Đ2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 2:

Câu 1. Chủ trương và biện pháp của Đ nhằm củng cố và giữ vững chính quyền thời kỳ 1945-1946?

a. Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám (8/1954)

  - Thuận lợi

+ Nhân dân Việt Nam có Đ cộng sản và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Từ hoạt động bí mật, Đ ta trở thành một Đ lãnh đạo chính quyền.

+ Hệ thống chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở trên phạm vi cả nước đã được thiết lập trước khi quân Đồng Minh vào nước ta.

Mặt trận Việt Minh được củng cố vững chắc với một lực lượng rộng rãi, lấy liên minh công nông làm nền tảng, có sức lôi cuốn, tập hợp mọi giai cấp, tầng lớp tiến bộ trong xã hội để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng trong sự nghiệp “kháng chiến” và “kiến quốc”.

+ Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành chủ nhân thật sự của đất nước, sẵn sàng hy sinh tính mệnh và của cải để bảo vệ chính quyền cách  mạng và chế độ mới.  Vì thế, ý thức chính trị của quần chúng ngày càng được nâng cao. Đó là cội nguồn của sức mạnh dân tộc.

-Khó khăn

Cách mạng nước ta rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Đó là nguy cơ của giặc đói, giặc dốt và đặc biệt là giặc ngoại xâm.

+ Về chính trị:

Chính quyền cách mạng non trẻ mới ra đời chưa được kiện toàn trong cả nước lại đứng trước hoạ thù trong giặc ngoài.

Chính quyền cách mạng lâm thời mới được thiết lập chưa có đủ thời gian để củng cố; đội ngũ cán bộ trưởng thành trong thời kỳ hoạt động bí mật chưa quen với quản lý kinh tế xã hội; lực lượng vũ trang chỉ có khoảng 5000 người, vũ khí thô sơ. Các Đ phái phản động như Việt Quốc, Việt Cách, bọn Tờrốtkít theo gót quân đội nước ngoài về nước chống phá cách mạng quyết liệt, lập chính quyền phân liệt ở nhiều nơi…                                                                                                                                                                                                        

Sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên đất nước ta. Đầu tháng 9 năm 1945, hơn 20 vạn quân Tưởng do hai viên tướng Lưu Hán và Tiêu Văn chỉ huy đã kéo vào đóng chốt ở khắp các địa phương trên miền Bắc. Các toán quân Tưởng vào Việt Nam lộng hành, hoạt động chống phá ta dữ dội, với mục tiêu “diệt cộng, cầm Hồ”; Ở phía nam vĩ tuyến 16, trên 1 vạn quân Anh thực hiện thoả ước Pôtsxítđam, ngày 6-9-1945 đã có mặt tại Sài Gòn. Khi quân Anh đến Sài Gòn thì bọn lính Pháp bám gót cùng vào hòng  âm  mưu tái chiếm lại Việt Nam lần hai;

Các thế lực đế quốc và phản động nước ngoài tuy mâu thuẫn với nhau về lợi ích, song lại có chung dã tâm tiêu diệt nhà nước cách mạng non trẻ, tiến tới thủ tiêu nền độc lập của nhân dân ta. Sự hiện diện của quân đội nước ngoài là thách thức trực tiếp đối với nền độc lập dân tộc vừa mới giành được trong cách mạng tháng tám.

+ Kinh tế

 Chính sách áp bức, bóc lột của Pháp, Nhật đã để lại những hậu quả rất nặng nề: nạn đói cuối năm 1944 đầu  năm 1945 chưa được khắc phục thì trận lụt lớn tháng 8-1945 làm 9 tỉnh Bắc Bộ khó có khả năng thu hoạch vụ mùa. Tiếp đến là hạn hán kéo dài, 50% ruộng đất ở Bắc Kỳ bị bỏ hoang, nạn đói vẫn đe doạ đến đời sống của nhân dân. Nhiều nhà máy đóng cửa, thương nghiệp đình trệ, hàng hoá khan hiếm… Nhà nước cách mạng không nắm được ngân hàng, tiếp nhận được kho bạc chỉ còn 1,2 triệu đồng, quá nửa là tiền rách nát, ngân quỹ trống rỗng. Trong khi đó, quân Tưởng lại bắt ta tiêu tiền “quan kim” “quốc tệ” mất giá, càng làm cho nền tài chính khó khăn hơn.

+ Văn hóa- xã hội

Chính sách ngu dân hơn 80 năm của thực dân Pháp để lại hậu quả là hơn 80% dân số không biết chữ; nhiều tệ nạn xã hội, tập tục lạc hậu vẫn tồn tại trong đời sống nhân dân, cản trở sự phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hoá mới.

Như vậy có thể nói, sau cách mạng tháng tám, vận mệnh dân tộc đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trước tình hình đó, Đ ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt trong việc phát huy các yếu tố thuận lợi, hạn chế và vượt qua khó khăn, kịp thời đề ra chủ trương, đường lối chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thử thách, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng tháng tám.

b. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đ

Trước tình hình mới, Trung ương Đ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích tình thế, dự đoán trào lưu phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc để vạch chủ trương và giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được. Ngày 25-11-1945, Ban chấp hành Trung ương Đ ra chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc ,vạch con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Nội dung chủ trương:

+ Tính chất của cuộc kháng chiến vẫn là “cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”.

+ Xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược.

+ Nhiệm vụ: có 3 nhiệm vụ là chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản; xây dựng và bảo vệ chính quyền; cải thiện đời sống dân sinh. Trong đó, xây dựng và bảo vệ chính quyền là nhiệm vụ quan trọng nhất.

+ Nội chính: xúc tiến bầu cử quốc hội, thành lập chính phủ hợp pháp, hợp hiến; kiện toàn chính quyền từ trung ương tới địa phương.

+ Quân sự: chủ trương kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, xây dựng lực lượng trong cả nước.

+ Ngoại giao: nêu cao khẩu hiệu “Hoa-Việt thân thiện” đối với Tưởng; thực hiện chính sách “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược. Đã chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ  bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng tám là xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước. Đề ra nhữn những nhiệm vụ biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

c. Biện pháp và Kết quả

Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đ giai đoạn 1945-1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức to lớn.

+ Chính trị, xã hội

Để giữ vững, củng cố chính quyền cách mạng, Đ xúc tiến việc bầu cử, thành lập chính phủ, soạn thảo Hiến pháp và tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, kiện toàn bộ máy chính quyền từ Trung ương đến cơ sở. Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất nhằm thu hút cả tầng lớp tư sản và địa chủ yêu nước tiến bộ, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (tức mặt trận Liên Việt) ra đời. Mặt trận dân tộc thống nhất là cơ sở chính trị, xã hội rộng lớn đảm bảo sự vững mạnh của chính quyền mới trước những thử thách lịch sử. Để bảo toàn lực lượng trước sự công kích của kẻ thù, Đ tuyên bố tự giải tán (tháng 11-1945) mà thực chất là rút vào hoạt động bí mật, chỉ để lại một bộ phận hoạt động công khai dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác.

+ Kinh tế, tài chính

Trước mắt Đ tổ chức lạc quyên cứu đói, biện pháp cơ bản và lâu dài là tăng gia sản xuất. Phát động phong trào thi đua sản xuất với khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng”; khôi phục các nhà máy, hầm mỏ, hợp tác xã, lập ngân hàng quốc gia, phát hành giấy bạc. Nhờ đó nạn đói bị đẩy lùi, sản xuất được khôi phục nhanh và phát triển. Chính phủ ra sắc lệnh tịch thu ruộng đất của địa chủ, việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công cho cả nam lẫn nữa, giảm tô 25%, giảm và miễn thuế cho nhân dân các vùng lũ lụt.

Phát động nhân dân tự nguyện đóng góp tiền của, hưởng ứng “tuần lễ vàng”, xây dựng “quỹ độc lập”. Ngân hàng nhà nước tăng lên hàng chục triệu đồng với hàng trăm kilôgam vàng, nền tài chính độc lập từng bước được xây dựng.

+ Văn hoá xã hội

Đ vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới, xoá bỏ mọi tệ nạn văn hoá nô dịch, thực hiện nền giáo dục mới, phát triển “bình dân học vụ” để diệt “giặc dốt”. Chỉ trong 1 năm, cả nước đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.

+ Ngoại giao

Để thoát khỏi “ vòng vây đế quốc”, tránh tình thế phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Đ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã thi hành những sách lược ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo, nhằm ngăn chặn chiến tranh, kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng lực lượng cách mạng. Cụ thể: Tạm thời hoà hoãn với Tưởng trên miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam (từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946); Tạm thời hoà hoãn với thực dân Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước ( từ tháng 3-1946 đến tháng 12-1946).

+ Bảo vệ chính quyền cách mạng

Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ. Đ đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào nam tiến chi viện Nam bộ, ngăn không cho quân pháp đánh ra Trung Bộ.

Sáng 23-9-1945, Xứ uỷ trung kỳ họp tại đường Cây Mai - Chợ Lớn quyết định phát động nhân dân miền Nam đứng lên chống Pháp. Quyết định của Hội nghị được Đ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tán thành.

Trung ương Đ cử một phái đoàn do đồng chí Hoàng Quốc Việt vào trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền Nam.

Ở Bắc bộ và Trung bộ, Đ phát động phong trào Nam tiến để giúp nhân miền Nam đứng lên chống Pháp. Những cán bộ, chiến sĩ hăng hái, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí và trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều dành cho bộ đội “ Nam tiến”.

Như vậy, từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến tháng 12-1946, tình thế cách  mạng nước ta ở trạng thái “nghìn cân treo sợi tóc”, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng những chủ trương, biện pháp đúng đắn, nhân dân ta đã cùng một lúc thực hiện được nhiều nhiệm vụ lớn. Do đó chẳng những bảo vệ được chính quyền, mà còn đưa cách mạng tiếp tục tiến bước vững chắc, giành thế chủ động ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 2. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ?

Trong vòng 21 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã liên tiếp tiến hành các chiến lược chiến tranh hiện đại và quy mô nhất thế giới từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II (1945). Dưới sự lãnh đạo của Đ, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã đánh bại liên tiếp các chiến lược chiến tranh đơn phương (1954-1960), chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1964), chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1975). Từ những sự nổi dậy của quần chúng nhân dân trong phong trào đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử sau hiệp định Giơnevơ (1954) cho đến trận quyết chiến chiến lược Hồ Chí Minh lịch sử (1975), Đ ta luôn biết tạo và giành thế chủ động, không ngừng sáng tạo trong đường lối và linh hoạt trong chỉ đạo thực tiễn để cuối cùng đưa dân tộc ta đi đến thắng lợi vào mùa xuân năm 1975.

 Ý nghĩa

- Đối với nước ta

+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước; mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.

+ Thắng lợi đó có ý nghĩa to lớn trong việc cỗ vũ tinh thần dân tộc; để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc về sau.

+ Nâng cao vai trò và uy tín của dân tộc và Đ ta trên trường quốc tế.

- Đối với thế giới

+ Bước đầu đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu mới; cỗ vũ phong trào cách mạng  đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ tự do và hoà bình phát triển của nhân dân thế giới.

+ Bổ sung những cơ sở lý luận và thực tiễn cho chủ nghĩa Mác-Lênin  trên cả hai lĩnh vực là cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Đánh giá thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đ (12-1946) ghi rõ: Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

 Bài học kinh nghiệm

- Giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đường lối này một mặt thể hiện sự quán triệt lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin mặt khác thể hiện sự vận dụng sáng tạo của Đ ta vào hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Đường lối này trong thời kỳ 1954-1975 đã phản ánh ý chí của Đ và nguyện vọng của nhân dân hai miền Nam-Bắc. Chính vì thế nó đã kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.

- Tư tưởng tiến công, quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ là tư tưởng xuyên suốt cuộc kháng chiến. Với bản lĩnh chính trị vững vàng và trách nhiệm với dân tộc, Đ ta đã tin tưởng vào sức mạnh nhân dân, tin vào ý chí độc lập tự cường và thống nhất đất nước, suốt 21 năm tiến hành kháng chiến chống Mỹ, chưa bao giờ cách mạng Việt Nam lùi bước trước khó khăn.

- Thực hiện thế trận chiến tranh nhân dân một cách sáng tạo, vừa chiến đấu vừa đúc rút kinh nghiệm thực tiễn.

- Nắm vững những quan điểm cơ bản của Đ về đường lối chiến lược, các cấp bộ Đ đã tiến hành chỉ đạo một cách sáng tạo và linh hoạt...

- Coi trọng công tác xây dựng Đ; không ngừng tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro