CHƯƠNG 19

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thị trấn Hà An Bình, thuộc huyện Hà Lạng, tỉnh Cao Bằng, hiện là nơi đóng quân của quân đoàn 42A, quân đội Quảng Đông thuộc trung Hoa dân Quốc. Chu Thái Cấu đang ngồi trong một nhà sàn, nhìn tấm bản đồ quân sự chằng chịt những đường xanh đò, đôi mày cau lại. Hắn thật không ngờ cái đất nước nhỏ bé này lại có tiềm lực quân sự mạnh như vậy. Một quân đoàn 4 vạn người, chỉ trong một ngày lập tức biến thành không khí. Hiện giờ, lão Cấu vô cùng hối hận, chỉ muốn nhanh chóng rút quân khỏi Việt nam, về phủ tổng đốc của lão mà đánh 1 giấc thôi. Tuy nhiên, giờ phút này nếu rút lui, chắc chắn họ Bạch (Bạch Sùng Hy) và họ Lý (Lý Tông Nhân) tuyệt đối không tha cho lão. Mất đi gần 4 vạn quân, quân phiệt Quế hệ nhất định sẽ bị thiệt hại nặng nề, Quốc trưởng tuyệt đối sẽ nhân cơ hội này mà chèn ép Quế Hệ. Đang lúc Chu Thái Cấu đang đau đầu về vấn đề đi hay ở thì có lính liên lạc vào báo cáo với lão rằng kỵ binh phát hiện quân An Nam, đang chuẩn bị chiến đấu.

Bên ngoài thị trấn Hà An Bình, quân Khựa đào đắp những chiến hào dài, bố trí súng máy, pháo cối cẩn thận. 8 vạn quân, trong đó có 3 vạn quân chính quy co quắp lại trong suốt tuyến phòng thủ dài 6km, chia làm 3 tuyến. Trung tâm thị xã là đội quân cận vệ của Chu Thái Cấu, trang bị vũ khí tối tân nhất, đó là súng tiểu liên MAS23 của Pháp. Phía ngoài trận địa là 4500 kỵ binh đang dàn trận. Những con ngựa Đại liên cao lớn, mũi thở phì phò hơi nóng, móng guốc đạp đạp trên đường. Đám kỵ binh đang kiểm tra lại vũ khí: những khẩu Mossin Nagant 1891, súng lục hoặc bội kiếm. 

Từ phía xa xa, một đám bụi đen bắt đầu dâng lên, từ trong đám bụi xuất hiện 20 chiếc xe tăng và gần trăm chiếc xe bọc thép, xe tăng dẫn đầu, bọc thép chở quân ở phía sau. Đến cách quân địch 2km, đoàn thiết giáp dừng lại, bắt đầu đổ quân. 20 chiếc xe tăng dàn hàng ngang, bắt đầu cho quân Khựa nếm mùi đạn pháo. Đạn pháo cắt ngang bầu trời, sau đó rơi vào trận địa của Khựa và nổ tung. May mắn cho đám bộ binh khựa có chiến hào bảo vệ, tổn thất không lớn, nhưng đám kỵ binh thì không may mắn như thế. Đạn pháo rơi vào giữa đội hình, thổi bay cả người lẫn ngựa. Không thể chờ đợi được them, đám kỵ binh Khựa chia làm 2 đường, vòng theo 2 cánh, chuẩn bị tập kích vào đội hình bộ binh đang xây dựng trận địa.

2 đại đội thiết giáp cũng tách ra, chia nhau chặn lại quân địch. Tiếng súng máy vang lên khắp nơi. 

Không như xe tăng, có lớp bọc thép dày đặc bảo hộ, các xạ thủ bắn đại liên trên xe thiết giáp phải lộ nửa thân mình ra ngoài, dễ dàng trở thành mục tiêu cho các xạ thủ của Khựa. Chỉ trong phút chốc, có gần 10 lính Hộ Quốc Quân bị trúng đạn. Nhưng đổi lại, súng máy tựa như lưỡi hái vô tình thu hoạch tính mạng của quân Khựa, cả người lẫn ngựa thi nhau ngã xuống, mà đã ngã xuống thì khả năng sống xấp xỉ bằng 0, vì sẽ bị những thớt ngựa đằng sau đạp nát. Xe thiết giáp nối nhau tạo thành một bức tường thép, áp dần về phía kỵ binh của Khựa. 50m, 20m, 5m, va chạm rồi. Kỵ binh Khựa va chạm mạnh mẽ với bức tường thép, bị đẩy bật ra, bị nghiền nát, bị đẩy ngã. Nhưng cú va chạm này cũng gây thiệt hại không nhỏ cho Hộ Quốc Quân. Nhân lúc lại gần, quân Khựa thi nhau ném những quả lựu đạn chuôi gỗ về phía những chiếc xe bọc thép của Hộ Quốc quân. Lựu đạn rơi vào và phát nổ trong xe khiến cả lái xe lẫn xạ thủ súng máy đều anh dũng hy sinh. Ước tính chỉ trong 3’ va chạm, quân Khựa thiệt hại gần 600 kỵ binh, còn Hộ Quốc Quân cũng có gần 40 chiếc xe bọc thép chở quân bị phá hỏng. Lúc này quân Khựa bắt đầu từ 2 cánh tiến về phía trận địa của Hộ Quốc Quân. Nhưng thật không may, các bệ súng máy đã được dựng lên, MG40, MG42, súng tiểu liên MP40 bắt đầu thi nhau nã đạn vào kỵ binh Khựa. Quân Khựa liên tục ngã xuống, không có một con ngựa nào có thể lao qua lưới lửa của Hộ Quốc Quân. Xe tăng của Hộ Quốc quân cũng đã quay đầu lại, tấm lưới lớn đã bao phủ.

Sau gần 1 tiếng thảm thiết chiến đấu, kỵ binh Khựa rút lui trở về chỉ có chưa đầy 400 người. Hộ quốc Quân tiêu diệt toàn bộ hơn 4000 kỵ binh, thu được xấp xỉ 2000 chiến mã. 2 đại đội Thiết giáp có 37 xe bọc thép bị phá hủy, 89 người hy sinh, 12 xe hỏng nhẹ, 43 người bị thương nhẹ, coi như là bị trọng thương rồi. Bộ binh hy sinh 39 người, bị thương 41 người, 2 ổ súng máy MG42 bị hóc đạn, coi như hỏng. 

Hộ Quốc Quân cũng không vội tổ chức tấn công mà bắt đầu thi nhau đào công sự. Pháo binh của Khựa bắt đầu bắn, nhưng độ chính xác không cao, lại lẻ tẻ riêng rẽ nên không gây thiệt hại nhiều lắm cho Hộ Quốc Quân. Chu Thái Cấu thấy quân Việt định xé lẻ ra thì quyết định chờ quân Việt chia nhỏ rồi tập trung tiêu diệt từng nhóm. Vì quyết định sai lầm này mà toàn bộ quân đoàn 42A Lưỡng Quảng bị tiêu diệt ở thị trấn Hà An Bình này. Lúc 11h, cánh quân số 1 từ Đông Khê kéo lên, bít chặt đường rút lui của quân Khựa. 3 h chiều, quân phòng bị Đông Dương và Quân tình nguyện cứu quốc đã có mặt ở Hà Sơn Bình. Từ 4h chiều đến 6h tối, quân Khựa tổ chức 3 lần phá vây, nhưng bị đạn pháo và súng máy đánh bật về thị trấn.

8h tối, Quốc Minh đang rất vui vẻ cùng 2 người trẻ tuổi uống rượu trong lều chỉ huy. Làm sao có thể không vui vẻ được, khi một người là đại tướng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” một người là lưỡng quốc Tướng quân

Nguyễn sơn, sinh năm 1908, quê tại Gia Lâm, Hà Nội, năm 1925, chàng trai trẻ Nguyễn Sơn cùng Nguyễn Công Thu đến Quảng Châu. Tại đây cậu gặp Lãnh Tụ và được cử đi học ở trường sỹ quan lục quân Hoàng Phố và gia nhập Quốc Dân Đảng. Năm 1927, Sơn rời Quốc Dân Đảng và ra nhập đảng Cộng Sản Việt nam. Năm 1931, Lãnh tụ về nước và tham gia tân chính phủ, Người có gửi thư cho Nguyễn Sơn. Và đầu năm 1932, Nguyễn Sơn về Việt Nam, trở thành người đứng đầu quân phòng bị Đông Dương, quân hàm Trung Tá. Khi Chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, quốc hội khẩn cấp triệu tập quân đội, và Trung tá Nguyễn Sơn được giao nhiệm vụ cầm đầu quân phòng bị Đông Dương tiếp viện cho Tổng thống lĩnh. 

Võ Nguyên Giáp, sinh năm 1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lê Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tháng 10 năm 1930, Võ tham gia sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, theo lịch sử, cậu sẽ bị bắt và giam ở nhà lao Thừa phủ (Huế). Nhưng ở đây, vì sự can thiệp của Quốc Minh, Võ trở thành tổng chỉ huy quân Xô Viết. Sau khi Pháp rút khỏi miền Bắc, các Xô Viết cũng trở thành 1 phần của Liên bang Đông dương độc lập, chàng trai trẻ Võ Nguyên Giáp liền bỏ súng xuống, vác sách vở lên Hòa Bình, ghi tên vào học ở Học viện sỹ quan lục quân Hòa Bình. Đến khi chiến tranh nổ ra, Võ liền ghi danh tham gia quân tình nguyện, trở thành tư lệnh quân Tình nguyện Đông Dương.

Quốc Minh cùng 2 viên tướng trẻ uống rượu đến say mềm, sau đó là trắng đêm trao đổi kiến thức quân sự, chiến lược chiến thuật. Võ Nguyên Giáp chủ trương “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” nghĩa là chia binh thành các đại đội độc lập luồn sâu vào đánh phá sau lưng địch, đồng thời xây dựng các tiểu đoàn mạnh tác chiến tập trung quy mô lớn. Ngoài ra Võ còn thần tượng lối chiến tranh công sự - chiến hào mà trong 1 thế giới khác đã làm nên chiến thắng điện biên phủ oai chấn bốn phương.

Khác với Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Sơn đi theo đường lối chính quy hơn, đó là chiến tranh kết hợp pháo binh, bộ binh cùng kỵ binh. Pháo binh yểm trợ, dọn đường cho bộ binh và kỵ binh xung phong là phương pháp mà ông thích dùng. 

Quốc Minh, với tư cách là người đến từ tương lai, lại hâm mộ phương thức tấn công của quân đội Hoa Kỳ, với không quân oanh tạc rải thảm, pháo binh xới đất và bộ binh thu hoạch. Ngoài ra, hắn còn đưa ra phương pháp tập trung xe tăng sử dụng như một mũi dùi đâm xuyên qua trận địa địch, chứ không phải dùng để yểm trợ bộ binh. Đó là ảnh hưởng từ chiến tranh chớp nhoáng của Đức. 

Ba người trai trẻ ngồi uống rượu, trao đổi kinh nghiệm say mê, bên ngoài, dưới sự chỉ đạo của Hộ Quốc Quân, binh lính đội phòng bị Đông Dương và quân tình nguyện bắt đầu đào chiến hào, bố trí các ụ hỏa lực, lỗ châu mai.

Sáng hôm sau, quân Khựa kinh hoàng nhận ra bên ngoài chi chít quân đội Việt nam, với các cứ điểm phòng thủ chắc chắn. Chu Thái Cấu lập tức tập trung gần 5000 lính tinh nhuệ nhất, dồn toàn lực tấn công phía Bắc, chuẩn bị mở đường máu rút về phương Bắc. Nhưng đêm qua, một nhóm công đã đào sẵn mấy cái hầm lớn ở các hướng, dưới cắm đầy chông tre vót nhọn. Quân Khựa chưa kịp vọt tới trận địa của quân Việt đã bị sập bẫy, bị chông chọc cho thủng hết cả chân

Sau khi thiệt hại 3000 tinh nhuệ, Chu Thái Cấu đau xót rút quân về thủ chặt thị trấn. Nhưng mà, Quốc Minh lại để yên cho hắn câu giờ hay sao. Đáp án là không. Một ngày 24 giờ liên tục, 4 đội máy bay thay nhau oanh tạc, cứ đội này vừa về là đội khác lại đến, trong thị trấn chẳng còn mái nhà nào nguyên vẹn cả. Pháo binh của Khựa cũng là mục tiêu bị máy bay đặc biệt chú ý. Chỉ sau 3 ngày oanh tạc liên tiếp, pháo binh, lương thực... của khựa đều biến thành khói bụi. Quân khựa bắt đầu đói meo. Ngày thứ 4, cờ trắng kéo lên trên nóc nhà thị trấn. Chu Thái Cấu cùng 6 vạn lính Khựa bị bắt sống. 

Quân Khựa bị bắt làm tù binh bị ném đến các mỏ khai thác quáng sản, các công việc nặng nhọc, khổ sai. Riêng Chu Thái Cấu được thả tự do, nhưng Quốc Minh dám chắc hắn cũng chẳng sống được bao lâu. Quả vậy. Ngày 21-04-1933, Tưởng Giới Thạch hạ lệnh bắt giam Chu Thái Cấu. Ngày 22-04-1933, Chu Thái Cấu bị đưa ra xét xử tại tòa án binh trung ương. Ngày 28-04-1933, Chu Thái Cấu bị tuyên án tử hình.

Sau sự kiện biên giới Việt – trung, các cường quốc trên thế giới bắt đầu chú ý đến quốc gia nhỏ bé nằm ở Đông nam Á này. Nhân viên ngoại giao bắt đầu được gửi đến Việt nam để quan sát, lôi kéo và nghe ngóng thông tin.

Đến đầu tiên là đại sứ Nhật Tatsu Miyamoto. 3 người lãnh đạo cao nhất của chính phủ Việt Nam đón tiếp đại sứ tại phủ chủ tịch, chính là phủ toàn quyền Đông Dương trước đây. 

Đầu tiên là duyệt đội danh dự, ông Tatsu rất kinh ngạc trước đội danh dự Hộ Quốc Quân với trang phục thuần 1 màu đen, vũ khí là súng trường Karl 88 gắn lưỡi lê bóng loáng. Sau đó là đội hải quân cũng là thuần màu đen, chỉ khác ở cúc áo và mũ. Nếu mũ của bộ binh là mũ sắt thì mũ của không quân là mũ ca lô mềm, cúc áo của bộ binh chỉ có 1 hàng khuy còn cúc áo của hải quân là hai hàng. Cuối cùng là không quân với mũ lưỡi trai đội hơi lệch.

Ông Tatsu còn thiếu chút nữa lác hết cả mắt khi thấy 36 chiếc máy bay Meg-21 lượn vòng trên bầu trời, thể hiện những kỹ thuật cao đến khó tin, sau đó tạo thành 4 đội bay về phía sân bay Gia Lâm.

Cuối cùng, sau một hồi trò chuyện, ông Tatsu ngỏ ý mua 1 ít máy bay, xe tăng, và muốn thuê sỹ quan không quân của Việt Nam đến Nhật làm giáo viên giảng dạy. Quốc Minh đưa ra quan điểm của mình là muốn mua máy bay và xe tăng, OK! Nhưng sỹ quan thì không có cửa đâu. Muốn học, cho người qua đây du học. Quốc Minh còn tỏ ý người Nhật đã trục xuất phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, vậy thì Việt Nam làm sao có thể an tâm để người Việt lại sang Nhật được. Ông Tatsu đành ngậm ngùi không nói gì.

2 ngày tiếp theo là những vấn đề ngoại giao, đối nội, đối ngoại, Quốc Minh toàn quyền giao cho Lãnh Tụ và đồng chí Nguyễn Thái Học giải quyết, còn hắn thì lên máy bay bay vào Đà Lạt nghỉ mát. Lúc này, hắn rất nhàn hạ, bởi vì hiện tại, Việt Nam đã đi vào nền nếp, mọi người sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi có giờ giấc. Trẻ em bắt đầu được đi học, công nhân, bởi vì có máy móc và người nhân bản mà giảm bớt giờ làm. Ở nông thôn, cách mạng ruộng đất tiến hành một cách cẩn thận, tỉ mỉ, với những cán bộ là người nhân bản, tránh được xử oan, xử sai. Quân đội hoàn toàn trung thành với Quốc Minh, hơn nữa, lúc này Quốc Minh giao cho Nguyễn Sơn và Võ Nguyên Giáp tổ kiến 2 đội quân mới, là Vệ Quốc Quân và An Quốc Quân, biên chế mỗi quân 2 vạn người, cung cấp vũ khí theo quy chuẩn Hộ Quốc Quân, mỗi quân 20 xe tăng, 1 tiểu đoàn pháo. Hai người trẻ tuổi này nôn nóng muốn được thử sức mình, đang căng mình huấn luyện quân đội, mà không biết tổng chỉ huy của họ đang nằm giơ chân ngủ khì giữa biệt thự của hắn ở Đà Lạt, nước dãi chảy ròng ròng...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro