Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945 P6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đồng minh phản công ở Bắc Miến

Cuộc tiến quân qua Ấn Độ của Nhật đã ngăn được mũi tiến công của quân Anh-Ấn ở Arakan nhưng không chặn được hướng tấn công ở phía bắc biên thùy Ấn-Miến.Trong khi quân Nhật đang vây đánh Imphal và Kohima thì đạo quân của tướng Stilwell, nòng cốt là 2 sư đoàn quân Trung Hoa số 14 và số 50, được trang bị đầy đủ và huấn luyện tốt (1),thẳng tiến theo "con đường Ledo" vào đất Miến, hướng tới Moguang, một thị trấn cách Ledo 250km về phía đông nam và thành phố Myitkyina xa thêm 40km nữa. Cùng lúc đó, đạo quân của tướng Mĩ Merill khởi hành từ Fort - Hertz phía Bắc Miến Điện cũng tiến đánh xuống Moguang, Myitkyina. Từ đây, các lực lượng Đồng minh sẽ tiếp tục tiến xuống phía Nam, đánh chiếm các căn cứ Nhật trên tuyến phòng thủ này cho tới thành phố Bhamo cách Ledo 400km.(1) Hai sư đoàn này bị Nhật đánh bại ở Vân Nam năm 1942, được không quân Mỹ chuyển sang lánh nạn ở biên thùy Ấn - Miến, được tổ chức, trang bị lại và đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Stiwell. Nếu chiếm được Bhamo,Đồng minh sẽ có thể đánh thông tới "Con đường Miến Điện" đi Trùng Khánh.Để chặn đường tiếp viện của Nhật từ cố đô Mandalay tới phòng tuyến Moguang-Bhamo, đội quân Chindits của tương Wingate liên tục nhảy dù xuống vùng rừng núi hai bên bờ sông Irrawady ở khoảng giữa Mandalay và các thành thị nói trên.Đường xe lửa từ Mandalay đi Moguang đã bị cắt đứt thành 3 đoạn. Ngày 13-3, tướng Wingate lâm nạn phi cơ bị tử thương. Tướng Lantaigue lên thay, tiếp tục chỉ huy quân Chindits hoạt động có hiệu quả.Bộ Tư lệnh Đồng minh còn dự kiến đưa một cánh quân Trung Hoa từ Vân Nam tiến sang đánh giải tỏa "con đường Miến Điện" cho tới khi gặp các lực lượng Đồng minh từ bên kia tiến tới. Vì muốn tập trung toàn bộ lục lượng của mình cho chiến trường Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch cố thoái thác việc này.Nhưng ngày 3 4, tổng thống Roosevelt đã gửi điện cho Tưởng, dọa sẽ cắt viện trợ cho Trùng Khánh theo chương trình "Lend - Lease" (1) nếu không có một cuộc tấn công của quân đội Quốc dân Đảng vào "con đường Miến Điện" trong một tương lai gần. Thế là 2 tuần sau,Trùng Khánh buộc phải cho đạo quân 72.000 người của tướng Wei Li Huang vượt sông Salween tiến tới Miến Điện từ phía Đông Bắc.(1) Nghĩa là "Cho mượn - cho thuê", tên gọi một đạo luật của Hoa Kì nhằm thực hiện chương trình viện trợ cho các nước Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ II.Mặc dù phần lớn chủ lực Nhật của chiến trường Miến Điện đã bị sa lầy tại ấn Độ, các lực lượng Nhật ở Bắc Miến vẫn kháng cự ngoan cường để chờ mùa mưa tới. Khi ấy, máy bay và chiến xa của Đồng minh không thể hoạt động có hiệu quả và việc điều động quân đội sẽ rất khó khăn. Đồng minh không giành được thắng lợi nhanh chóng, nhung họ quyết tâm tấn công cả trong mùa mưa kể từ đầu tháng 5. Giữa tháng ấy, quân của tướng Merill chiếm được pháo đài Myitkyina ở ngoại vi thành phố. Ngày 16-6 căn cứ Xamaing của Nhật ở gần Myitkyina cũng thất thủ. Ngày 20, quân Đồng minh tiến vào chiếm thị trấn Moguang. Ngày 3-8, liên quân Mĩ - Hoa tràn vào Myitkyina và chiếm thành phố chiến lược này sau một trận đánh ngắn.Ở phía Đông, quân Trung Hoa của tướng Wei Li Huang đã gây sức ép nặng nề đối với quân Nhật tại biên giới Vân Nam - Miến Điện. Ngày 4-6, quân Trung Hoa tấn công Lungling, thị trấn thuộc tỉnh Vân Nam nằm trên "Con đường Miến Điện" cách biên giới 100 km. Ngày 28-7, họ lại tiến đánh thị trấn Tenschung ở ngay cửa ngõ vào Miến Điện.Sau hai tháng rưỡi giao tranh, ngày 17-8 quân Trung Hoa giải phóng Lungling và hôm sau họ chiếm lại Tenschung. Từ đây, họ theo "Con đường Miến Điện" tràn vào nước này.Bị dồn ép trên cả hai hướng Đông và Tây, quân Nhật phải rút về phòng thủ tại phòng tuyến Khata - Bhamo dọc theo sông Irrawady, cố giữ không để quân Đồng minh nối liên lạc giữa "Con đường Ledo" với "Con đường Miến Điện". Sau khi Tập đoàn quân 15 Nhật thảm bại rút về, quân Anh - Ấn liền gia tăng áp lực trên biên thùy Ấn - Miến.Ở phía nam đường biên giới, cuối tháng 8 đầu tháng 9 quân Anh - Ấn một lần nữa lại tiến vào Arakan. Đẩy quân Nhật lui về vùng rừng núi Taungbazar ở phía Bắc, họ lại tiến tới các thành phố Maungdaw và Buthidaung. Tại đoạn giữa biên giới tức phòng tuyến Imphal, quân Anh tiến rất nhanh về phía Đông và phía Nam vào lãnh thổ Miến Điện. Ngày 29-8, quân Anh giao chiến ác liệt với quân Nhật và kết quả là dải đất rộng 50km ở bờ tây sông Chindwin, từ Sittaung đến Thaungdut, đã trở về tay người Anh. Ngày 26-9, quân Anh tấn công vào Tiddim, một thị trấn quan trọng trên vùng đồi Chin ở bờ tây sông Chindwin. Ngày 19-10, quân Anh chiếm thị trấn này và quân Nhật phải rút hết về phía Đông sông đó.Đến cuối thảng 10-1944, Đồng minh đã đẩy lùi quân Nhật trên toàn tuyến biên giới Ấn - Miến, đột kích qua biên giới Trung - Miến, chiếm lại được nhiều vùng đất đai ở Bắc và Tây Miến Điện. "Con đường Ledo" đã được khai thông; "Con đường Miến Điện" bắt đầu được giải tỏa. Mặc dù 2 con đường đó vẫn chưa nối liền được với nhau, thắng lợi của Đồng minh đã rất rõ ràng. Do tập đoàn quân 15 hoàn toàn bị kiệt sức,quân Nhật không còn khả năng phản công giành lại những gì đã mất. Bộ tư lệnh đồng minh ở Đông Nam Á nhận thấy đã đến lúc chuyển sang tổng phản công quét sạch quân địch ra khỏi Miến Điện.Giữa lúc đó, để đảm bảo quan hệ tốt đẹp giữa Washington với Trùng Khánh, tổng thống Roosevelt đã ra lệnh triệu hồi tướng Stilwell, người luôn luôn bất đồng ý kiến với Tưởng Giới Thạch. Stilwell ra di ngày 3-11 và thiếu tướng Albert C.Wedemeyer được cử thay ông làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Hoa Dân quốc kiêm Tổng chỉ huy các lực lượng Mĩ ở Trung Hoa. Tuy vậy,"con đường Ledo" dẫn tới chiến thắng của Đồng minh ở Miến Điện đã được đặt tên mới là " Đường Stilwell".

NHẬT BẢN TẤN CÔNG Ở TRUNG HOA

*Trung Quốc kiên trì "đánh lâu dài"

Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ thì chính phủ Trung Hoa Dân quốc mới chính thức tuyên chiến với Nhật (và Đức - Ý) vào ngày 9-12-1941.Đến lúc đó, cuộc kháng chiến anh dũng của quân dân Trung Quốc chống Nhật đã diễn ra được 4 năm 5 tháng (kể từ sự biến Lư Câu Kiều 7-7-1937) và giai đoạn đầu sôi động của chiến tranh, tính đến tháng 10-1938, đã trôi qua. Từ đó, chiến tranh Trung-Nhật bước sang giai đoạn thứ hai, tức giai đoạn "cầm cự" theo cách dùng từ của Mao Trạch Đông (1).giai đoạn này, Trung Quốc chính thức vận dụng chiến lược "đánh lâu dài": lấy bảo toàn và phát triển lực lượng làm mục tiêu chính; tránh các cuộc giao tranh chính quy quy mô lớn có thể dẫn đến tổn thất nặng, tiêu hao lực lượng địch bằng các trận đánh nhỏ theo kiểu vận động chiến và du kích chiến; đợi đến khi tình thế thay đổi sẽ chuyển sang phản công. Cả Tưởng Giới Thạch lẫn Mao Trạch Đông đều cho rằng đường lối này thích hợp với cuộc chiến tranh của một nước yếu có đất rộng người đông chống lại một nước mạnh. Hai phe Quốc-Cộng tuy cùng hợp tác trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật, nhưng vẫn phải đề phòng lẫn nhau. Vì vậy, đường lối này tạo điều kiện cho mỗi phe bảo toàn và phát triển lực lượng của mình, dành cho cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng với Đảng Cộng sản trong tương lai.(1)Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đong đưa ra lí luận về chiến lược "đánh lâu dài" từ mùa xuân 1938. Theo đó, chiến tranh sẽ chia thành 3 giai đoạn: phòng ngự (Nhật Bản tấn công, Trung Quốc phòng ngự), cầm cự (hai bên ở thế giằng co) và phản công(Trung Quốc phản công đánh bại Nhật Bản). Trên thực tế, đường lối này đã được thực hiện có kết quả. Do không tiêu diệt được chủ lực của quân Trung Hoa trong các trận đánh lớn, gần 1 triệu quân Nhật (không kể đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu) đã bị sa lầy ở Trung Quốc, mặc dù chiếm được những vùng đất dai rộng lớn với những đô thị trọng yếu. Lực lượng quân xâm lược bị đàn mỏng, không còn đủ khả năng giáng những đòn quyết định để buộc đối phương phải đầu hàng.Trong khi đó, một cuộc chiến tranh du kích do Đảng Cộng Sản phát động ngày càng phát triển, làm tiêu hao sinh lực địch. Bên cạnh đặc khu Thiểm - Cam - Ninh (với thành phố trung tâm là Diên An) là căn cứ chính của Đảng Cộng sản, hàng chục căn cứ du kích (được gọi là vùng giải phóng) đã xuất hiện trong vùng Nhật tạm chiếm ở Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, An Huy, Hồ Bắc, Quảng Đông và trên đảo Hải Nam... Các căn cứ này không ngừng uy hiếp hậu phương quân Nhật(1).Quân đội Trung Hoa không có không quân và hải quân. Lục quân được huấn luyện trang bị nghèo nàn (không có chiến xa, có rất ít đại bác và phương tiện cơ giới) nhưng nhờ quân số đông và tinh thần chiến đấu cao đã ngăn chặn được đà tiến công của Nhật trên các mặt trận.Cho đến ngày chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, quân đội Quốc dân Đảng thường xuyên có ít nhất 3,5 triệu binh lính và sĩ quan, nghĩa là gấp 4 lần số quân Nhật trên chiến trường Trung Hoa. Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản, được coi là Đệ Bát lộ quân của chính phủ Trung Hoa Dân quốc và Tân tứ quân do Đảng Cộng sản lập thêm có tổng quân số khoảng 300.000 người (2). Ngoài ra còn lực lượng du kích đông hơn nhiều. Tháng 3-1942, chính phủ Hoa Kỳ đưa "Phi đoàn Cọp bay" của tướng Claire Chennault sang tham chiến ở Trung Hoa, đồng thời cử trung tướng Joseph Stilwell qua làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Hoa Dân quốc kiêm Tư lệnh các lực lượng Mĩ ở Trung Quốc.(1) Cùng với Trung Quốc, phong trào du kích chống Nhật cũng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á bị Nhật chiếm đóng như Philippnes, Mã Lai, lndonésia, Miến Điện... trong đó Việt Nam là nơi có phong trào kháng Nhật sớm nhất, kể từ khi Mặt trận Việt Minh ra đời vào tháng 5-1941.(2) Theo số liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 1-1944 thì tổng quân số của Đệ bát lộ quân là 387.245 người, có 190.000 súng trường, 3.187 súng máy, 360 trọng liên, 232 khẩu đại bác (xem P.P. Vladimirov. Nhật kí Diên An. Nxb thông lin lí luận Hà Nội 1981 . T.1 tr.342). Có tất cả các lực lượng trên, giới lãnh đạo kháng chiến Trung Hoa vẫn tiếp tục kiên trì đường lối "đánh lâu dài". Ngày 7-7-1942, trong lời kêu gọi quân dân Trung Quốc nhân kỉ niệm 5 năm cuộc kháng chiến chống Nhật, Chủ tịch Quốc dân Đảng kiêm Chủ tịch hội đồng quốc phòng tối cao, kiêm Chủ tịch Ủy ban hành Pháp Trung Hoa, kiêm Tổng tư lệnh quân đội Trung Hoa Dân quốc là thống chế Tưởng Giới Thạch (1) khẳng định rằng: "Cuộc chiến đấu của chúng ta có đặc điểm không những là lâu dài, mà còn là một cuộc đấu tranh nhiều đau thương nhất, gian khổ nhất và không cân sức của một nước yếu chống lại một nước mạnh"(2).Do đường lối này, trong suốt 2 năm 1942-1943, khi Nhật Bản tập trung mọi nỗ lực vào chiến trường Đông Nam Á và Thái Bình Dương, quân Trung Hoa vẫn không chuyển sang phản công tiêu diệt địch để giành lại những đất đai đã mất. Bởi thế, mặt trận trở nên tương đối ổn định, chiến sự trên chiến trường Trung Hoa trở nên lắng dịu và có nơi đã trở thành hưu chiến.Trong khi đó, Tưởng Giới Thạch vẫn đem một lực lượng hùng hậu (khoảng vài chục sư đoàn mạnh) bao vây Đặc khu của Đảng Cộng sản và xung đột lẻ tẻ giữa hai phe Quốc - Cộng vẫn thường xảy ra, mạnh nhất là vào mùa hè 1943.Tình hình trên khiến cho các cường quốc Đồng minh lo ngại, Washington và Moskva cùng cho rằng cả Trùng Khánh lẫn Diên An đều lo bảo toàn lực lượng của mình, thiếu tích cực chủ động phản công quân Nhật mà có khuynh hướng trông chờ các cường quốc bên ngoài đánh bại Nhật Bản. Do đó, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều ra sức thúc đẩy hai phe Quốc - Cộng hợp tác thành thật để đẩy mạnh các chiến dịch chống Nhật, phối hợp với cuộc phản công của Đồng minh trên các chiến trường khác.Dù vậy, quân Nhật vẫn nắm quyền chủ động trên chiến trường Trung Hoa.Trong suốt 2 năm đó, chiến sự chỉ rộ lên khi quân Nhật tấn công vào hai tỉnh Chiết Giang và Giang Tây (tháng 5-1942), vào Quảng Châu Loan thuộc Pháp trên bán đảo Lôi Châu (tháng 2-1943) vào Trùng Khánh (tháng 5-1943) và Trường Sa (tháng 11-1943).(1) Từ 10-9-1943, sau khi Tổng thống nước Cộng hòa Trung Hoa là Lâm Sâm từ trần, Tưởng Giới Thạch lại được Trung ương Quốc dân Đảng cử giữ luôn chức vụ đó.

Nhật Bản tấn công Trùng Khánh và Trường Sa

Vì bị sa lầy ở Trung Quốc mà không tìm được một thắng lợi quyết định,Bộ Tư lệnh Nhật rất lúng túng. Mùa hè 1943 họ quyết định thử thời vận một lần nữa bằng cuộc tấn công vào thủ đô lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc: thành phố Trùng Khánh trên bờ sông Trường Giang.6 sư đoàn bộ binh cùng 2 lữ đoàn kị binh Nhật đã tập trung tại khu giữa hai thị trấn Yo Chau và Y Chang cách Vũ Hán 300 km về phía Tây.Đầu tháng 5, đạo quân hùng mạnh này bắt đầu tiến về phía Tây, dọc theo thung lũng sông Trường Giang để tiến đánh Trùng Khánh ở cách đó hơn 500 km. Họ men theo bờ hồ Động Đình rộng lớn, đánh chiếm nhiều kho lương của quân Trung Hoa và không gặp sức kháng cự đáng kể.Khi đến thị trấn Kungan cách Y Chang 400 km, quân Nhật phải chia đường để băng qua những dãy núi hiểm trở chặn con đường dẫn tới Trùng Khánh. Chính từ đây, dựa vào núi rừng trùng điệp, quân Trung Hoa bắt đầu phản kích liên tục vào bên sườn những cánh quân Nhật đã bị chia nhỏ. Vì pháo binh, chiến xa và xe cơ giới hoạt động rất khó khăn, quân Nhật không tiêu diệt được lực lượng tập trung của địch, lại bị địch bao vây chia cắt nên bị tiêu hao nhiều. Cùng lúc đó, tập đoàn không quân số 14 của Hoa Kỳ (thường được gọi là phi đoàn "Cọp bay") do trung tướng Claire Cheuneult chỉ huy đã yểm trợ có hiệu quả cho quân Trung Hoa và tung ra nhũng đợt oanh tạc dữ dội vào các đội quân Nhật đang co cụm trên đường tiến quân (1). Ngày 25-5, tiền quân Nhật đã tiến đến cách Trùng Khánh 45 km, nhưng bị chặn đứng ở đây không thể tiến lên được nữa. Tiến thoái lưỡng nan, đầu tháng 6 quân Nhật đành hủy bỏ chiến dịch, rút về vị từ xuất phát với những tổn thất không nhỏ, cả về người lẫn chiến xa và quân cụ.Sau thất bại trên của quân Nhật, chiến trường Trung Hoa trở lại yên tĩnh. Bộ tư lệnh Nhật quyết định chuyển sang củng cố các vùng đã chiếm được, giữ vững các đô thị lớn, các đường giao thông quan trọng cùng một số đồn lũy trên sông Trường Giang, chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới trong mùa đông. Phía Trung Hoa cũng không có kế hoạch phản công trong thời gian này, vì chưa đủ khả năng và lực lượng.(1) Tập đoàn không quân này, thoạt đầu được gọi là phi đoàn "Cọp bay" được Mỹ đưa sang Trung Hoa tháng 3-1942, vào lúc trung tướng Joseph Stilwell được cử sang làm tổng tham mưu trưởng cho quân đội Tưởng Giới Thạch. Mục tiêu chủ yếu trong chiến dịch tấn công mùa đông năm 1943 của Nhật là Trường Sa, thành phố chiến lược trọng yếu trên con đường tiến xuống Hoa Nam và sang phía Tây hướng tới Trùng Khánh. Tiến đánh thành phố tỉnh lị của Hồ Nam, Nhật Bản còn mưu toan tước đoạt số lương thực to lớn sẽ thu hoạch trong mùa lúa chín của tỉnh này vào tháng 11. Nếu mất Trường Sa, quân Trung Hoa sẽ mất cả một vựa lúa gạo, và sẽ không đủ lương thực để cung cấp cho quân và dân Trùng Khánh.Bởi thế, Bộ Chỉ huy Trung Hoa đã hạ lệnh cho quân của mình phải đánh đến cùng, giữ thành phố bằng bất cứ giá nào.Trong suốt quá trình chiến tranh Trung - Nhật, Nhật đã 3 lần tấn công Trường Sa và cả 3 lần đều bị đánh bại (lần thứ nhất vào tháng 3-1941, lần thứ hai tháng 9-1941 và lần thứ ba cuối tháng 12-1941).Trận đánh Trường Sa lần này đã bắt đầu vào ngày 21- 11- 1943 với cuộc tấn công vào thị trấn Chương Đức, cách hồ Động Đình khoảng 50 km về phía Tây. Ngày 23, trận đánh diễn ra ngay trong thành phố. Hai bên Trung - Nhật đánh giáp lá cà từ nhà này sang nhà khác, kịch chiến trên mọi ngả đường, góc phố. Ngày 3-12, quân Nhật chiếm được Chương Đức.Từ Chương Đúc, quân Nhật thẳng tiến về phía Trường Sa, nhưng qua ngày 4 thì lại bị quân Trung Hoa đánh chặn lại. Viện binh đông đảo của quân Trung Hoa kéo đến, được sự yểm trợ của không quân Hoa Kỳ, đã phản công quân Nhật. Cuộc phản công của quân Trung Hoa mãnh liệt đến nỗi tất cả các cánh quân Nhật đều phải rút lui. Ngày 9-12 quân Trung Hoa giành lại Chương Đức và đẩy quân Nhật trở về nơi xuất phát ban đầu.Đến cuối tháng, trận đánh chấm dứt và quân đội hai bên lại trở về vị trí cũ.Nhìn chung chiến sự năm 1943 vẫn ở thế giằng co. Quân Nhật thất bại trong cuộc tấn công vào Trùng Khánh và Trường Sa lần thứ tư, nhưng quân Trung Hoa vẫn chưa giành lại được thế chủ động.Mục tiêu chủ yếu trong chiến dịch tấn công mùa đông năm 1943 của Nhật là Trường Sa, thành phố chiến lược trọng yếu trên con đường tiến xuống Hoa Nam và sang phía Tây hướng tới Trùng Khánh. Tiến đánh thành phố tỉnh lị của Hồ Nam, Nhật Bản còn mưu toan tước đoạt số lương thực to lớn sẽ thu hoạch trong mùa lúa chín của tỉnh này vào tháng 11. Nếu mất Trường Sa, quân Trung Hoa sẽ mất cả một vựa lúa gạo, và sẽ không đủ lương thực để cung cấp cho quân và dân Trùng Khánh.Bởi thế, Bộ Chỉ huy Trung Hoa đã hạ lệnh cho quân của mình phải đánh đến cùng, giữ thành phố bằng bất cứ giá nào.Trong suốt quá trình chiến tranh Trung - Nhật, Nhật đã 3 lần tấn công Trường Sa và cả 3 lần đều bị đánh bại (lần thứ nhất vào tháng 3-1941, lần thứ hai tháng 9-1941 và lần thứ ba cuối tháng 12-1941).Trận đánh Trường Sa lần này đã bắt đầu vào ngày 21- 11- 1943 với cuộc tấn công vào thị trấn Chương Đức, cách hồ Động Đình khoảng 50 km về phía Tây. Ngày 23, trận đánh diễn ra ngay trong thành phố. Hai bên Trung - Nhật đánh giáp lá cà từ nhà này sang nhà khác, kịch chiến trên mọi ngả đường, góc phố. Ngày 3-12, quân Nhật chiếm được Chương Đức.Từ Chương Đúc, quân Nhật thẳng tiến về phía Trường Sa, nhưng qua ngày 4 thì lại bị quân Trung Hoa đánh chặn lại. Viện binh đông đảo của quân Trung Hoa kéo đến, được sự yểm trợ của không quân Hoa Kỳ, đã phản công quân Nhật. Cuộc phản công của quân Trung Hoa mãnh liệt đến nỗi tất cả các cánh quân Nhật đều phải rút lui. Ngày 9-12 quân Trung Hoa giành lại Chương Đức và đẩy quân Nhật trở về nơi xuất phát ban đầu. Đến cuối tháng, trận đánh chấm dứt và quân đội hai bên lại trở về vị trí cũ.Nhìn chung chiến sự năm 1943 vẫn ở thế giằng co. Quân Nhật thất bại trong cuộc tấn công vào Trùng Khánh và Trường Sa lần thứ tư, nhưng quân Trung Hoa vẫn chưa giành lại được thế chủ động.

Quan hệ Đồng minh: vui và buồn

Trong lúc trận đánh Trương Sa bắt đầu thì Thống chế Tưởng Giới Thạch bay đi Cairo (thủ đô Ai Cập) để hội đàm với Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill để định liệu những phương sách thiết yếu nhằm nhanh chóng đánh bại Nhật Bản. Tại cuộc hội đàm diễn ra từ 22 đến 26-11-1943, ba nhà lãnh đạo đã trình bày những quan điểm không hoàn toàn phù hợp với nhau. Tổng thống Roosevelt muốn tập trung mọi lực lượng của Đồng minh, kể cả quân đội của Đảng Cộng sản Trưng Quốc, vào mục tiêu duy nhất là sớm đánh bại Nhật Bản.Ông cố gắng thuyết phục hai người đối thoại với mình đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quân sự ở Miến Điện và Trung Hoa.Về tương lai sau chiến tranh, Tổng thống thừa nhận rằng châu Á luôn có những thay đổi to lớn, nhung ông chưa thể xác định dứt khoát được rằng các dân tộc ở đây sẽ thoát khỏi sự đô hộ của phương Tây đến mức độ nào. Ngược lại, thủ tướng Churchill quan tâm trước hết đến việc bảo vệ nguyên vẹn hệ thống thuộc địa của đế quốc Anh như trước chiến tranh. Bởi thế, ông không muốn nhìn nhận Trung Hoa như là một cường quốc Đồng minh, không muốn nước này có một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh chống Nhật. Ông cũng không che giấu sự khó chịu phải ngồi đối thoại bình đẳng với một lãnh tụ da vàng là Tưởng Giới Thạch. Bác sĩ riêng của Churchill là Lord Moran đã viết trong nhật kí:"Đối với Tổng thống, Trung Hoa có nghĩa là bốn trăm triệu người đang có vai trò và sẽ phải tính đến trong thế giới ngày mai; nhưng Churchill thì chỉ nghĩ về màu da của họ. Khi ông nói về Ấn Độ hay Trung Hoa, người ta có thể nhận thức, ông vẫn là một con người của thời- đại Victoria". Trong khi ấy Tưởng Giới Thạch quan tâm trước hết đến vấn đề hạn chế thế lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc để củng cố quyền lãnh đạo đất nước của ông, hiện tại cũng như tương lai.Dù sao, hội nghị Cairo cũng đã đi đến quyết định đẩy mạnh các hoạt động chống Nhật ở cả Thái Bình Dương cũng như trên đất liền châu Á. Hội nghị cũng xác nhận rằng sau ngày chiến tranh kết thúc sẽ giao trả Mãn Châu, Đài Loan, quần đảo Bành Hồ (Pescadores) cho Trung Hoa và Triều Tiên sẽ trở thành một quốc gia độc lập.Những nghị quyết trên rất có lợi cho Trưng Hoa, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn không hài lòng vì Hoa Kỳ tiếp tục nhìn nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc như là một lực lượng đồng minh mà ông phải thực tâm hợp tác để cùng chống Nhật.Dời Cairo, Tưởng Giới Thạch trở về Trùng Khánh, còn Churchill và Roosevelt bay thẳng đến Teheran (thủ đô Iran) để hội đàm với Đại nguyên soái Stalin.Tại hội nghị Teheran (từ 28- 1 1 đến 2- 12- 1943 ), các nhà lãnh đạo Liên Xô - Mĩ - Anh đã thảo luận về việc mở mặt trận thứ hai ở châu âu (chiến dịch Overlord), vấn đề Đức và châu Âu cũng như nhiều vấn đề khác của chiến tranh và thế giới sau chiến tranh. Hội nghị cũng đề cập tới cuộc chiến tranh chống Nhật và tương lai của châu Á.Trong buổi gặp gỡ trước khi đi vào chương trình nghị sự, Tổng thống Roosevelt nói rằng cần phải có một sự huấn luyện thích đáng để nhân dân Đông Dương, Miến Điện, Mã Lai và Đông Ấn thuộc Hà Lan có thể đảm đương được quyền tự trị của mình.Nước Mĩ sẽ cố gắng để nhân dân Philippines có thể được hưởng tự do. Tổng thống tỏ ý tin tưởng rằng người Anh cũng sẽ làm như vậy đối với nhân dân Ấn Độ.Tại phiên họp chính thức đầu tiên, Roosevelt đã trình bày từ cuộc chiến tranh Thái Bình Dương cho đến kế hoạch dự kiến của chiến dịch Overlord.Sau khi các bên đã nhất trí về thời gian và địa điểm mở mặt trận thứ hai ở Tây âu (ngày 1-5-1944 ở miền Bắc nước Pháp), Stalin tuyên bố rằng sau ngày đánh bại Đức, Liên Xô sẽ chuyển quân về phía Đông Sibir để thành lập mặt trận chung với các cường quốc Đồng minh nhằm đánh bại Nhật Bản. Churchill đã tranh cãi gay gắt với Stalin trong vấn đề mở mặt trận thứ hai và vần đề xử tội phạm chiến tranh Đức sau ngày chiến thắng, nhưng ông thực sự vui mừng vì tuyên bố này của Stalin. Ông nghĩ rằng sự tham chiến của Nga sẽ làm giảm bớt vai trò của Trung Hoa trong chiến tranh chống Nhật.Trong khi đó tại Trung Hoa, mối quan hệ giữa Tưởng Giới Thạch với trung tướng Joseph Stilweu mỗi lúc một thêm căng thẳng. Stilwell đã nhận thấy rằng số vũ khí và phương tiện chiến tranh mà Washington viện trợ cho Trùng Khánh theo chương trình "Lend - Lease" chỉ được Tưởng dùng rất ít cho chiến tranh chống Nhật. Rõ ràng là Tưởng chủ trương bảo toàn lực lượng và phương tiện vật chất để dành cho cuộc nội chiến các lực lượng của Đảng Cộng sản sau này. Stilwell cho rằng tình trạng lắng dịu trên chiến trường Trung - Nhật suốt 2 năm qua, thậm chí ở một số khu vực đã có sự hưu chiến thực sự chính là do chủ trương này của Tưởng.Bởi thế, ông ta liên tục báo cáo tình hình này về Washington; đồng thời ra sức thúc giục Tưởng chủ động tấn công quân Nhật, chi viện cho chiến trường Miến Điện và giảm bớt sự phong tỏa đặc khu của Đảng Cộng sản để quân đội của Đảng Cộng sản có thể yên tâm chống Nhật.Phần lớn nhận định trên của Stilwell là đúng.Nhưng nếu ông được đọc cuốn "Nhật kí Diên An" của Petro Parghenovich Vladimirov, phái viên của Quốc tế Cộng sản tại Đặc khu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có thể ông sẽ bớt nghiệt ngã hơn đối với Tưởng (1).Sự can thiệp của Stilwell vào nội tình Trung Quốc làm cho Tưởng và Bộ trưởng quốc phòng của ông ta là Hà Ứng Khâm hết sức tức giận. Suốt mấy tháng sau hội nghị Cairo, Trùng Khánh vẫn không tổ chức một cuộc tấn công nào đáng kể đánh vào quân Nhật.Tổng thống Roosevelt tin tưởng ở nhận định của tướng Stilwell, nhưng ông cho rằng cuộc kháng chiến của Trung Hoa, dù là tiêu cực đi nữa, cũng có tác dụng lớn là giam chân gần 1 triệu quân Nhật ở đây, không cho chúng chuyển qua chiến trường Thái Bình Dương để chống Mac Arthur và Nimitz. Bởi thế một mặt ông vẫn thúc giục Trùng Khánh tích cực và chủ động hơn, mặt khác ông vẫn cố tranh thủ Tưởng Giới Thạch.Sự can thiệp của Rooseveit đã buộc Tưởng phải cho một đạo quân tiến sang Miến Điện vào tháng 4-1944. Nhưng chính lúc đó, Nhật bản đã mở cuộc tấn công lớn nhất trên chiến trường Trung Hoa kể từ khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.

chiến dịch Ichi-Go năm 1944

Mùa xuân năm 1944, đường giao thông trên biển giữa Nhật Bản với các nước bị chiếm đóng ở Đông Nam Á bị không quân và hải quân Đồng minh phong tỏa ngặt nghèo. Bộ Tổng tư lệnh Nhật liền quyết định đánh thông con đường trên lục địa để thay thế cho đường biển.Con đường bộ này qua eo biển Triều Tiên sẽ nối liền Nhật Bản với Triều Tiên, Mãn Châu, xuyên suốt lãnh thổ Trung Hoa từ Bắc đến Nam tới Đông Dương, qua Thái Lan, Mã Lai và Singapore, rồi qua eo biển Malacca tới Indonesia.Con đường này bị đứt đoạn tại một số tỉnh thuộc vùng Hoa Trung và Hoa Nam vẫn còn do quân Trung Hoa kiểm soát.Bởi thế, Bộ Tổng tư lệnh Nhật quyết định mở chiến dịch lớn đánh chiếm các tỉnh này, được gọi là "Chiến dịch Ichi - Go"Nhận được lệnh trên, Bộ Tư lệnh Nhật tại mặt trận Trung Hoa vạch kế hoạch hành quân.Nhiệm vụ chủ yếu của chiến dịch là chiếm đóng các sân bay Mĩ trong khu vục này và 3 tuyến đường sắt quan trọng ở đây. Chiến dịch sẽ chia làm hai giai đoạn. Trước hết sẽ đánh tan các lực lượng quân Trung Hoa Quốc dân Đảng tại khu vục giữa hai sông Hoàng Hà và Trường Giang, chiếm giữ tuyến đường sắt từ Bắc Kinh đi Vũ Hán.Sau đó 11 sư đoàn cùng nhiều lực lượng khác sẽ vượt Trường Giang tiến về phía Tây Nam, chiếm các thành phố Trường Sa và Hoành Dương thuộc tỉnh Hồ Nam, tiếp đó là Quế Lâm, Liễu Châu và Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây. Chiếm xong Nam Ninh tức là vô hiệu hóa được 2 sân bay quan trọng của tập đoàn không quân số 14 Hoa Kỳ.Để làm tan rã tinh thần chiến đấu của đối phương, đồng thời muốn tách Trung Hoa ra khỏi các đồng minh phương Tây của họ, Nhật Bản đã cho rải hàng triệu truyền đơn nói rõ rằng kẻ thù của Nhật là Anh - Mĩ chứ không phải là quân Trung Hoa và mục tiêu của Nhật là thiết lập một nước Trung Hoa mới.Nếu quân Trung Hoa không kháng cự, họ sẽ được quân Nhật coi là bạn.Đêm 17-4, sư đoàn bộ binh số 37 của Nhật vượt sông Hoàng hà mở đầu chiến dịch tấn công. Đó chính là lúc tập đoàn quân 15 Nhật vây đánh Kohima trên đất Ấn Độ, nhưng người ta không thể biết rằng giữa chiến dịch tấn công ở đó với chiến dịch này có sự phối hợp với nhau hay không. Đại quân Nhật tiến công bằng hai cánh. Cánh thứ nhất tiến về phía Tây để chiếm con đường xe lửa Lung - Hai và thị trấn Lỗi Dương. Cánh thứ hai lớn hơn nhiều tiến xuống phía Nam dọc theo con đường xe lửa Bắc Bình đi Vũ Hán và Quảng Đông. Quân Trung Hoa ở đây đã trở bên bạc nhược sau mấy năm hưu chiến, lại chịu tác động của bộ máy tuyên truyền Nhật, nên đã nhanh chóng tan vỡ trước súc tiến công mãnh hệt của địch. Tướng Stilwell lệnh cho tướng Cheunault bảo vệ căn cứ của các pháo đài bay B29 ở Thành Đô, đồng thời yểm trợ cho quân Trung Hoa chặn dựng cuộc tấn công của Nhật.Tướng Chennault điện trả lời rằng Thành Đô còn ở phía tây Trùng Khánh nên không có gì đáng ngại. Ông sẽ yểm trợ tối đa cho quân Trung Hoa đồng thời sử dụng các pháo đài bay vào những mục tiêu lớn hơn.Dù được không quân Mĩ yểm trợ mạnh mẽ, quân Trung Hoa vẫn không cản được bước tiến của địch. Ngày 29-4, quân Nhật một lần nữa tấn công thành phố chiến lược rương Sa cùng lúc với Hoành Dương, một thành phố quan trọng trên con đường xe lửa xuyên xuống phía nam tới Quảng Đông và Liễu Châu (trong tỉnh Quảng Tây).Giao tranh ác liệt đã diễn ra tại Trường Sa trong hơn một tháng rưỡi và hai tháng ở Hoành Dương.Ngày 4-6 quân Nhật chiếm dải đất ở bờ phía Nam hồ Động Đình và mở thêm một mũi tiến công vào Trường Sa.Ngày 5-6, để thử nghiệm cho một cuộc oanh tạc lớn vào ngay nước Nhật, tướng Chennault ra lệnh cho 98 chiếc pháo đài bay B29 bay đi dội bom thủ đô Bangkok của Thái Lan. Cuộc oanh tạc này không mấy kết quả, nhưng ông vẫn quyết định ném bom nước Nhật.Ngày 15-6, phi đoàn gồm 92 chiếc pháo đài bay B29 cất cánh từ Thành Đô bay về phía Nhật. Lúc nửa đêm, theo giờ Trung Quốc, 79 chiếc đến được mục tiêu là một xí nghiệp sắt thép thuộc thành phố Yawata trên đảo Kyushu.Bị nhiều chiến đấu cơ địch và một hỏa lực phòng không dày đặc chặn đánh, 6 pháo đài bay Mĩ bị thương nhẹ và phần lớn bom trút xuống đã rơi chệch mục tiêu. Dù sao đây cũng là một đòn tâm lí: chiến tranh đã lan tới đất Nhật. Nhưng mọi hoạt động của không quân Mĩ cũng không cứu vãn nổi tình thế của quân Trung Hoa. Ngày 18-6 Trường Sa thất thủ. Hai sư đoàn số 116 và 68 của Nhật đổ dồn về phía Hoành Dương cách Trường Sa 160 km về phía Nam. Ngày 26 họ chiếm sân bay gần thành phố và vây chặt Hoành Dương. Ngày 29-6, Thiếu tướng Fong Hsien Chueh tư lệnh quân đoàn 10 của Trung Hoa đóng ở đây đã ra lệnh ngừng chiến đấu trước sự ngạc nhiên của cả người Nhật và người Mĩ. Suốt 2 tháng qua, được sự yểm trợ đắc lực của không quân Mĩ, quân đoàn 10 đã đẩy lùi địch hết ngày này sang khác và tập kích táo bạo ban đêm vào các đoàn viện binh của địch.Việc mất Trường Sa và Hoành Dương là một đòn rất nặng đối với chính phủ Trùng Khánh và tập đoàn không quân 14 Hoa Kì. Bộ trưởng Quốc phòng Hà Ứng Khâm đã ra lệnh xử bắn nhiều tướng lĩnh chịu trách nhiệm về thất bại này.Tưởng Giới Thạch ra lệnh bao vây Hoành Dương và điều động quân đoàn 62 của tướng Dư Hàn Mao tới dây để chiếm lại thành phố.Quân Đồng minh tưởng rằng sau khi chiếm được Hoành Dương, quân Nhật sẽ tiến về phía Tây tới Trùng Khánh và Thành Đô. Do đó, họ chuẩn bị chặn địch trên hướng này. Nhưng đó là một nhầm lẫn tai hại.Đầu tháng 8, quân Nhật tiếp tục tiến công về phía Nam và Tây Nam. Xuất phát từ Hàng Châu, quân Nhật theo đường xe lửa tiên đến bao vây và tấn công Quế Lâm. Trong khi đó, từ Hoành Dương kéo ra, quân Nhật đánh tan quân đoàn 62 của tướng Dư Hàn Mao và thẳng tiến về phía Quảng Tây. Hàng chục binh đoàn Quốc dân Đảng rút chạy không chiến dấu. Theo lệnh Tưởng Giới Thạch, tư lệnh quân đoàn và một số sĩ quan cao cấp khác đã bị xử bắn ngày 19-9.Trước tình hình nghiêm trọng ở chiến trường Trung Hoa, tổng thống Roosevelt vội cử phái viên đặc biệt của ông là Patrick J. Hurley, một luật sư nổi tiếng từng làm Bộ trưởng Quốc phòng thời Tổng thống Hoover đi thị sát tình hình. Trước khi đến Trung Hoa, Hurley ghé Moskva và được ngoại trưởng Molotov cho hay rằng Liên Xô muốn có quan hệ hữu nghị với Trung Hoa Dân quốc. Còn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Liên xô coi họ chỉ là cộng sản "trên danh nghĩa" (1). Hurley quyết định giúp Trung Hoa củng cố lực lượng của mình và cố gắng liên kết quân đội của Quốc dân Đảng với Đảng Cộng sản Tại Trùng Khánh, Hurley nói điều đó với Tưởng Giới Thạch và nhấn mạnh rằng ông không quan tâm đến việc những người cộng sản Trung Hoa có bị nước Nga diều khiển hay không, cũng như họ có phải là cộng sản đích thực cả hay không. Tưởng không tin điều đó, vì ông ta đã đọc những bài báo và diễn văn của Mao. Tưởng đề nghị Hoa Kỳ thay thế tướng Stilwell và ngày 25-9 ông gửi cho Hurley một tập bút kí của mình, trong đó ông ta trút mọi trách nhiệm về sự thất bại trên chiến trường Trung Hoa cho tướng Stilwell (tức là gián tiếp đổ cho Tổng thống Roosevelt): "Lực lượng Nhật ở Đông Trung Hoa đông gấp 6 lần số quân chống lại tướng Stilwell ở Bắc Miến Điện. Thất bại ở Trung Hoa là hậu quả của chiến thắng ở Bắc Miến Điện. Chúng ta đã chiếm được Myitkyina nhưng đã mất hầu hết miền Đông Trung Hoa. Trong trường hợp này, tướng Stilwell không thể biện minh được"Hurley đã hi vọng hòa giải giữa Stilwell với Tưởng. Nhưng giờ đây ông tin chắc là không thể được, và Stilwell phải dời khỏi Trùng Hoa. Ông điện cho Roosevelt: "Ý kiến của tôi là: nếu Ngài vẫn để Stilwell ở cương vị hiện nay, Ngài sẽ mất Tưởng Giới Thạch; và có khả năng mất cả Trung Hoa cùng với ông ta".Cùng thời gian này, tướng Stilwell cũng liên tiếp điện về Washington, đổ mọi tội lỗi về thất bại ở Trung Hoa cho Tưởng Giới Thạch.Roosevelt cân nhắc. Sau cùng, ngày 18-10 ông điện cho Tưởng Giới Thạch rằng ông sẽ triệu hồi Stilwell và cử thiếu tướng Albert C.Wedemeyer sang thay thế.Ngày 7-11, bất chấp sự can ngăn của Tưởng, Hurley bay đến thành phố trung tâm Đặc khu của Đảng Cộng sản là Diên An. Tại đây, ông được nghe Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và những người khác trình bày rằng cần có một chính phủ Liên hiệp dựa trên những nguyên tắc dân chủ. Bằng một giọng mạnh mẽ, Hurley nêu ra 5 điểm có thể được Quốc dân Đảng tán thành.Những người cộng sản tỏ ý có thể thấp nhận được. Buổi tối, trong một bữa tiệc thịnh soạn, Hurley cùng Mao và những người khác nâng cốc chúc súc khỏe Stalin, Roosevelt, Churchill và chúc thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Nhật.Nhưng ngày thắng lợi trên chiến trường Trung Quốc xem ra vẫn còn xa, vì quân Nhật đang tấn công rất mạnh. Sau hơn 2 tháng giao tranh, ngày 10-11 thành phố Quế Lâm thất thủ.Cùng ngày hôm đó, quân Nhật tiến vào Liễu Châu, một thành phố cách Quế Lâm 150 km về phía Nam. Khi quân Trung Hoa rút khỏi thành phố, không quân Hoa Kỳ đã phải đốt phá tất cả các phi trường của mình ở đây để dời các máy bay của mình về phía Tây cách đó 300 km. Trước sức tấn công của Nhật, ngày 20-11 quân Trung Hoa phải dời bỏ Nam Ninh và Long Châu, hai thành phố lớn của tỉnh Quảng Tây. Ngày 26-11, quân Nhật từ Quảng Đông kéo xuống đã tiến vào Nam Ninh rồi thẳng tiến đến tận biên giới Đông Dương. Như vậy, con đường trên bộ của Nhật đã hoàn toàn thông suốt và một mục tiêu của chiến dịch I chi - Go đã thành công.Các tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây và những gì còn lại của Quảng Đông, Quảng Tây nằm giữa vòng vây quân Nhật đã bị cô lập hoàn toàn với chính phủ trung ương. Không quân Hoa Kỳ đã mất một loạt căn cứ quan trọng ở phía Đông Trung Hoa. Chiến thắng trong cuộc tấn công năm 1944 trên chiến trường Trung Hoa đã cứu vãn được phần nào uy danh của quân đội Thiên Hoàng đang thảm bại trên hàng loạt chiến trường khác.

ĐỒNG MINH PHẢN CÔNG GIÀNH LẠI MIẾN ĐIỆN

Bố trí lực lượng Đồng minh

Tháng 10-1944, Bộ Tư lệnh các lực lượng Đồng minh ở Đông nam Á (S.E.A.C) đo Phó đô đốc Lord Louis Mountbatten đứng đầu đã tập hợp được một lực lượng lên tới 750.000 quân, sẵn sàng phản công giành lại tất cả những đất đai đã bị Nhật chiếm đóng ở phần lục địa Đông Nam Á. Cùng với sự vượt trội hơn hẳn về quân số, quân Đồng minh còn có ưu thế tuyệt đối về không quân, ưu thế về chiến xa và các phương tiện cơ giới khác.Phần lớn lực lượng này được sử dụng trước hết vào cuộc phản công ở Miến Điện. Quân đội ở đây được chia thành 4 mặt trận do 4 đạo quân trú đóng.Đạo quân thứ nhất tại mặt trận Arakan (phía Nam biên giới Ấn - Miến) là các sư đoàn Anh - Ấn thuộc tập đoàn quân 15 Anh.Đạo quân thứ hai tại mặt trận Chindwin (đoạn giữa biên giới Ấn - Miến) là tập đoàn quân 14 Anh do Trung tướng William J.Slim chỉ huy.Đạo quân thứ ba tại mặt trận Khata - Bhamo (bắc Miến Điện) là liên quân Mĩ-Hoa do tướng Suttan, vừa được cử thay tướng Stilwell làm tư lệnh.Đạo quân thứ tư ở mặt trận biên giới Trung - Miến (phía Đông bắc Miến Điện) là quân Trung Hoa của tướng Wei Li Huang.Tất cả các đạo quân trên đã khởi sự tấn công từ đầu tháng 1/1944 với quyết tâm quét sạch quân Nhật khỏi Miến Điện trước mùa mưa 1945.Bị yếu thế về mọi phương diện, Bộ Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nhật ở Miến Điện, có trong tay các tập đoàn quân 13, 15 và quân đoàn 28 nhưng quân số rất thiếu và bị suy yếu nhiều, quyết định sẽ cố đánh cầm chừng để chờ mùa mưa tới. Họ còn dự định sử dụng cả quân đội Quốc gia Miến của chính phủ Ba Maw do người Nhật dựng lên hồi tháng 8-1943 để chống lại Đồng minh.Đạo quân này được tổ chức, huấn luyện và trang bị như quân Nhật, do Aung San bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ Ba Maw) và Ne Win (Tổng tư lệnh) điều khiển. Nhưng lúc bấy giờ quân đội Quốc gia Miến đã trở thành một con dao hai lưỡi vì Aung San không chịu đặt dưới quyền tổng tư lệnh Nhật và ông còn bí mật liên hệ với Đồng minh để chuẩn bị hợp tác đánh Nhật.

Chiếm lại Arakan - Akyab

Tại mặt trận Arakan, mục tiêu quan trọng nhất của Đồng minh là đánh chiếm hải cảng Akyab.Ngày 13-11, quân Ấn Độ từ miền Bắc thung lũng sông Kaladan kéo xuống đã chiếm được thị trấn Paletwa. Ngày 13-12, quân Ấn Độ lại đánh chiếm thành phố Buthidaung và đến 19-12 bắt đầu tấn công Maungdaw, thành phố quan trọng cách Akyab 100 km về phía Tây Bắc. Sức kháng cự của quân đoàn 28 Nhật ở Arakan khá yếu ớt và ngày 20-12 quân Ấn chiếm được Maungdaw. Từ đây, quân Anh-Ấn tiến mạnh về phía Đông Nam dọc theo miền duyên hải vịnh Bengal. Ngày 31- 12, quân Anh đổ bộ lên bán đảo núi Mayu và chiếm thị trấn Rathegaund. Ngày 4-1-1945, quân Anh - Ấn đổ bộ lên đảo Akyab, tiếp đó đánh chiếm hải cảng Akyab. Quân đoàn 28 Nhật rút lui không kháng cự, vượt qua đèo An và đèo Taungup rời khỏi Arakan. Ngày 22-1 quân Anh chiếm đảo Ramri. Ngày 27 hải cảng Cheduba cũng thất thủ.Ngày 17-2 quân Anh đổ bộ lên Ru Ywa và cắt đứt con đường ven biển đi Taungup.Thế là toàn bộ Arakan sạch bóng quân Nhật. Quân Đồng minh bắt dầu thiết lập các sân bay tại đây để chuẩn bị cho các trận đánh sắp tới.

Đánh thông hai con đường huyết mạch

Khác với mặt trận Arakan, các lực tượng thuộc tập đoàn quân 13 Nhật đã kháng cự rất mãnh liệt ở vùng gần biên giới tỉnh Vân Nam, đẩy lùi quân Trung Hoa qua lãnh thổ Trung Quốc và bao vây địch. Ngày 2-11-1944, quân Trung Hoa phá được vòng vây của Nhật và lại bắt đầu phản công. Ngày 2-12 họ đẩy được quân Nhật ra khỏi Chefang ở phía Nam Lungling, thị trấn thuộc tỉnh Vân Nam. Ngày 18-12 quân Trung Hoa tiến tới biên giới thì bị quân Nhật đánh chặn lại trong gần 2 tháng trời không tiến lên được.Trong khi đó, đạo quân Mĩ - Hoa của tướng Suttan đột phá có kết quả vào phòng tuyến Katha - Bhamo của Nhật. Khởi sự từ ngày 1-11, đến ngày 15 họ đã chiếm được Katha. Hai ngày sau, họ lại chiếm được Indaw, một vị trí then chốt của phòng tuyến.Một số đơn vị quân Anh của tướng Slim băng qua sông Irrawady cũng tham chiến tại đây. Họ chiếm được thị trấn Shwegu (ở giữa Katha và Bhamo) ngày 8-11. Ngày 20-11, các lực lượng Đồng minh ở đây đã vây đánh thành phố chiến lược Bhamo. Sau gần 1 tháng giao tranh ác liệt, họ đã đánh bật quân Nhật khỏi thành phố này và phòng tuyến Katha - Bhamo của Nhật hoàn toàn sụp đổ. "Con đường Ledo" được giải tỏa một đoạn dài và các lực lượng Đồng minh tiếp tục tiến theo nó về phía động bắc để đánh thông tới "Con đường Miến Điện"Ngày 16-1-1945, một cánh quân của đạo quân này đột kích vào Nankhan, một thị trấn trên "Con đường Ledo", hậu cứ của đạo quân Nhật đang giao tranh với quân Trung Hoa từ Vân Nam tiến sang. Bị đánh sau lưng, quân Nhật vội vã rút khỏi Nankhan. Thừa thắng, Đồng minh thẳng tiến tới thị trấn Wanting, ở ngay biên giới, căn cứ trọng yếu cuối cùng của Nhật tại nơi "Con đường Ledo" nối vào giữa "Con đường Miến Điện" tạo thành một ngã ba chiến lược. Ngày 25-1, Wanting thất thủ, quân Nhật buộc phải rời khỏi biên giới lùi về phía sau. Thế là quân Đồng minh kiểm soát toàn bộ "Con đường Ledo" qua Myitkyna, Bhamo, Nankhan đến tận Wanting, giờ đây trở thành "Con đường Stilwell".Đầu tháng 2-1945 quân Trung Hoa bắt đầu tràn vào Miến Điện nhằm chiếm phần còn lại của "Con đường Miến Điện" đi sâu vào đất Miến đến tận Lashio là thành phố tận cùng của con đường này. Ngày 20-2 Henswei, một thị trấn cách Lashio 40 km về phía Tây, cũng lọt vào tay quân đội Quốc dân Đảng.Mặc dù quân Nhật tiếp tục kháng cự trên ùng cây số, ngày 9-3-1945 quân đội Trung Hoa đã đánh chiếm xong thành phố Lashio. Như vậy, toàn bộ "Con đường Miến Điện" từ Lashio qua Wanting, Lungling đến tận Trùng Khánh đã trở về tay Đồng minh.Từ Lashio có đường bộ và đường xe lửa dẫn thẳng tới Mandalay, cố đô và là thành phố lớn thứ hai của Miến Điện ở cách đó 150 km về phía Tây Nam, tại trung tâm đất nước.

Tiến đánh Mandalay

Sau khi chiếm xong miền Bắc Miến Điện, quân của tướng Suttan và quân Trung Hoa đã uy hiếp Mandalay từ phía Bắc. Nhưng lực lượng chủ yếu để đánh thành phố này là tập đoàn quân 14 Anh - Ấn của tướng Slim từ phía Tây tiến sang.Sau khi chiếm trọn dải đất từ biên giới Ấn Độ đến sông Chindwin, tháng 11-1944 đạo quân này bắt đầu đột phá phòng tuyến Nhật trên sông ấy mà trọng điểm là thành phố Kalewa.Cuộc giao tranh hết sức quyết liệt, hai bên cùng tổn thất nặng nhưng đến ngày 6-12 Đồng minh đã chiếm được Kalewa, đập tan phòng tuyến địch và vượt sông Chindwin. Quân Nhật vội vã rút lui trước sự truy kích của quân Anh - Ấn có nhiều xe tăng và máy bay yểm trợ hơn. Ngày 13-1 Đồng minh đã tiến đến gần Monywa, một thị trấn cách Mandalay 100 km về phía Tây. Quân Nhật rút về bờ đông sông Irrawady để thiết lập phòng tuyến mới mà trọng điểm chiến lược chính là cố đô Mandalay trên bờ sông này. Lực lượng phòng thủ chủ yếu ở đây là tập đoàn quân 15 Nhật đã suy yếu sau cuộc hành binh thất bại ở Ấn Độ.Ngày 31-1-1945 đội tiền tiêu quân Anh thuộc quyền tướng Leese đến gần bờ sông ở một đoạn cách Mandalay chỉ 20 km.Ngày 1-2, tại một đoạn khác, quân Anh-Ấn vượt sông đánh chiếm thị trấn Mynium và thiết lập ở đây một căn cứ đầu cầu vững chắc, cắt đứt đường giao thông trên sông giữa Mandalay với những nơi khác.Ngày 14-2, một cánh quân Anh tiến đánh về phía sông Kiaw, chi lưu của Inawady ở phía Nam Mandalay.Trận đánh trên sông Kiaw rất ác liệt, hai bên cùng thiệt hại nặng nhưng thắng lợi nghiêng về phía quân Anh.Ngày 27-2, quân Anh lại vượt sông Irrawady lập thêm một căn cứ đầu cầu ở phía Nam Mandalay. Từ đây, một cánh quân tiến về phía Đông đánh chiếm thành phố Meiktila cách Mandalay 128 km về phía nam cùng 8 sân bay Nhật ở gần đó. Với sự thất thủ Maiktila, quân Nhật ở Mandalay hoàn toàn bị cắt rời khỏi miền nam Miến Điện, nơi còn có quân đoàn 28 Nhật.Sau một loạt các trận đánh trên, tuyến phòng thủ vòng ngoài Madalay của Nhật đã bị đập tan, quân Nhật bị tổn thất rất nặng và thành phố này bị vây hãm cả 3 phía Bắc, Tây và Nam.Ngày 9-3, khi quân Trung Hoa tiến vào Lashio thì cũng là lúc sư đoàn bộ binh Anh số 18 mở màn trận tấn công vào Mandalay bằng cuộc vượt sông Irrawady để từ phía Đông đánh quặt vào thành phố.Quân Nhật kháng cự trên từng căn nhà, góc phố nhưng không sao đẩy lùi được đối phương có ưu thế hoàn toàn về xe tăng và máy bay.Quân Trung Hoa từ Lashio cũng xuôi Nam tiến về Mandalay và đến giữa đường họ chiếm được thị trấn Hsipaw.Ngày 20-3 cố đô Mandalay của Miến Điện hoàn toàn lọt vào tay quân đội Đồng minh sau gần 3 năm bị Nhật chiếm đóng.Mất Mandalay, Nhật bản đã mất một nửa lãnh thổ Miến Điện ở về phía Tây và phía Bắc, đồng thời tập đoàn quân 15 Nhật cũng tan rã. Những gì còn lại của đạo quân này và của tập đoàn quân 13 rút về phía đông, cố gắng lập nên 2 phòng tuyến mới. Một phòng tuyến ở khoảng giữa hai thị trấn Prome và Mazwe hướng về sông Irrawady ở phía Tây. Phòng tuyến kia ở giữa Thazi và Jaungzi dựa vào cao nguyên Shan và hướng về phía Bắc. Mục đích của hai phòng tuyến này là để chặn địch tiến về phía Đông và phía Nam, bảo vệ đường rút của quân Nhật về Rangoon, hoặc nếu cần thì về Thái Lan. Ngày 27-3, quân đội Quốc gia Miến được điều ra tiền tuyến để ngăn chặn quân Đồng minh. Nhưng vừa ra khỏi Rangoon, họ đã quay súng đánh lại quân Nhật.

Chiếm lại Rangoon

Sau khi chiếm Mandalay, tập đoàn quân 14 Anh tạm ngưng chiến đấu trong 1 tháng để củng cố và bổ sung lục lượng, chuẩn bị bước vào chiến dịch quyết định: đánh chiếm thủ đô Miến Điện ở cách Mandalay hơn 500km về phía Nam, nằm trên vùng đồng bằng hạ lưu sông Irrawady nhìn ra vịnh Bengal.Ngày 15-4, chiến dịch bắt đầu bằng cuộc hành quân ồ ạt của các binh đoàn thiết giáp tập trung tại Thazi tiến về Nam dọc theo thung lũng sông Sittang và đường xe lửa Mandalay đi Rangoon. Xe tăng đi trước, bộ binh theo sau, trong vòng 4 ngày quân Anh - Ấn đã tiến sâu trên 250km. Họ lần lượt đánh chiếm các thị trấn Yamethin (ngày 20), Pyimnana (ngày 23) và thành phố Toungoo (ngày 26-4). Nhung khi tiến tới Pegu, thành phố cửa ngõ của thủ đô cách Rangoon 85km về phía Bắc thì họ bị chặn lại. Một sư đoàn Nhật trấn giữ thành phố này đã giao tranh quyết liệt với bộ binh cơ giới Anh.Cùng tiến song song ở phía Tây cánh quân trên là một cánh quân khởi hành từ Pagan tiến xuống Rangoon xuôi theo hữu ngạn sông Irrawady.Ngày 25-4 họ đánh chiếm hai thị trấn Yenang Yaung và Magwe cùng những mỏ dầu lửa lớn nhất của Miến Điện trong khu vục Magwe. Ngày 29-4 họ chiếm thị trấn Myeda ở đầu mút một con đường xe lửa đi Rangoon.Để chạy đua với mùa mưa đang ngày càng tới gần, phó đô đốc Mountbatten đã tung phần lớn lực lượng thiết giáp của ông vào trận và sử dụng không quân ở cường độ tối đa để tiếp tế quân lương, đạn dược, xăng dầu cho quân đội và oanh tạc không ngừng các vị trí địch.Sư đoàn Nhật cố thủ ở Pegu bị hỏa lực khủng khiếp của Đồng minh đánh tan và ngày 30-4 quân Anh chiếm thành phố then chốt này.Thế là trận công kích chiếm Rangoon bắt đầu.Một số binh đoàn cơ giới tách khỏi đội hình chung vòng qua Rangoon tiến tới một địa điểm cách hải cảng của thủ đô 40km về phía Đông Nam để từ đây đột kích vào thành phố. Trong khi đó, đại bộ phận binh lực vẫn từ phía Bắc tiến xuống. Ngày 2-5, Rangoon bị vây đánh từ cả phía Nam lẫn phía Bắc.Không còn đủ lực lượng để bảo vệ thành phố, tướng Nhật Koba gom góp được 10.000 tàn quân kháng cự một cách tuyệt vọng và bị đánh tan.Ngày 3-5-1945 quân Đồng minh hoàn toàn làm chủ Rangoon.Quân đoàn 28 Nhật rút khỏi Arakan dự định vượt qua đèo Arakan Yoma tiến qua thành phố Prome về phía Đông để cứu ứng cho Rangoon.Nhung một cánh quân Đồng minh xuất phát từ Myeda đã đánh chiếm Prome ngày 4-5 và một cánh quân khác vừa chiến thắng ở Rangoon cũng tiến sang đây để cùng chặn địch. Không còn đường thoát, lại bị tập đoàn quân 15 Anh-Ấn từ Arakan đuổi đánh sau lưng, quân đoàn 28 Nhật bị vây chặt trong vùng Padaung và bị tiêu diệt dần.Đại bộ phận lãnh thổ Miến Điện với hầu hết các đô thị trọng yếu đã trở về tay Đồng minh vào đầu tháng 5 khi mùa mưa bắt đầu. Cuộc phản công giành lại Miến Điện của Đồng minh căn bản đã kết thúc, nhưng những gì còn lại của các tập đoàn quân Nhật đã bị đánh tan vẫn còn tiếp tục kháng cự.

Tàn cuộc trong mưa lũ

Cuối tháng 5-1945, quân Nhật bị quét sạch khỏi vùng đồng bằng sông Irrawady, nhưng tàn quân Nhật ở Miến Điện vẫn còn tới 75.000 người được vũ trang khá đầy đủ và tinh thần chiến đấu cao. Nếu lấy sông Sittang chảy dọc theo hướng Bắc Nam làm mốc phân chia, thì ở phía Tây sông này quân Nhật còn 26.000 người bị vây trong 2 túi quân không liên lạc được với nhau: túi thứ nhất gồm 17.000 quân bị vây ở Padaung gần Arakan, còn túi thứ hai là 9.000 quân ở vùng đất giữa sông Sittang và sông Irrawady, đoạn giữa Thiyatmyo - Puinmana ở phía Bắc và Pegu - Myitkyo ở phía Nam. Tại phía Đông, 49.000 quân Nhật vẫn giữ 2 phòng tuyến ở đây. Kế hoạch của Nhật là cố phá vòng vây cho 2 túi quân ở phía Tây chạy thoát sang phía Đông để cùng các lực lượng ở đây rút sang Thái Lan. Còn Đồng minh thì chủ trương trước hết tiêu diệt hai túi quân địch ở phía Tây, đồng thời không để cho số quân Nhật ở phía Đông rút chạy. Tiếp đó sẽ thanh toán nốt số quân ở phía Đông này.Lúc bấy giờ, gió mùa thổi mạnh đưa mùa mưa đến, nước sông chảy xiết và dâng lên như lụt lớn, bùn lầy nước đọng khắp nơi.Khi ngớt mưa thì lại nắng cháy như xát vào mặt. Các lực lượng trọng pháo và thiết giáp không thể vận dụng có hiệu quả, không quân cũng ít khả năng hoạt động làm cho quân Đồng minh không thể tiến binh như ý muốn.Lợi dụng tình hình đó, quân nhật ở phía Tây quyết đánh để phá vòng vây. Nhiều trận đánh kịch liệt đã diễn ra suốt trong tháng 6 và đầu tháng 7. Nhiều lần, quân hai bên giao chiến đã phải lội trong nước lụt sâu đến tận cổ. Quân Nhật kết bè bằng tre nứa để tiến đánh quân Anh và vượt sông Sittang, nhưng phương tiện thủy chiến" này thường bị dòng nước xiết của sông Sittang cuốn chìm hoặc phá vỡ.Chúng cũng thường bị máy bay và trọng pháo của Đồng minh bắn phá tan nát.Từ ngày 14-7, Đồng minh đã điều động một lực lượng rất lớn của quân Anh - Ấn tấn công quyết liệt vào hai túi quân Nhật bị vây. Không quân Đồng minh oanh tạc ngày đêm, vòng vây xiết chặt dần, quân Nhật thiệt hại rất nặng nhưng không đầu hàng.Trước tình thế tuyệt vọng của đồng đội mình ở phía Tây, cụm quân Nhật ở phía Đông lặng lẽ băng qua vùng núi Poun Loung tức cao nguyên Shan, chia làm 3 đường rút sang Thái Lan.Đầu tháng 8, Bộ Tư lệnh Đồng minh tuyên bố đã tiêu diệt hoàn toàn hai túi quân Nhật ở phía Tây sông Sittang với 10.500 tên bị giết và 700 bị bắt làm tù binh. Số còn lại tản mát vào rừng núi và một số ít trong đó cũng trốn được sang Thái.Cuộc phản công ở Miến Điện chấm dứt, Bộ Tư lệnh Đồng minh thành lập thêm tập đoàn quân 12 Anh - Miến trên cơ sở quân đội Quốc gia Miến và các lực lượng chống phát xít ở Miến Điện để chuẩn bị cho các chiến dịch tấn công ở Mã Lai và Singapore. Nhưng các cuộc tấn công này đã không diễn ra vì chiến tranh kết thúc.

CHIẾN CUỘC CUỐI CÙNG Ở TRUNG HOA

* Những cuộc tấn công cuối cùng của Nhật

Đầu năm 1945, do những thất bại dồn dập trên chiến trường Thái Bình Dương và ở Miến Điện, Bộ Tổng tư lệnh Nhật nhận thấy phải củng cố vững chắc lại những nơi mà họ còn đứng vững trên lục địa châu Á. Do đó, họ tiếp tục tấn công trên chiến trường Trung Hoa, phát huy những thành quả đã đạt được trong chiến dịch "Ichi - Go".Tháng 1-1945, quân Nhật mở cuộc tấn công mạnh từ Quảng Châu tiến lên phía Bắc và từ Trường Sa tiến xuống phía Nam để kiếm soát toàn bộ đường xe lửa từ Quảng Châu qua Trường sa đi Vũ Hán. Đến cuối tháng, hai cánh quân tiến từ hai đầu đã giao tiếp với nhau. Toàn bộ tuyến đường sắt trên đã được khai thông và giữ vững.Từ tháng 2-1945, 3 sư đoàn Nhật tập trung tấn công những căn cứ không quân của Hoa Kỳ còn lại ở Hoa Nam. Họ đã đánh chiếm toàn bộ các căn cứ không quân Mỹ ở Giang Tây. Sân bay Lao Jo Kow bên bờ sông Hupe cũng bị đánh phá. Tháng 4-1945 quân Nhật tấn công rất mạnh vào sân bay Chi Kiang trong tỉnh Hồ Nam. Các cuộc tấn công trên đã làm thiệt hại nặng liên quân Hoa - Mĩ, đẩy không quân Hoa Kỳ lùi sâu vào lục địa Trung Hoa, phía Vân Nam và Tứ Xuyên.Bên cạnh đó, quân Nhật củng cố thật vững chắc các căn cứ quân sự của họ tại các hải cảng dọc theo miền duyên hải Nam Trung Hoa, mạnh nhất là Hạ Môn (Amoy), Sa Đầu (Swatow), Phúc Châu (Fou Tcheou) ...Đến tháng 4-1945, tình hình quân Nhật trên chiến trường Trung Hoa là rất lạc quan. 450.000 quân giữ vững mọi trận địa ở Nam Trung Hoa. Con đường trên bộ từ Singapore qua Mã Lai, Thái Lan, Đông Dương, xuyên qua Trung Hoa đến Triều Tiên hoàn toàn thông suốt, trong đó chỉ trừ 350km từ Lạng Sơn đến Liễu Châu phải dùng ôtô, tất cả tuyến đường đều có thể sử dụng xe lửa (1). Con đường này lại càng an toàn khi các căn cứ không quân Mĩ đã lùi xa.Với tình hình như vậy, Bộ Tổng tư lệnh Nhật hi vọng tiếp tục vận chuyển mọi thứ nguyên vật liệu lấy được của Indonesia và các xứ Đông Nam Á khác về Nhật Bản và nhờ đó tiếp tục kháng cự mạnh mẽ chống Đồng minh.Nhưng những biến cố đột ngột diễn ra vào tháng 4 đã làm đảo lộn thế chiến lược của Nhật ở Đông Á.(1) Việc Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương ngày 9-3-1945 cũng không ngoài mục đích củng cố vững chắc trận địa của họ ở đây, trong đó có yêu cầu bảo đảm cho con đường này.

Quân Nhật rút khỏi Nam Trung Hoa

Việc Hoa Kỳ đánh thẳng vào Okinawa là lãnh thổ Nhật Bản cùng với thắng lợi của Đồng minh ở Miến Điện và việc chính phủ Liên Xô bãi bỏ hiệp ước trung lập Xô-Nhật vào ngày 13-4-1945 đã làm rung động chính trường Tokyo. Nội các Suzuki thay thế nội các Koiso đã duyệt xét lại toàn bộ quan điểm đối với chiến tranh.Theo đó, Bộ Tổng tư lệnh lục quân Nhật quyết định bố trí lại binh lực trên đất liền châu Á. Họ quyết định triệt thoái hầu hết binh lực ở Nam Trung Hoa về phía Bắc Trường Giang, thiết lập tại Bắc Trung Hoa một phòng tuyến kiên cố để chống chọi với Đồng minh. Tại Nam Trung Hoa, quân Nhật chỉ để lại các căn cứ vững mạnh ven biển là Quảng Châu, Hạ Môn và Sa Đầu, các con đường Quảng Châu - Hồng Kông và Liễu Châu - Hải Nam, bỏ lại tất cả đất đai khác để rút về phía Bắc. Thế là số quân còn lại ở Đông Dương, Miến Điện, Mã Lai, Indonesia, Thái Lan và các đảo ở Tây Nam Thái Bình Dương đã bị bỏ rơi, phó mặc cho số phận của họ.Quân Nhật rút đến đâu, quân Trung Hoa Quốc dân Đảng tiến đến đấy để thu hồi các đất đai đã mất.Ngày 18-5, quân Nhật rút về phía Đông con đường Vũ Hán đi Quảng Châu.Cùng ngày hôm đó, quân Trung Hoa chiếm lại hải cảng Phúc Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến. Ngày 20-5 quân Nhật rút lui và quân Trung Hoa chiếm lại Hochich. Ngày 26, thành phố Nam Ninh trên con đường Lạng Sơn đi Liễu Châu cũng trở về tay quân đội Quốc dân Đảng.Ngày 6-6 quân Trung Hoa chiếm lại thị trấn Kweiping trên sông Yu ở Tây Bắc Nam Ninh. Ngày hôm đó quân Nhật cũng bị đuổi khỏi Long Châu là thành phố cách biên giới Đông Dương khoảng 40km. Đến 10-6 con đường hành lang của Nhật ở tỉnh Quảng Tây lọt vào tay liên quân Hoa - Mĩ. Ngày 25-6 quân Trung Hoa chiếm lại Quế Lâm và ngày 30-6 đến lượt Liễu Châu. Quân Nhật cũng rút khỏi vùng bờ biển vịnh Bắc Bộ từ Móng Cái của Việt Nam đến bán đảo Lôi Châu nhưng vẫn giữ vững Quảng Châu Loan để bảo vệ đảo Hải Nam khỏi rơi vào tay Đồng minh.Trong suốt tháng 7, quân Nhật rút khỏi Sa Đầu và toàn tỉnh Phúc Kiến. Tiếp đó họ rút khỏi Giang Tây và Chiết Giang. Cho đến ngày 8-8, tại Nam Trung Quốc, quân Nhật chỉ còn đóng giữ bán đảo Lôi Châu với Quảng Châu Loan và đảo Hải Nam. Họ cũng còn đóng ở phía Nam vịnh Hàng Châu, cảng Hạ Môn và con đường nối hèn Sa Đầu với Ma Cao (Áo Môn). Số quân rút khỏi Quế Lâm đang rút về Hoành Dương theo đường xe lửa Quảng Tây đi Hồ Nam. Số quân rút khỏi Ôn Châu (Outtheou) cũng rút về Hoành Dương theo sông Tây Giang và quân từ Yfeng rút về Nam Xương (Nanchang) theo sông Kang.Hầu hết Hoa Nam đã sạch bóng quân Nhật. Trong khi đó ở miền Bắc Trung Quốc kể từ sông Trường Giang trở lên, mọi trận địa của quân Nhật vẫn vững vàng và còn được củng cố thêm.Ngày 8-8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và sáng hôm sau quân đội Xô Viết bắt đầu chiến dịch đánh đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu. Đúng lúc đó, Đệ Bát Lộ quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc được lệnh mở cuộc tấn công vào các thành phố Thừa Đúc mà Trương Gia Khẩu, 2 căn cứ thuộc cụm quân Tuy Viễn của Nhật mà quân đội Liên Xô phối hợp với kị binh Mông Cổ đang tiến đánh. Đó là giai đoạn tổng phản công của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống Nhật.

CHƯƠNG IX :ĐƯA CHIẾN TRANH ĐẾN NƯỚC NHẬT

Thoạt đầu, các nhà chiến lược ở Washington cũng như đô đốc Nimitz ở Hawaii cho rằng, sau Philippines quân Mĩ sẽ đổ bộ lên Đài Loan. Nhưng mấy tuần trước cuộc đổ bộ ở Leyte, được nghe chuẩn độ đốc Raymond Spruance trình bày (với sự đồng tình của 3 vị tướng lục quân) thì người Mĩ thay đổi kế hoạch: bỏ qua Đài Loan, đánh thẳng vào các đảo cục Nam thuộc lãnh thổ Nhật: Iwo Jima; Okinawa...

IWO JIMA

Đảo Iwo Jima thuộc quần đảo Volcano, nằm cách Saipan 625 dặm về phía Bắc và cách Tokyo 660 dặm về phía Nam là một địa điểm lý tưởng cho các pháo đài bay trên đường từ Saipan đi đánh phá Tokyo và trở về.Các pháo đài bay B.29 bị thương có thể trở về đây và chiến đấu cơ yểm trợ có thể cất cánh từ đây bay yểm trợ trên đoạn đường nguy hiểm này. Chuẩn đô đốc Raymond Spruance, người từng chiến thắng ở Midway và đã chỉ huy đánh chiếm Marianas được chỉ định làm Tổng chỉ huy trận đánh. Chuẩn đô đốc Richmond Kelly Turner làm Tư lệnh các lực lượng viễn chinh tại đây. Tướng Holland Smith (thủy quân lục chiến) được chọn làm Tư lệnh hành quân, còn thiếu tướng Holland Schmidt làm Tư lệnh lực lượng đổ bộ gồm 3 sư đoàn thủy quân lục chiến là các sư đoàn 4,5 ở Hawaii và sư đoàn 3 ở Guam.

• Bố phòng của Nhật

Từ biển nhìn vào, đảo Iwo Jima (1) trông tựa như một con cá voi đang bơi. Phần đuôi là một núi lửa, cao độ 200m. Người Nhật đặt tên là Suribachi (chén hình nón nhọn).Đảo dài 7,5km và nơi rộng nhất là 4km. Mặc dù núi lửa đã tắt nhưng các suối lưu huỳnh vẫn còn phun hơi. Quần đảo Volcano (có đảo Iwo Jima) tiếp liền với quần đảo Bonins, là một nhánh của dãy núi lửa ngầm dưới biển, thuộc vòng đai lửa Thái Bình Dương, thấy từ Nhật Bản xuống đến quần đảo Marianas.Quần đảo Bonins được con người đến định cư vào năm 1830, dân cư đầu tiên gồm hai người xứ New England, một người Ý và 25 người Hawaii. Họ định cư ở đảo Chichi Jama, cách Iwo Jima 200 dặm về phía Bắc.23 năm sau, đô đốc Matthew C.Perry đến Chichi, tuyên bố đảo này thuộc Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, nhưng sau đó Tổng thống Mĩ Franklin Pierce thấy không có ích lợi gì nên hủy bỏ tuyên cáo trên.Từ năm 1861, người Nhật sát nhập các quần đảo này vào đất Nhật với lí do là Hoàng thân Ogasawara đã phát hiện nó vào năm 1593. Nhóm quần đảo hiện nay trực thuộc thủ đô Tokyo.Vào năm 1930, có khoảng 1.100 người Nhật đến Iwo Jima định cư thành lập làng Motoyama. Họ trồng rau cải, chuối, dứa, đu đủ mía, lúa, khoai cần thiết cho nhu cầu địa phương. Về kĩ nghệ, có một nhà máy ép mía và một nhà máy khai thác lưu huỳnh. Cứ hai tháng có một chuyến tàu nối liền đảo với nước Nhật. Trong quần đảo Volcano chỉ có Iwo Jima là có thể cho phép xây dựng sân bay. Năm 1940, công ty xây dựng Mabuchi xây hai đường băng dưới chân núi Suribachi. Mùa xuân 1941 một trung úy hải quân và 93 binh sĩ đến để xây pháo đài, bố trí đại bác, và 2.000 nhân công Triều Tiên được đưa lên đảo.Đến khi quần đảo Marshall bị Mĩ chiếm thì đảo Iwo Jima mới được bộ tổng tư lệnh ở Tokyo chú ý hơn. Trung tá Tsunezo Wachi đem 5.000 hải quân lên đảo và bắt đầu xây dựng sân bay thứ hai ở trung tâm đảo, rồi lại khởi công làm sân bay thứ ba trên cao nguyên phía Bắc. Đến tháng 5-1944 lục quân gởi đến đây 5.170 quân, với 13 đại bác, 200 súng máy. Hải quân có 14 khẩu hải pháo và hàng trăm súng phòng không.Tháng 6, trung tướng Tadamichi Kuribayashi đem sư đoàn 109 bộ binh gồm 7.350 người ra đây, và làm chỉ huy trưởng toàn bộ lực lượng trên đảo. Tiếp đó, thêm 2.300 lính hải quân cùng chuẩn đô đốc Toshinosuke Ichimaru đến tăng cường cho đảo đưa tổng quân số trú phòng ở đây lên tới 21.000 người, gồm 14.000 bộ binh và 7.000 hải quân. Đảo có nhiều lương thục dự trữ nhưng lại thiếu nước ngọt. Không một ngọn suối, không một cái giếng, chỉ sống nhờ nước mưa.Quan niệm phòng thủ của Kuribayashi là phòng thủ ngay trên bờ biển, tương tự như quan niệm của các vị tướng lãnh khác mà chúng ta đã thấy qua các trận đánh trên.Nhưng, thiếu tá Yoshitaka Horie từ Nhật đến để thiết lập một hệ thống tiếp liệu đã cho ông ta biết kinh nghiệm được đọc qua các báo cáo từ Saipan, Guam, Leyte gửi về.Thiếu tá Horie dẫn chứng cho tướng Kuribayashi thấy: quan niệm cổ truyền về phòng thủ khiến người Nhật thua ở Saipan và các đảo khác Xây dụng ụ phòng thủ gần bãi biển làm gì khi mà người Mĩ sử dụng hải pháo bắn đạn 2 tấn làm tung lên không trung từng lô cốt một.Tướng Kuribayashi còn một quan niệm sai lầm thứ hai về chiến lược, đó là ông vẫn cho rằng hạm đội Liên hợp sẽ đánh tan hạm đội Mĩ yểm trợ hành quân. Thiếu tá Horie cho ông ta biết hạm đội Liên hợp không còn nữa và đề nghị ông ta cho đào thật nhiều hang bên trong lòng núi, xây dựng cả một hệ thống địa đạo có nơi trú ẩn, sinh hoạt cho hơn 20.000 người trên đảo. Sau đó tiến hành một cuộc chiến tranh du kích, làm hao mòn quân Mĩ.Từ đó, quan niệm chiến thuật ở Iwo Jima theo ý kiến trên. Tranh cãi cũng tiếp diễn trong giới lãnh đạo Lục quân và Hải quân Mĩ. Tại cơ quan Bộ Tổng tham mưu lục quân của tướng George Marshall đã có ý kiến đề nghị đô đốc Nimitz sử dụng hơi độc hiện có ở Hawaii để diệt địch ở Iwo Jima. Nhưng đô đốc Nimitz khẳng định rằng: "Hoa Kỳ không thể trở thành quốc gia đầu tiên vi phạm Công ước Genève".Ngày thứ mươi của chiến dịch, thời hạn dự kiến của tướng Schmidt dã hết, quân Nhật vẫn còn đóng giữ một nửa đảo về phía Bắc. Nhưng chiều hôm đó, sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mĩ đã chiếm được làng Motoyama, nay chỉ còn là một cảnh đổ nát hoang tàn. Ngày 3-3, sư đoàn 4 cũng chiếm được đồi 382. Bị mất 2 điểm tiền tiêu trọng yếu này, tuyến phòng thủ thứ hai của Nhật đã bị bẻ gãy.Sáng hôm ấy, chiếc máy bay đầu tiên, xuất phát từ quần đảo Marianas chở thuốc men, dụng cụ y tế và thư từ, hạ cánh xuống sân bay số 1 giữa lúc quân Nhật đang pháo kích. Nữ phóng viên Barbara Finch của hãng thông tấn Anh Reuter từ trên máy bay bước xuống:"Địa ngục của các anh ở đây như thế nào?" Từng chùm đạn pháo nổ tứ tung thay cho câu trả lời, khiến lính thủy đánh bộ Mĩ vội vã đưa cô đi ẩn nấp. Lát sau, họ đẩy cô lên máy bay, đóng cửa lại và ra lệnh cất cánh ngay lập tức.Vũ khí ngày càng thiếu nghiêm trọng, nhưng quân Nhật vẫn kháng cự kiên cường và có tổ chức. Không còn súng thống tăng, lính Nhật đã tình nguyện buộc thuốc nổ vào người, bí mật nằm chờ chiến xa địch để làm nổ tung cả người mình lẫn xe tăng Mĩ.Sáng ngày 4-3, tướng Kuribayashi báo cáo tình hình chiến sự hai tuần lễ qua bằng vô tuyến điện. Ông cảm thấy đây có thể là bức điện cuối cùng của mình:"Các lực lượng của chúng tôi đang tận dụng mọi nỗ lực để tiêu diệt địch.Nhưng chúng tôi đã mất hết đại bác, xe tăng và hai phần ba số sĩ quan. Các trận đánh sắp tới sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Giờ đây, khi Bộ tư lệnh và trung tâm thông tin trên đảo đã bị địch phát hiện, rất có thể chúng tôi sẽ đứt liên lạc hoàn toàn với Tokyo. Một số vị trí mạnh vẫn còn có thể kháng cự trong nhiều ngày nữa; nhưng dù cho các vị trí này sụp đổ, thì những người còn lại vẫn tiếp tục chiến đấu đến cùng... Chúng tôi rất buồn vì đã không thành công trong việc bảo vệ đảo.Giờ đây tôi, Kuribayashi, tin tưởng rằng quân địch sẽ xâm nhập Nhật Bản từ chính đảo này... Tôi rất hối tiếc khi hình dung những cảnh tượng thảm khốc có thể diễn ra trên đế quốc chúng ta. Nhưng dù sao, bản thân tôi cũng được an ủi ít nhiều khi thấy các sĩ quan và binh lính của mình đã hi sinh không chút băn khoăn trong cuộc chiến đấu giữ từng tấc đất để chống lại một kẻ thù có ưu thế hơn mình với nhiều xe tăng và hỏa lực oanh kích khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng. Khi cái chết của mình đang đến gần, tôi xin cầu Trời ban cho Tổ quốc tôi một tương lai tốt đẹp... Tôi muốn được gửi lời tạ lỗi với các sĩ quan thượng cấp và đồng cấp của tôi, vì đã không đủ sức chặn đứng cuộc xâm nhập của kẻ thù. Tin chắc rằng Tổ quốc ta sẽ không bao giờ sụp đổ, linh hồn tôi sẽ luôn luôn tấn công địch để bảo vệ những đất đai của đế quốc vĩnh cửu.Tôi sẽ rất mãn nguyện nếu những báo cáo chiến sự và những điều lưu ý mà chúng tôi đã gửi bằng điện tín có thể giúp ích cho các chiến thuật quân sự và các kế hoạch huấn luyện trong tương lai" (1).Trước tình hình đã trở nên tuyệt vọng, đa số sĩ quan Nhật ở Iwo Jima muốn "tổng tiến công và cùng chết, càng sớm càng hay. Mặc dù tướng Tư lệnh đã ngăn cản, nhưng một số người vẫn không tuân lệnh. Trong số đó có thiếu tướng Sadasue Senda, lữ đoàn trưởng Lữ đoàn hỗn hợp số 2.Đêm 8 tháng 3, ông ta tập trung các sĩ quan dưới quyền, ra lệnh tổng tiến công vào lúc 6 giờ sáng ngày hôm sau. Để chấm dứt buổi nói chuyện, ông ta hẹn với họ:"Chúng ta sẽ gặp lại nhau, tối mai, ở đền Yasukuni (2)". Cánh hải quân ủng hộ quyết định này, nhung việc chuyển tin đến chỉ huy sở hải quân nằm trong một hang động cách đó 1 km bị sai lạc, khiến cho họ nghĩ là tổng tấn công ngay trong đêm nay. Vì vậy, 1.500 sĩ quan, binh sĩ hải quân ra khỏi nơi ẩn nấp, tập trung về điểm xuất phát. Lúc 00 giờ họ tập trung lặng lẽ trước mặt phòng tuyến sư đoàn 4 thủy quân lục chiến Mĩ. Nhưng vì có người hô "Banzai" (vạn tuế) quá sớm, nên quân Mĩ báo động, nã pháo xối xả vào nơi tập trung quân Nhật suốt một giờ, gây thương vong lớn.Nhũng người còn lại như rắn mất đầu, tản ra, di tìm nơi ẩn nấp. Sáng hôm sau, tướng Senda hướng dẫn một cuộc tấn công "tự sát" Đầu không đội mũ, quấn một tấm vải trắng có vẽ Mặt trời đỏ ngay trán, ông ta dẫn đầu đoàn quân trang bị súng trường, lựu đạn, một ít súng máy và cả gậy tre vót nhọn. Đại bác Mĩ bắn dồn dập, tiêu diệt toàn bộ đoàn quân này, kể cả tướng Senda cùng gục chết trên chiến trường.1) Theo John Tolland, sách đã dẫn, tr. 747-748.(2) Nơi thờ các chiến sĩ trận vong Nhật ở Tokyo. Người Nhật tin rằng, một chiến binh anh hùng khi chết sẽ thành thần và sẽ ngự ở đền Yasukuni. Hiện nay, tinh thần yêu nước cực đoan sống lại ở Nhật nên hàng năm, nhiều đoàn thể cực hữu đến đây làm lễ, hâm nóng lại tinh thần quân phiệt ở đất Nhật. Ngày 11-3 quân Nhật ở phía Đông Bắc đảo bị chia cắt khỏi phía Tây Bắc là nơi ẩn của tướng Kuribayashi và chuẩn đô đốc Ichimaru.Ngày 14-3, một buổi lễ được cử hành trên đỉnh đồi, gần kề một công sự Nhật còn đang bốc khói. Một đại tá thủy quân lục chiến Mĩ đọc bản tuyên cáo của đô đốc Nimitz:"Các lục lượng Hoa Kỳ thuộc quyền chỉ huy của tôi đã chiếm đóng Iwo Jima và các đảo khác thuộc quần đảo Volcano.Tất cả quyền hành của Đế quốc Nhật trên các đảo này coi như chấm dứt kể từ nay.Tất cả thẩm quyền ở đây, nay tập trung vào tay tôi với tư cách là tổng trấn quân sự của quần đảo. Thẩm quyền này sẽ được các viên chỉ huy do tôi chỉ định trực tiếp thục hiện!".Thế là chấm dứt sự cai trị của Nhật hoàng trên đảo Iwo Jima và Hoa Kỳ chiếm đóng đảo cho đến nay. Nhưng chiến sự vẫn còn kéo dài thêm nửa tháng nữa.Cùng ngày hôm đó, tướng Kuribayashi ra lệnh đốt quân kì trung đoàn 145 không để lọt vào tay địch. Cũng như Lữ đoàn hỗn hợp số 2, trung đoàn này không còn ai sống sót.Lúc 5 giờ 35 chiều 17-3, Kuribayashi điện về Tokyo lần cuối cùng:"Chiến cuộc sắp tàn, không phải vì tinh thần hi sinh cố gắng của quân đội Thiên hoàng tàn lụi, mà vì chúng tôi không còn cả súng đạn lẫn lương thục. Nước uống đã hết từ 5 ngày nay. Tất cả những người còn lại sẽ tiến hành cuộc tổng tiến công cuối cùng. Tôi nghĩ rằng Nhật Bản sẽ không an toàn, nếu không chiếm lại được đảo này. Tôi hi vọng linh hồn tôi sẽ dẫn đường cho cuộc tấn công trong tương lai. Cầu trời ban cho Tổ quốc tôi thắng lợi cuối cùng...". Bức điện kết thúc với 3 bài thơ(1), hai câu cuối cùng là:"Tôi lo lắng cho tương lai đất mẹ.Khi cỏ xanh phủ kín xác thân mình".Tiếp đó, Kunbayashi hạ lệnh mở cuộc tổng tấn công cuối cùng trong đêm đó: "Kể từ 0 giờ 1 phút ngày 18-3-1945, mọi người sẽ chiến đấu đến chết, không ai được lo giữ tính mạng của mình".Từ thời điểm đó, các sĩ quan Nhật trên đảo, lục quân cũng như hải quân, lần lượt đưa số binh lính còn lại của mình vào các cuộc tấn công tự sát.Chuẩn đô đốc Ichimaru viết thư hạch tội tổng thống Roosevelt, rồi buộc thư đó vào thắt lưng một sĩ quan thông tin. Hai tay cầm hai lựu đạn, viên sĩ quan này tiến đến phòng tuyến địch. Anh ta đã kịp ném hết lựu đạn trước khi bị quân Mĩ bắn gực (2).Sang 27-3, tướng Kuribayashi ra khỏi hang cùng với đại tá Keneji Nakane, sĩ quan tham mưu. Hướng về phía Bắc (hướng Hoàng cung) gập mình 3 lần chào kính, rồi vị tướng rút gươm mổ bụng mình tư sát.Đại tá Nakane giúp tướng Kuribayashi hoàn tất nghi lễ của mình bằng cách vung rơm chém đứt đầu vị tướng rồi mai táng thượng cấp của mình. Xong, ông lại quay về hang đó để báo cáo sự việc với đại tá tham mưu trưởng Tadashi Takashi và chuẩn đô đốc Ichimaru mới chuyển đến ở đây Hai đại tá lại dẫn nhau ra cửa hang rồi cùng dùng súng tự sát.Gần 11 giờ khuya, chuẩn đô đốc Ichimaru cùng 10 người còn lại, tay không vũ khí, ra khỏi hang. Một loạt đạn súng máy Mĩ đã bắn chết ông cùng với hai người khác.Người Mĩ đã chiếm Iwo Jima không phải trong 10 ngày mà là hơn 1 tháng. Trong số 21.000 quân Nhật trú phòng, chỉ còn khoảng 3.000 người sống sót. Trong số quân sống sót chỉ có 216 người bị bắt làm tù binh. Số còn lại ẩn náu trong các hang động, kéo dài cuộc sống và chiến đấu mãi nhiều năm sau chiến tranh.Về phía Mĩ, tổng số thương vong lên tới trên 20.000 người, trong đó có 4.917 người tử trận, số còn lại là bị thương hoặc mất tích. So với tổng số 55.000 quân đổ bộ lên đảo, con số thương vong lên đến trên 36%. Với tỉ lệ này, Iwo Jima là chiến dịch tổn thất nặng nhất của Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Với giá đó, quân đội Mĩ đã tiến bước đầu tiên tới ngưỡng cửa Nhật Bản.(1) Tướng Tadamichi Kuribayashi là một nhà thơ nổi tiếng ở Nhật thời tiền chiến.(2) Đây là một hành động theo kiểu võ sĩ đạo xưa: một võ sĩ đạo đem thư của chủ tướng mình mạt sát tướng địch, rồi tự mổ bụng để bên địch thấy bên mình không thiếu người gan dạ.Người Mĩ đã tìm được bức thư này và đem trưng bày tại bảo tàng Học viện sĩ quan Hoa Kì ở Annapolis, nơi mà chuẩn đô đốc Ichimaru đã từng thực tập.

Chấn động Tokyo

Sự thảm bại của quân Nhật ở Iwo Jima gây nhiều phản ứng khác nhau làm chấn động chính trường Nhật Bản. Người cảm thấy khó chịu nhất là thủ tướng Koiso. Ông ta đã lỡ tuyên bố trên đài phát thanh rằng:"Sự sống còn của nước Đại Nhật Bản tùy thuộc vào chiến trường Leyte". Giờ đây, thêm Iwo Jima thất thủ, thì ăn nói làm sao? Mà Iwo Jima lại là đất Nhật, chứ không phải là một hải đảo xa lạ như Leyte kia. Không còn cách nào hơn, thủ tướng Koiso đệ đơn xin từ chức vào ngày 5-4.Thiên hoàng ra lệnh cho Hoàng thân Chưởng ấn triệu tập Hội đồng các cựu thủ tướng (Jushin) (1) để bàn việc cử người thay Koiso.Mặc dù vẫn có ý kiến cho rằng không nên thay thủ tướng nhiều lần trong một cuộc chiến tranh, đại bộ phận Hội đồng Jushin đã đồng ý để Koiso từ chức và đề nghị đô đốc Kantaro Suzuki lên thay.Tối hôm ấy, Hoàng đế Hiro Hito bổ nhiệm đô đốc Suzuki làm thủ tướng. Nhật hoàng nói với Suzuki: " Trẫm biết rằng trong tình hình đen tối hiện nay, không ai có khả năng hơn khanh để đi đến cùng nhiệm vụ quan trọng nhất. Vì vậy trẫm chọn khanh".Và vị Đô đốc già 78 tuổi, lưng còng vì tuổi tác, lãnh nhiệm vụ thành lập Nội các. Bảy năm làm việc tại Hoàng cung với tư cách quan Nội chánh, đô đốc Suzuki biết rằng Nhật hoàng muốn nói gì với câu nói trên. Đó là "Khanh hãy mưu tìm hòa bình".(1) Theo Hiến pháp Nhật thời ấy, các cựu thủ tướng còn sống đều có chân trong Hội đồng Jushin. Đầy là một loại hội động tư vấn của Nhật hoàng. Thông thường, mỗi khi một thủ tướng đương nhiệm từ chức, thì Nhật hoàng hỏi ý kiến các hội viên Hội đồng Jushin và họ tiến cử một người nào đó lên làm thủ tướng. Nhật hoàng sẽ chọn.Hiện nay, Hiến pháp Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai quy định khác.

OKINAWA

Ở phía Nam của đảo Kyushu (Cửu Châu, một trong 4 đảo lớn của lãnh thổ Nhật Bản), trải dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Đài Loan, là quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu), quần đảo kéo dài 790 dặm (tức 1.200 km), gồm 140 đảo và nhóm đảo. Lớn nhất là nhóm Shakishima, Amami, Tokara Gunto và đảo Okmawa (Xung Thằng). Okinawa dài gần 100 km nhưng chỉ rộng từ 2 đến 4 km. Đây là một hòn đảo lí tưởng cho việc thành lập sân bay. Nước xung quanh cũng rất sâu, rất tốt để thành lập quân cảng. Khí hậu cận nhiệt đới, được điều hòa bởi hai dòng hải lưu Kuri Shivo và Ogasa Wara. Độ ẩm cao quanh năm, mưa nhiều. Từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, mỗi tháng đều có ít nhất một trận bão lớn hoặc nhỏ thổi qua.Okinawa là một ngã tư quốc tế ở Đông Á, nằm giữa Trung Hoa (lục địa), Đài Loan và Nhật. Cả 3 nền văn minh đều ảnh hưởng đến đảo này.Về phương diện lịch sử, vào năm 1372, nhà Minh tuyên cáo sát nhập Okinawa vào Thiên triều. Hai thế kỉ sau, các sứ quân vùng Cửu Châu (Nhật) đổ bộ lên đánh phá đảo này, chiếm đóng một phần, nhưng vẫn để cho các quan chức địa phương tiếp tục triều cống nhà Minh. Tính cách lưỡng chế này tiếp tục kéo dài đến năm 1875, khi Minh Trị Thiên Hoàng gửi đến đây một lực lượng chiếm đóng thường trục. Nửa triệu dân Okonawa vẫn tiếp tục cuộc sống với nền kinh tế nông nghiệp và đánh cá.Trên nguyên tắc, người dân Okinawa bình đẳng về mọi quyền lợi và nghĩa vụ với người Nhật ở chính quốc. Họ có đại diện tại Quốc hội, y như 47 hạt hành chính khác. Nhưng người Nhật về phương diện tâm lí, vẫn xem họ như dân thuộc địa.Đa số dân đảo theo đạo thờ cúng ông bà, rất ít người theo Thần giáo như Nhật Bản.

Bố trí lực lượng đôi bên

Suốt 3 năm đầu của chiến tranh Thái Bình Dương, quân số trên quần đảo Ryukyu chỉ có 600 người. Đến ngày 1-4-1944 thì quân đoàn 32 lục quân với 3 sư đoàn và 1 lữ đoàn được chuyển ra đây. Lúc ấy, Bộ tổng tham mưu Nhật đã đánh giá rằng Mĩ sẽ tiến quân đổ bộ lên nước Nhật một ngày không xa.Trung tướng tư lệnh quân đoàn Mitsura Ushijima nắm trong tay sư đoàn 9, sư đoàn 24 từ Mãn Châu kéo về với 14.000 quân và sư đoàn 62 với 12.000 quân, nhiều năm thiện chiến ở chiến trường Trung Quốc và Lữ đoàn hỗn hợp 44 (5.000 quân). Nhưng cuối năm thì sư đoàn 9 bị điều đi Đài Loan, làm cho lực lượng của quân đoàn bị giảm sút.Ngoài ra, còn có một trung đoàn chiến xa với 14 xe tăng hạng trung và 13 xe tăng hạng nhẹ.Về súng nặng thì có nhiều loại đại bác của lục quân, cộng với súng cối phòng duyên 320 li bắn những viên đạn nặng 300kg.Ngoài ra, còn có 20.000 hải quân và lính thợ đóng tàu do một Đô đốc hải quân chỉ huy.Tướng Ushijima cho rằng Mĩ sẽ đổ bộ lên bờ biển phía Tây ở vùng bãi biển rộng Hagushi. Do đó, ông ta chủ trương không đánh Mĩ ngay tại bờ biển rộng Hagushi. Do đó, ông ta chủ Trong không đánh Mĩ ngay tại bờ biển, mà tập trung quân ở phía Nam đảo, quanh thành phố Naha thủ phủ của đảo và vùng phụ cận.Đặc biệt, ông còn cho thành lập những tiểu đoàn cảm tử và lục lượng dân vệ với quân số 20.000 người, trong đó có hàng nghìn học sinh trung học và 600 sinh viên. 750 học sinh và sinh viên tình nguyện đăng kí vào các tổ chức du kích đánh phá hậu phương địch.Chế ngự thành phố Naha và thành phố Shuri ở gần đó là dãy núi Shuri.Đây là phòng tuyến chính của Nhật. Nhũng hang động, hào sâu, đường ngầm nối liền các ổ kháng cự. Hai sư đoàn mạnh nhất giữ phòng tuyến này. Lữ đoàn hỗn hợp 44 trú đóng ở cực Nam đảo cùng với một lực lượng trong đương 1 sư đoàn. Ở phía Bắc đảo thì có 2 tiểu đoàn phòng giữ. Đến tháng 3-1945, sự bố phòng kể như xong, tướng Ushijima đã có hơn 100.000 binh lính trong tay.Như tướng Ushijima ước đoán, kế hoạch hành quân của Mĩ là sẽ đổ quân lên bãi biển Hagushi. Chiến dịch mang tên là "Iceberg" là một chiến dịch hỗn hợp hải-lục, đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của đô đốc Spruance. Đại tướng Simon Bolivar Buckner Jr. sẽ chỉ huy quân sĩ khi lên bờ. Tập đoàn quân số 10 của ông gồm 3 sư đoàn bộ binh thiện chiến và 3 sư đoàn thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ.Hải quân nhận một nhiệm vụ nặng nề: vận chuyển 183.000 quân đổ bộ và 747.000 tấn quân nhu, quân cụ, khí tài từ các nơi đến bờ biển Okinawa. Họ sử dụng đến 430 tàu vận chuyển cất hàng ở nhiều nơi khắp Thái Bình Dương, từ Seattle (Mĩ) hoặc từ đảo Leyte (Philippines).Bắt đầu từ ngày 24-3-1945, hàng ngày hạm đội và không quân bắn phá đảo. Một tuần lễ sau, các toán biệt hải người nhái bơi vào bãi biển Hagushi, tháo gỡ các chướng ngại, phá hủy các thủy lôi. Quân Nhật được lệnh tiết kiệm đạn, không bắn phá họ. Đồng thời sự yên lặng này khiến cho quân Mĩ không phát hiện được vị trí súng.Ngày 31-3 là ngày bắn phá dữ dội nhất trong lịch sử Okinawa từ ngàn xưa: 27.226 quả đạn hải pháo "trải thảm" khắp Okinawa. Nhưng hệ thống phòng thủ của Nhật không hề hấn gì. Quân Mĩ từ các chiến hạm và máy bay quan sát không phát hiện được súng lớn của họ đặt ở đâu.Ngoài khơi lực lượng đặc nhiệm 58 (Mĩ) và 57 (Anh) gồm 1.300 hạm tàu các loại đang bố trí chuẩn bị cuộc tiến công tại bãi biển Hagushi ở phía Tây, cách Naha khoảng 20 km về phía Bắc.

Cuộc đổ bộ an toàn

Ngày D là 1-4-1945, ngày lễ Phục sinh. Từ 5 giờ sáng hải pháo trải thảm khắp nơi, nhưng tập trung nhất là vùng bờ biển. Ngoài khơi, hàng trăm tàu đổ bộ dàn hàng ngang chờ đợi. Đúng 8 giờ, tàu chạy vào bờ. Hai sư đoàn bộ binh và 2 sư đoàn thủy quân lục chiến vào bờ không gặp sự chống trả. Đến tối, 60.000 quân Mĩ đã đổ bộ chiếm đóng một vùng rộng 4,5 km và vào sâu bên trong 1,5 km. Họ chỉ bị chết 28 người (trong đó có 3 người bệnh tim) và 27 người mất tích (rơi xuống biển).Chỉ có một sự kháng cự nhỏ của dân vệ tại vùng sân bay Kadena mà thôi, ngoài ra không có một phát súng nào của Nhật. Điều này gây nên sự lo ngại lớn ở cấp lãnh đạo hành quân: con hổ chưa vồ tức là nó còn ẩn nơi nào mà mình không biết. Nó chọn giờ của nó, mồi của nó.Đơn vị nào sẽ là mồi của nó đây?Hết ngày thứ hai, sang ngày thứ ba của cuộc hành quân, quân Mĩ từ bờ Tây, tiến đến bờ Đông, cắt đảo ra làm hai phần. Họ đã chiếm được 2 trong số 5 sân bay trọng yếu trên đảo.Đến làng Shimabuku họ gặp hai người Nhật già ra đón, tự giới thiệu một người là thôn trưởng còn người kia là giáo viên. Họ cho biết 1.300 dân làng vẫn ở tại nhà mình. Sau một tuần lễ hành quân, quân Mĩ không đụng những trận lớn, chỉ bị bắn tỉa mà thôi và họ đã đến những nơi cần phải chiếm, đúng theo chương trình dự định.

Trận cuối cùng của hải quân Nhật

Sau thất bại ở Philippines, hải quân Nhật đã kiệt quệ và không khôi phục được nữa. Khi Mĩ đổ bộ lên Iwo Jima, họ cũng không thể xuất trận. Nhưng giờ đây Okinawa bị tiến công, giới lãnh đạo hải quân nhận thấy đã đến lúc phải cho hạm đội xuất kích để đánh trận cuối cùng.Chỉ cần so sánh những gì còn lại của hải quân Nhật với các hạm đội hùng hậu của Đồng minh cũng thấy rõ đây là một quyết đinh tự sát. Phó đô đốc Ryunosuke Kusaka, tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp phản đối sự hi sinh vô ích này vì muốn để dành lực lượng cho những trận đánh sắp tới ở ngay trên Đất Mẹ. Nhưng ông cũng không cưỡng lại được đa số muốn tuân theo truyền thống võ sĩ đạo.Ngày 5-4, đô đốc Soemu Toyoda, tư lệnh hạm đội Liên hợp ra lệnh cho Phó đô đốc Seiichi Ito, tư lệnh hạm đội số 2 tiến đánh hạm đội địch đang thả neo ở Okinawa.La lục lượng chiến đấu duy nhất còn lại của Hạm đội Liên hợp, nhưng hạm đội số 2 cũng chỉ có 10 chiến hạm, gồm chiếc siêu thiết giáp hạm Yamato, tuần dương hạm nhẹ Yahagi và 8 khu trục hạm. Tất cả đang đậu tại căn cứ trong biển Nội Hải. Nhận được lệnh trên, phó đô đốc Ito liền thông báo cho các cấp chỉ huy dưới quyền, đồng thời cho mở tiệc giã từ trên các chiến hạm của ông ngay tối hôm ấy. Đây là những giây phút vui vẻ cuối cùng trước khi đi vào cõi chết. Không ai nói ra, nhưng mọi người đều biết đây là một cuộc xuất trận "tự sát" để bảo tồn danh dự hải quân Hoàng gia, theo truyền thống võ sĩ đạo. Vì vậy trên các chiến hạm, không khí cởi mở hơn, kỉ luật nới rộng hơn.Trên tuần dương hạm nhẹ Yahagi, đại tá hạm trưởng Tameichi Hara cùng chuẩn đô đốc Keizo Komura, chỉ huy đội tàu đột kích số 2 của hạm đội, nhảy lên bàn của phòng ăn sĩ quan hát bài "Dokino Sakura" (Hoa Anh đào). Cuộc vui kéo đến hơn nửa đêm.Trưa hôm sau, trên chiếc kì hạm - siêu thiết giáp hạm Yamato, Tư lệnh hạm đội số 2, phó đô đốc Ito chiêu đãi phó đô đốc Ryunosuke Kusaka, tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp, người mới đến để trực tiếp giải thích sứ mệnh của hạm đội số 2 trong cuộc hành quân này.Phó đô đốc Ito hỏi: - Nếu bị chặn đánh trên đường đi trước khi đến Okinawa, chúng tôi phải làm gì? Phó đô đốc tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp trả lòi:- Ngài toàn quyền định liệu.Suy nghĩ giây phút, Ito nói:- Tôi thấy, tôi hiểu. Xin Ngài đừng lo nghĩ gì cho tôi.Tính tôi bình thản, tôi không có gì để luyến tiếc và sẽ từ giã cõi trần một cách thanh thản nhẹ nhàng.Lúc 3 giờ chiều ngày 6-4, hạm đội nhổ neo rời căn cứ ra đi chiến đấu. Chiếc Yahagi dẫn đầu, tiếp đó là 4 khu trục hạm. Theo sau là chiếc Yamato và 4 khu trục hạm nữa. Trên một chiếc thủy phi cơ, phó đô đốc Kusaka bay theo đoàn tàu một thặng dài rồi mới quay trở lại.Để chia lửa với hạm đội số 2, chiều hôm đó Bộ tư lệnh hải quân Nhật đã sử dụng 341 máy bay ném bom và phóng ngư lôi, 355 máy bay Thần phong tiến hành 10 đợt oanh kích trong suốt 4 giờ đồng hồ vào hạm đội địch ở Okinawa. Cho đến tối, 3 khu trục hạm, 1 tàu đổ bộ LST và 2 tàu chở quân nhu, đạn dược của Mĩ đã bị đánh đắm, 10 hạm tàu khác bị thương nặng. Chiến công này lập tức được báo cho phó đô đốc Ito đang hành quân trên thiết giáp hạm Yamato cùng hạm đội của ông, nhưng bằng những số liệu lạc quan hơn sự thật: 30 hạm tàu địch bị chìm, 20 chiếc khác bốc cháy. Buổi tối, toàn bộ thủy thủ đoàn của tuần dương hạm Yahagi tập hợp trên boong để nghe hạm trưởng Hara đọc thông điệp cuối cùng của đô đốc Toyoda, kêu gọi họ chiến đấu đến cùng trong chiến dịch này. Ông vừa đọc xong thì nổi lên hàng loạt tiếng hô "Banzai! Banzai!" kéo dài cả 5 phút.Không biết nghĩ sao, ông ta còn đứng lại một lúc chứ không về phòng chỉ huy. Sau đó Hạm trưởng phát biểu:"Nhiệm vụ hôm nay là một nhiệm vụ "tự sát", nhưng tôi muốn nói cho các anh rõ: tự sát không phải là mục đích cuối cùng của cuộc hành quân này. Mục đích là chiến thắng.Các anh không phải là những con cừu mà người ta xua lên bàn mổ. Nếu chẳng may chiến hạm bị chìm, đừng lưỡng lự hãy tự cứu sống để rồi còn cống hiến cho các trận chiến khác. Tôi ra lệnh: các anh phải sống".Sau đó, một thiếu úy hải quân xin được hỏi: "Tại sao ở học viện Hải quân, người ta bảo là phải chết theo tàu?"Hara đáp :- Thời phong kiến xa xưa, cái sống rất rẻ, sinh mạng con người không ra gì hết. Hiện nay chúng ta đang sống ở thế kỉ 20"."Giáo điều Bushido (nói về nguyên tắc sống của một võ sĩ đạo) đã nói"Ta phải sống thế nào, để luôn luôn sẵn sàng chết". Ta phải hiểu theo nghĩa của thế kỉ 20 này. Chúng ta sống để chiến thắng. Thua keo này, bày keo khác, chứ không phải thua là tự sát"Vì đây là một quan niệm rất mới đối với quân nhân Nhật nên mọi người yên lặng. Nhiều người không đồng tình hẳn.Lúc 20 giờ, hạm đội rời eo biển Bongo ra Thái Bình Dương, di chuyển dọc theo bờ đảo Kyushu xuôi về Nam với tốc độ 20 hải lý/giờ. Sáng ngày 7-4 họ đến vùng biển rộng và sắp xếp đội hình hành quân. Chiếc Yamato ở giữa, xung quanh là các tàu chiến khác, tựa như một vòng tròn bảo vệ. Lúc 11 giờ 30, đoàn tàu đã bị một thủy phi cơ trinh sát Mĩ phát hiện. Đô đốc Spruance, Tư lệnh hạm đội thứ 5 Hoa Kỳ ra lệnh cho Phó đô đốc Mitscher, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 58 hãy để cho Nhật tiến xa hơn về phía Nam, để tiêu diệt gọn không ai trở về được. Nhưng phó đô đốc Mitscher đang có một vấn đề khó giải quyết. Số là khi trận chiến ở biển Philippines xảy ra, thì các phi công báo về rằng chính họ là những người đã tiêu diệt chiếc Musashi (tàu chị em của Yamato).Còn cánh hải quân và tàu ngầm cho rằng chính họ đánh ngư lôi chìm tàu nọ. Họ đồng thanh cho rằng bom của không quân không cách gì làm chìm một chiến hạm như thế. Vì vậy Mitscher xin được lệnh cho không quân đánh lần này, và kết quả kì này sẽ là tiêu chuẩn để xác định hay phủ định thành quả của không quân kì trước. Quá 12 giờ trưa, trên chiếc Yahagi, chuẩn đô đốc Komura là người đầu tiên phát hiện phi cơ địch. Khoảng 40 chiếc oanh tạc cơ của đợt tấn công đầu tiên chúi mũi xuống đoàn tàu. Súng phòng không bắn lên như mưa nhưng phi công Hoa Kỳ vẫn xuyên qua được lưới lửa. Hai trái bom rơi xuống gần cột buồm chính và một trái ngư lôi trúng vào cạnh sườn chiếc Yamato. Trên boong tàu, tay chân, ruột gan văng tung tóe, cả một cái đầu người văng lên cao rơi xuống trúng một pháo thủ phòng không, khiến anh ta ngất đi.Tàu Yamato chỉ còn chạy được với tốc độ 18 hải lí một giờ nhưng hạm trưởng, chuẩn đô đốc Kosaku Ariga vẫn hướng dẫn tàu tiến tới. Chiếc Yahagi cũng bị trúng nhiều bom và ngư lôi. Đợt tấn công thứ hai của địch lại đánh cháy khu trục hạm Isokaze đang chạy tới tiếp cứu cho chiếc Yahagi. Lúc 13 giờ 35, thêm một đợt tấn công với 150 máy bay. Yamato né tránh tài tình nhưng vẫn bị trúng thêm hai trái ngư lôi nữa.Nước tràn Vào tàu nghiêng bên trái.Lúc ấy máy bay oanh tạc bổ nhào lại thả thêm 7,8 trái bom rơi trúng boong giữa, tàu nghiêng 15 độ. Một nửa trong tổng số 150 pháo phòng không và súng máy phòng không trên tàu đã bị phá hủy.Sĩ quan phụ trách hầm tàu điện thoại lên đài chỉ huy báo: "Nước vào tàu ở mức độ tối đa. Chúng tôi phải cho nước vào để lấy lại thăng bằng cho tàu. Vì vậy, một buồng máy sẽ ngưng hoạt động". Điều này có nghĩa là tàu chỉ còn chạy được với tốc độ 9 hải lý/giờ.Đúng 14 giờ, chiếc Yamato bị trúng quả ngư lôi thứ 8.Điện thoại vang lên: "Vài phút nữa, buồng lái bằng thủy lực sẽ ngập, sẽ không còn điều khiển tàu được nữa".Chuẩn đô đốc Ariga ra lệnh:"Cho tàu hướng về phía Bắc".Ngươi Mĩ trên máy bay nhìn xuống, thấy Yamato quay vòng 180 độ, hướng mũi về nước Nhật tưởng là nó bỏ chạy. Họ phóng thêm 3 ngư lôi vào con mồi đã tử thương. Họ đâu có biết là theo quy ước võ sĩ đạo, người chết quay đầu về hướng Bắc. Và Ariga đang muốn chiếc Yamato quay về hướng Hoàng cung, bệ kiến Thiên hoàng rồi chết.Tuần dương hạm Yahagi dẫn đầu hạm đội bị trúng 13 bom và 7 ngư lôi.Hạm trưởng Hara nhìn quanh, thấy nước tràn vào khá nhiều xung quanh các tàu khác chiếc thì cháy, chiếc thì nghiêng. Đúng 14 giờ 05 tàu chìm.Khi chuẩn đô đốc Komura trồi được lên mặt nước, xung quanh ông ta lõm bõm nhiều người bơi, mặt ai cũng đen vì dầu nhớt.Cách nơi ông khoảng 6 hải lí, chiếc Yamato vẫn di chuyển nhưng máy bay Mĩ như bầy ong vỡ tổ bâu quanh, mặc cho một lưới lửa từ tàu tung lên. Đúng 14 giờ 15, quả ngư lôi thứ 12 trúng vào chiếc Yamato, tàu nghiêng 30 độ. Hạm phó Nomura báo cáo chuẩn đô đốc, hạm trưởng Ariga: "Thưa Hạm trưởng, giây phút cuối cùng sắp đến". Ariga liên lạc với phòng chỉ huy qua ống nói: "Thưa đô đốc Tư lệnh, xin Ngài rời tàu với thủy thủ đoàn, tôi ở lại với tàu".Đoạn quay qua Hạm phó, ông ta nói: - "Hạm phó Nomura, ông hãy rời tàu. Đây là lệnh".Ông ta ra lệnh cho một hạ sĩ quan buồng lái, lấy dây cột ông ta vào trụ hải bàn.Người này buộc ông ta xong thì lấy dây buộc bản thân anh ta cạnh đó. Hạm trưởng quát:- "Đồ ngu, chúng mày còn trẻ phải sống cho nước Nhật tương lai".Phó đô đốc Ito từ giã Ban tham mưu, mở cửa phòng mình vào trong ấy chờ chết.Lúc 14 giờ 30, Yamato nghiêng hẳn một bên giống như con cá voi bị tử thương nhìn lên bờ. Lệnh rời tàu được ban ra. Tàu từ từ chìm xuống cùng với một tiếng nổ long trời làm rung mặt biển. Đó là kho đạn hải pháo trong tàu nổ tan dưới biển. Trong số thủy thủ đoàn 3.332 người của chiếc kỳ hạm Yamato, chỉ có 269 người sống sót.Điều trớ trêu của lịch sử là đại tá Jiro Nomura, người đã ra lệnh phóng lên không chiếc máy bay trinh sát đầu tiên bay về Trân Châu cảng, mở màn chiến tranh Thái Bình Dương thì nay lại chính ông ta tham dự và sống sót qua cuộc tự sát của hạm đội Nhật. Sau này khi được các phóng viên Mĩ phỏng vấn (năm 1951), ông ta trả lời vỏn vẹn bằng tiếng Anh: "I have had enough" (quá đủ đối với tôi).Trên mặt biển đầy rẫy những ván, gỗ trôi nổi, dầu loang khắp nơi và đầu người bơi lội, đột nhiên nổi lên tiếng hát đồng ca một bài ca quen thuộc của hải quân Nhật:"Nếu tôi rời xa biển cả,sẽ trở về như xác chết nổi trôi,Nếu nhiệm vụ gọi tôi lên núi,Đồng cỏ xanh sẽ là áo khoác thân tôi.Vì đã nguyền hiến thân phục vụ Thiên hoàng,Tôi sẽ không chết bình yên giữa thê nhi êm ấm" .Thỉnh thoảng, xen vào âm thanh bi tráng này là những tiếng la to"Tenno Heika Banzai" (Thiên hoàng vạn tuế), chúng tỏ một người nào đó kiệt lực, đành bỏ dở nửa chừng bài hợp xướng và xuôi tay vĩnh viễn.Tối 8-4 hạm đội số 2 trở về căn cứ chỉ còn 4 khu trục hạm Suzuki, Fuyuzuki, Yuki Kaze và Hatsushimo; trên boong chiếc nào cũng đầy người được vót từ biển lên.Như vậy, hạm đội số 2 cũng như Hạm đội Liên hợp Nhật coi như bị xóa tên. Để làm được điều đó, quân Mĩ chỉ tấn công trong 3 giờ, mất 12 phi công và 10 máy bay bị Nhật bắn rơi.chuyện về kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại trong trận đụng độ không - hải cuối cùng của cuộc chiến Thái Bình Dương thật là đơn giản, nhưng đã gây sủng sốt cho các nhà thống kê. Với việc siêu thiết giáp hạm Yamato bị đánh chìm, hải quân Hoàng gia Nhật cũng chìm theo.Và nước Nhật đang bước vào giai đoạn hoàng hôn của chiến tranh.

Kịch chiến tại phòng tuyến Shuri

Sau một tuần vừa hành quân vừa chiếm đóng các vị trí xung yếu mà vẫn không gặp địch, 2 sư đoàn bộ binh Mỹ được lệnh chia làm 2 cánh tiến xuống phía Nam, đến chân dãy núi Shuri. Nơi đây, đảo rộng đến 6 km, có nhiều dãy núi đá vôi đầy hang động, hẻm sâu và hẹp.Chiều ngày 8-4, trong lúc cánh phía Tây leo lên dải núi một cách chậm chạp thì cánh phía Đông gặp sự chống cự mạnh không tiến thêm được.Biết rằng đã đụng phải phòng tuyến Nhật, tướng Buckner cho tạm lui quân, sắp xếp lại đội hình và chuẩn bị tấn công.Sáng ngày 9, quân Mĩ bắt đầu tiến công. Nhưng hết đợt này đến đợt khác, họ bị hỏa lực mãnh liệt của địch xua xuống. Và hai ngày kế tiếp là những đợt tiến công đẫm máu, gây nên những tổn thất lớn trong hàng ngũ quân Mỹ nhưng Mĩ vẫn không chiếm được phòng tuyến Nhật.Quân Mĩ buộc phải quay về củng cố trận địa của mình. Nhận thấy quân địch đã bị đẩy lùi một số cấp chỉ huy Nhật muốn phản công tiêu diệt chúng.Trung tá Masaru Yoshida, trung đoàn trưởng trung đoàn 22 Nhật tự động cho lệnh xuất quân đêm 12. Đêm ấy, 6 tiểu đoàn quân Nhật luồn lách qua vùng bỏ trống, đào công sự kín ẩn, đợi sáng Mĩ hành quân đến vùng này sẽ "độn thổ" xáp lá cà. Nhưng trong lúc di chuyển ban đêm, họ đạp vào mìn báo động NGF, cháy sáng khắp khu.Pháo binh Mĩ bắn tới; lệnh trên truyền đến các cấp chỉ huy cho rút lui.Khi một viên tiểu đoàn Trưởng ra lệnh "rút lui", quân Nhật đứng tần ngần, dường như họ không hiểu mệnh lệnh ấy. Từ xưa đến nay, quân Nhật không bao giờ sử dụng từ ngữ trên.Tiểu đoàn trưởng la lên: "Đồ ngu, theo tôi, đằng sau tiến!" Thế là binh lính theo ông quay trở lại.Trong lúc giao tranh ác liệt bắt đầu tại phòng tuyến Shuri, Bộ tư lệnh tối cao Nhật quyết định mở cuộc tấn công mới vào hạm đội địch ở ngoài khơi Okinawa.7 giờ 30 sáng 13-4, khi các loa phóng thanh của quân đội Mĩ đồng loạt báo tin Tổng thống Roosevelt đã từ trần chiều hôm qua thì cũng là lúc 185 máy bay Thần phong, được sự hỗ trợ của 150 chiến đấu cơ Zéro, 45 phi cơ phóng ngư lôi của Nhật đánh vào hải quân Mĩ ở ngoài khơi Okinawa. Lần đầu tiên quân Nhật sử dụng một vũ khí mới, đó là bom bay OKA (Hoa Anh đào nở) (1). 8 chiếc oanh tạc cơ mang bom bay này cùng tham gia tiến công, gây nỗi kinh hoàng trên các tàu Mĩ. Một bom bay rơi trong khu trục hạm Abele đã bị thương vì một máy bay Thần Phong đánh trúng. Chiến hạm này nổ tung, bị cắt làm hai và chìm. Một trái khác đánh nổ tung khu trục hạm Stanly.Trong lúc đó, các "Thần phong" đánh chìm tàu LTS 33, đánh hư nặng một thiết giáp hạm, 3 khu trục hạm và 8 hạm tàu khác.Tối hôm ấy, loa phát thanh của Nhật kêu gọi: "Quân đội Thiên hoàng chia buồn cùng quân Mĩ về cái chết của Tổng thống Roosevelt. Cái chết của ông ấy mở màn tấn thảm kịch của Hoa Kỳ và tấn thảm kịch ấy xảy ra ở dây, ngay đối với bản thân các người. Lực lượng đặc biệt của Nhật Bản (tức "Thần phong" TG) sẽ liên tục đánh chìm tàu bè của các người. Các người sẽ làm bạn với cây cỏ của đảo này".(1) Bom bay này do máy bay mang theo và phóng đi. Mỗi quả bom bay có một cảm tử quân ngồi bên trong, điều khiển trái bom đánh trúng mục tiêu và hi sinh khi bom nổ.Sau hai tuần lễ giao tranh, quân đoàn 32 Nhật thiệt hại 7.000 người, nhưng phòng tuyến dãy đồi Shuri vẫn được giữ vững.Trong thời gian đó, thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tiến dễ dàng lên phía Bắc đảo, nơi chỉ có 2 tiểu đoàn Nhật trú phòng. Nhưng khi đến bán đảo Motobu, họ phải chiến đấu trong 3 ngày, bị thiệt hại nặng nề mới chiếm được đỉnh núi Yaetake cao 400m, hoàn tất chiến cuộc ở Bắc đảo vào ngày 16-4.Vài hải lí bên ngoài bán đảo Motobu là hòn đảo Ie Shima dài 7 km, rộng độ 1 km, trên đó có một sân bay.Sư đoàn 77 bộ binh Hoa Kỳ đổ bộ lên đây gặp sự kháng cự mãnh hệt, nên mãi 3 ngày sau mới làm chủ được đảo.Giờ đây quân Mĩ đã tập trung lục lượng của 5 sư đoàn sẵn sàng tiến công vào phòng tuyến Shuri, nơi có 65.000 quân Nhật trú phòng.Trung tướng John, tư lệnh quân đoàn 24 dự đoán cuộc chiến sẽ ác hệt và quân Mĩ sẽ phải tiến từng bước một. Nghĩa là cuộc chiến sẽ phải dài lâu.5 giờ 40 phút sáng 20-4-1945, hải phán từ tàu bắn dồn dập, tập trung vào một diện tích 7km2 trước mặt quân Mĩ. Sau đó, 324 khẩu đại bác của 27 tiểu đoàn pháo binh nhả đạn vào phòng tuyến Nhật rồi dần dần nhích sâu về phía sau 100m. Trong giai đoạn pháo chuẩn bị này, quân Mĩ bắn tổng cộng 19.000 đạn trái phá, một kỉ lục ít thấy ở Thái Bình Dương. Sau đó sư đoàn 7 tiến công ở mặt đông, sư đoàn 96 ở phần giữa và sư đoàn 27 tiến công vùng núi yên ngựa ở phía Tây phòng tuyến Nhật.Mặc dù bị pháo binh địch bắn phá mãnh liệt như thế, nhưng quân Nhật không thiệt hại bao nhiêu và họ tràn ra ngăn chặn bước tiến của quân Mĩ. Quân Mĩ 3 lần tấn công 3 lần bị đẩy lùi, tổn thất rất nặng. Sư đoàn 27 Mĩ mất 22 xe tăng. Trong giờ đầu của cuộc tấn công, Mĩ chết gần 800 quân. Và suốt 4 ngày chiến đấu ác liệt quân Mĩ không tiến được bao nhiêu. Nơi sân nhất chỉ 900m, một số nơi dậm chân tại chỗ. Mãi đến ngày 27-4, người Mĩ mới chiếm được dãy núi yên ngựa Maeda, nhưng triền phía Đông vẫn còn bị quân Nhật chiếm đóng. Quân Nhật thuộc sư đoàn 24 phản công. Nhiệm vụ chiếm lại đỉnh đồi được giao cho tiểu đoàn 7 bao gồm các học sinh trung học địa phương tình nguyện, do một đại úy mới 22 tuổi tên là Tsune Shimura chỉ huy. Hết đợt này đến đọt nọ, họ leo lên đồi dưới làn mưa đạn, và cuối cùng chiếm được dãy đồi Maeda. Kiểm điểm lại 600 người đi, nay chỉ còn 150 người.Về phía Tây của chiến tuyến, sư đoàn 1 thủy quân lục chiến phải lên thay quân cho sư đoàn 27 bộ binh Mĩ. Sư đoàn này bị chết 2700 người trong những ngày vừa qua, cộng thêm số bị thương và mất tích làm cho nó không còn khả năng chiến đấu nữa.Sau 1 tháng chiến đấu, ngày 1-5, một cuộc họp quan trọng được triệu tập trong hang động dưới chân lâu đài Shuri (1). Có mặt tư lệnh Ushijima và tham mưu trưởng là thiếu tướng Isamu Cho, trưởng phòng tác chiến - đại tá Hiromichi Yahara và các đơn vị trưởng từ cấp lữ đoàn trở lên (2).Trong buổi họp này, tranh cãi ngày càng gay gắt. Tướng tư lệnh với thái độ từ tốn gần như lạnh lùng quyết giữ vững lập trường "Không phản công quyết tử, kéo dài cuộc kháng cự, trường kì du kích chiến".Ông ta được đại tá trưởng phòng tác chiến ủng hộ.Còn tướng Cho và các viên tướng tư lệnh sư đoàn, tư lệnh lữ đoàn nhất quyết đòi đánh. Dường như khái niệm "tấn công" là một đặc tính thuộc về bản chất của quân phiệt Nhật.(1) Lâu đài của Phó vương Okinawa. Nơi đây, vào thế kỉ 19, Phó đô đốc Perry của Mỹ được chính quyền địa phương tiếp kiến.(2) Tướng Cho là một trong số nhũng phần tử cực đoan nhất của bọn quân phiệt Nhật. Tất cả các cuộc binh biến xảy ra trước chiến tranh đều có mặt ông ta. Khi quân Nhật bị Liên Xô đánh thua ở biên thùy Mông Cổ, ông ta không chịu tuân lệnh rút quân. Cuối cùng đi đến một thỏa hiệp. Sẽ tổng tiến công nhưng phải đợi hai ngày nữa mới có thời gian lập kế hoạch. Theo kế hoạch vạch ra, tiến công sẽ bắt đầu cùng lúc với máy bay xuất phát từ Nhật sang đánh tàu Mĩ và yểm trợ cho bộ binh. Cuộc tấn công sẽ diễn ra theo hai cánh. Cánh phía đông là 2 trung đoàn bộ binh, cánh phía tây là lữ đoàn hỗn hợp 44. Toàn bộ xe tăng và pháo binh của quân đoàn sẽ yểm trợ cho cả hai cánh quân đó. Mỗi cánh lại có một phân đội đổ bộ ở sau lưng quân Mĩ để quấy rối dịch. Còn một trung đoàn nữa sẽ băng qua dãy Maeda tiến tới những cao điểm giữa phòng tuyến Mĩ.Chiều ngày 3-5, pháo binh Nhật thi nhau nhả đạn vào hàng ngũ quân Mĩ, trong lúc các phi cơ Thần phong đâm vào các chiến hạm địch. Khu trục hạm Little phát nổ chìm ngay, tàu đổ bộ LSM nổ và 5 tàu khác bốc cháy. Vào giữa khuya, 60 máy bay Nhật đến bỏ bom quân Mĩ, trong lúc đó hai đoàn thuyền nhỏ chở quân Nhật luồn lách đổ quân sau lưng phòng tuyến Mĩ.Phân đội đổ bộ ở phòng tuyến phía dông gồm khoảng 100 người đang di chuyển trên thuyền thì bị tàu tuần Mĩ đánh và chết chìm gần hết.Phân đội đổ bộ ở bờ biển phía Tây, lên bờ ngay nơi bố phòng của Trung đoàn thủy quân lục chiến Mĩ. Vì có người hô Banzai" (Vạn tuế) quá sớm, nên chưa kịp xung phong đã bị Mĩ phát hiện, xả súng bắn.Tổng số 88 người không còn ai sống sót. Tù binh duy nhất là con bồ câu thông tin liên lạc.Lúc 4 giờ sáng, cuộc tấn công bắt đầu. Cánh quân phía Tây tiến đánh phía bên phải phòng tuyến quân Mĩ. 2000 quân thuộc lữ đoàn hỗn hợp 44 xung phong ngang qua một vùng đất trống, bị pháo binh và đạn súng cối Mĩ dập tan nát, không chiếm được mục tiêu đã định.Ở cánh phía Đông, hai trung đoàn bộ binh Nhật có xe tăng yểm trợ, thọc sâu vào phòng tuyến Mĩ. Pháo binh Mĩ bắn đạn xuyên thủng, tiêu hủy phần lớn xe tăng. Mặc dù chỉ còn 9 chiếc, Đại úy Ito và 600 quân phối thuộc xe tăng vẫn tiến được đến làng Tanabaru. Trung đoàn tiến qua dãy Maeda cũng bị chặn đánh quyết liệt không tới được mục tiêu.Đến trưa ngày 5-5, tin tức các nơi bay về chỉ huy sở cho thấy quân Nhật thảm bại mọi nơi, nên tướng Ushijima ra lệnh cho rút quân.Trong cuộc phản công này, ngươi Nhật đã tận dụng mọi khả năng của mình mà vẫn không thể thắng nổi quân đoàn 24 của tướng Hodge. Nhưng quân Mĩ cũng thiệt hại nặng nề. Ví dụ, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn bộ binh số 307 mất hơn một nửa quân số trong 8 ngày, và chỉ trong 2 ngày chết mất 8 đại đội trưởng. Tuy vậy dãy Maeda đã trở về tay người Mĩ.Cuộc phản công thất bại đã làm quân Nhật tổn thất nặng. Khoảng 60.000 quân đã bị loại khỏi vòng chiến từ đầu cuộc đổ bộ đến giờ, khiến quân Nhật không còn đủ sức giữ phòng tuyến nữa.Ngày 7-5, quân Mĩ lại đột phá phòng tuyến Nhật bằng 2 gọng kìm: quân đoàn 3 thủy quân lục chiến (gồm 2 sư đoàn) ở phía Tây và quân đoàn 24 bộ binh (3 sư đoàn) ở phía đông. Ngày hôm sau, tin Đức Quốc xã đầu hàng Đồng minh được loan báo, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của họ. Ngày 13, quân Mĩ bắt đầu tiến đánh Naha và chiếm thành phố thủ phủ này sau 10 ngày gian tranh ác liệt. Ngày 21, thành phố Shuri bị vây từ 3 phía, những nhũng trận mưa như trút nước liên tục kéo dài đã cản bước tiến quân Mĩ. Lợi dụng thời cơ này, tướng Ushijima ra lệnh bí mật rút dần từng đợt quân ra khỏi phòng tuyến Shuri. Các đơn vị còn trụ lại vẫn quyết đánh đến cùng.Đêm 26-5, bộ tư lệnh của tướng Ushijima rời khỏi hang động dưới chân lâu đài Shuri.Như vậy, mặc dù quân Nhật trong thành phố Shuri còn kháng cự thêm gần 1 tuần, và ở sân bay Naha thêm 2 tuần nữa, phòng tuyến Shuri của Nhật đã sụp đổ.

Chiến công của các Thần phong

Ngày 25 tháng 5, hợp đồng tác chiến với cuộc rút quân ở Shuri là đợt tiến công"Thần phong" lần thứ 7 ở Okinawa. Nếu "Thần phong" đã được áp dụng ở một vài nơi trước đây, thì trong trận chiến Okinawa nó được đưa lên hàng "quốc sách", và là một thành phần hữu cơ của chiến lược, chiến thuật Nhật Bản ở đây.Ngày 25-5-1945, suốt 12 giờ liền, 176 Thần phong chia làm nhiều đợt từ Nhật đến biển Okinawa, lao mình xuống hạm đội Mĩ. Một số bị bắn, nổ tung trên trời, một số rơi xuống biển. Nhưng có những chiếc rơi đúng mục tiêu. Khu trục hạm Bates bị hai chiếc rơi trúng, nổ tung và chìm ngay. Tàu đổ bộ LSM 135 chìm; 4 chiến hạm khác bị cháy, hư hại nặng. Phó đô đốc C.R.Brown có mặt tại hạm đội Mỹ ở Okinawa viết như sau:"Thật là một cảnh tượng lạ kì, khi đứng trên tàu ta nhìn thấy một chiếc máy bay lao thẳng vào ta. Có những pháo thủ gan dạ, đầy kinh nghiệm, nhưng khi thấy một "Thần phong" lao vào tàu mình, tự nhiên miệng há hốc ra, tay quên xiết cò. Tựa như là anh ta bị lôi cuốn bởi trò chơi quái ác đó. Thực tình mà nói, người đứng trên tàu, mục tiêu của Thần phong, lúc ấy không còn nghĩ đến mình nữa mà lại nghĩ và lo cho anh chàng kia (tức là viên phi công Thần phong - T.G)".Cùng ngày hôm ấy, 5 chiếc máy bay hai động cơ từ Nhật bay đến, xuyên qua hệ thống phòng không, len lỏi vào không phận sân bay Youtan ở giữa đảo, 4 chiếc bị bắn rơi, một chiếc từ từ hạ cánh xuống đường băng. Máy bay vừa dừng lại thì cảm tử quân Nhật ùa ra chạy đến các bãi đậu máy bay, các bồn chứa của Mĩ. Họ dùng bộc phá, lựu đạn, tiểu liên phá hủy 7 máy bay Mĩ, làm hư hại 26 chiếc khác và làm cháy 2 bồn chứa 70.000 gallon xăng máy bay.Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ hoạt động gắt gao, phối hợp với mạng lưới phòng không dày đặc của hạm đội đã bắn rơi gần 90% số máy bay "Thần phong" trước khi chúng kéo đầu xuống mục tiêu. Tuy vậy, do tính chất quyết định của trận đánh ở Okinawa, Nhật Bản đã tung vào đây phần lớn lực lượng đặc biệt đó của họ. Bởi thế, mặc dù tỉ lệ thành công thấp, lực lượng Thần phong Nhật với sự trợ giúp của một số oanh tạc cơ và chiến đấu cơ khác đã đánh thiệt hại nặng hạm đội Đồng minh ở dây. Sau hai tháng rưỡi kể từ ngày 6-4 diễn ra cuộc tấn công "Thần phong" đầu tiên trên vùng biển Okinawa cho đến khi chiến sự kết thúc ở đây, 30 hạm tàu các loại của Hoa Kỳ bị đánh đắm (trong đó lớn nhất là 12 chiếc khu trục hạm), 223 hạm tàu khác bị trọng thương (trong đó có 19 thiết giáp hạm, 8 tàu sân bay nặng (3 chiếc của Anh), 2 tàu sân bay nhẹ, 3 tàu sân bay hộ tống)Trong số các tàu sân bay bị thương nặng hất có các chiếc Franklin và Bunker-hill của Mĩ, các chiếc Victorious và Indefatigable của Anh. Số binh lính và sĩ quan hải quân Đồng minh tử trận ở đây đã lên tới 4.907 người và 4.824 người khác bị thương. Số tổn thất nhân mạng của hải quân Mĩ (không kể thủy quân lục chiến) ở Okinawa chiếm 1/7 tổng số thiệt hại từ đầu chiến tranh đến lúc đó. Do bị tổn thất nặng nề, hạm đội thứ 5 của Đô đốc Spruance buộc phải rời khỏi chiến trường để hạm đội 3 của đô đốc Halsey đến thay thế.Để đạt được thành quả trên, Nhật Bản đã mất 4.000 máy bay các loại (đa số là các "Thần phong") cùng với số phi công tương đương.Chiến công trên tuy lớn, nhưng không đủ để xoay chuyển tình thế ở Okinawa cũng như toàn bộ cuộc chiến tranh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro