GẶP GỠ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Vậy là kì thi giữa học kì I cũng đã kết thúc, cả đám học sinh trường THPT Nguyễn Du cuối cùng cũng có thể thở phào nhẹ nhõm, vui như được mùa. Chúng tung tăng phấn khởi sắp xếp lịch trình tập luyện dày đặc sau thi để tập trung toàn tâm toàn lực vào các tiết mục văn nghệ Chào đón ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 do nhà trường tổ chức. Nếu đó đơn giản chỉ là một hoạt động giải trí bình thường vào các dịp lễ thì cũng chả ai quan tâm vi CLB Ca hát-Nghệ thuật của trường đã đảm nhận gần hết còn lại các lớp chỉ cần lên biểu diễn cho có lệ thôi, thích màu mè thì có thể nhảy hiện đại hoặc múa dân gian, đơn giản hơn thì là hát đơn ca hoặc là song ca được đảm nhận bởi các "danh ca hoạ mi" của mỗi lớp. Nhưng đa số các lớp chọn hát về thầy cô vì nó vừa dễ vừa không tốn sức, số còn lại thì chọn nhảy hiện đại, đặc sắc hơn nữa thì diễn kịch. Nhưng năm nay thì lại khác, để kỉ niệm Bảy mươi năm thành lập trường cũng như tôn vinh các chị bộ giáo viên mà trường THPT Nguyễn Du đã lên một bảng kế hoạch đồ sộ, hoành tráng dành cho học sinh và giáo viên của trường. Tính từ ngày Khai giảng 5/9 đến Ngày nhà giáo 20/11, một loạt các hoạt động với quy mô lớn đã được diễn ra một cách cực kì thành công với sự ủng hộ của hơn một nghìn hai trăm học sinh và các bậc phụ huynh.

Chính vì hoạt động ngoại khoá nhiều vô kể nên đôi lúc lại sinh ra nhiều chuyện dở khóc dở cười của CLB Truyền thông. Vì kế hoạch nhiều như sớ nên việc chạy deadline của các thành viên trong CLB cũng trở nên vô cùng khổ sở. Từ việc viết kịch bản, lên ý tưởng quảng bá sự kiện, quay video phỏng vấn học sinh và thầy cô trong trường cho tới làm MC, thiết kế sân khấu, chuẩn bị khâu tổ chức sự kiện, tất cả đều đổ lên vai và một tay CLB Truyền thông của trường làm hết không sót thứ gì.

Ròng rã ba tháng làm việc và ôn thi mệt nghỉ của các thành viên trong CLB cuối cùng cũng kết thúc một cách êm đẹp, mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng mọi người vẫn luôn tươi cười và niềm nở vì được cống hiến hết mình cho trường. Và để cổ vũ cho tinh thần đoàn kết của mọi người mà Chủ tịch gen 3 của CLB Truyền thông đã tổ chức một bữa tiệc nhỏ tại nhà dành cho các thành viên của mình.

Đó là một buổi tối muộn tháng Mười một, trời đầy sao.

Tôi cùng mọi người đi tới căn nhà thân quen của chị Diệp Anh-Chủ tịch gen 3 của CLB Truyền thông trường tôi. Cả đám gần như đã quen mắt với căn nhà tuy hơi nhỏ nhưng đầy ấm cúng ấy, nhưng hôm nay lại thật khác lạ, chúng tôi trợn tròn mắt nhìn nhau, hỏi xem liệu đây có phải là nhà của chị Diệp Anh không vì nó đã khác rất nhiều so với hồi trước khi cả bọn đến đây làm project dành cho ngày thi Tuyển sinh lớp 10 năm ngoái, khi ấy nhà của chị Diệp Anh nhỏ lắm, nhưng lại ấm cúng vô cùng, mùa hè nhưng lại chẳng sợ nóng, mùa đông lại chẳng sợ lạnh. Vậy mà mới chỉ vài tháng không tới thăm nhà chị, giờ căn nhà ấy đã trông khác đi nhiều rồi, không còn là nhà cấp 4 mái bằng nữa mà thay vào đó là căn nhà lầu ba tầng đầy đủ tiện nghi, đúng hơn thì nó trông giống một nhà hàng nhỏ xinh nằm trong ngõ. Tôi tự hỏi, đã bao lâu rồi tôi chưa tới thăm nhà chị Diệp Anh?

Cả đám đứng tồng ngông trước cánh cửa gỗ màu đen tuyền tuyệt đẹp, bên trên còn gắn một chiếc biển được mạ vàng nho nhỏ có khắc số 25.

"Chắc là nó rồi đó chúng mày. Bà Diệp Anh bảo nhà bả là số 25/3 đường Trần Thánh Tông nằm trong ngõ mà. Chắc là nhà bả rồi, để tao gọi lại xem." Thảo lên tiếng nói với chúng tôi bằng giọng chắc nịch, nhưng tay và mắt vẫn khoá chặt lấy điện thoại, ấn ấn nhiều đường có vẻ hơi mất kiên nhẫn.

Chúng tôi quay ra nhìn nhau thở dài, đinh ninh trong lòng rằng đây chính là nhà của chị Chủ tịch CLB, nhưng cũng có vài đứa lí nhí nói với nhau rằng có thể đây không phải là nhà của Diệp Anh. Tôi thì không có tò mò như thế đâu, tôi chỉ đang hơi bồn chồn trong bụng, nghi ngại về việc bị hàng xóm xung quanh người ta đánh giá vì có hơn chục đứa loắt choắt đứng trước cửa nhà cứ rì rà rì rầm gây mất trật tự nơi công cộng thôi. Tôi liếc mắt qua bên Thảo, con bé vẫn đứng với tư thế thẳng tưng như tượng, nét mặt vẫn bình thản đưa mắt nhìn xung quanh rồi đưa ngón tay ấn lại vào thư mục gần đây của Danh bạ điện thoại. "Diệp Anh chuche-Đang đổ chuông."

Chắc vì đợi quá lâu mà có nhiều đứa than lên than xuống vì bị muỗi đốt, xong thời tiết thì lạnh cóng với bị cho leo cây các kiểu. Đặc biệt là Quang Minh, thằng nhóc kém tôi một tuổi hai tay hai túi snack đang không ngừng than vãn vì bị Diệp Anh cho leo cây, với cả việc chưa chắc đây hẳn là nhà của bả.

"Thảo ơi! Bà Diệp Anh đâu rồi, gọi được chưa thế! Lâu quá, bé lạnh sắp chết rồi!" Minh ngồi thụp xuống, hai tay chống cằm nũng nịu. Cả đám chúng tôi thi nhau gật đầu đồng ý. Ai lại để khách tới chơi đứng dưới cái thời tiết mười một mười hai độ này chứ.

"Đừng bảo là bả có hẹn với bạn trai xong quên luôn cả đám nhá. HaHa!" Quân táo bạo hơn khi chọc cười mà chả có đứa nào cười.
Phương Thảo vẫn rất điềm tĩnh, chỉ là ngón tay con bé luôn liên tục hoạt động trên màn hình điện thoại. Được một lúc, chắc là con bé hết chịu nổi rồi liền hét lớn:

"DIỆP ANH ƠI!!!!!!!!!"

Cả đám đang rì rào thì liền bị tiếng hét thất thanh của Thảo doạ cho hồn siêu phách lạc. Nhưng cũng chính giọng nói ấy đã giúp cả nhóm thoát khỏi cảnh đứng trông chồng.

"Ơi! Ra ngay đây!" Diệp Anh đáp lớn, chạy một mạch từ bên trong ra với bộ đồ ngủ không thể nào tối gian hơn cùng với chiếc khăn màu tím oải hương to đùng cuộn trên đầu đang tiến sát tới mở cửa cho bọn tôi.

"Má đang tắm luôn á!" Con bé đứng sau tôi lên tiếng trách móc, môi hơi nhếch lên khi được chứng kiến bộ dạng đời thường của Diệp Anh.

Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng chủ nhà cũng chịu ra mở cửa, chứ đợi thêm lúc nữa chắc chân đứa nào đứa nấy cũng bị muỗi làm thịt quá. Cánh cửa vừa dạng mở, cả đám liền ùa vào bên trong, nhiệt độ phòng được giữ vừa đủ ấm với người bên ngoài, không quá nóng với người bên trong. Cả bọn liền ngỡ ngàng ngơ ngác, mắt chứ A mồm chữ O khi nhìn thấy toàn bộ cảnh trong nhà, đây đúng thật là một nhà hàng kiểu Mỹ theo phong cách hiện đại, sang trọng nhưng cũng không kém phần thanh lịch. Tôi khá là bất ngờ trước cách bày trí từng món đồ ở đây, được biệt, đây là nhà hàng của anh trai chị Diệp mở lên và làm theo phong cách Âu Mỹ, về nước sau mười năm lập nghiệp bên trời Tây cuối cùng thì anh Mạnh cũng mở được một nhà hàng theo ý của mình, tiện thể anh cũng xây lại nhà cho hai bác và chị Diệp.

Không lề mề nữa, cả đám bọn tôi liền châu đầu vào bếp để nấu nướng rồi quây quần lại với nhau bàn tán về nhiều đề tài. Ai nấy cũng đều cười mãn nguyện với bữa tiệc nhỏ nhưng đầy ấm cúng lần này.

22h30'

Hai tiếng sau khi chúng tôi tới cũng là lúc tiệc tàn. Dọn dẹp qua một lượt xong xuôi rồi mọi người cũng dần chia nhau ra để về nhà, cũng đá quá giờ giới nghiêm nên tôi cũng chẳng thể nán lại lâu, nhưng vì mai là chủ nhật nên Thảo, Nhi, Minh và Diệp Anh đã níu kéo tôi ở lại chơi nốt ván bài Uno với mọi người. Tính ra, trong số chúng tôi thì Diệp Anh lớn tuổi nhất, chị năm nay học Mười hai và đang ráo riết học tập để chuẩn bị cho ngày trọng đại cuối năm, rồi đến tôi và Thảo bằng tuổi nhưng học khác lớp và cuối cùng là Minh và Nhi là tân học sinh THPT Nguyễn Du. Chúng tôi chơi Uno đến hơn mười một giờ, vì không muốn bị bố mẹ dục về sớm cũng một phần do trời trở lạnh nên chúng tôi phải khăn gói tức tốc về nhanh. Vì nhà khá xa nên Thảo, Nhi và Minh phải về luôn nên không nán lại thêm nữa, còn tôi thì do nhà ngay gần đây chỉ cách nhà chị Diệp Anh hai con ngõ nên khá là thoải mái thời gian mà thong thả đạp xe về nhà. Tôi chào chị, rồi nhấc xe đạp lên, đạp cái vèo ra ngoài đường lớn, qua Sở cảnh sát Tỉnh thêm một con đường lớn nữa là về tới nhà. Nhà tôi cũng giống như nhà chị Diệp Anh vậy cũng nằm trong ngách của một con ngõ lớn không quá sâu.

Đèn đường vẫn sáng đèn như mọi ngày cùng gió trời lạnh buốt luồn qua mái tóc rồi phả vào người làm tôi hơi run lên vì lạnh. Mùa đông năm nay đúng là lạnh thật, lạnh hơn cả năm ngoái, trên Tivi người ta cũng nói rằng nhiệt độ thấp nhất trong đợt này có thể giảm còn bảy độ, đúng là lạnh tê tái làm buốt con tym của người độc thân.

Đến đầu ngõ quen thuộc, tôi thuận tay rẽ vào trong, đèn đường bên ngoài không còn theo tôi vào trong nữa mà chỉ rọi nhẹ ở rìa ngoài ngõ. Bóng tối lại bao phủ lên tôi một cách quen thuộc, chỉ có mảnh trăng non nhàn nhạt rọi lên tóc tôi, cuối ngõ là tới nhà rồi. Cả cái không gian yên tĩnh chỉ nghe thấy tiếng cót két từ xe đạp cùng tiếng gió rít bên trên bỗng bị phá bĩnh bởi những tiếng chửi. Tôi chợt rùng mình khi nghe thấy tiếng kim loại va vào nhau, tiếng chửi đầy thô tục, càng đạp xe tới cuối, giọng nói khàn khàn càng vang lên dữ dội bên tai, chẳng biết từ lúc nào mà tym tôi lại đập nhanh tới vậy, tốc độ đạp xe cũng chậm lại một cách rõ rệt.

" Mày chết đi thằng khốn. Láo với ông mày à! Ranh con tí tuổi thì lo học đi đừng có đi gây sự nha con! Con chó này!" Một loạt câu từ rõ hơn bao giờ hết chọc thẳng vào tai tôi một cách thô bạo, nỗi lòng tôi gào thét giữa trời gió lạnh. Đạp xe thêm một đoạn nữa thì ôi cha mẹ ơi, đập vào mắt tôi là ba tên đầu gấu đang chụm lại đá túi bụi vào người đang nằm dưới đất, trông đáng thương vô cùng. Phía bên kia ngõ thông ra đường lớn với ánh đèn cam quen thuộc, nhưng lại chẳng có ai phát hiện hay nghe thấy tiếng kêu cứu của cậu trai đáng thương kia. Vốn dĩ tôi đã định lơ đi và đạp xe về nhà, nhưng lòng tôi lại đang dậy sóng vì nhìn người ta bi ăn hiếp mà mình lại chẳng thể can ngăn, nhưng đang mải phân vân xem nên làm sao thì tôi đã bị những tiếng rên rỉ từ cậu trai bị hành hung ấy làm cho mất não. Không suy nghĩ gì, tôi liền buột miệng kêu to:

"CẢNH SÁT KÌAAA! CÓ ĐÁNH NHAU! CÓ ĐÁNH NHAU!"

Trong con ngõ nhỏ, tiếng chửi rủa của đám người kia cũng chỉ vừa đù nghe với những người ở gần đây, nhưng xung quanh toàn là nhà hàng mà đến giờ họ tan ca thì lấy đâu ra người giúp vào cái thời điểm gần nửa đêm thế này. Vậy là chỉ có mình tôi như xé toạc cái cảnh im lặng dưới trời đông, hô hào có đánh nhau mặc dù chả biết sẽ có ai ra giúp hay không. Tôi cũng đã từng xem nhiều bộ phim cứu người bằng cách hô to Cảnh sát tới rồi và họ vẫn bình an thoát được đám côn đồ đó thôi. Nên tôi chắc, mình cũng sẽ vậy, sẽ thành công đuổi ba tên đầu đường xó chợ này đi. Và..... tôi thành công thật, vừa nghe tôi nói lớn xong thì ba tên kia cũng nhanh chân chạy mất, không quên ngoảnh đầu lại nhìn mà chạy về phía đường lớn, đợi ba người đó đi hết, tôi liền dũng cảm chạy nhanh về phía cậu trai kia xem xét tình hình. Mặc dù có hơi tối nhưng tôi vẫn cảm nhận được toàn bộ khuôn mặt của người đó bê bết máu, hơi thở thì gấp gáp không theo nhịp, chân tay thì lạnh buốt, chạm vào cữ ngỡ mình đang ở Âm giới vậy. Lúc đó, tôi còn hoảng loạn hơn nữa khi biết cậu ta chị mặc độc một chiếc áo hoddie màu đen, mỏng dính, chẳng thể nào giữa ấm nổi cơ thể con người vào cái mùa này. Tôi thở ra khói trắng, nâng thân hình người đó lên, rồi vội cởi áo phao ra khoác vào con người ấy. Trời mẹ, tôi vừa nhận ra một điều là áo tôi không vừa với thân hình khổng lồ này, chỉ khoác tạm bên ngoài thôi, rồi sau đó tôi cũng phát hiện ra một thứ còn khiến tôi sốc hơn cả là cậu ta đang bị ốm. ỐM RẤT NẶNG. Mới vừa đây thôi, tay chân còn lạnh ngắt vậy mà giờ nhiệt độ thân thể đã tăng lên mức đáng kinh ngạc, chán cũng rất nóng. Biết có chuyện, tôi liền để cậu ta ngả vào lòng mình mặc cho máu và nước mũi trên mặt câu ta dãi hết lên áo, còn mình thì loay hoay tìm điện thoại gọi điện cho mẹ biết về hoàn cảnh của tôi bây giờ. Nhà tôi còn một đoạn nữa mới tới nơi, nên cứ gọi trước cho mẹ chuẩn bị đồ nghề là được.

Nhưng chắc do số tôi xui hay sao í, nên bị đám người kia quay lại tính sổ.

"Này? Thằng kia!"

"...."

Chất giọng khàn khàn quen thuộc vang lên làm tôi giật bắn mình, đổ mồ hôi hột giữa thời tiết bảy độ C. Chưa kịp định hình nên làm như nào tôi đã bị một bàn tay to lớn đấy hung bạo lao tới kéo mạnh ra đằng sau, bọn chúng đẩy tôi ngã sõng soài ra đất, đầu hơi đập nhẹ xuống, choáng váng. Tôi hơi hoảng loạn, đứng dậy theo bản năng, lùi lại mấy bước để giữ khoảng cách với đám côn đồ. Bọn chúng đứng thành vòng tròn, ép sát tôi vào một bên tường, khinh bỉ thốt lên:

"Thì ra mày là đứa la làng là có đánh nhau! Ngon đấy?" Một tên to cao đứng ở giữa hỏi tôi.

Tôi không nhìn rõ mặt người hỏi nhưng tôi dám chắc với ngữ khí này thì chắc là tên cầm đầu. Khi đó tôi khá sợ hãi và hoảng loạn, hơi hoang mang vì không nghĩ là bọn chúng sẽ quay lại hiện trường. Chưa kịp thốt lên, tôi liền bị chặn đứng họng bởi câu nói sau đó của gã.

"Bạn mày à? Hay người yêu?" Hắn nhếch mép, nói giọng giêũ cợt với hai thằng đàn em nhưng ánh mắt vẫn khoá chặt lên người tôi.
Tôi không trả lời, đảo mắt nhìn ba tên đầu gấu.

"Có khi là người yêu ấy! HaHa! Kinh tởm quá! HaHa!" Một tên khác lên tiếng, buông lời trêu chọc làm cho cả ba cùng cười như được mùa. Nhịp thở của tôi vẫn chưa đều lại, cố gắng tìm kiếm gì đó ở túi quần sau.
Không thấy tôi trả lời, gã cầm đầu với mái tóc bạc trắng, tiến sát lại tôi, hai tay gã dang rộng, chặn hai phía, ép tôi ngược lại vào tường, gằn giọng hỏi:

" Sao mày không trả lời! Tao đang hỏi mày đấy!" Gã hơi nhếch môi, một nụ cười xảo quyệt lộ rã với đống ý đồ bất chính. Không chần chừ tôi liền lấy bình xịt hơi cay của mẹ đưa cho chĩa thẳng vào mặt tên cầm đầu và phịt. Hắn đau rát, ôm lấy mặt hét toáng lên, thấy được lỗ hổng tôi liền đâm đầu không suy nghĩ chạy đi nhưng lại chẳng được, tên đàn em to béo của gã chạy tới nắm chặt lấy tay tôi và giáng xuống một cái tát thật mạnh. Một cảm giác choáng váng phủ lên người tôi, tai dần ù ù một cách khó hiểu, thậm chí như có áo giác tôi còn nghe thấy được cả nhạc chuông điện thoại vang lên "Là mẹ" tôi nghĩ thầm trong đầu, hai tay vịn vào tường, đau nhói, phải mất một lúc lâu tôi mới hoàn hồn được. Khi đã cảm nhận lại môi trường xung quanh, tôi chợt nhận ra mình vừa bỏ lỡ một đoạn phim hay.

Mới ban nãy thôi, cậu trai bị đấm cho túi bụi kia còn đang nằm la liệt dưới đất thở không ra hơi, vậy mà giờ đã đứng vững bằng hai chân, tay cầm gậy sắt đánh liên tục vào người đám côn đồ kia làm bọn chúng không kịp trở tay, thêm cả thằng cầm đầu bị tôi phịt hơi cay vào mắt, nên cũng chả làm được gì ngoài việc oang oang cái mồm lên.

Chắc do bãn nãy tôi hét lớn quá hoặc do tiếng đánh nhau đã thu hút người dân xung quanh, tôi còn thấy rõ một bóng hình mờ mờ trong bóng tối bước tới, tay rọi đèn pin về phía cuộc ẩu đả, quát lớn:

"Này mấy thằng kia! Thích đánh nhau không hả!" Là giọng của bác Phúc, bảo vệ của Sở công an Tỉnh.

Vừa nghe thấy có người tới, ba tên hèn kia liền chạy mất dạng không một động tác thừa. Còn tôi ấy hả, ngoài việc bị tát cho xưng má và về nhà mách mẹ nên cũng chẳng có gì to tát, nhưng đang định vui mừng vì bác tôi đã tới giải cứu tôi thì, một lực nắm vừa từ đâu lao tới nắm chặt lấy tay tôi rồi kéo đi một mạch vào ngõ tối thông vào trong khu dân cư bỏ lại tiếng gọi của bác Phúc đằng sau. Tôi ngỡ ngàng ngơ ngác nhận ra, người kéo tôi đi là cậu trai bị đánh cho tơi tả ban nãy mang trên mình một đống vết thương. Chạy được một đoạn, chúng tôi dừng lại ở dưới một cái mái che, cả hai bọn tôi đều thở không ra hơi, cậu trai đó thì ngồi bệt xuống đất hít lấy hít để không khí. Tôi lo lắng, lên tiếng hỏi:

"Cậu không sao chứ?"

Cậu trai ấy không trả lời, chỉ ngơ ngác ngước lên nhìn tôi, đôi mắt cậu sáng lên giữa cảnh trời tối tăm.Tôi sững lại, hơi nheo mắt để nhìn rõ cậu trai ấy hơn, dưới ánh trăng non nhàn nhạt trên trời phủ xuống nền đất mờ mịt, thứ tôi có thể nhìn thấy được chính là đôi mắt đẹp đẽ đầy mê hoặc đang phản chiếu lại ánh trăng mờ ảo ấy. Ánh mắt ấy như chứa cả một bầu trời đầy sao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro