CV,EV biến đổi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: Biển đổi đền bù (CV) và biến đổi tương đương (EV)?

Biến đổi đền bù (CV) là một thước đo sự thay đổi lợi ích được đưa ra bởi John Hicks (1939). "Biến đổi đền bù" có thể hiểu là số lượng tiền thêm vào mà một người cần để đạt được lợi ích như ban đầu người đó được hưởng sau một sự thay đổi trong giá hàng hoá, hoặc thay đổi trong chất lượng sản phẩm, hoặc là do sự giới thiệu của sản phẩm mới.

Biến đổi đền bù có thể được sử dụng để tìm ra ảnh hưởng của sự thay đổi trong giá cả tới lợi ích ròng của một cá nhân. CV phản ánh các giá mới và mức hữu dụng như cũ. Nó thường được viết bằng cách sử dụng hàm chi tiêu (expenditure function), e(p,u):

CV = e(p1,u1) - e(p1,u0 ) =  w - e(p1,u0) =  e(p0,u0) - e(p1,u0)

Trong đó, w: là mức phúc lợi, p0 và p1 lần lượt là giá cũ và giá mới, u0 và u1 là mức phúc lợi cũ và mới. Phương trình đầu tiên có thể hiểu là dưới chế độ giá mới, người tiêu dùng sẽ chấp nhận CV để đổi cho việc cho phép sự thay đổi xảy ra.

Theo cách khác, chúng ta có thể viết phương trình bằng cách sử dụng hàm giá trị (value function), v(p,w):

v(p1,wCV) = u0

e(p1,v(p1,wCV)) = e(p1,u0)

wCV = e(p1,u0)

CV = we(p1,u0)

một trong những định nghĩa tương tự của CV.

Biến đổi đền bù là một thước đo hiệu quả Kaldor-Hicks, thậm chí nếu sự đền bù không được thực hiện.

Biến đổi tương đương (EV: Equivalent variation) là một thước đo về lượng tiền mà một người tiêu dùng trả thêm trước khi giá tăng để ngăn chặn sự tăng giá. Khái niệm này cũng do John Hicks đưa ra vào năm 1939. Đây là công cụ hữu ích khi giá cả hiện tại là lúc tốt nhất để thực hiện một sự so sánh.

Giá trị của biến đổi tương đương được cho dưới dạng hàm chi tiêu:

EV = e(p0,u1) − e(p0,u0)

      = e(p0,u1) − w

      = e(p0,u1) − e(p1,u1)

Trong đó, w: là mức phúc lợi, p0 và p1 lần lượt là giá cũ và giá mới, u0 và u1 là mức phúc lợi cũ và mới. Phương trình đầu tiên có thể hiểu là dưới chế độ giá mới, người tiêu dùng sẽ chấp nhận CV để đổi cho việc cho phép sự thay đổi xảy ra.

Tương tự, ta có thể biễu diễn hàm EV dưới dạng hàm giá trị:

v(p0,w + EV) = u1

Lồng hàm chi tiêu tại mức giá tại p0 ta có:

e(p0,v(p0,w + EV) = e(p0,u1)

w + EV = e(p0,u1)

EV = e(p0,u1) − w

Khi hàng hoá không phải là hàng hoá thông thường, cũng không phải là hàng hoá thứ cấp, hoặc khi không có hiệu ứng thu nhập cho hàng hoá, thì EV = CV = CS

Một trong những vấn đề lớn trong phúc lợi kinh tế là làm thế nào để tính được lợi ích từ việc đo lường sự thay đổi trong phúc lợi. Hai phương pháp tiếp cận chính có tính khả thi là:

(1) Chúng ta có thể phân tích hành vi thật sự của người tiêu dùng, và các phản ứng của người tiêu dùng trong việc điều chỉnh một gói các hàng hóa đã tiêu thụ do sự thay đổi một bộ các giá cả mà họ phải trả hay do sự thay đổi trong số lượng của một hàng hóa dịch vụ môi trường đã tiêu thụ. Trong những trường hợp như vậy các nhà phân tích sẽ nhìn vào cái gọi là "biểu lộ sở thích", có nghĩa là, cái mà anh ta hay cô ta có được từ hành vi tiêu dùng thực tế dựa trên của sở thích và sử dụng thông tin này để tính toán lượng tiền của các thay đổi phúc lợi của người tiêu dùng.

(2) Hỏi trực tiếp người tiêu dùng sẵn lòng trả hay sẵn lòng chấp nhận cho một sự thay đổi giá cho trước hoặc dự tính trước số lượng thay đổi. Cách tiếp cận này tối ưu hóa các kỹ thuật được gọi là " phát biểu sở thích", đó là cách dựa trên việc người tiêu dùng được yêu cầu phát biểu một cách trực tiếp để diễn đạt giá trị mà anh ta hay cô ta muốn có hoặc mức giá trị điều chỉnh mà  anh ta/cô ta có thể chấp nhận.

Đây là lý do lý giải việc cần phải có một cái nhìn gần gũi với các phản ứng của người tiêu dùng là điều quan trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dgia