d22

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 22: Nêu và phân tích các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quá trình trao đổi khí của động cơ diêsel hai kì : hệ số dư lượng không khí nạp hình học jk, hệ số quét khíja,và hệ số khí sót gr

1.Hệ số khíquét φa : là tỷ giữa lượng không khí nạp đã đi qua cửa quét vào xilanh động cơ Gkq với lượng khí nạp còn lại trong xilanh động cơ tính đến thời điểm kết thúc quá trình trao đổi khí.

φa=Gkq/Gkk

Trong đó :Gkk : khối lượng khí nạp

Gkq : khối lượng khí quét

vHệ số khí quét càng lớn thì tổn thất khí quét càng nhiều do vậy nó làm tăng công chi phí cho tổ hơp tuabin máy nén đối với động cơ có tăng áp.

vKhi hệ số khí quét càng lớn thì hệ số khí sót giảm đi do đó tăng tăng lượng khí nạp vào trong xilanh.

vHệ số khí quét càng lớn giảm được ứng suất nhiệt củatrạng thái của nhóm píton xilanh.

Động cơ hai kỳ có tăng áp thì φa>φa của động cơ hai kỳ không tăng áp.

2.Hệ số dư lượng không khí nạp hình học φk.

Là tỷ số giữa thể tích không khí nạp do máy nén cung cấp ( ở điều kiện Pk và Tk ) trong thời gain thực hiện một chu trình công tác của động cơ với thẻ tích công tác của xilanh động cơ i.Vs.

φk=Vk/i.Vs .

Vk: thể tích không khí nạp do máy nén cung cấp trong thời gian thực hiện một chu trình công tác.

Vs: thể tích công tcác của xilanh

i : số xi lanh

Ta thấy i.Vs là không đổi với mỗi loại động cơ .

Vậy φk càng lớn thì quá trình trao đổi khí càng hoàn thiện làm cho hệ số khí sót giảm xuống và hệ số dư lượng không khí α do đó làm cho lượng không khí trong động cơ tốt hơn đồng thời hệ số φk tăng lên làm cho hệ quét khí φa tăng nên hiệu suất động cơ tăng do đó quá trình hoà trộn nhiên liệu tốt lên.

3.Hệ số khí sót γr .

Là tỷ số giữa lượng không khí cháy còn xót lại trong xilanh động cơ Gs với lượng không khí nạp còn lại trong xilanh động cơ Gkk tính đến thời điểm kết thúc quá trình trao đổi khí.

γr= Gs/Gkk .

Gs : lượng khí sót còn lại trong xi lanh động cơ ở cuối quá trình trao đổi khí .

Gkk: lượng không khí nạp còn lại trong xilanh động cơ thì kết thúc quá trình trao đổi khí.

Khi lượng khí sót nhiều làm cho Gs tăng lên và Gkk giảm xuống nên hệ số dư lượng không khí α giảm dẫn đến quá trình cháy kém đi do thiếu không khí dẫn đến hiệu suất động cơ giảm . Và làm tăngcông chi phí cho quá trình nạp khí .

Khi hệ số khí sót nhỏ thì quá trình quét khí càng hoàn thiện , lượng khí sót còn lại trong xilanh ít , lượng không khí sạch vào nhiều làm cho quá trình cháy tốt lên do đó nâng cao được hiệu suất động cơ.

Động cơ hai kỳ có tăng áp thì γr bao giờ cũng nhỏ hơn γr cuả động cơ 2 kỳ không tăng áp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro