Chương 2: Lần đầu gặp mặt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Đứng lại, bọn tiểu nhân kia, cho ta đánh, roi này không có mắt đâu nha, dám chiếm lĩnh địa bàn của ta?!" Nguyễn Văn Khánh 11 tuổi, trong tay cầm 1 cây roi vung lên, roi này là roi để ba cậu đánh cậu, cậu vụng trộm lấy ra rồi chuồn ra cửa sau để chơi

Ba tuổi, Trần Khởi My lần đầu tiên đến nhà ông nội, đứng ở trước cổng nhà một mình, cô bé thấy cuộc hỗn chiến của hơn 10 đứa nhóc. Sau đó cô bé thấy một cậu nhóc môi hồng da trắng đứng ở trung tâm, nhưng âm thanh quát tháo trong miệng cậu ta lại rất hung ác. Roi da huy động, vút lên người một tiểu tử mập mạp, sau đó xoay người đi vào cửa sau. Vừa xoay người, cậu nhóc vừa nói: "Kêu lão đại, không, kêu ông nội, ngươi kêu ta là ông nội ta sẽ tha cho ngươi. . ."


Trần Khởi My thực hâm mộ roi da của cậu bé ấy, không phải vì cậu bé bộ dạng xinh đẹp, cũng không phải bởi vì cậu buộc người ta gọi mình là ông nội, mà xung quanh cậu có rất nhiều bạn bè.

Mẹ của Trần Khởi My đã chết, nhưng mọi người đều lừa cô bé, nói mẹ cô bé đã ra nước ngoài. Trần Khởi My hừ một tiếng, mẹ đã chết mà bọn họ dám lừa mình, tưởng mình còn nhỏ nên không biết gì ư?

Trần Khởi My là một cô bé rất lì, Trần gia lão gia xuất thân quý tộc. Lúc còn trẻ, bởi vì có con mắt nhìn trước mọi việc. Khi quốc gia đang trên con đường tiến hành cải tổ, đề nghị mọi người đưa các xí nghiệp vào nhà nước. Trần Khiêm là người đầu tiên đem xí nghiệp của gia tộc quyên góp cho quốc gia.

Tầm nhìn của Trần Khiêm thật tốt, mắt thấy chiều hướng của sự phát triển, xí nghiệp theo chế độ công hữu là chuyện đã được định sẵn, những người khác đều vội vàng xuất ngoại, còn ông thì không. Ông hưởng ứng lời kêu gọi của quốc gia. Quốc gia thu mua các xí nghiệp, nhưng ông lại đưa không cho quốc gia, ông không lấy một xu.

Xí nghiệp của Trần gia có quy mô lớn, là do chính các bậc cha chú của Giản gia tự gây dựng lên, quy mô như Trương Chi Động thời kì "Hồ Bắc tân chính"*. Trần gia gia chủ là du học sinh, ông đã học các phương thức kinh doanh của người phương Tây, mặc dù đang trong thời kì chiến tranh, xí nghiệp hoàn toàn được toàn vẹn, thậm chí không bị thu nhỏ lại, ngược lại ngày càng lớn mạnh hơn .

*Trương Chi Động, sinh ngày 4 tháng 9 năm 1837 – mất ngày 5 tháng 10 năm 1909, là một viên quan lại và chính trị gia nổi tiếng Trung Quốc trong vào cuối triều đại nhà Thanh và là người ủng hộ phái cải cách một cách thận trọng. Cùng với Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương và Tả Tông Đường là một trong bốn quan chức nổi danh của nhà Thanh (四大 名臣) nhà cải cách xuất sắc đại diện cho phái Dương vụ cuối nhà Thanh.

Ông trải qua các chức vụ Tuần phủ Sơn Tây, Tổng đốc Hồ Quảng, Tổng đốc Lưỡng Quảng, Tổng đốc Lưỡng Giang, Quân cơ đại thần, Thượng thư Bộ Binh, hết lòng phục vụ tận trung cho nhà Thanh.

Xuất thân là Tiến sĩ năm 1863, ông được cử tham gia Hàn lâm viện năm 1880, năm 1881 ông được bổ nhiệm làm Tuần phủ Sơn Tây. Song sự nghiệp của ông sáng chói khi ông được cử đến nhận trọng trách tại các tỉnh miền nam. Cùng với Tăng Quốc Phiên, Trương Chi Động tiếp thu khẩu hiệu "Trung học vi thể, Tây học vi dụng" tức là "tinh thần Trung Hoa, kỹ thuật phương Tây".

Khi xảy ra chiến tranh với Nhật về Đài Loan năm 1894, Trương Chi Động, nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan cũng như tham vọng của Nhật, do đó gởi thư cho Lý Hồng Chương vào tháng 12 năm 1894, nhấn mạnh việc phải giữ Đài Loan bằng mọi giá. Ông đề nghị thuyết phục Anh và Nga can thiệp nếu quân Nhật đánh Đài Loan lần nữa.

Khi đến Quảng Đông nhậm chức Tổng đốc Lưỡng Quảng (1884-1889), Trương Chi Động bắt tay vào phát triển thực nghiệp thành lập ra Cục dệt vải và Xưởng luyện thép Quảng Đông.

Lúc được thuyên chuyển đến Hồ Bắc, Trương Chi Động cho di dời toàn bộ thiết bị của xưởng súng pháo Quảng Đông và cho xây dựng thành xưởng súng pháo Hán Dương.

Tại Hồ Bắc, trong thời gian 3 lần nhậm chức Tổng đốc Hồ Quảng (1889-1894, 1896-1902, 1904-1906), trong hơn 10 năm làm tổng đốc, ông đã thành lập Xưởng dệt tứ cục Hồ Bắc bao gồm dệt vải, kéo sợi, ươm tơ, chế biến gai. Một số nhà máy công nghiệp khác được thành lập là Mỏ sắt Đại dã được đưa vào khai thác. Ông còn lập kế hoạch xây dựng đường sắt Lô Hán (sau đổi tên là Kinh Hán, xây dựng từ năm 1896, hoàn thành năm 1905) nối liền hai miền nam bắc.

Truyền qua hai đời, khi đến tay Trần Khiêm. Lúc ấy Trần Khiêm mới từ Mỹ trở về, biết đến chính sách kiến quốc của quốc gia, nói dân chủ cũng dân chủ, nói đẫm máu có đẫm máu. Kết quả là, sau khi suy nghĩ thật kỹ, ông trực tiếp gửi cho Chu tổng một bức thư.

Tình hình lúc ấy hỗn loạn, một bức thư đến tay một vị lãnh đạo là rất khó. Khi Chu tổng nhận được tin tức, ông ta quá đỗi vui mừng, tự mình tiếp kiến Trần Khiêm. Hai người nói chuyện rất lâu trong một căn phòng kín, sau khi rời khỏi nơi đó, Trung Nam Hải tự mình thiết yến chiêu đãi Trần Khiêm. Từ đó, xí nghiệp của Trần gia liền thuộc sở hữu của Nhà nước .

Người ta là một " Khai quốc công thần" đi tiên phong, với việc quyên góp một gia sản khổng lồ như vậy, thật đúng là quá tốt. Mà lúc ấy, quốc gia đang thiếu nhân tài, mà Trần Khiêm lại là một người đi du học về. muốn phong dộ có phong độ, muốn tri thức có tri thức, muốn tiền tài có tiền tài. Ông có tầm nhìn rộng, cách nói chuyện không kiêu ngạo, không siểm nịnh. Sau khi trở về, Lý tổng liền soạn một văn bản, mở một hội nghị nhỏ. Thấy bối cảnh và tài sản khổng lồ của Trần gia. Nhà nước đặt biệt quan tâm đến ông, lúc ấy ông tuy trẻ tuổi, nhưng trong khi thảo luận ở trong cuộc họp, đã thống nhất cử Trần Khiêm lên làm Phó chủ tịch của Hiệp thương Chính trị.

Vì thế vào thời điểm khai mạc hội nghị, đầu tiên ai ai cũng khen ngợi Trần Khiêm là một công dân luôn hướng về Đảng , sau đó tuyên bố ông làm Phó chủ tịch của Hiệp thương chính trị

Đây đúng là cơ hội tốt của Trần Khiêm, tuổi còn trẻ mà đã làm Phó chủ tịch Hiệp thương chính trị, chuyên quản kinh tế nơi này. Đường lớn rộng mở, làm đến mười năm. Tuy lúc này ông đã lui về sau, nhưng uy danh của ông, ai ai cũng phải kính trọng và nể phục.

Trần Khiêm có ba con trai, không có con gái. Ba của Trần Khởi My là Lão Yêu, là con út của Trần Khiêm. Khi Trần Khiêm còn làm Phó chủ tịch, Trần Khiêm đem đứa hai đứa con đầu ném vào bộ đội, cho các con tôi luyện chính mình.

Mà ba của Khởi My, không như hai anh trai đi bộ đội, ông đi học kinh tế , nhằm muốn theo nghiệp cha. Dưới sự ảnh hưởng của Trần Khiêm, sự nghiệp của ông càng ngày càng tăng cao.

Ông cưới vợ là một tiểu thư gia môn danh giá, tình cảm hai vợ chồng rất mặn nồng. Trần Khiêm đã có năm cháu trai rồi , ông rất buồn. Thấy người ta có cháu gái, ông nhìn mà thèm thuồng. Cuối cùng, vợ chồng Lão Yêu cũng sinh cho ông một cô cháu gái, điều này làm Trần Khiêm thật cao hứng, lập tức đặt tên là Khởi My.

Mà mẹ của Khởi My lại mặc một căn bệnh hiếm gặp. Đã trị liệu nhiều năm rồi nhưng vẫn không có hiệu quả ai, cuối cùng cũng qua đời , lưu lại hai cha con Trần Khởi My. Trần Khiêm thấy cháu gái đáng thương mất mẹ sớm, liền đem cháu về nuôi. Hôm nay là ngày đầu tiên Khởi My đến nhà của ông nội, cũng là lần đầu tiên cô bé thấy Nguyễn Văn Khánh. Khởi My thấy nhiều bạn nhỏ vây xung quanh Nguyễn Văn Khánh, rất là hâm mộ

Khởi My từ nhỏ lớn lên một mình, không, không phải, còn có bảo mẫu, còn có ba mẹ, tuy rằng đại đa số mẹ toàn nằm trên giường, ba thì lo làm ăn , nhưng vẫn luôn cạnh cô. Trần Khởi My chính là không có một tuổi thơ vui chơi cùng cha mẹ, bạn bè như các bạn đồng trang lứa. Đi trên đường, ngẫu nhiên thấy các bạn nắm tay nhau hoặc nắm tay cha mẹ đi, cô bé rất hâm mộ. Nhưng ước muốn mãnh liệt là thế, có bé vẫn chỉ có một mình.

"Đến, đến đây, Khởi My, cháu gái ngoan của ông, qua bên này với ông nội nào!" Nhìn cô cháu gái nhỏ bé bươc vào giống như một tiểu công chúa, Trần Khiêm cười như hoa nở trên mặt.

Khởi My nhu thuận chạy tới, đến bên chân ông nội, miệng chu lên nói: " Ông ơi, bên ngoài có thật nhiều bạn nhỏ nha!". Một cô bé ba tuổi, nói chuyện một cách đáng yêu, làm cho trong lòng người nghe bất giác mềm nhũn.

"Ôi! Tiểu My của ông, bên ngoài nhiều bạn nhỏ xấu, không nên chơi cùng bọn chúng, lỡ làm Tiểu My của ông bị thương, ông sẽ rất đau lòng.". Nhìn Trần Khiêm nói chuyện, đối mặt với cô cháu gái nhỏ bé, khuôn mặt điềm tĩnh, lạnh lùng của ông bất giác hiền lành hẳn.

Khởi My không nói lời nào, cô bé cứ nghĩ sẽ được chơi cùng các bạn, nhưng ông lại không cho. Hơn nữa, cô bé được mệnh danh là Quỷ Linh tinh quái , muốn cho cô bé yên tĩnh, so với việc lên trời còn khó hơn.

"Ông nội, cháu muốn chơi cùng các bạn." . Tiểu My mở to đôi mắt đen láy, chớp chớp lông mi, Trần Khiêm liền đầu hàng .

"Được, được rồi. Ông sẽ kêu anh ba mang cháu đi chơi. Tiểu My nè, đừng để người ta khi dễ tiểu My nhà mình nha!"

Anh ba trong miệng của Trần Khiêm, là con thứ ba của bác cả, tên là Trần Khiêm Trạch. Các con cháu của Trần gia đều có lót một chữ Khiêm, riêng Khởi My là không có.

Bác cả của Trần Khởi My có ba con trai, tên là Trần Khiêm Hải, Trần Khiêm Hà và Trần Khiêm Trạch, tất cả các tên đều liên quan tới một chữ " Thủy". Nguyên nhân là vì bác cả của Khởi My trước đây là lính hải quân. Lúc ấy quốc gia còn chưa lớn mạnh, mà muốn xây dựng đất nước phải có đủ ba quân( hải quân, không quân và bộ đội trên mặt đất). Nhưng trên thực tế, kế hoạch này dù đã triển khai 10 năm nhưng vẫn chưa đạt kết quả. Sau đó chỉnh đốn lại, bác cả của Khởi My trúng tuyển, được liệt vào hàng ngũ những bộ đội hải quân đầu tiên của đất nước.

Hai cháu trai còn lại là con của bác hai , Trần Khiêm Hách và Trần Khiêm Thành. Bác hai hiện giờ vẫn còn đang ở trong quân khu, đang đảm nhiệm chức Phó sư trưởng.

Chậc chậc, nhìn xem người của Trần gia, người người đều là nhân trung long phượng, người nào người nấy cũng là nhân tài.

Mà gia đình bác cả của Trần Khởi My đang ở trong một ngôi nhà nhỏ trong căn biệt thự của ông nội. Trần Khiêm gọi một cuộc điện thoại, cả nhà bác cả liền tập trung tại đây. .

Vợ của bác cả là người Đông Bắc, tính tình hào sảng. Khi cả nhà bác đều tập trung tại đây. vợ bác cả thấy một cô bé con phấn nộn, đang chăm chú nhìn, nháy mắt đã cướp đi trái tim của bà.

Bà ôm lấy Khởi My: "Ôi, đáng yêu quá, cô bé thật xinh đẹp. Ôi, mau mau lại đây cho bác yêu nào."

Vốn bạo dạn, Khởi My không sợ người lạ, liền "Bẹp" một cái trên mặt vợ bác cả, trên khuôn mặt của bác gái còn in rõ dấu nước miếng. Cô bé này tinh ranh thật, vừa mới thấy bác gái nói mình xinh đẹp, lại thân thiết ôm cô bé, tiểu My liền cảm thấy rất thích.

"Ôi, Tiểu My, cháu làm đau bác nha! " Bác gái nhìn chăm chú tiểu My, càng xem càng vui mừng.

Bác cả luôn biểu tình nghiêm túc, hiện tại thấy tiểu My, tâm nhất thời mềm xuống, đứa nhỏ này tuổi còn bé đã mồ côi mẹ, thật đáng thương.

Sau khi bác gái buông Khởi My ra, ba cậu nhóc liền nhìn chăm chú đứa em gái nay. Từ trước tới giờ, các cậu chưa từng có một cô em gái xinh đẹp, đáng yêu như thế này, nhất thời rất vui vẻ.

" Ngoan, Khởi My, kêu một tiếng anh trai nào!"

Một hàng ba cậu nhóc, Trần Khiêm Hải mười lăm tuổi, Khiêm Hà mười ba, Khiêm Trạch mười một, vóc dáng từ lớn đến bé, rất dễ phân biệt. Khởi My ngọt ngào kêu "Anh cả, anh hai, anh ba".

Trần Khiêm cười to: "Tam Nhi, về sau cháu sẽ dẫn tiểu My đi chơi, nhớ đừng để cho ai khi dễ con bé nha!"

Trần Khiêm Trạch nhăn mặt, gắt gao nói: "Chúng cháu lớn như vậy, dẫn theo một tiểu nha đầu quậy phá, cháu không muốn." Trần Khiêm Trạch này ở trong nhà cũng được mọi người cưng chiều, nay nghe ông nội nói giao tiểu nha đầu quậy phá này cho mình, cậu không muốn. Ở trong lớp học của cậu, các bạn nữ động tí là khóc, thật phiền toái.

Không đợi Trần Khiêm phát hỏa, thanh âm ngọt ngào của Khởi My vang lên: "Anh ba, anh không thích Khởi My sao?" Ngữ khí mềm mại mang theo chút buồn, thân hình nhỏ bé rưng rưng muốn khóc.

Trần Khiêm Trạch nhìn Khởi My , bối rối: "Không, không phải là không thích, mà là. . ." Một cậu nhóc mười một tuổi, còn khá ngây thơ, trong lúc nhất thời không thể nói lên lời cự tuyệt.

"Không phải không thích, vậy từ nay về sau, Khởi My liền đi theo anh ba được không, Khởi My sẽ ngoan ngoãn nghe lời anh ba"

Người lớn xem hai tiểu hài tử so chiêu, Khởi My làm cho bác gái cười muốn vỡ bụng rồi. Cháu gái này thật làm cho người ta yêu thích, muốn thành quỷ rồi. Trần Khiêm Trạch không thể phản bác, đành phải gật đầu đồng ý.

Hiện tại Trần Khiêm Trạch không tình nguyện cho Khởi My đi theo mình, nhưng sau này, cậu lại yêu thương và sủng nha đầu kia nhiều nhất, mà đây là chuyện sau này. 


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro