống nhau giữa ông ấy và tôi. Ông ấy là binh nhì còn tôi là tướng lãnh".Một số nhà chính trị ở Nhật còn đi xa hơn nữa. Không những họ tố cáo sự bất tài của Tojo đưa nước Nhật vào thế kẹt, họ còn vận động mưu tìm hòa bình trước khi quá trễ.Nhiều lần phe quân nhân định mưu sát Tojo nhưng không thành công.Sự thất thủ của đảo Saipan là thêm một vố nặng cho cuộc đời chính trị của Tojo. Cuối cùng Tojo tìm hoàng thân Kido, Chưởng ấn Hoàng gia, người đã đề nghị với Thiên hoàng đưa Tojo lên làm Thủ tướng năm 1941. Sau cuộc nói chuyện, Tojo thấy cần phải thay đổi nội các.Ngày 17-7 ông cách chức Bộ trưởng Hải quân của đô đốc Shimada, hi vọng làm vừa lòng nhũng kẻ chống đối với "vật tế thần" ấy.Nhung đến khi mời đô đốc Yonai lên thay vào chức vụ đó, ông này từ chối. Tojo ý thúc được sự chống đối mãnh liệt đối với ông ta. Trong lúc ấy, Hội đồng Jushin (gồm những vị cựu thủ tướng Nhật) họp tại nhà Hoàng thân Konoye, cũng tỏ ra không tán thành việc cải tổ nửa vời.Cuối cùng theo lời khuyên của bạn bè, ngày 18-7 Tojo bệ kiến Thiên hoàng xin từ chúc.Xét vai trò quan trọng của Lục quân trong nước Nhật, Hội đồng Jushin đề nghị lên Thiên hoàng 3 nhân vật:Nguyên soái Terauchi (Tư lệnh chiến trường phương Nam), nguyên soái Hatta (Tư lệnh ở Trung Hoa) và đại tướng Kuniaki Koiso, Thống đốc Triều Tiên, thường được gọi là "con cọp xứ Triều Tiên".Cuối cùng, Thiên hoàng chọn Koiso làm Thủ tướng.Ở Bộ Tổng tham mưu quân lục Hoàng gia Tokyo, người ta chọn Tướng Yamashita, "con hùm xám Mã Lai" để chỉ huy chiến trường Philippines.

Chương VII :CHIẾN CUỘC GIÀNH QUẦN ĐẢO PHILIPPINES

CUỘC TẤN CÔNG BẮT ĐẦU

Kế hoạch của đôi bên

Đối với đại tướng Mac Arthur, con đường đánh bại Nhật Bản dứt khoát phải đi qua Philippines và trận đánh ở đây có một vai trò then chốt. Do đó, sau khi chiếm xong New Guinea để làm bàn đạp, lại được chiến thắng Saipan của đô đốc Nimitz thôi thúc, Mac Arthur muốn tiến đánh ngay Philippines. Nhưng tại Washington ít có ai chia sẻ quan điểm của ông. Chẳng những giới lãnh đạo hải quân kiên quyết phản đối, mà Bộ Tổng tham mưu lục quân cũng không tán thành. Người ta cho rằng đổ bộ Đài Loan xong tiến đánh Okinawa là con đường ngắn nhất để tiến đến Nhật Bản.Để bảo vệ quan điểm của mình, Mac Arthur đã điện về Washington: "Philippines là lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ mà ở đó các lực lượng đơn độc của chúng ta đã bị đánh bại (năm 1942 - TG). Trên thực tế, chúng ta đã không đủ khả năng giữ lời cam kết đối với cộng đồng 17.000.000 người Philippines luôn trung thành với nước Mĩ rằng sẽ luôn luôn bảo vệ họ.Nay, nếu chúng ta vẫn không tiến hành giải phóng họ khỏi tay kẻ thù trong thời gian sớm nhất có thể được, thì người Philippines sẽ tin rằng người Mĩ không khi nào chịu hi sinh xương máu cho họ.Đó sẽ là một thất bại quan trọng về tâm lí và chính trị đối với Hoa Kỳ trong nhiều năm sau (1). Dĩ nhiên, lập luận trên còn chứa đụng cả vấn đề danh dự cá nhân của Mac Arthur. Đã thua chạy khỏi Philippines hồi đầu năm 1942, giờ đây ông muốn rửa mối nhục đó trong vai trò người giải phóng Philippines bằng chiến thắng. Nhưng đại tướng G.Marshall, Tổng tham mưu trưởng lục quân đã nhắc nhở Mac Arthur một cách dứt khoát rằng "không được để những xúc cảm cá nhân và những vấn đề chính trị ở Philippines" che lấp mục đích trên hết của chiến tranh là giành chiến thắng bằng con đường ngắn nhất.Ông cũng lí giải rằng "bỏ qua" không có nghĩa là "bỏ rơi" dân chúng Philippines. Cơ may đến với Mac Arthur khi ông được mời đến Hawaii hội đàm với đích thân Tổng thống và đô đốc Nimitz ngày 26-7.Thục hiện nghị quyết của Đảng Dân chủ muốn "Tổng thống phát huy vai trò Tổng tư lệnh tối cao của lục quân và hải quân Hoa Kỳ", lần này F.D.Roosevelt trực tiếp làm việc với hai Tư lệnh chiến trường mà không đem theo các tướng Marshall, Arnold hay đô đốc King như thường lệ.Chỉ tay vào đảo Minđanao (phía Nam Philippines) trên bản đồ, Tổng thống hỏi Mac Arthur. "Này Douglas! Từ đây rồi chúng ta sẽ tiến tới đâu?" Mac Arthur đáp: "Thưa Tổng thống, đến Leyte và tiếp đó là Luzon!". Rồi ông trình bày tỉ mỉ kế hoạch hành quân chiếm Philippines.Đô đốc Nimitz quyết hệt phản bác kế hoạch đó để chứng minh rằng đổ bộ Đài Loan là phương án tối ưu. Tổng thống Roosevelt cố làm cho quan điểm của đôi bên xích lại gần nhau. Sau cùng, chính Nimitz cũng đồng ý với Mac Arthur rằng danh dự quốc gia cũng như yêu cầu chiến lược đòi hỏi phải giải phóng Philippines trước khi đổ bộ Đài Loan. Kế hoạch tấn công Philippines coi như đã được Tổng thống phê chuẩn. Đại tướng Mac Arthur sẽ lãnh đạo toàn bộ việc thực hiện kế hoạch với sự phối hợp và yểm trợ của hải quân thuộc quyền đô đốc Nimitz.Trong lúc người Mĩ còn đang lựa chọn phương án tấn công thì Bộ Tổng tham mưu lục quân cũng như hải quân Hoàng gia Nhật đã cho ra dời kế hoạch mang tên "Chiến dịch Sho-Go" (Chiến thắng). Đây thục chất là một kế hoạch phòng thủ từ xa đến gần. Đoán biết chính xác ý đồ chiến lược của người Mĩ, ngươi Nhật dự định đánh địch đổ bộ ở 4 khu vục: Philippines, Đài Loan - Okinawa, chính quốc Nhật Bản và quần đảo Kurile ở phía Bắc. Phần 1 của kế hoạch này (mang tên Sho-l) chính là chiến dịch phòng thủ Philippines được coi là trận đánh quyết định sẽ diễn ra trên cả mặt đất và trên biển.Nhưng có nhiều ý kiến khác nhau về chiến thuật bố phòng ở Philippines. Bộ tham mưu đạo quân phương Nam có ý định đánh bại địch ở nơi đầu tiên mà chúng đổ bộ. Bộ Tổng tham mưu lục quân ở Tokyo bác bỏ quan điểm đó. Họ cho rằng khó có thể biết được chính xác nơi nào quân Mĩ sẽ đổ bộ đầu tiên. Tốt nhất là nên tập trung tất cả các lực lượng còn đang trú đóng rải rác trên khắp các quần đảo về hòn đảo lớn nhất và quan trọng nhất là Luzon, nơi có điều kiện phòng thủ tốt nhất. Còn nguyên soái Terauchi, tổng tư lệnh chiến trường phương Nam thì đoán chắc với Tokyo rằng lực lượng không quân thuộc quyền ông đủ sức đánh chìm hầu hết các đoàn tàu địch di chuyển trên vùng biển quanh Philippines trước khi chúng kịp đến khu đổ bộ. Nhưng trung tướng Shigenon Kuroda, tư lệnh quân đội Nhật tại Philippines và tập đoàn quân 4 đồn trú tại địa phương phát triển từ quân đoàn 14 lại khẳng định rằng điều đó chỉ đúng trên lí thuyết. Khi so sánh trên thục tế với không quân Mĩ thì không quân Nhật ở đây không làm được điều đó thậm chí cũng không thể "đánh địch ngay tại bãi đổ bộ" như lý thuyết thường dạy.Quân Nhật chỉ có thể thắng khi giao chiến trên mặt đất.Sau cùng,Bộ Tổng tư lệnh tối cao ở Tokyo chỉ thị cho nguyên soái Terauchi xây dựng kế hoạch đề kháng theo chiều sâu. Tướng Tomoyuki Yamashita, người hùng Mã Lai" trước đây, được điều về làm tư lệnh quân Nhật tại Philippines thay cho tướng Kuroda.Trung tướng Sosaku Suzuki được trao nhiệm vụ bảo vệ đảo Mindanao và chiến trường phía Nam Philippines bằng quân đoàn 35 tinh nhuệ của ông.

Khúc dạo đầu

Để chuẩn bị cho cuộc tiến công lớn sắp diễn ra, tướng Mac Arthur phối hợp với đô đốc Nimitz tiến hành một loạt các trận đánh nhằm bảo đảm cho các cuộc hành quân sắp tới, bao vây và tiêu hao lực lượng đề kháng của địch ở Philippines và những khu vực lân cận.Ngày 6-9, các máy bay của hải quân Mĩ oanh tạc dữ dội căn cứ Nhật ở Palau (cách đảo Mindanao 650 km về phía Đông). Ngày 15-9-1944, quân Mĩ đổ bộ đánh chiếm các nhóm đảo Palau và Morotai (cách 350 km về phía đông Nam Mindanao). Giao tranh ác hệt dài ngày đã diễn ra, nhưng cuối cùng các căn cứ quân sự Nhật ở cả hai nơi đều lọt vào tay người Mĩ.Giữa tháng 9 sang đầu tháng 10, không quân Mĩ liên tục đánh phá các căn cứ không quân và hải quân Nhật ờ Philippines, tập trung vào vịnh Manila (gần thủ đô Philippines trên đảo Luzon) và 5 sân bay trên đảo Mindanao. Kết quả là hơn 700 máy bay và trên 200 hạm tàu các loại của Nhật (nghĩa là hầu hết lực lượng không quân và hải quân Nhật ở Philippines) đã bị hủy diệt.Trong tháng 10, Hoa Kỳ bắt đầu tàn phá các căn cứ Nhật trong một vùng cách Philippines 1.000 dặm về phía Bắc. Nhiệm vụ này chủ yếu do Lực lượng đặc nhiệm 38 của phó đô đốc Marc Mitscher trực thuộc hạm đội thứ 3 của đô đốc William Halsey thực hiện (1). Ngày 10-10, các máy bay xuất phát từ các tàu sân bay của Mitscher đã đánh đắm 58 hạm tàu cỡ nhỏ và tiêu diệt 89 máy bay Nhật ở ngoài khơi đảo Okinawa thuộc quần đảo Ryukyu của Nhật.Ngày hôm sau, Mitscher lại xuôi Nam để oanh tạc Luzon(Philippines).(1) Từ tháng 31943 hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cải tổ thành hạm đội thứ 5 (do đô đốc Spruance làm tư lệnh) và hạm đội thứ 3 (đô đốc Halsey làm tư lệnh). Đô đốc Nimitz trở thành tư lệnh chiến trường Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả hai hạm đội này. Bên cạnh đó, có thêm hạm đội thứ 7 mới thành lập do chuẩn đô đốc Kinkaid chỉ huy, thuộc quyền tướng Mac Arthur. Ngày 12-10, Lực lượng đặc nhiệm 38 mở cuộc tiến công căn cứ không quân rất lớn của Nhật trên đảo Đài Loan. Phó đô đốc Shigeru Fukudome, tư lệnh căn cứ không quân thứ 6 của Nhật ở đây đã cho 230 chiến đấu cơ bay lên đánh chặn. Nhưng hết đợt này đến đọt khác máy bay Mĩ đến bỏ bom đồng thời bắn rơi phần lớn các chiến đấu cơ Zéro đã lỗi thời lại do các phi công Nhật mới ra trường điều khiển. Đợt đầu, Fukudome mất 1/3 số máy bay, đợt 2 mất hết. Ngày hôm san không còn máy bay Nhật đánh chặn, các phi công Mĩ đã tàn phá nặng nề căn cứ không quân này.Nhung Fukudome quyết không chịu bó tay. Đêm hôm sau, ông cho hơn 30 chiếc máy bay ném bom tiến đến hạm đội Mĩ. Các phi công Nhật đã đánh bom trúng tàu sân bay Franklin của Mĩ và tuần dương hạm Canberra của Úc. Cả hai chiếc bị thương phải kẻo về quần đảo Carolines để sửa chữa. Đêm sau nữa máy bay của Fukudome lại đánh bị thương tuần dương hạm Houston của Hoa Kỳ.Sau khi đã hủy diệt hầu hết lực lượng không quân Nhật ở Đài Loan, Lực lượng đặc nhiệm 38 thẳng tiến về phía Nam để thục hiện nhiệm vụ chủ yếu của mình trong chiến dịch này: yểm trợ cho cuộc đổ bộ vào Phihppines.Mất gần 600 máy bay mà chỉ làm bị thương 3 chiến hạm Hoa Kỳ, đó là một thất bại nặng của Nhật Bản.Nhưng bộ máy tuyên truyền Nhật đã miêu tả cuộc giao tranh ở Đài Loan ấy như "một chiến thắng lớn nhất trong lịch sử hải quân Nhật", trong đó hạm đội Mĩ đã bị đánh tan tác với 11 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm, 1 khu trục hạm và hơn 100 máy bay Mĩ bị hủy diệt. Ngày 16-10, khi một trận bão lớn tràn qua Philippmes thì tại Tokyo, Nhật Hoàng mở tiệc ăn mừng chiến thắng.Điều tai hại là quân Nhật ở Philippines cũng tin chắc vào "thắng lợi" này. Bởi thế, khi một đoàn tàu Mĩ gồm 2 tuần dương hạm, 4 khu trục hạm, 8 hải vận - khu trục hạm và 3 tàu vớt mìn vượt sóng to gió lớn tiến vào vịnh Leyte sáng ngày 17, thì Tham mưu trưởng sư đoàn 16 bảo vệ Leyte khẳng định rằng: đó là những gì còn lại của Hạm đội Mĩ bị đánh tan ở Đài Loan bị bão thổi giạt vào đây.Nhưng trung tướng Shiro Makmo, tư lệnh sư đoàn vẫn điện báo lên thượng cấp đồng thời ra lệnh báo động chiến đấu.Tại Bộ tư lệnh quân đoàn 35 đóng ở Cebu, thành phố trên một đảo nhỏ nằm giữa quần đảo Philippines, tướng Sosaku Suzuki, tư lệnh chiến trường phía Nam vẫn không tin rằng quân Mĩ sắp tiến công. Tướng Yamashita ở Manila cũng vậy: sau "thất bại nặng nề" ở Đài Loan, quân Mĩ khó có thể tấn công ngay được.Nhưng tại các Bộ tổng tư lệnh lục quân cũng như hải quân ở Tokyo thì lại khác. Vì hiểu rõ thực chất của "chiến thắng" trên, họ nhanh chóng nhận ra đoàn chiến hạm Mỹ tiến vào vịnh Leyte chính là lực lượng tiền tiêu thám sát và chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ lớn sắp diễn ra. Trư ngày 18, kế hoạch "Sho-1" được đưa ra thực hiện. Từ Đài Loan, đô đốc Toyoda, tư lệnh hạm đội Liên hợp ra lệnh cho Lực lượng đột kích thứ nhất của phó đô đốc Takeo Kurita rời Singapore tiến về Philippines.Ông lại điều Hạm đội Cơ động của phó đô đốc Jisaburo Ozawa, đang đậu tại biển Nội Hải (Nhật Bản) để bổ sung lực lượng sau trận Saipan, ra chiến trường. Tiếp đó, ông bay về Nhật Bản để có mặt ở Bộ tư lệnh hạm đội Liên hợp khi "trận đánh quyết định" ở Philippines bắt đầu.Cùng lúc đó, Bộ Tổng tư lệnh lục quân Nhật ra lệnh cho các lực lượng ở Philippines sẵn sàng chiến đấu.Nhận được lệnh trên, nhưng các cấp chỉ huy Nhật ở Philippines vẫn còn hồ nghi. Trong 2 ngày, tướng Makino không nhận thêm được tin tức gì về hoạt động của đoàn tàu dịch. Máy bay trinh sát của ông cũng không phát hiện được điều gì mới lạ. Makino liền điện về Cebu cho tướng Suzuki: đoàn tàu Mĩ vào vịnh Leyte rất có thể chỉ là để tránh bão. Suzuki là một tướng tài. Ngay từ đầu tháng 9, ông đã nhận định rằng quân Mĩ sắp tấn công Philippines, và mục tiêu chủ yếu của họ chính là đảo Leyte. Bởi thế, ông đã cho sư đoàn 30 của mình trú đóng ở phía Bắc Mindanao, gần nơi tiếp giáp với Leyte để sẵn sàng tiếp ứng cho đảo này. Nhưng ngày 10-9, được tin báo rằng quân Mĩ đổ bộ ở cảng Davao phía Nam Mindanao, ông liền điều sư đoàn 30 về phía đó.Nhung tin này té ra chỉ do một ảo giác quan trắc tạo ra. Giờ đây lại được tin đoàn tàu Mĩ vào vịnh Leyte, sau khi quân Nhật vừa giáng cho hải quân Mĩ một đòn chí tử, ông lại càng do dự. Tin vào nhận định của Makino, ông chưa vội động binh.Thật ra, đoàn tàu Mĩ đã đổ một tiểu đoàn sơn chiến lên chiếm hai hòn đảo nhỏ Suluan và Homonhon án ngữ lối ra vào vịnh đồng thời cho các đội biệt kích người nhái" lẻn vào thám sát kĩ càng các bãi đổ bộ trên bờ đảo Leyte. Những hoạt động này không được báo cho tướng Makino, vì số quân Nhật đồn trú trên hai đảo đó đã bị giết gần hết và trận bão vừa qua đã cắt đứt mọi đường dây liên lạc từ các đơn vị đến sở chỉ huy Sư đoàn mà ông không biết

Cuộc đổ bộ ở Leyte

Sau khi đã hủy diệt hầu hết lực lượng không quân và hải quân Nhật ở Philippines và vùng lân cận, đại tướng Mac Arthur nhận thấy không cần thiết phải đánh chiếm Mindanao ở phía Nam như kế hoạch dự kiến.Ông quyết định đánh thẳng vào hòn đảo chiến lược Leyte ở trung bộ Philippines để rút ngắn thời hạn chiến đấu.Lục lượng chủ yếu để tấn công vào Philippines chính là tập đoàn quân 6 Hoa Kỳ của trung tướng Walter Krueger đã đổ bộ vào New Guinea, được tăng cường để trở thành một tập đoàn quân hùng mạnh với quân số 165.000 người. Đạo quân này được tập trung tại thành phố cảng Houandia phía bắc New Guinea và tại đảo Manus cách đó 200 dặm về phía bắc. 420 hải vận hạm được điều động để chở số quân trên. 157 chiến hạm thuộc hạm đội 3 và hạm dội 7 Mĩ bao gồm 18 tàu sân bay, 6 thiết giáp hạm, còn lại là các tuần dương hạm, khu trục hạm... làm nhiệm vụ hộ tống và yểm trợ. Phục vụ trên tất cả các hạm tàu đó là hơn 50.000 sĩ quan và binh lính hải quân, kể cả Lực lượng đặc nhiệm 38 vừa chiến thắng ở Đài Loan quay về. Như vậy, tổng số 215. 000 người đã tham gia chiến dịch lớn nhất trên chiến tướng Thái Bình Dương do đích thân đại tướng Mac Arthur làm tư lệnh.Trên suốt dọc đường hành quân từ New Guinea tiến tới vịnh Leyte (Phihppines), đoàn chiến hạm khổng lồ của Mĩ không hề bị Nhật phát hiện. Bởi vì các căn cứ kiểm soát tuyến đường này là Palau (bên cánh phải) và Morotai (cánh trái) đã thuộc về người Mĩ, trong khi không quân và hải quân Nhật không còn khả năng thám sát vùng biển này.Tướng Mac Arthur chọn Leyte làm nơi đổ bộ chính, là do những giá trị về vị trí và điều kiện tự nhiên của nó. Đảo Leyte nằm giữa quần đảo Philippines, phía Đông Bắc có đảo Samar tiếp liền tới đảo chính lớn nhất Luzon, phía Nam là Mindanao, đảo lớn thứ hai. Như vậy, chiếm được Leyte sẽ có một căn cứ trọng yếu để khống chế toàn quần đảo.Vịnh Leyte sâu kín tiếp giáp bãi biển phía Đông đảo Leyte bằng phẳng chạy dài suốt 35 dặm rất thích hợp với việc đổ bộ. Tuy nhiên, bên trong bãi biển đó là những ruộng lúa, đầm lầy. Phần lớn còn lại của đảo là núi non và rừng rậm gây khó khăn cho mọi hoạt động quân sự.Trên đảo có 1 triệu dân, đa số sống bằng nghề nông.Một bộ phận người Philippines cùng 3.000 người Hoa và số ít người Âu, Mỹ, Nhật sống tại thành phố thủ phủ Tacloban ở phía Bắc và thị trấn Dulag phía Nam đảo.Cho đến phút cuối cùng, sư đoàn 16 của tướng Makino trấn giữ Leyte vẫn không hay biết gì về nguy cơ sắp ập lên đầu họ.11 giờ đêm 19-10, theo sự chỉ dẫn của các ngọn đèn biển trên hai đảo nhỏ mà đội tiền tiêu đã chiếm từ hai hôm trước, đoàn tàu khổng lồ của lực lượng đổ bộ Mĩ từ từ tiến vào vịnh Leyte và thả neo ở vị trí đã định.Trong khi đó các lực lượng yểm trợ thuộc hạm đội 3 và hạm đội 7 sẵn sàng túc trục ngoài khơi.Khi ánh mặt trời vừa hé rạng ở phía sau đoàn tàu, hải pháo trên các chiến hạm bắt đầu bắn như mưa lên bãi biển của đảo Leyte, thoạt tiên ở phía Bắc rồi chuyển dần xuống phía Nam.Sau 5 giơ bắn phá long trời lở đất, đúng giờ H của ngày A theo kế hoạch (1), tức là 10 giờ sáng 20-10-1944, cuộc đổ bộ bắt đầu. Sư đoàn kị binh số 1 tràn lên đoạn bờ biển phía Bắc được gọi là "Bãi Trắng". Tiếp đó sư đoàn bộ binh 24 tiến tới "Bãi Đỏ" bên sườn trái "Bãi Trắng". Cả hai sư đoàn cùng tiến về phía thủ phủ Tacloban. Quá một đoạn về phía Nam, sư đoàn bộ binh 96 và hầu hết lực lượng pháo binh đổ bộ lên "Bãi Cam" và "Bãi Xanh", ở tận cùng phía Nam, sư đoàn bộ binh số 7 tràn vào "Bãi Tím" và "Bãi Vàng" và chiếm được thị trấn đầu tiên của Philippines là Dulag vào lúc giữa trưa. Tất cả các mũi tiến công chỉ gặp những ổ kháng cự yếu ớt và thiếu tổ chức của Nhật.(1)Tướng Mac Arthur gọi ngày đổ bộ ở Leyte (Philippines) là ngày "A" để phân biệt với ngày "D" là ngày quân Đồng minh đổ bộ ở Normandie (Pháp) Đứng trên đài chỉ huy của tuần dưỡng hạm Nashville, tướng Mac Arthur trong bộ quân phục kaki theo dõi cuộc tấn công.Gần 2 giờ chiều, ông cùng bộ tham mưu và nhóm phóng viên báo chí, phát thanh xuống một tàu đổ bộ chạy đến hải vận hạm John Land để đón Tổng thống Philippines Sergio Osmena (mới lên thay Tổng thống Manuel Quezon từ trần hồi tháng 7- 1944) cùng Tổng tư lệnh quân đội Philippines Carlos Romulo và các thành viên chính phủ Philippines đổ bộ lên bờ. Vừa đặt chân lên bãi cát, Mac Arthur ra lệnh cho đài "Tiếng nói Tự do" phát sóng để truyền đi lời kêu gọi của ông:"Hỡi nhân dân Philippines, tôi đã trở lại. Đội ơn Đức Chúa tối thượng, quân lục của chúng ta giờ đây lại đặt chân lên đất Philippines.Bên cạnh tôi có Tổng thống Sergio Osmena của các bạn, người kế vị nhà yêu nước Manuel Quezon đã quá cố, cùng toàn thể nội các của ông. Khi nào chiến trường đến gần làng mạc của các bạn, các bạn hãy nổi dậy chặn đánh quân Nhật. Vì quê hương, gia đình của các bạn, đánh! Vì các thế hệ con cháu tương lai, đánh! Nhân danh những cái chết thiêng liêng, đánh! Đừng để cho lòng mình mềm yếu. Hãy để cho mỗi cánh tay trở thành sắt thép. Đức Chúa thiêng liêng sẽ dẫn dắt chúng ta đi đến ngày toàn thắng!" (1).Tiếp đó, Tổng thống Romulo kêu gọi nhân dân Philippines hợp tác với người Mĩ để giải phóng đất nước, lập lại nền dân chủ, khôi phục chính phủ hợp pháp để xây dựng lại quê hương. Người Mĩ có thể hãnh diện về sự thành công dễ dàng trong cuộc đổ bộ này. Chỉ có 49 binh sĩ thiệt mạng trong chiến đấu.Sở dĩ như vậy là vì quân Nhật bị đánh bất ngờ, bị tổn thất do hải pháo và bị mất liên lạc với Sở chỉ huy sư đoàn. Đại tá Kanao Kondo chỉ huy trung đoàn pháo binh 22 đã tố cáo tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 của ông là đào ngũ, mặc dù viên sĩ quan ấy biện bạch rằng tiểu đoàn của anh ta đã bị giết và bị thương gần hết, mà đại bác thì cũng không còn.Tướng Makino không nắm được chi tiết diễn biến của trận đánh.Đêm qua ông đã khinh suất cho dời sở chỉ huy ở Tacloban vào sâu bên trong đảo. Giờ đây ông không có gì hơn để báo cáo với cấp trên, ngoài tin địch đổ bộ. Ông ra một mệnh lệnh tổng quát cho sư đoàn của mình: lui về phía Bắc hoặc phía Nam Leyte và cố thủ tại đó.Tại Manila, tướng Yamashita vô cùng bối rối vì tin tức từ Leyte không sáng sủa. Ông bỗng nhận được lệnh của Tổng hành dinh ở Tokyo: tập đoàn quân 14 phải đánh trận quyết định ở Leyte. Nhận thấy mệnh lệnh này khó lòng thực hiện được, ông cố gắng thuyết phục nguyên soái Terauchi cho lui quân về giữ Luzon. Nhung Tư lệnh chiến trường phương Nam buộc ông phải phục tùng mệnh lệnh. Miễn cưỡng, Yamashita phải truyền lệnh đó cho tướng Suzuki ở Cebu.

HẢI CHIẾN QUANH QUẦN ĐẢO PHILIPPINES

Coi Leyte là nơi diễn ra "trận đánh quyết định", Bộ tư lệnh hải quân Nhật tung vào đây hầu hết lực lượng cường tráng còn lại của mình.Tuy nhiên, họ vẫn chưa biết rằng các lực lượng hùng mạnh của hạm đội thứ 3 và hạm đội thứ 7 Hoa Kỳ đã túc trục ngoài khơi bờ biển phía Đông Philippines để sẵn sàng yểm trợ cho cuộc đổ bộ ở Leyte.Hạm đội Cơ động của Phó đô đốc Ozawa từ Nhật Bản tiến xuống, gồm có 2 thiết giáp hạm Ise và Hyuga đã cải tiến thành tàu sân bay, tàu sân bay nặng Zuikaku, các tàu sân bay nhẹ Zutho, Chitose, Chiyoda nhưng tổng số máy bay chỉ còn 120 chiếc.Lực lượng Đột kích thứ nhất của Phó đô đốc Takeo Kurita từ Singapore tiến sang, gồm 4 thiết giáp hạm (trong đó có 2 chiếc khổng lồ là Yamato và Musashi), 13 tuần dương hạm, 19 khu trục hạm nhưng lại không có tàu sân bay. Thiếu sót này sẽ làm cho người Nhật phải trả giá đắt về sau.

Trên đường tới eo biển San Bernardino

Ngày 20-10, khi quân Mĩ đổ bộ ở Leyte thì đoàn chiến hạm của Kurita còn dừng chân tại Borneo (Indonesia). Ông được lệnh hành quân gấp đến vịnh Leyte ngày 25-10 để tiêu diệt hạm đội Mĩ ở đây.Bộ Tu lệnh hạm đội Liên hợp lại ra lệnh cho Lực lượng Đột kích thứ nhất tách làm hai bộ phận, như hai gọng kìm cùng tiến đánh sau lưng hạm đội Mĩ ở vịnh Leyte vào ngày 25-10. Do đó, phó đô đốc Kunta ra lệnh cho Phó đô đốc Teisi Nishimura dẫn một đoàn tàu chiến từ Biển Đông tiến theo eo biển Surigao (giữa Mindanao và đảo Leyte) để vào vịnh Leyte.Còn Kurita, với đại bộ phận cũng sẽ tới vịnh đó cùng lúc, nhưng theo eo biển San Bernardino (phía Bắc đảo Leyte).Ngày 22 tháng 10, Lục lượng Đột kích rơi vào ổ phục kích của hai tàu ngầm Darter và Dace của Mĩ. Vào lúc 5 giờ 25 sáng, thuyền trưởng Mac Clintock của tàu ngầm Darter chọn chiến hạm dẫn đầu làm mục tiêu. Các ống phóng ngư lôi đều hướng vào tuần dương hạm Atago là kì hạm của Kunta.Chiếc này bị chìm ngay. Phó đô đốc Kurita chuyển soái kì qua thiết giáp hạm Yamato, niềm kiêu hãnh của hải quân Nhật.Trong lúc đó thuyền Tưởng Clagett của tàu ngầm Dace chọn chiếc tuần dương hạm Maya làm mục tiêu. Ngư lôi được phóng ra, tuần dương hạm nặng này bị chìm. Thế là chưa vào trận chiến mà Nhật đã bị mất 2 tàu lớn.Tư lệnh Lực lượng Đột kích thứ nhất sắp xếp lại cách di chuyển, hai thiết giáp hạm Yamato và Musashi (hai chị em song sinh giống nhau, đóng cùng một lúc) đi giữa, xung quanh là các tàu yểm trợ. Họ rời biển Đông, đi về phía Đông vào biển Sibuyan bên trong quần đảo Philippines thông với eo San Bernardino.8 giờ sáng 24-10, khi còn cách eo San Bernardino không xa, đoàn tàu của Kurita bị máy bay trinh sát Mĩ phát hiện. Ông diện về Manila xin được không quân yểm trợ. Chính lúc đó toàn bộ máy bay còn lại ở đây gồm 180 chiếc đã bay đi đánh hạm đội thứ 3 Hoa Kỳ đang hoạt động ở vùng biển phía đông Philippines, nơi gần eo biển nói trên.Các máy bay Nhật đánh chìm được tàu sân bay nhẹ Princeton, nhưng chúng đã bị máy bay của hạm đội Mĩ bắn rơi hầu hết.Lúc 8 giờ 37 phút, đô đốc Halsey hạ lệnh tấn công đoàn tàu Nhật mà máy bay trinh sát của ông đã phát hiện. 12 chiến đấu cơ Hellcat yểm trợ cho 22 máy bay oanh tạc cất cánh từ các tàu sân bay Enterprise và Cabot đi tìm hạm đội Nhật. Một mạng lưới phòng không dày đặc đan chéo nhau không cho máy bay Mĩ vào gần Lực lượng Đột kích Nhật, nhưng có vài máy bay Hoa Kỳ cũng tiếp cận được.Chiến hạm Musashi bị trúng một trái bom và một trái ngư lôi, nhưng quả thực như tên gọi, nó không chìm. Thủy thủ đoàn chế ngự được những thiệt hại. Chiếc Yamato cũng bị trúng bom, nhưng vẫn vững vàng chiến đấu. Buổi trưa, đô đốc Halsey mở đợt tấn công thứ hai của 24 máy bay phóng ngư lôi. Chiếc Musashi, mục tiêu mà người Mĩ chọn lựa, lãnh đủ 3 trái, nhưng vẫn không hề hấn gì.Kurita điện về Manila, điện cho cả Phó đô đốc Ozawa đang trên đường hành quân, kêu gào máy bay yểm trợ. Nhung máy bay Nhật vẫn bặt tăm hơi.Đợt thứ ba, gồm những chiếc máy bay xuất phát từ tàu sân bay Lexington (1) và Essex đã ném nhiều bom trúng thiết giáp hạm khổng lồ Musashi. Chiếc này chỉ chậm lại chứ không chìm.Đến đợt thứ tư, các máy bay xuất phát từ tàu sân bay Enterprise và Franklin tiến công liên tiếp, giết hạm trưởng, hạm phó, sĩ quan pháo thuật của chiếc Musashi, hủy diệt hệ thống phát điện. Tàu nghiêng về một bên, tốc độ giảm còn 15 hải lý/giờ.Chiếc Musashi chịu đựng thêm 5 quả bom trúng đích và 12 ngư lôi. Cuối cùng, tư lệnh Kurita ra lệnh cho tàu rời khỏi vòng chiến trở về Borneo cùng 2 khu trục hạm hộ tống (2). Từ lúc xuất phát đến giờ, chưa vào được Leyte mà phía Nhật mất đi một siêu thiết giáp hạm, 4 tuần dương hạm nặng, 2 khu trục hạm.Đó là vì Kurita quá tin vào "cây dù yểm trợ" của máy bay xuất phát từ các sân bay trên đảo Luzon. Suất thời gian chịu đòn, không thấy bóng dáng một máy bay nào của Nhật cả.Hạm đội cơ động của Phó đô đốc Ozawa đang còn cách đảo Luzon 300 hải lí thì bắt được điện cầu cứu của Lực lượng Đột kích thứ nhất.Đoàn tàu xả hết tốc lực xuôi Nam. Ông nghĩ rằng sự hiện diện của Hạm đội Cơ động có thể lôi kéo hạm đội Mĩ và các máy bay của họ về phía mình, nhờ đó mà Lực lượng đột kích thứ nhất "nhẹ gánh", có thể đi qua eo biển San Benlardino một cách an toàn và sớm đến vịnh Leyte. Nói cách khác, ông hi sinh lục lượng của bản thân mình làm mồi nhử để bạn mình chu toàn trách nhiệm.(1) Đây là chiếc Lexington mới, không phải chiếc Lexington đã bị chim ở biển San Hô hồi tháng 5-1942.(2) Chiếc này không về đến Borneo và chìm trong eo biển Mindoro.Ozawa bèn phóng lên không 76 máy bay già nua, xấu nhất đi đánh các tàu sân bay Mĩ.Nhưng vì các máy bay này thuộc gần 20 loại khác nhau nên Đô đốc Halsey đánh giá là máy bay của căn cứ trên đất liền, chứ không phải xuất phát từ tàu sân bay (l).Vì vậy ông ta không rơi vào bẫy của người Nhật giăng ra. Đợi mãi, không thấy người Mĩ đến, Ozawa ra lệnh cho 2 tàu sân bay cải tiến Ise và Hyuga với 5 tàu ngầm yểm trợ, thọc sâu về hướng nam với nhiệm vụ làm sao cho máy bay trinh sát Hoa Kỳ bắt gặp. Và quả thực, Hoa Kỳ bắt gặp họ. Ozawa điện cho Lực lượng Đột kích thứ nhất biết kế hoạch của ông.Lần này đô đốc Halsey rơi vào cái bẫy của Nhật với ý nghĩ rằng:Nếu để thoát hạm đội tàu sân bay Nhật, sẽ bị người ta chỉ trích là thiếu tinh thần tiến công. - Hạ các tàu sân bay Nhật, sẽ không còn sợ hiểm nguy từ phía biển nữa.Hạm đội số 7 của đô đốc Kinkaid ở gần vịnh Leyte sẽ đủ sức đánh tan đoàn chiến hạm Nhật nếu chúng qua eo San Bernardino tiến đến đó.Vì vậy, ông ta cho thành phần chủ yếu của hạm đội là Lực lượng đặc nhiệm 38 bao gồm 3 phân đội tàu sân bay tiến về phía bắc. Nhờ đó, Lực lượng Đột kích thứ nhất của Nhật đã được giải thoát, trong khi Kurita vẫn không nhận được bức điện của Ozawa.(1) Thường thì máy bay cũng như phi công trên tàu sân bay đều là loại tốt nhất.

Chiến sự ở vùng kế cận vịnh Leyte

Trong lúc Phó đô đốc Kurita đang bận rộn với nhiệm vụ vượt qua eo biển San Bernardino thì phân hạm dội của ông ta, dưới quyền chỉ huy của phó đô đốc Nishimura dã an toàn suốt chuyến đi và đang ở cửa eo Surigao. Nishimura đặt soái kì trên thiết giáp hạm Yamashiro và phân hạm đội của ông còn có thiết giáp hạm Fuso, tuần dương hạm nặng Mogami và 4 khu trục hạm. Khi vào eo biển Surigao, Nishimura nhận được điện của Kurita, ra lệnh cho ông cứ đánh theo kế hoạch, còn Lực lượng Đột kích thứ nhất không đến kịp giờ hẹn vì bị tiến công liên tục.Buộc phải chiến đấu đơn độc với kẻ thù mà ông biết là rất mạnh, Nishimura cầm chắc cái chết của phân hạm đội và của bản thân mình.Nhưng đối với ông, cái chết không nghĩa lí gì. Vì vậy, không chút do dự Nishimura tiến vào trận địa.Bên kia eo biển, mở rộng ra là vịnh Leyte, nơi quân Mĩ đổ bộ và hạm đội 7 của chuẩn đô đốc Kinkaid đang chực sẵn.Đoàn tàu Nhật nhờ đêm tối vượt qua eo Surigao một cách an toàn vào lúc 2 giờ 40. Nhung chưa lọt được vào vịnh Leyte, họ đã bị địch chặn lại.Đúng 3 giờ đêm rạng ngày 25-10, người Mĩ khai hỏa đầu tiên.Một loạt ngư lôi trúng vào chiến hạm Fuso, rồi kì hạm Yamshiro cũng bị trúng.Về phía Mĩ, chuẩn đô đốc Jesse Oldendorf được chuẩn đô đốc Kinkaid giao cho một lực lượng gồm 6 thiết giáp hạm, 4 tuần dương hạm nặng, 4 tuần dương hạm nhẹ và 28 khu trục hạm để ngăn chặn quân Nhật, và ông đã chu toàn nhiệm vụ với sự trợ giúp của không quân quanh vùng. Sau 2 tiếng đồng hồ giao tranh, phân hạm đội của Nishimura bị tiêu diệt gần hết. Phó đô đốc Nishimura chết cùng kì hạm của mình.Lực lượng Đột kích thứ hai do Phó đô đốc Kiyohide Shima chỉ huy, đang làm nhiệm vụ yểm trợ các đoàn tàu đi ngang qua vùng biển Philippines thì được tin "quyết tâm" của Bộ tư lệnh hạm đội Liên hợp chọn vịnh Leyte làm nơi đánh trận quyết định. Ông xin phép được dẫn lực lượng của mình tham gia vào trận đánh. Shima chỉ có trong tay 2 tuần dương hạm nặng là chiếc Nachi và chiếc Ashigara, 1 tuần dương hạm nhẹ và 4 khu trục hạm.Ông cũng chọn con đường mà phân hạm đội Nishimura đã đi và đi sau phân hạm đội này 30 dặm.Khi cuộc chiến giữa hạm đội thứ 7 Mĩ và phân hạm đội Nishimura vừa tàn thì Shima vào được vịnh Leyte, nhưng chỉ còn có thể thu gom những người sống sót và hộ tống cho chiếc tàu Nhật duy nhất còn lại là khu trục hạm Shigure bị thương nặng lui khỏi vòng chiến. Shima không tấn công hạm đội Mỹ vì ông không muốn lực lượng mỏng manh và đơn độc của mình bị hủy diệt như phân hạm đội của Nishimura. Trong lúc chiến sự đang sôi động ở gần vịnh Leyte, phó đô đốc Kurita cho đoàn tàu của mình đi vào eo San Bemardino. Đây là một eo biển hẹp với dòng nước chảy tốc độ 8 hải lí/ giờ, quả là một kì công về tài năng hải hành. Điều kì công hơn nữa là toàn thể mọi người trên hạm đội đã trải qua 72 giờ bị tấn công liên tiếp không được ngủ. Lúc 6 giờ 27 sáng, khi đoàn tàu đang ở phía Đông bờ biển đảo Samar, thiếu úy quan trắc viên Shiego Hirayama đứng trên đài quan sát nhìn về phía trước và không tin ở mắt mình.Anh ta đếm được 4 cột buồm cao và theo lối kiến trúc thì đó là tàu sân bay Mĩ.Ngươi Nhật cảm thấy ước mơ của họ đang biến thành hiện thực. "Trận đánh quyết định" với các tàu sân bay Mĩ sắp bắt đầu! Kurita gởi một bản vô tuyến điện về Bộ tư lệnh hạm đội Liên hợp:"Nhờ trời giúp chúng tôi có cơ hội để tiến công hạm đội Mĩ. Đánh tàu sân bay trước và tiêu diệt hạm đội còn lại sau".Trước mặt họ là một phân đội gồm 6 tàu sân bay hộ tống loại nhỏ (mỗi chiếc có 28 máy bay) và 7 khu trục hạm, do chuẩn đô đốc Clifton Sprague chỉ huy, thuộc hạm đội thứ 7 Hoa Kỳ đang làm nhiệm vụ yểm trợ cho đoàn tàu đổ bộ Mĩ ở vịnh Leyte.Đúng 6 giờ 58, hải pháo của chiếc Yamato khai hỏa, bắn những trái đạn 3.220 cân Anh (khoảng 1.600 kg). Nòng của hải pháo này dài đến 23 m. Kurita ra lệnh "tổng tấn công", mọi tàu Nhật đổ xô vào đối thủ.Đạn của các đại pháo Nhật khi nổ phát ra những màu xanh, đỏ, vàng, tím để sĩ quan pháo thuật dễ dàng nhận dạng và diều chỉnh.Đô đốc Sprague kêu cứu. Biết rằng những chiếc tàu sân bay nhỏ của mình không thể chịu đựng cuộc tấn công này quá 5 phút, ông ra lệnh cho 3 khu trục hạm Hoel, Harmann và Johnston tấn công tàu Nhật để các tàu sân bay lẩn tránh.Chiếc Johnston phóng ra một chùm ngư lôi, 2 trái trúng thiết giáp hạm Kumano nhưng chiếc Johnston trúng đạn 1,6 tấn bị thương nặng.Khu trục hạm Hoel nhắm vào chiếc Haguro phóng một loạt ngư lôi nhưng sau đó bị đạn hải pháo trúng buồng máy.Khu trục hạm Harmann cũng nhắm vào chiếc Haguro phóng một loạt ngư lôi nhưng chiếc này tránh được.Chiếc Hoel bị tuần dưỡng hạm nặng Kongo cố tình đụng trúng và chìm.Các tàu sân bay của Sprague được lệnh cho phóng máy bay lên tấn công hạm đội Nhật.Giữa các tàu này và tàu Nhật, khoảng cách chỉ có 30 km (1). Hai chiếc Gambier Bay và Kainin Bay bị người Nhật nhắm làm mục tiêu, đạn một tấn rưỡi rơi xung quanh tàu. Một trái rơi xuống xuyên thủng boong tàu, nổ ở buồng máy chiếc Gambier Bay, khiến chiếc này bị loại khỏi vòng chiến và chìm lúc 8 giờ 45 phút.(1) Tầm bắn của hải pháo Nhật là 33 km.Chiếc Yamato cũng như thiết giáp hạm Musashi được trang bị 18 hải pháo 475 li. Từ xưa đến nay chưa có hải pháo nào to như thế.Ngoài ra, mỗi chiếc còn có 24 đại bác 127 li, 48 đại bác 40 li và 50 đại bác 20 li. Nhiều tốp máy bay ném bom từ hạm đội thứ 7 Mĩ đến tăng viện cho Sprague đã dồn dập tiến công đoàn tàu của Kurita, đánh bị thương 3 tuần dưong hạm nặng, buộc Lực lượng Đột kích thứ nhất của Nhật phải lùi bước. Trong khi đó, đoàn tàu sân bay Mĩ rút khỏi chiến trường và Kurita không sao tìm được chúng.9 giờ 27 phút, Kurita ra lệnh bỏ các mục tiêu này, tiến về phía nam, vào vịnh Leyte để tiêu diệt đoàn tàu đổ bộ Mĩ ở đây đang chở quân trang, quân dụng cần thiết cho lục quân trên đảo. Trận đánh ở phía Đông đảo Samar gần lối vào vịnh Leyte đã kết thúc.Nhung Sprague không vui mừng được lâu. Lúc 10 giờ 50 ông bỗng thấy 9 máy bay Nhật tiến về các tàu sân bay của mình. Năm chiếc Zéro trang bị bom nổ trên cánh, do trung tá Yukio Seki chỉ huy lao đầu vào tàu sân bay Kitkun Bay, nhưng cả 5 đều bị bắn rơi xuống nước. Hai chiếc khác lao đầu vào tàu sân bay Fanshaw Bay, nhưng bị bắn nổ vào lúc cuối cùng ngay khi còn trên không. Hai chiếc còn lại định đâm đầu vào tàu sân bay White Pluins nhưng một chiếc bị bắn rơi, chiếc kia bị thương bốc khói đã đổi hướng đâm sâu vào tàu sân bay Saint Lo nổ tan, đánh chìm chiến hạm này.Ngươi Mĩ đã gặp những cuộc tấn công đầu tiên của phi đội Kamikaze tức THầN PHONG do các phi công quyết tử Nhật tiến hành (1).(1) Trước những tổn thất của hải quân không gì bù đắp nổi từ 9- 1944 một số phi công Nhật đã lao máy bay chở bom của mình vào chiến hạm Mỹ để "đổi mạng". Giữa tháng 10-1944, phó đô đốc Takiiiro Onishi được phái sang Philippines. Ông đã gom góp gần 100 máy bay và phi công còn lại ở đây để lập ra đội bay quyết tử đầu tiên đặt tên là Kamikaze tức Thần phong (theo tên gọi trận bão năm 1570 đánh chìm hạm đội Mông Cổ đang trên đường xâm lăng Nhật Bản). Gần trưa hôm đó, đoàn chiến hạm chỉ còn 15 chiếc đủ khả năng chiến đấu của Kurita đến ngưỡng cửa vịnh Leyte. Ông bỗng nhận được tin, có lẽ do máy bay trinh sát Nhật đánh đi, báo rằng một hạm đội tàu sân bay địch hiện đang ở cách cửa vịnh Leyte 113 dặm về phía bắc. Lúc 11 giờ 40 ông lại được tin có nhiều hạm tàu địch từ trong vịnh Leyte tiến ra. Kurita trở nên lưỡng lự. Ông đoán rằng đoàn tàu đổ bộ Mĩ đã chuyển hết số vũ khí quân trang quân dụng lên bờ, nay bắt đầu quay trở về Hơn nữa, qua bức điện nhận được từ chiếc khu trục hạm Shigure còn sống sót của phân hạm đội Nishimura, ông biết lực lượng yểm trợ của không quân và hải quân Mĩ ở đây rất mạnh, có khả năng tiêu diệt cả lục lượng của ông. Phải hi sinh Lực lượng đột kích thứ nhất để đánh chìm những tàu vận tải trống rỗng là điều khó chấp nhận. Ngược lại, nếu tìm được đoàn tàu sân bay địch, thì với sự trợ giúp của không quân trên mặt đất (ông vẫn tin rằng lực lượng này còn tồn tại), Kurita sẽ giáng cho địch một đòn quyết định.Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, lúc 12 giờ 35 phút Kurita hạ lệnh cho đoàn chiến hạm của ông quay về phía Bắc để tìm diệt các tàu sân bay Mĩ.Thật ra, phó đô đốc Kurita đã đi một nước cờ sai.Vì không nhận được bức điện của Ozawa nên Kurita không biết rằng hạm đội Cơ động Nhật đã thu hút đoàn tàu sân bay chủ lực của Lực lượng đặc nhiệm 38 thuộc hạm đội thứ 3 Hoa Kỳ đi quá xa về phía Bắc. Do đó, nếu buổi sáng ông đã lầm tưởng mình giao chiến với các tàu sân bay chủ lục của Halsey, thì giờ dây ông lại tưởng lầm rằng mình đã nắm được vị trí của các tàu sân bay đó. Bởi thế, ông đã rời bỏ vịnh Leyte để đuổi theo một mục tiêu mơ hồ không phải như ông tưởng.Theo đuổi mục tiêu đó, Kurita đã bỏ lỡ cơ hội có thể lọt vào vịnh Leyte. Bởi vì, sau khi đã tiêu diệt phân hạm đội Nishimura, chủ lục của hạm đội thứ 7 Mĩ lúc đó vẫn còn tập trung ở gần eo biển Surigao, phía nam vịnh Leyte, mà không phòng ngừa một cuộc đột nhập vào vịnh từ phía bắc. Nghĩa là Lực lượng Đột kích của Kurita có thể tiêu diệt xong đoàn tàu đổ bộ Mĩ trong vịnh rồi mới phải quay ra đối phó với hạm đội thứ 7 Hoa Kỳ. Vả chăng hạm đội này cũng không quá mạnh: trong số 6 thiết giáp hạm của Oldendorf thì 5 chiếc là những tàu cũ từng bị đánh đắm hoặc bị trọng thương ở Trân Châu Cảng, mới được trục vớt lên và sửa chữa lại.Người Nhật sẽ còn phải than tiếc khi biết rằng đoàn tàu đổ bộ Mĩ ở vịnh Leyte lúc bấy giờ vẫn chưa chuyển hết số vũ khí quân trang lên bờ. Trong số đó có 23 tàu đổ bộ LST chở xe tăng, 28 tàu vận tải cỡ 22.000 tấn chở các vỉ sắt lót đường băng và các vật liệu khác để lập sân bay dã chiến. Nếu số tàu này bị đánh chìm thì - như tướng Mac Arthur đã thừa nhận - đạo quân Mĩ đã đổ bộ sẽ "bị đặt vào tình thế nguy hiểm".

Số phận của hạm đội Cơ động Nhật

Ngay buổi sáng 25-10, 3 máy bay trinh sát của Lực lượng đặc nhiệm 38 Mĩ đã phát hiện được hạm đội Cơ động Nhật. Đúng 8 giờ, đô đốc Halsey mở đợt tấn công đầu tiên bằng 180 máy bay, kể cả oanh tạc cơ và chiến đấu cơ. Ozawa tung hết số chiến đấu cơ ít ỏi của mình lên ngăn chặn, nhưng bị bắn rơi hết xuống biển. Ngay từ những phút đầu tiên, tàu sân bay nhẹ Chitose trúng ngư lôi, chìm. Rồi một trái bom nổ phá tan buồng máy khu trục hạm Akizuki.Một ngư lôi khác trúng tàu sân bay nặng Zuikaku đồng thời cũng là kì hạm.Qua đợt thứ hai, tàu sân bay nhẹ Chiyoda bị đánh cháy, đồng thời chiếc Zuikaku bị đánh trọng thương. Nếu trong trận chiến gần quần đảo Marianas, phó đô đốc Ozawa chỉ chịu rời kì hạm Taiho khi bị ép buộc, vì còn mong chết theo nó; thì lần này, ông ta rời kì hạm Zuikaku một cách nhẹ nhàng, vì đã làm xong việc hi sinh cho Lực lượng Đột kích thứ nhất đi vào Leyte.Đợt tấn công thứ ba, gồm 100 máy bay, nhằm vào 2 tàu sân bay Zuikaku và Zuiho. Lúc 1 giờ trưa, chiếc Zuiho hốc cháy; còn chiếc Zuikaku, vốn đã bị đợt hai đánh trúng, đợt ba lại đánh bồi thêm mà mãi đến 2 giờ chiều mới chìm.Đợt 4, máy bay Mĩ tập trung vào tàu sân bay cải tiến Ise và đánh chìm chiếc Zuiho.Cuối cùng, hầu hết chiến hạm thuộc hạm đội Cơ động chìm dưới đáy biển. Một sự hi sinh vô ích, vì phó đô đốc Kurita không hoàn tất nhiệm vụ đánh chìm tàu tiếp vận đang xuống hàng ở vịnh Leyte.Chỉ 10 phút sau khi Kurita ra lệnh rời vịnh Leyte quay về phía Bắc, 70 máy bay vẫn xuất phát từ các tàu sân bay hộ tống cỡ nhỏ của Spraque như lúc sáng, lại tiến công đoàn tàu của Kurita, đánh bị thương hai chiến hạm.Tiếp đó, thêm 147 máy bay thuộc phân đội tàu sân bay thứ tư của đô đốc Halsey để lại ở vùng này, đến tấn công nhưng không hiệu quả. Các đợt tiến công này làm Kurita càng thêm tin chắc rằng đoàn tàu sân bay chủ lực của Halsey đang ở rất gần ông. Nhưng vì thiếu máy bay trinh sát nên Kurita không sao phát hiện được các tàu sân bay Mĩ. Đến 6 giờ tối, khi không còn đủ nhiên liệu để tiếp tục truy lùng, Kurita đành hạ lệnh thẳng tiến tới eo San Bemardino để trở về căn cứ. Trên đường về, Lực lượng Đột kích thứ nhất còn bị không quân Hoa Kỳ đuổi theo oanh tạc ráo riết, đánh đắm 1 thiết giáp hạm và 2 tuần dương hạm ở gần biển Sibyan.Trong các trận hải chiến quanh quần đảo Philippines từ sáng 22 đến sáng 26-10, hải quân Mĩ chỉ bị thiệt hại nhẹ: 1 tàu sân bay nhẹ, 2 tàu sân bay hộ tống cỡ nhỏ và 3 khu trục hạm bị đánh chìm. 1 tàu sân bay nhỏ và 1 khu trục hạm bị thương. Mục tiêu của Nhật là hủy diệt đoàn tàu đổ bộ Mĩ đã không đạt được.Ngược lại, phía Nhật đã tổn thất rất nặng: 1 tàu sân bay nặng, 3 tàu sân bay nhẹ, 3 thiết giáp hạm, 6 tuần dương hạm nạng, 3 tuần dương hạm nhẹ và 10 khu trục hạm bị đánh đắm. Hàng chục hạm tàu khác bị thương. Như vậy, hải quân Nhật đã mất hầu hết số tàu sân bay, phần lớn số thiết giáp hạm và tuần dương hạm nặng. Sau 4 ngày chiến đấu, Nhật mất 300.000 tấn trọng tải tàu, bằng 1/4 tổng khối lượng tàu Nhật bị chìm kể từ đầu chiến tranh. Tổn thất không thể bù đắp này làm cho hải quân Hoàng gia suy yếu đến mức chỉ còn đóng vai trò thứ yếu trong giai đoạn còn lại của chiến tranh.Người Nhật muốn có một "Trận đánh quyết định" ở Philippines, họ đã được toại nguyện, nhưng với thất bại chiến lược thuộc về phía Nhật. Kèm theo đó là một thất bại chiến thuật: lục quân Nhật ở Philippines hết hi vọng ở sự trợ giúp của hải quân, tướng Yamashita phải tự lo liệu lấy.

KỊCH CHIẾN TRÊN ĐẢO LEYTE

Từ Cebu đến Leyte

Chưa đầy 2 tuần sau ngày đổ bộ, quân Mĩ tiến rất nhanh và đã chiếm phần lớn đảo Leyte, chỉ còn một dải núi non và bờ biển hẹp phía Bắc và Tây Bắc đảo vẫn do sư đoàn 16 Nhận của tướng Makino trấn giữ.Quân Mĩ tiếp tục băng qua núi tiến về phía thung lũng sông Ormoc để thanh toán phần còn lại này. Ngày 25-10, khi các trận hải chiến đang diễn ra ác liệt, quân Hoa Kỳ lại đổ bộ lên đảo Samar phía Đông Bắc Leyte. Tại đây du kích Phihppines đã giúp đỡ rất nhiều cho đạo quân đổ bộ, và cùng với quân Mĩ đánh chiếm thủ phủ đảo này là Catbalogan. Thế là một chiếc cầu nối giữa Leyte với Luzon đã bị cắt đứt. Thất bại của hải quân Hoàng gia lại làm cho quân Nhật càng thêm nguy khốn.Tại Bộ tư lệnh chiến trường Nam Phihppines, vì giao thông cách trở và hệ thống liên lạc chưa hoàn toàn hồi phục sau cơn bão, tướng Sosaku Suzuki không được thông tin đầy đủ tình hình và diễn biến chiến sự ở Leyte mà ông trực tiếp chỉ đạo.Ngày 25-10, không thấy một máy bay Mĩ nào trên bầu trời Cebu, ông càng tin chắc rằng không quân địch đã bị đòn nặng ở Đài Loan và các nơi khác như đài phát thanh Tokyo đã thông báo. Buổi trưa, lại được tin Lực lượng Đột kích thứ nhất của hải quân đã đánh chìm một số tàu sân bay Mĩ ở ngoài khơi đảo Samar, rồi đến tin Kurita tiến về phía vịnh Leyte để hủy diệt đoàn tàu đổ bộ Mĩ, Suzuki mỗi lúc một thêm phấn khởi. Ông nói với tham mưu trưởng của mình là thiếu tướng Yoshiharu Tomochika: "Chúng ta đang bước vào vị trí trung tâm của một bước ngoặt trọng đại. Thật không còn có trách nhiệm và vinh dự nào lớn hơn nữa".Nhưng rồi từ đó, ngoài những báo cáo rời rạc về việc quân Mĩ đang đẩy mạnh tấn công ở phía Bắc Leyte, ông không được thêm tin gì nữa.Trưa ngày 29 tháng 10, thiếu tá Shigeharu Asaeda, sĩ quan hành quân của tướng Yamashita từ Manila đến báo tin 2 sư đoàn tinh nhuệ của lục quân Nhật là sư đoàn 1 và sư đoàn 26 tăng viện cho Leyte sắp đến. Asaeda cũng không giúp cho Suzuki soi sáng thêm nhũng mảng đen tối của tình hình, vì nghĩ rằng cứ để ông ta lạc quan với niềm tin tất thắng thì có lợi hơn. Asaeda truyền đạt lệnh trên cho Suzuki: dùng các lực lượng tăng viện này phản công ở Leyte chiếm lại thủ phủ Tacloban. Suzuki cử tướng Tomochika đến Leyte trước để đón viện binh ở cảng Ormoc. Sau đó, ông cùng bộ tham mưu cũng lên đường đến Leyte.Ngày 1-11-1944, toàn thể sư đoàn 1 của Nhật gồm 11.000 quân xuống tàu từ Manila xuôi Nam. Đây là sư đoàn tinh nhuệ được thành lập vào năm 1874, từng tham gia các cuộc chiến tranh Hoa - Nhật, Nga - Nhật và thuộc bộ phận nòng cốt của đạo quân Quan Đông (Mãn Châu).Mùa hè năm 44, nó rời Mãn Châu xuôi Nam đến Thượng Hải, được trang bị cho chiến trường xứ nóng và đưa về Philippines làm lực lượng tổng trù bị.Ngày 2, sư đoàn bình yên đến cảng Ormoc phía Tây đảo Leyte. Tướng Tomochika, đại diện cho Suzuki đúng trên bờ đón họ. Sư đoàn trưởng, trung tướng Todasu Kataoka và ban tham mưu xuống đất nhận lệnh.Sau khi chào hỏi xong, Tomochika đọc lệnh của Suzuki: "Sư đoàn 1 triển khai hành quân ngay theo quốc lộ 2, rời cảng Ormoc tiến về Luzon và Carigara, tập trung tại Đông Nam Carigara để chuẩn bị phản công chiếm lại Tacloban".Sư đoàn trưởng Kataoka là một tướng kị binh. Trước tình hình xe cộ, người ngựa, đại pháo còn trên tàu chưa xuống kịp, ông ta ái ngại hỏi lại: "Nếu chúng tôi bị tiến công trước khi đến nơi đó thì sao?"Tomochika đáp: "Việc ấy không bao giờ xảy ra, trung tướng cứ tiến hành theo kế hoạch soạn sẵn".

Trận chiến trên dãy đồi "Gẫy cổ"

Mười một ngàn quân vừa xuống đất xong, chờ vũ khí, xe pháo thì bất ngờ máy bay B.24 của Mĩ bay lại từng đoàn tấn công.Người thì không bị thiệt hại mấy nhưng vũ khí, quân trang bị đánh đắm rất nhiều. Tuy vậy sư đoàn vẫn lên đường hành quân theo đúng lệnh.Sáng 3 tháng 11, đội tiền tiêu của sư đoàn, dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Yoshio Imada trên đường đến gần Cangara bỗng gặp quân Mĩ từ phía trước đi đến.Hai bên đấu súng, quân Mĩ rút lui và quân của Imada cũng tạt vào những quả đồi phía Nam quốc lộ số 2.Lát sau, tướng Kataoka đến đó để quan sát địa hình. Dải đồi này chế ngự Luzon, một làng ở nơi quốc lộ số 2 chạy ngoắt ngoéo chữ chi trên những sườn đồi gập ghềnh trước khi tiến tới bờ biển và cảng Cangara. Ông quyết định lập tuyến phòng thủ nơi đây để chặn địch. Đến đêm, phần lớn các đơn vị của sư đoàn, kể cả tiểu đoàn pháo chống tăng đã lần lượt chiếm lĩnh các vị trí đã định. Trên đường hành quân, họ đã bị máy bay Mĩ oanh tạc dữ dội.Riêng trung đoàn 57 của đại tá Yoshio Miyauchi đã có hơn 200 người thiệt mạng. Tuy vậy, họ nhanh chóng đào chiến hào, xây đắp công sự vững chắc.Phía bên kia dải đồi là sư đoàn bộ binh 24 Mĩ đang trên đường tiến tới Ormoc thì gặp địch. Bộ chỉ huy Mỹ quyết định tấn công quét sạch số quân Nhật này trong 2 ngày để tiếp tục tiến.Sáng 5 tháng 11, quân Mĩ mở đầu trận đánh bằng một trận mưa đại bác và súng cối dội vào các vị trí địch. Tiếp đó, bộ binh có xe tăng yểm trợ bắt đầu xung phong. So với sư đoàn 1 Nhật, sư đoàn 24 Mĩ có ưu thế về mọi mặt: quân số, trang bị, pháo binh và xe tăng. Trên trời chỉ có máy bay Mỹ mặc sức hoạt động trút bom và bắn phá các vị trí Nhật. Nhưng quân Nhật đối phó lại bằng sự khôn ngoan và tinh thần quyết tử. Họ lợi dụng địa hình địa vật, nấp kín trong công sự chờ địch đến gần mới bắn ra những loạt đạn chính xác, hạ gục bộ binh và xe tăng Mĩ. Khi cần, họ dùng lựu đạn và lưỡi lê đánh giáp lá cà.Cứ thế, hết ngày này sang ngày khác, quân Nhật bẻ gãy các đợt tấn công của địch. Xác chết la hệt trên chiến trường đẫm máu mà người Mĩ gọi là dãy đồi "Gãy cổ".Một số đơn vị Nhật ở các vị trí tiền tiêu không được tiếp tế đã phải bắn chim, hái dừa và các loại quả rừng hoặc lục tìm thực phẩm trong ba lô của các xác lính Mĩ để sống, nhưng vẫn quyết chiến đấu đến cùng. Lẽ dĩ nhiên, để đứng vững được, tổn thất của quân Nhật còn cao hơn quân Mĩ nhiều.Sự kháng cự quyết liệt của Nhật đã buộc tư lệnh Mĩ phải điều thêm một bộ phận của sư đoàn kị binh số 1 ở gần Carigara đến tăng viện cho sư đoàn 24.Bên phía Nhật, các lục lượng tăng viện cũng tiếp tục đổ về Leyte. Ngày 10-10, toàn bộ sư đoàn 26 với quân số 12.000 và 1.000 quân khác đã lên bờ an toàn tại cảng Ormoc. Đã hiểu rõ tình hình thực tế ở đây, tướng Suzuki chưa vội tung số quân này ra chiến trường.Sáng hôm sau, một đoàn tàu vận tải chở 10.000 quân nữa, được 3 khu trục hạm, 1 tàu vớt mìn và 1 tàu ngầm hộ tống lại tiến tới Ormoc. Nhưng chưa kịp vào tới cảng thì đoàn tàu đã bị 200 máy bay ném bom xuất phát từ các tàu sân bay của Lục lượng đặc nhiệm 38 Hoa Kỳ tấn công trên tiếp.Sau 2 giờ oanh tạc, cả đạo quân tương đương 1 sư đoàn và đoàn hạm tàu Nhật đã chìm dưới biển. Chỉ có chiếc tàu ngầm và tàu vớt mìn chạy thoát với một nhóm người sống sót bơi được vào bờ. Để giáng cho quân Nhật thảm họa nặng nề ấy, người Mĩ chỉ mất 9 máy bay. Sự kiện trên chứng tỏ rằng con đường tiếp viện duy nhất cho Leyte bắt đầu bị cắt đứt, nghĩa là cuộc chiến ở Leyte đã trở nên tuyệt vọng. Tướng Yamashita khẩn thiết yêu cầu cho rút quân khỏi đảo này để kéo về phòng thủ Luzon. Nhưng nguyên soái Terauchi, chấp hành chỉ thị của Tokyo, buộc ông phải đánh đến cùng. Tiến thoái lưỡng nan, Yamashita cố tìm một giải pháp. Ngày 15-11, từ Manila ông điện về Leyte cho uống Suzuki: "Quân đoàn 35 (tức là toàn bộ các lực lượng của tướng Suzuki -TG) phải hết sức cố gắng tiêu diệt địch ở Leyte, hạn chế đến mức tối thiểu việc chúng xây dựng và sử dụng các sân bay ở đây. Nếu vì một lí do nào đó mà viện binh không được gửi tới nữa, thì Luzon sẽ trở thành chiến trường chính của các chiến dịch tương lai ở Philippines". Bức điện này khiến Yamashita bị Terauchi khiển trách nặng nề, nhưng đã tạo điều kiện cho tư lệnh quân đoàn 35 rộng đường xoay trở. Suzuki cũng hiểu rằng ông không cần phải tấn công để chiếm lại Tacloban nữa, để tập trung vào việc ngăn chặn và tiêu diệt dịch, không cho chúng tiến về Onnoc. Nhằm mục đích này, Suzuki hạ lệnh cho sư đoàn 1 phản công ở dãy đồi "Gãy cổ".Cuộc phản công sẽ giúp cho quân Nhật ở đây nới lỏng được vòng vây xiết chặt xung quanh họ , đồng thời buộc quân Mĩ phải chú trọng hơn đến việc phòng thủ, làm chậm buộc của chúng tiến về OmrocMặc dù sư đoàn của ông đã bị tổn thất rất nặng sau hơn 10 ngày giao tranh ác liệt, tướng Kataoka vẫn cố gắng chấp hành lệnh trên bằng cách cho trung đoàn 57 phản kích. Đêm đó trời tối đen như mục. Các binh sĩ được lệnh lấy lọ thủy tinh bỏ đom đóm vào mang sau túi đeo lưng để người đi sau theo được người đi trước. Chỉ để lại một bộ phận nhỏ giữ trận địa, phần lớn trung đoàn lặng lẽ tiến về phía địch. Sau một trận đánh giáp lá cà chớp nhoáng, họ lọt vào hậu cứ quân Mĩ và tiếp tục hành quân nơi đây, gây rối loạn trong hàng ngũ địch.Sau cùng, họ lại quay về vị trí cũ, đúng như kế hoạch đã định. Kiểm điểm lại quân số, trung đoàn còn chưa tới 400 người. Sau cuộc phản kích, chiến sự có phần lắng dịu trong gần một tuần lễ. Trong thời gian này, người Mĩ lại điều thêm sư đoàn 32 mới đổ bộ lên Leyte đến tham chiến trên dãy đồi "Gãy cổ". Tương quan lực lượng quá chênh lệch khiến quân Nhật không còn khả năng giữ vững trận địa. Ngày 23-11 trung đoàn 128 thuộc sư đoàn bộ binh 32 Hoa Kỳ bẻ gãy phòng tuyến Nhật và tiến vào Limon: trận đánh trên dãy đồi "Gãy cổ" kết thúc.Tướng Kataoka ra lệnh cho sư đoàn 1 trụ lại ở phía dưới Limon, gần quốc lộ số 2. Khi đến một khe suối ở đây, Kataoka đã phải chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng. Hàng nghìn xác quân Nhật, trương phềnh và thối rữa, nổi bập bềnh và phủ kín hai bên bờ. Đây chính là một "Thung lũng tử thần" mà pháo binh và không quân Mĩ, với một độ chính xác chết người, đã chặn đánh những toán quân Nhật chuyển từ phía sau lên các điểm tiền tiêu của mặt trận.Ông cho quân lùi sâu vào rừng rậm ở phía đông đường quốc lộ.

"Chiến dịch WA"

Sau thất bại trên, tình hình quân Nhật ở Leyte trở nên tuyệt vọng. Sư đoàn 1 đã mất hơn ba phần tư lực lượng, vẫn phải chiến đấu để chặn đường quân Mĩ tiến về Ormoc. Sư đoàn 16 của tướng Makino chỉ còn một số đơn vị trụ lại được ở dải núi phía tây Dagami, phần còn lại đã tan rã thành những toán quân rời rạc ẩn náu trong rừng núi sau lưng địch, mà nhiệm vụ chính chỉ là tìm kiếm thức ăn để tự nuôi sống mình.Vì đã lâu không được tiếp tế, họ đã phải ăn củ rừng, ếch nhái, ốc, rắn, thằn lằn... Chỉ còn độc nhất sư đoàn 26 chưa sứt mẻ, tướng Suzuki buộc phải điều thêm sư đoàn 102 từ Cebu đến Leyte. Nhưng khi sư đoàn này còn chưa đến, Suzuki đã nhận được lệnh từ Manila gửi đến: tiến hành "Chiến dịch WA" nhằm tiêu diệt 3 sân bay đã chiến Mĩ vừa thành lập ở một làng cách Dulag 10 dạm về phía tây. Căn cứ không quân này chẳng những uy hiếp nghiêm trọng toàn bộ chiến trường Philippines, mà còn đe dọa tuyến đường giao thông giữa Nhật Bản với Mã Lai và quần đảo Indonesia. Thời hạn tấn công được quy định là rạng sáng ngày 6-12.Tướng Suzuki quyết định dùng sư đoàn 26 làm lực lượng tấn công chủ yếu, có sự phối hợp của các toán quân thuộc sư đoàn 16 ở gần các sân bay nói trên và của quân nhảy dù từ Manila đến.Để lại một tiểu đoàn phòng vệ tại Onnoc, sư đoàn 26 vượt núi băng rừng tiến về phía Dulag. Nhận thấy sư đoàn này khó bảo đảm được kế hoạch về thời gian, Suzuki điện về Manila xin lùi thời điểm tấn công lại 2 ngày, nhưng không được tướng Yamashita chấp thuận.Song, do thời tiết diễn biến xấu, Yamashita đã cho lùi lại một ngày.Rạng sáng ngày 6-12, vì không nhận được lệnh triển hoãn trên, 300 quân thuộc sư đoàn 16 đã tiến chiếm một sân bay.Họ dùng lưỡi lê đâm chết các lính gác và số nhân viên kĩ thuật Mỹ ở đây. Họ chỉ gặp sức kháng cự tại một nhà bếp, nơi một lính đầu bếp Hoa Kỳ đã đổi mạng với 5 lính Nhật khi những người này đang tận thu chiến lợi phẩm. Quân Nhật chiếm giữ sân bay trong nhiều giơ, nhưng vì không có quân tăng viện, lại phải rút vào rừng để trú ẩn như trước.Trưa hôm đó, 700 lính thuộc trung đoàn dù số 3 tham gia chiến dịch này mới xuất phát từ sân bay Manila bằng 2 đợt hành quân: Rạng sáng ngày 7, đoàn máy bay vận tải 26 chiếc chở 356 lính dù thuộc đợt đầu do trung tá Tsunchiro Shirai chỉ huy, được các chiến đấu cơ yểm trợ, đã bay đến Leyte. 4 chiếc bị lực lượng phòng không Mĩ bắn rơi nhưng cả đoàn còn lại vẫn đến được vùng trời phía tây Dulag. Cuộc nhảy dù bắt đầu lúc 6 giờ 40 phút trong mây mù dày đặc làm cho đa số binh lính nhảy xuống một nơi không đúng quy định, chỉ có 60 người cùng trung tá Shirai đến đúng mục tiêu.Ông đành dẫn số quân ít ỏi của mình vào rừng tìm gặp toán quân thuộc sư đoàn 16 ở đây để cùng chờ đón đợt nhảy dù thứ hai và sư đoàn 26 đến cùng hành động. Ông không biết rằng đợt 2 không cất cánh được vì thời tiết xấu, còn tiểu đoàn tiền tiêu của sư đoàn 26 đã đến gần, nhưng bị một tiểu đoàn Mĩ chặn đánh không sao tiến lên được.Trong khi đó, toán quân nhảy dù lạc hướng lại phát hiện được một sân bay Mĩ. Họ nhanh chóng đánh đuổi quân canh giữ đốt phá các máy bay và các kho nhiên liệu đạn dược rồi tìm đường đến với chỉ huy của mình.Sáng hôm sau, Shirai đã có trong tay gần 600 quân, gồm số lính nhảy dù đợt 1 đã đến đủ và toán quân của sư đoàn 16.Với lực lượng này, ông đã đánh chiếm 1 sân bay địch nhưng lại bị 4 tiểu đoàn quân Mĩ kéo đến phản kích. Sau 3 ngày chiến đấu quyết liệt với lực lượng địch mạnh gấp bội, toán quân của trung tá Shirai bị thiệt hại nặng phải rút vào rùng núi, chấm dứt cuộc tấn công cuối cùng của Nhật ở Leyte.

Tàn cuộc

Ngày 7-12, trong khi "chiến dịch WA" bắt đầu ở phía đông Leyte, thì ở phía Tây đảo, một phân hạm đội Mĩ chở trọn vẹn sư đoàn 77 bộ binh của thiếu tướng Andrew D.Bruce đã bất ngờ đổ bộ lên bờ biển vịnh Ormoc, cách thành phố cảng chỉ 4 dặm về phía nam. Đây là một đòn chí tử đối với quân Nhật trên đảo này vì Ormoc là hậu phương, là đầu mối tiếp tế, là nơi đặt Bộ tư lệnh dã chiến của tướng Suzuki mà lại hầu như không có quân phòng giữ. Quân đổ bộ đã đè bẹp sự kháng cự của một tiểu đoàn do Sư đoàn 26 Nhật để lại đây và nhanh chóng tiến về thành phố.Tướng Suzuki cấp báo về Manila, cho đại tá Mitsui đem hết số lính hậu cần trong thành phố về phía Nam chặn địch trên một điểm cao, rồi ra lệnh cho sư đoàn 26 và những gì còn lại của sư đoàn 16 quay về giữ Ormoc. Tướng Yamashita cho ngay 500 quân nhảy dù xuống một sân bay cách Ormoc 8 dặm về phía bắc, đồng thời điều động nhiều lực lượng khác dùng đường biển đi tiếp cứu cho Suzuki.Ngày 9, một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 30 Nhật đã đến Palompon, một hải cảng cách Ormoc 15 dặm về phía Tây theo đường chim bay nhưng phải mất 35 dặm hành quân theo đường núi. Trong khi đó, sư đoàn 77 Mĩ đã áp sát thành phố Ormoc. Ngày 10-12, sau khi đập tan đám lính hậu cần dưới quyền đại tá Mitsui, quân của tướng Bruce tiến vào chiếm thành phố Ormoc. Tướng Suzuki rút vào rừng núi, tiếp tục tổ chức kháng cự.Vì không biết rằng Ormoc đã bị quân Mĩ chiếm, sáng 11-12 một đoàn tàu gồm 5 hải vận hạm chở 3.000 quân tiếp viện thuộc sư đoàn 8 Nhật, được 3 khu trục hạm, 2 tàu ngầm và 30 chiến đấu cơ hộ tống đã đến đây. Đêm rạng ngày hôm sau lại thêm 2 khu trục hạm và 2 hải vận hạm chở 400 quân và 9 xe tăng lội nước tiến đến. Hầu hết số viện binh ấy đã bị pháo binh trên bờ biển và máy bay ném bom Mĩ tiêu diệt.Trước tình thế nghiêm trọng ở Leyte, ngày 22-12 tướng Yamashita đã điện cho Suzuki, cho phép ông được quyền tự chọn nơi thích hợp cho việc tiếp tục chiến đấu. Bức điện đến tay Suzuki chậm 3 ngày, nhưng ông đã tự dành cho mình quyền quyết định từ trước, ông cho chuyển bộ tham mưu của mình đến palompon và dự định đưa quân về đây tiếp tục kháng cự. Nhưng ngày Giáng sinh năm đó, dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của pháo binh trên các chiến hạm, một tiểu đoàn tăng cường của sư đoàn 77 Mĩ đã đổ bộ đánh chiếm Palompon, hải cảng cuối cùng của đảo Leyte còn trong tay quân Nhật.Chiều hôm đó, tướng Mac Arthur tuyên bố rằng, ngoại trừ một số cuộc truy quét tàn quân địch, "chiến trận ở Leyte coi như đã kết thúc".Ngoài tướng Suzuki ra, người đau khổ nhất khi đảo Leyte thất thủ là thủ tướng Nhật Kuniaki Koiso. Ngày 8 tháng 11, ông đã tuyên bố trên đài phát thanh là Nhật sẽ thắng ở Leyte. Ông ta so sánh trận đánh Leyte như trận Teunozan năm 1582, trận đánh quyết định xem ai cầm quyền nước Nhật.Giờ đây tin đảo Leyte thất thủ, Thiên hoàng hỏi:- "Giờ đây Thủ tướng giải thích làm sao với nhân dân về vấn đề này?Thủ tướng Koiso ấp úng không trả lời được. ông hiểu rằng nội các của ông phải đổ nếu tình hình chiến tranh cứ tiếp diễn theo đà này.Ở Leyte, tướng Suzuki vẫn chưa chịu bó tay. Ông ra lệnh cho những gì còn lại của quân Nhật trên đảo tập trung ở vùng núi rừng Canguipot gần bờ biển phía tây, cách Palompon 10 dặm về phía Bắc, biến nó thành pháo đài, cầm chân quân Mĩ càng lâu càng hay. Tất cả còn hơn 13 nghìn người, nhưng mỗi ngày hàng trăm quân Nhật chết vì bệnh và đói khiến ông phải suy nghĩ. Thế rồi một sự kiện chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử quân đội Nhật lại xảy ra ở đây. Đêm 29-12, Suzuki nhận được thư của trung tướng Shimpei Fukue, tư lệnh sư đoàn 102, báo cho biết là ông ta không thấy lợi ích gì khi đưa quân đến "cái bẫy sập Canpuigot này". Ông ta sẽ dùng ghe buồm đưa quân về đảo Cebu có lợi hơn. Đó là một trường hợp đào ngũ tập thể rõ rệt. Nhưng khi Suzuki ra lệnh cho Fukue về trình diện Bộ tư lệnh quân đoàn, ông ta trả lời:"Bận xúc tiến cuộc chuẩn bị thuyền bè để chuyển quân". Nhưng ngay trong đêm 30, phần lớn số thuyền bè ấy đã bị máy bay Mĩ đánh tan.Rốt cuộc, chỉ có tướng Fukue với tham mưu trưởng của ông ta và đoàn tùy tùng vượt biển trong ngày đầu năm mới và về đến Cebu.Sự kiện trên tác động đến Suzuki rất nhiều. Cuối cùng, ông quyết định cho tất cả rời Leyte về Cebu. Quyết định này không phù hợp với truyền thống võ sĩ đạo, nhưng không trái lệnh của tướng Yamashita. Trước lúc rạng đông ngày 13-1-1945, các tướng Suzuki, Tomochika, Kataoka cùng toàn thể sư đoàn 1 lúc ấy chỉ còn vỏn vẹn 743 người xuống thuyền ra đi chuyến đầu (1). Nhưng trong số gần 12.000 quân còn lại, không ai kịp đi chuyến thứ hai, kể cả tướng Makino. Quân Mĩ ập đến vây kín bốn bề và số phận của đám quân Nhật ở Canpuigot đã được định đoạt: chết đói, chết bệnh, thết vì bom đạn và cuối cùng là sa vào tay địch.Thế là chiến trận Leyte chấm dứt. Lục quân Nhật bị xóa sổ một quân đoàn tinh nhuệ, 70.000 quân Nhật đã tham chiến ở đây để chống lại 250.000 quân Mĩ được trang bị tốt hơn. 3.500 binh lính và sĩ quan Mĩ đã bị giết và hơn 12.000 người khác bị thương, nhưng chỉ có khoảng 5.000 quân Nhật còn sống sót để có thể nhìn lại quê hương.Quả thực, Leyte là một trận đánh quyết định, nhưng phần thắng lại thuộc về Hoa Kỳ(1) Một tuần sau, đoàn thuyền của tướng Suzuki về đến Cebu thì quân Mỹ đã chiếm đảo này. Ông lại đưa cả đoàn vượt biển về Mindanao, nơi vẫn còn 2 sư đoàn thuộc quân đoàn 35 của ông. Giữa đường, phần lớn các thuyền bị nước cuốn chìm, chỉ có thuyền của tướng Tomochika là đến đích. Ngày 16-4, thuyền của Suzuki bi máy bay Mỹ bắn. Ông tuyệt vọng rút gươm mổ bụng tự sát ngay trên thuyền.

CHIẾN SỰ Ở LUZON

Khi cuộc chiến ở Leyte gần tàn, tướng Mac Arthur đã cho quân tiến về phía Luzon, đảo lớn nhất và quan trọng nhất của Phihppines, nằm ở phía Bắc quần đảo.Sáng ngày 15-12-1944, một lực lượng gồm 2 chiến đoàn đã đổ bộ lên Mindoro, một đảo kế cận phía nam Luzon. Chỉ có khoảng 1.000 quân Nhật phòng thủ Mindoro nhưng quân sĩ cũng phải mất hơn 3 tuần giao tranh mới chiếm được đảo này, thiết lập sân bay trên một đảo nhỏ nằm giữa Luzon và Mindoro.Cũng trong khoảng thời gian từ cuối tháng 12-1944 sang đầu tháng 1-1945, quân Mĩ đã chiếm phần lớn đảo Cebu, phần lớn Negros, hầu hết các đảo trong nhóm đảo Sulu. Quân Mĩ hành quân phối hợp với du kích Philippines cũng đã chiếm được một vùng ở phía Đông đảo Mindanao.Như vậy số phận quân Nhật ở Philippines hoàn toàn tùy thuộc vào sự kháng cự của đảo Luzon.

Đổ bộ ở Lingayen

Hầu hết các lực lượng đã tham gia cuộc đổ bộ ở Leyte, giờ đây lại thực hiện nhiệm vụ đó ở Luzon.Ngày 5-1, đoàn chiến hạm của chuẩn đô đốc Jesse Oldendorf thuộc hạm đội thứ 7 Hoa Kỳ bắt đầu dùng máy bay và hải pháo oanh tạc dữ dội các căn cứ quân sự và vị trí quan trọng của Nhật ở Luzon suốt 3 ngày đêm. Trong khi đó, đoàn tàu đổ bộ khổng lồ chở tập đoàn quân 6 của trung tướng Walter Krueger, gồm các sư đoàn của quân đoàn 1 và quân đoàn 14 khởi hành từ Leyte băng qua biển Mindanao, biển Sulu, tiến về phía Bắc ra Biển Đông (Nam Hải) rồi ngoặt về bờ biển phía Tây đảo Luzon tiến tới vịnh Lingayen. Hành trình dài hơn 1.000 km mà không bị tổn thất gì.Ngày 9-1-1945, tập đoàn quân 6 Hoa Kỳ đã đổ bộ lên bờ vịnh Lingayen, đúng nơi người Nhật đổ bộ 3 năm về trước. Đến hôm sau, quân Mĩ đã chiếm được 25 km bờ biển với cả sân bay Lingayen có đường băng trải nhựa đường, thiết lập 4 đầu cầu vững chắc mà không gặp phản ứng từ phía Nhật. Thậm chí một số tướng lãnh nghĩ rằng họ đã rơi vào một cái bẫy nào đó của địch.Ngày 11, quân Mĩ đã liên kết 4 đầu cầu thành một căn cứ kiên cố và bắt đầu hành quân về phía Nam, hướng tới thủ đô Manila. Họ chỉ gặp sự kháng cự của nhũng đơn vị lẻ tẻ của quân Nhật.Trong suốt một tuần lễ, quân đoàn 14 ở cánh phải đổ bộ đầy đủ và tiến sâu 35km, chỉ mất có 30 người.Cánh trái do quân đoàn 1 đảm nhiệm tiến sâu 25km với số thương vong là 220 người. Nhưng hải quân Mĩ thì không được may mắn bằng. Trong suốt 10 ngày kể từ khi cuộc đổ bộ bắt đầu, các máy bay "Thần Phong" Nhật đã liên tục đâm bổ xuống các chiến hạm của Oldendorf cũng như của đoàn tàu đổ bộ. Hải quân Mĩ bị thiệt hại khá nặng, nhưng vẫn đứng vững để yểm trợ đắc lục cho lục quân đã lên bờ. Trong khi đó, các lực lượng thuộc hạm đội thứ 3 của đô đốc Halsey đã ngăn chặn mọi khả năng tiếp viện của địch cho Philippines. 4 đoàn tàu chở viện binh Nhật từ Sài Gòn đi Luzon đã bị đánh tan tành trong hai ngày 11 và 12-1 với 25 hạm tàu bị đánh đắm và 16 chiếc khác trọng thương, tổng cộng 127.000 tấn trọng tải tàu bị chìm cùng với 15.000 binh lính và sĩ quan Nhật mất mạng trên biển Đông (Nam Hải).Tiến gần tới vùng biển Đông Dương, ngày 12-1 các tàu sân bay của đô đốc Halsey đã tung máy bay đi oanh tạc dữ dội sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn cùng các căn cứ thủy phi cơ Nhật ở Cát Lái và Quy Nhơn (1).Tiếp đó, quay về phía bắc tiến vào vùng biển Trung Hoa, hạm đội này lại dùng hải pháo và máy bay oanh tạc Hồng Kông, Áo Môn, Sa Đầu và cả Takao trên đảo Đài Loan trong hai ngày 13 và 14-1.Họ hầu như không gặp sự kháng cự đáng kể nào của hải quân Nhật.Tại Luzon, cuộc phản công đầu tiên của quân Nhật đã diễn ra ngày 14-1. Khoảng một sư đoàn Nhật từ vùng núi phía Đông Nam thung lũng sông Lingayen đã đánh tạt sườn đội hình hành quân gây một số tổn thất đáng kể cho quân Mĩ. Nhưng khi quân Mĩ từ phía sau tiến tới thì quân Nhật rút. Đối với tướng Yamashita, cuộc phản công này chỉ nhằm làm chậm bước tiến của địch, để các lực lượng của ông kịp rút về vùng núi non hiểm trở phía Bắc Luzon. Không tin ở một "trận đánh quyết định" như đa số tướng lãnh Nhật thường mơ ước,Yamashita quyết định rời bỏ vùng đồng bằng ở trung tâm đảo và khu vực quanh vịnh Manila để bảo toàn lực lượng, kéo về vùng núi tiến hành một cuộc chiến lâu dài làm hao mòn kẻ địch.Ngày 20-1, quân Mĩ chiếm Tarlac cùng với 2 sân bay Iba và Clark cách Lingayen 80km về phía Nam. Từ đây đến Manila còn khoảng 100 km nữa.(1) Hai máy bay Mỹ đã bị Nhật bắn rơi trên bầu trời Sài Gòn ngày 12-1-1945.

Từ Corregidor đến Manila

Theo kế hoạch của mình, trong Yamashita ra lệnh rút quân khỏi Manila, chỉ để lại khoảng 3.000 cảnh vệ giữ trật tự. Nhưng Bộ tư lệnh hải quân Hoàng gia không đồng ý với quyết định này. Khi lục quân đã rút, họ ra lệnh cho chuẩn đô đốc Sanji Iwabuchi đưa 16.000 lính thủy đến chiếm lại thành phố, phá hủy các công sở, các tiện nghi vùng cảng, các kho bãi và giết hại nhiều người bản xứ. Tiếp đó, Iwabuchi cho quân xây đắp công sự để chuẩn bị chiến đấu giữ Manila.Ngày 29-1 cho đến ngày 4-2, quân đoàn 7 Mĩ do tướng Hall chỉ huy đã đổ bộ ở cửa vịnh Manila trên cả hai bên bờ Bắc và Nam. Khoảng 5.000 quân Nhật ở đây đã rút vào đảo Corregidor cố thủ tựa như quân Mĩ đã làm trước đó 3 năm. Giao tranh ác liệt đã diễn ra trong suốt 11 ngày đêm ở hòn đảo pháo đài cách Manila về phía Tây chỉ hơn 50km. Ngày 17-2 quân Mĩ đã chiếm được Corregidor khi chỉ còn vỏn vẹn 20 người Nhật sống sót trên đảo này, nhưng không hề có lễ đầu hàng như người Mĩ trước đây.Trận đánh giành thủ đô Manila bắt đầu ngày 4-2 bằng một cuộc tấn công mãnh liệt của quân đội Hoa Kỳ.Quân Nhật cố thủ đến cùng trên mỗi ngôi nhà, góc phố. Vòng vây quân Mĩ thắt chặt dần, nhưng mỗi bước tiến lên đều phải trả bằng máu. Ngày 14; quân cảng Cavite ở phía nam thành phố lọt vào tay Hoa Kỳ và đến ngày 25-2, toàn bộ thủ đô Manila đã thuộc về người Mĩ.

"Cuộc chiến tranh hao mòn"

Chiếm được Manila chưa phải là người Mĩ đã toàn thắng ở Luzon cũng như ở toàn Philippines.Tướng Yamashita đã tập trung được 170.000 quân với đầy đủ vũ khí trang bị ở vùng núi phía Bắc Luzon, do ông trục tiếp chỉ huy. Bên cạnh đó, còn có nhũng cụm quân khá lớn chiếm giữ các dãy núi phía Đông và Đông Bắc Manila và dãy núi Zambales gần căn cứ không quân Clark. Với lực lượng này, ông sẽ tiến hành một cuộc "chiến tranh tiêu hao" đối với quân Mĩ, nhằm dựa vào địa hình hiểm yếu, kìm giữ càng lâu càng tốt và tiêu diệt càng nhiều càng hay các đạo quân của tướng Mac Arthur bằng những trận đánh lẻ, tránh tập trung đánh trận lớn dễ bị hủy diệt vì ưu thế hỏa lực địch.Sau khi chiếm Manila, tướng Krueger đưa những lực lượng chủ yếu của mình gồm 4 sư đoàn lục quân và 1 sư đoàn dù tiến lên vùng núi phía Bắc để giao chiến với chủ lục của Yamashita. Sau gần 3 tháng giao tranh, quân Mĩ vẫn không giành được một thắng lợi nào có ý nghĩa.Nhưng quân Nhật bị cạn nguồn tiếp tế nên sức kháng cự cũng giảm dần. Ngày 15-5, quân Mĩ chiếm được Balete là vị trí then chốt án ngữ những con đường từ vùng núi thông ra thung lũng sông Cazayan. Ngày 28-5 thị trấn Santa Fe trên vùng núi lọt vào tay Hoa Kỳ. Kể từ đây quân đội quốc gia Philippines cùng tham chiến bên cạnh quân Mĩ. Qua tháng 6, quân Mĩ liên tiếp giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.Ngày 15-6, ba sư đoàn Hoa Kỳ tràn vào dải bờ biển phía bắc Luzon.Ngày 21, một đạo quân đổ bộ đã đánh chiếm hải cảng Apam trên bờ biển phía Bắc gần cửa sông Cazayan. Như vậy, quân của tướng Yamashita đã bị đánh cả trước mặt và sau lưng. Ngày 28-6, các cánh quân Hoa Kỳ từ bờ biển phía Bắc đánh xuống và từ đồng bằng đánh lên đã gặp nhau giữa vùng núi non hiểm trở. Quân Nhật không còn khả năng kháng cự, chiến sự ở Luzon tới đây coi như kết thúc. Nhưng tướng Yamashita và số quân còn lại vẫn không chịu đầu hàng, họ ẩn náu trong rừng cho đến ngày chiến tranh chấm dứt (1).Chiến cuộc giành quần đảo Philippines kết thúc sau gần 9 tháng giao tranh ác liệt. 17 sư đoàn Mĩ có quân số lớn hơn, trang bị tốt hơn, được sự yểm trợ của một lực lượng hải quân và không quân hùng hậu có ưu thế áp đảo so với địch, đã tiêu diệt và đánh tan 23 sư đoàn Nhật thuộc tập đoàn quân 14 và một số lực lượng khác thuộc hải quân và lục quân Nhật với tổng quân số lên tới 317.000 người tham chiến. Số quân Nhật chết ước tính 250.000 người, số còn lại, dù bị thương hay là không, cũng trú ẩn tại Philippines cho đến ngày chiến tranh kết thúc.Để đạt đến kết quả đó, phía Mĩ đã mất 60. 000 người chết và 12.300 người bị thương.Chiến cuộc Philippines là một đòn nặng nề cho cả lục quân và hải quân Nhật. Sau trận này, hải quân Nhật không sao gượng dậy được nữa.(1) Tại đảo Mindanao, quân Mỹ chính thức đổ bộ từ 20-4-1945, chiến sự bùng lên mạnh mẽ khi tập đoàn quân 8 của tướng Eichelberger đổ bộ lên đây từ 12-5 và giao tranh kết thúc vào cuối tháng 6 khi quân Mỹ chiếm hầu hết đảo này. Nhưng 20.000 quân Nhật còn lại vẫn ẩn nấp trong rừng núi không chịu đầu hàng.

CHƯƠNG VII :TRÊN ĐẤT LIỀN CHÂU Á

Trong khi Đồng minh đang phản công thắng lợi trên các quần đảo ở Thái Bình Dương, thì tại đất liền châu Á lục quân Nhật vẫn còn rất hùng hậu.Đạo quân Quan Đông của tướng Yoshijro Umezu gồm 700.000 binh lính và sĩ quan (chưa kể 200.000 quân ngụy Mãn Châu quốc) chiếm đóng xứ Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc) và Triều Tiên đã trở thành lực lượng dự bị chiến lược tinh nhuệ và quan trọng nhất.Trên chiến trường Trung Hoa, 820.000 quân Nhật do nguyên soái Shumroku Hata làm tư lệnh (chưa kể quân ngụy của chính phủ bù nhìn Uống Tinh Vệ) đã chiếm đóng toàn bộ Hoa Bắc, hầu hết Hoa Trung, các thành phố ven biển Hoa Nam. Bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam cũng bị chiếm từ tháng 7-1943. Tại Đông Nam Á, chỉ riêng vùng đất liền từ Miến Điện, Mã Lai (với Singapore) qua Thái Lan tới Đông Dương đã có 300.000 quân thuộc quyền nguyên soái bá tước Hisaichi Terauchi.Ngay từ đầu năm 1943, tại hội nghị Casablanca, người Mĩ đã muốn phối hợp cuộc phản công của họ ở các hải đảo Thái Bình Dương với các cuộc phản công của Trung Hoa và của người Anh ở Miến Điện.Tuy nhiên, do chưa đủ khả năng và vì những tính toán chiến lược khác, cả Trùng Khánh lẫn London đều chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của Washington.Tháng 5-1943, tại cuộc gặp gỡ ở ngay thủ đô Hoa Kỳ, tổng thống Roosevelt và thủ tướng Churchill cùng giới lãnh đạo quân sự Mĩ và Anh lại bàn về vấn đề trên. Phía Mĩ đề nghị mở các chiến dịch phản công ở Miến Điện ngay trong năm 1943 và các cuộc oanh kích Nhật Bản xuất phát từ các căn cứ không quân ở Trung Hoa.Nhưng người Anh vẫn chỉ muốn "tập trung cho chiến dịch lớn chống Nhật vào năm 1945", sau khi đã đánh bại Hilter.Rốt cuộc họ chỉ có thể thỏa thuận là sẽ "không ngừng gia tăng áp lực chống Nhật".Tại cuộc họp thượng đỉnh ở Quebec (Canada) tháng 8-1943, tổng thống Roosevelt lại hối thúc việc mở chiến dịch phản công lớn ở Miến Điện.Một lần nữa, thủ tướng Churchill tránh né bằng cách đề nghị một cuộc đột kích vào Sumatra (Indonesia) mà người Mĩ không thể hài lòng. Sau cùng, để đẩy mạnh hoạt động trên chiến trường Đông Nam Á, hội nghị dã quyết định thành lập Bộ tư lệnh quân đội Đồng minh ở Đông Nam á, do phó đô đốc Anh Lord Louis Mountbatten làm tổng tư lệnh và phó tư lệnh là trung tướng Mĩ Joseph Stilwell, lúc đó đang là tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ ở Trung Hoa kiêm Tổng tham mưu trưởng của Tưởng Giới Thạch. Bộ Tư lệnh này sẽ xây dựng kế hoạch phản công giành lại Miến Điện.Trong khi Đồng minh tăng cường hoạt động, Nhật Bản cũng không chịu co về phòng thủ trên đất liền châu Á. Do đó, từ năm 1943, chiến sự ngày càng sôi động.

GIAO TRANH TRÊN CHIẾN TRƯỚNG ẤN-MIẾN

Quân Anh xâm nhập Miến Điện

Đầu năm 1943, người Anh đã thiết lập được nhiều sân bay tại vùng thung lũng sông Brahmaputre ở ấn Độ gần biên giới Miến Điện để làm căn cứ ngăn chặn quân Nhật xâm lăng Ấn Độ tiến đánh Nhật ở Miến Điện và tiếp viện cho chính phủ Trùng Khánh. Không lực Hoàng gia Anh (RAF) và tập đoàn không quân thứ 10 của Hoa Kỳ thường xuyên hoạt động nơi đây đã chuyển thêm rất nhiều chiến cụ cho Trùng Khánh. Người Mĩ còn cho đắp con đường từ Ledo, một thị trấn biên giới của Ấn Độ xuyên rừng núi vào lãnh thổ Miến Điện để chuẩn bị phản công.Mặc dù chưa tin là có thể phản công thắng lợi, người Anh đã nhượng bộ trước những áp lực của Mĩ. Bộ tư lệnh Anh ở Ấn Độ do tướng Archibald Wawell đứng đầu đã soạn thảo xong một kế hoạch phản công ở Bắc Miến.Tháng 1-1943, Sư đoàn 14 Ấn Độ từ lãnh thổ Miến Điện phía nam biên giới Ấn - Miến tiến vào vùng Arakan chiếm các thành phố Maungdaw và Buithidaung rồi đi sâu về phía Nam 60km dọc theo bán đảo Mayu về hướng hải cảng Akyab. Được không quân yểm trợ và tiếp tế đều đặn, sư đoàn tiến khá nhanh. Tướng Ida, tư lệnh quân đoàn 15 Nhật ở Miến Điện vội vã điều sư đoàn 55 của trung tướng Koga đến Arakan chặn đánh địch. Sau 2 tháng giao tranh, quân Nhật đánh bại quân Ấn và chuyển sang phản công. Bộ tư lệnh Anh vội rút sư đoàn 14 đã bị tổn thất nặng, đưa sư đoàn ấn Độ 26 ra thay thế, nhưng vẫn không chặn được đà phản công của Nhật.Để phối hợp với cuộc hành quân ở Arakan, người Anh đã điều động một lực lượng đặc biệt chuyên chiến đấu ở rừng núi, do thiếu tướng Orde Charles Wingate chỉ huy, gồm quân kháng Nhật người Miến gọi là Chindits(theo tên một nhân vật huyền thoại nửa sư tử nửa đại bàng) cùng một số đơn vị người Gurkha và Anh-Ấn. Đêm rạng ngày 15-2, từ biên giới Ấn-Miến họ vượt sông Chindwin tiến về phía Đông vào vùng rừng núi Miến Điện rồi tách làm hai. Một đoàn gồm 2.200 người mang theo 800 con la chia thành 5 toán về phía Bắc. Đoàn kia gồm 1000 người với 250 con la chia làm 2 toán đi về phía Nam. Khoảng giữa tháng 3, cả 2 đoàn đã vượt sông Irrawaddy tấn công một loạt các đồn tiền tiêu của Nhật, cắt đứt các đường giao thông liên lạc, phá hủy các đường xe lửa và cầu cống, gây thiệt hại nghiêm trọng cho địch. Người Nhật đã phải tung ra gần 2 sư đoàn để đối phó với lực lượng đặc biệt này. Trước ưu thế áp đảo của địch, tướng Wingate buộc phải rút lui và đến giữa tháng 4 thì quân của ông dã trở lại biên giới Ấn Độ sau khi tổn thất khoảng 1000 người và hầu hết vũ khí trang bị. Trong khi đó, tại mặt trận Arakan, quân Nhật cũng quét sạch quân Ấn, chiếm lại Buthidaung (ngày 7-5), Maungdaw (14-5) và đẩy lùi phòng tuyến Anh đến sát biên giới Ấn Độ.Mùa mưa đến đã chấm dứt chiến sự năm 1943 ở đây và cuộc phản công đầu tiên của quân Anh trên chiến trường Miến Điện đã thất bại hoàn toàn.Mùa xuân 1944, cả phía Nhật lẫn phía Đồng minh đều chuẩn bị tấn công trên mặt trận Miến Điện. Đầu tháng 3, theo kế hoạch của Bộ Tư lệnh do phó đô dốc Mounbatten đứng đầu, cuộc tấn công của Đồng minh bắt đầu. Tại phía nam đường biên giới ấn - Miến, quân Anh - Ấn một lần nữa lại tiến vào Arakan nhằm đánh chiếm hải cảng Akyab. Trong khi đó, ở phía Bắc biên giới, một lực lượng quân Trung Hoa được trang bị đầy đủ và huấn luyện tốt, do tướng Mĩ Stilwell chỉ huy xuất phát từ Ledo tràn vào Bắc Miến nhằm đánh thông liên lạc từ Ledo qua con đường Miến Điện sang Trung Hoa cho đến tận Trùng Khánh. Phối hợp với các mũi tiến công trên, Lực lượng đặc biệt Chindits của tướng Wingate được thả dù xuống sau lưng quân Nhật để đánh hậu phương địch.Hiểu được ý đồ của đối phương trong cuộc tấn công này, Bộ Tư lệnh Nhật không cam chịu co về phòng thủ. Họ mở một cuộc tấn công lớn vào Ấn Độ.

Quân Nhật tràn vào Ấn Độ.

Bộ Tư lệnh Nhật ở Miến Điện có tham vọng rất lớn là đánh vào xứ Ấn Độ để giành lấy thuộc địa khổng lồ này của đế quốc Anh. Họ tính rằng, với sự tham gia của quân đội quốc gia Ấn (Indian National Army, tức INA) do Chandra Bose cầm đầu, quân Nhật sẽ khuấy động được phong trào chống thực dân Anh ở ấn Độ, làm sụp đổ chính quyền Anh ở đây.Nhiều lần họ đã đề nghị việc này lên Bộ Tổng tham mưu Lục quân Hoàng gia nhưng không được chấp thuận, chỉ vì vấn đề tiếp vận không giải quyết được.Đầu năm 1944, mặc dù vấn đề tiếp vận càng trở nên tồi tệ nhưng vì cần có một chiến thắng sau một chuỗi thất bại ở Thái Bình Dương, nên Bộ Tổng tham mưu cho phép Bộ Tư lệnh Nhật ở Miến Điện xúc tiến việc này. Người Nhật cũng tính rằng tiến đánh Ấn Độ là một cách đối phó hữu hiệu với cuộc tấn công của Đồng minh ở Miến Điện, ít nhất cũng đánh phá được những căn cứ hậu cần và các sân bay của địch. Dĩ nhiên, người mừng nhất khi kế hoạch này được chuẩn y vẫn là Chandra Bose.Đây là cơ hội bằng vàng để đạo quân INA của ông trở về đất Ấn. Theo. kế hoạch, bước đầu tiên là đánh chiếm thành phố Imphal của Ấn Độ cách biên giới 80km và vùng đồng bằng cùng tên ở miền Đông Bắc Ấn. Từ đó sẽ tiếp tục tiến sân vào khuấy đảo hậu phương địch để buộc Anh phải rút quân về giữ Ấn Độ, rời bỏ chiến trường Miến Điện.Tập đoàn quân 15 của trung tướng Renya Mutaguchi (phát triển từ quân đoàn 15 của Ida) được giao nhiệm vụ này, nhưng đại tá Tadashi Katakura, trưởng phòng kế hoạch hành quân của ông vẫn rất lo ngại về những khó khăn không thể khắc phục: đường hành quân đầy khó khăn hiểm trở, phải qua nhiều sông lớn núi cao, rừng rậm, nhiều nơi chưa có dấu chân người mà tập đoàn quân 15 không đủ quân trang, quân dụng để hành quân xa hậu cứ lâu ngày. Trong khi đó, vấn đề tiếp vận bổ sung thường xuyên không thể giải quyết được.Nhung tướng Mutaguchi cho ràng: nếu tướng Anh Wingate và đội quân của ông ta đã thục hiện thành công cuộc hành quân qua vừng này, thì người Nhật cũng làm được. Ông không biết rằng, với địa hình núi rừng hiểm trở ấy, đưa một đơn vị gọn nhẹ được huấn luyện đặc biệt vượt qua là một chuyện, còn đưa cả một đạo quân lớn tiến qua lại là chuyện khác. Ngày 8-3-1944, Tập đoàn quân 15 với tổng quân số 155.000 người, nòng cốt là 3 sư đoàn tăng cường của Nhật và 1 sư đoàn quân INA, vượt sông Chindwin thẳng tiến về phía Tây. Họ đã thành công trong việc băng qua vùng núi rừng trùng điệp ở đoạn giữa biên thùy Ấn - Miến. Khi đặt bước chân đầu tiên lên cánh đồng Imphal thuộc Ấn Độ, người Ấn trong quân đội INA quỳ xuống hôn đất và hô: "Jai Hind! Jai Hind!" (Đất mẹ Ấn Độ). Từ đây, tập đoàn quân chia làm 2 cánh tiến tới các mục tiêu đã định. Cánh trái thẳng tiến tới thành phố Imphal. Cánh phải gồm sư đoàn INA và sư đoàn 31 Nhật tiến tới một thành phố cách Imphal 120 km về phía Bắc là Kohima, đánh chiếm thành phố này rồi sẽ quay về Nam đánh vào Imphal cùng các lực lượng của cánh trái.Lúc bấy giờ, lực lượng chủ yếu của Anh trên chiến trường Ấn - Miến cũng như ở Viễn Đông là tập đoàn quân Anh - Ấn số 14 đang tấn công Arakan (Miến Điện) bằng một số đơn vị của mình.Được tin quân Nhật tràn qua Ấn Độ, trung tướng William J. Slim, tư lệnh tập đoàn quân cho rằng địch không thể điều động một lực lượng lớn cho cuộc tấn công này. Ông quyết định đợi cho địch tiến vào vùng đồng bằng Imphal, sử dụng lực lượng hiện có của mình tại đó bố trí trận địa sẵn sàng đón đánh rồi chuyển sang phản công đánh bại chúng. Nhưng khi biết rõ kẻ địch rất mạnh, chỉ riêng ở Kohima đã có 2 sư đoàn tăng cường tiến đến, thì ông phải vội vã thay đổi kế hoạch.Tướng Slim lập tức cho đình chỉ cuộc tấn công ở Arakan để quay về chặn cuộc tấn công của địch. Trong vòng 60 tiếng đồng hồ, quân đoàn máy bay vận tải của tướng Old đã chuyển xong sư đoàn Ấn Độ số 5 ở Arakan với toàn bộ lừa ngựa và trọng pháo của nó, về tiếp cứu cho Kohima. Slim sợ rằng nếu mất Kohima, ông có thể mất luôn căn cứ hậu cần duy nhất của mình ở Dimapur, một đầu mối đường sắt trọng yếu ở cách đó 45 km về phía Tây Bắc. Cũng bằng cầu không vận và đường sắt, liên quân Anh - Mĩ đã liên tục tăng cường lực lượng cho thành phố Imphal thêm 61.000 binh sĩ và 28.000 tấn quân lương, khí cụ. Nhờ đó cả Kohima và Imphal đã đủ sức đương đầu với các cuộc tấn công ác liệt của Nhật. Giữa tháng 4, quân Nhật và INA chiếm được Kohima, nhưng quân Anh - Ấn tiếp tục kháng cự mãnh hệt trên một dãy đồi ở ngoại vi thành phố. Chiến sự kéo dài, quân Anh được không quân yểm trợ mạnh mẽ và luôn được tiếp viện đầy đủ, còn quân Nhật thì không. Do đó, tướng Kotoku Sato, sư đoàn trưởng sư đoàn 31 kiêm tư lệnh cánh quân Nhật ở đây đã không thể chuyển quân của mình về Imphal như kế hoạch đã định. Ông đành để cho sư đoàn INA một mình tiến về Imphal. Ngày 18-4, đơn vị tiền tiêu của sư đoàn INA báo cáo rằng lực lượng phòng thủ của địch trên đường tới Imphal là không đáng kể, cuộc hành quân đến đây chắc chắn sẽ thắng lợi. Chandra Bose liền đề nghị sư đoàn 31 Nhật tiến về Imphal. Nhưng tướng Sato chẳng những khước từ, mà còn dự tính rút khỏi Kohima về Miến Điện nếu không được tiếp tế thêm lương thực và đạn dược. Cho rằng Sato không thật tâm giúp quân INA giành chiến thắng đầu tiên trên quê hương mình, Bose liền báo cáo sự việc lên cấp trên. Tướng Mutaguchi khiển trách Sato (và sau đó cách chức ông này) nhưng vẫn để sư đoàn 31 tiếp tục chiến đấu ở Kohima mà không giải thích rõ lí do cho Bose.Tại Imphal, người Nhật lại phạm một sai lầm về mặt tâm lí. Trước lúc tấn công vào thành phố, họ yêu cầu Bose ghi âm bài phát biểu của ông nói rằng:"Đánh chiếm Imphal để lập chiến công dâng lên Nhật Hoàng nhân kỉ niệm ngày sinh của Người". Bose khuớc từ, vì ông cho rằng nếu INA chiến đấu vì nền độc lập của Ấn Độ thì dân Ấn sẽ đi theo, còn chiến đấu vì Nhật Hoàng thì người Ấn sẽ tụ tập sau lưng ngươi Anh để đánh Nhật Sự tranh cãi ấy làm chia rẽ thêm hàng ngũ của quân tấn công, và thêm thời gian cho tướng Slim tăng cường lực lượng phòng thủ. Quân Nhật và INA vây đánh Imphal từ 6 đường, nhưng lực lượng bảo vệ thành phố, được không quân yểm trợ mạnh mẽ, đã giữ vững từng vị trí một. Chiến sự kéo dài từ tuần này sang tuần khác, quân Nhật bị tổn thất nhiều mà không được tăng viện nên không sao chiếm được thành phố. Phó tổng tham mưu trưởng Lục quân Nhật, trung tướng Hikosaburo Hata từ Tokyo phải bay đi thị sát tại chiến trường này. Trở về thủ đô ông đề nghị cho rút quân vì "không có khả năng giành thắng lợi". Điều này trái với ước muốn của thủ tướng Tojo (lúc ấy vẫn còn đương nhiệm). ông ta khiển trách Hata là "có tinh thần chủ bại", đồng thời chỉ thị cho Lục quân đẩy mạnh cuộc tấn công tại Imphal.Tướng Mutaguchi buộc phải cách chức cả 3 tư lệnh sư đoàn của ông ở Ấn Độ, một điều chưa từng có trong lịch sử quân đội Nhật. Ngày 5-6, ông đến trình diện thượng cấp của mình là đại tướng Masakazu Kawabe, tư lệnh quân Nhật tại Miến Điện, để báo cáo sự việc trên và trình bày mọi nỗi khó khăn mà quân Nhật gặp phải trên đất ấn Độ. Mutaguchi thầm mong nhận được lệnh rút quân; nhưng tướng Kawabe lại hứa hết sức giúp đỡ ông để tiếp tục chiến đấu và nhấn mạnh rằng:"Sự nghiệp của Chandra Bose và đạo quân INA của ông ta chính là sự nghiệp của bản thân tôi".Nhưng quân Nhật trên đất Ấn không còn đủ khả năng giữ vững trận địa. Chỉ một ngày sau cuộc hội kiến trên, quân Anh đã phản công chiếm lại Kohima kết thúc 64 ngày giao tranh ở đây Số quân Nhật còn lại bị đuổi chạy về Imphal và 2 tuần sau quân Anh cũng tới đó để hỗ trợ cho đồng đội của họ đang chiến đấu trong thành phố.Tình hình quân Nhật ở Imphal cũng hết sức bi đát.Sự giúp đỡ tối đa của tướng Kawabe cũng chỉ đủ lương thực cho 1 sư đoàn.Binh lính các sư đoàn khác phải tự túc lương thực bằng cách ăn củ rừng, cỏ cây, cũng như mọi loài thú mà họ săn bắt được. Mùa mưa đến khiến phần lớn những con đường mòn xuyên rừng núi về Miến Điện không thể đi lại được nữa. Không còn lối thoát, tướng Mataguchi phải gửi thư về Rangoon xin được rút quân. Nhận được thư, tướng Kawabe một mặt chỉ thị cho tập đoàn quân 15 phải khắc phục khó khăn tiếp tục chiến đấu, mặt khác cử người đi Manila, nơi đặt tổng hành dinh mới của Đạo quân phương Nam, để xin phép rút quân ở ấn Độ về.Nguyên soái Terauchi chấp thuận và ngày 9-7 lệnh rút quân được chuyển đến tay tướng Mutaguchi, kết thúc 80 ngày giao chiến tại Imphal.Cuộc lui binh diễn ra bí mật trong mưa gió. Quân Nhật thoát khỏi sự truy kích của địch, nhưng lại phải đương đầu với nạn đói và muôn vàn khó khăn nguy hiểm của một cuộc hành quân xuyên rừng núi hiểm trở trong mùa mưa lũ, phần lớn vũ khí, quân trang phải để lại cùng hàng nghìn binh sĩ bỏ mạng suốt dọc đường. Chỉ riêng sông Chindwin đã cuốn theo hàng trăm sinh mạng trên dòng nước mênh mông chảy xiết.Đầu tháng 8, tập đoàn quân 15 đã về đến nơi xuất phát sau khi tổn thất 65.000 người chết và hàng chục nghìn người khác bị thương trong chiến dịch tiến công Ấn Độ. Tướng Mutaguchi cùng tham mưu trưởng của ông cũng như tướng Kawabe cùng tham mưu trưởng của ông này và nhiều sĩ quan tham mưu cao cấp khác đều bị cách chức.Thất bại của chiến dịch này đã làm suy yếu lực lượng quân Nhật ở Miến Điện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro