Dạ dày

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 66: Hình thái học của loét dạ dày cấp ?

A- Đại cương:

1. Định nghĩa: loét dạ dày là tổn thương mất chất, cấp hay mạn, tạo nên lỗ khuyết ở niêm mạc ăn qua cơ niêm tới hạ niêm mạc hoặc sâu hơn.

2. Dịch tễ học:

- Tỷ lệ mắc bệnh đến nay chưa được biết rõ, nó thay đổi theo từng thời kì và tuỳ từng nước.

- Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán vào tuổi trung niên hoặc cao hơn, trẻ em và người lớn có tỉ lệ bệnh thấp.

- Các ổ loét có thể xảy ra mà không có biểu hiện nhận biết, sau vài tuần hoặc vài tháng sẽ được hàn gắn, liền sẹo với việc có hoặc không điều trị. Tuy nhiên xu hướng chung của các ổ loét vẫn còn tiến triển.

3. Bệnh nguyên - bệnh sinh: quá trình hình thành ổ loét là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công ( acid, pepsin, vi khuẩn H.Pylori…) và yếu tố bảo vệ ( sự nguyên vẹn của biểu mô phủ, sự chế nhày và lớp chất nhày, vai trò của tuần hoàn, thần kinh…). Trong loét dạ dày thì nguyên nhân chủ yếu do suy giảm yếu tố bảo vệ.

B- Hình thái học loét dạ dày cấp:

1. Đại thể:

 - Vị trí: loét cấp do stress thường gặp ở bất kì vị trí nào của dạ dày

 - Số lượng: thường là nhiều ổ xuất hiện khắp dạ dày.

- Kích thước:  Các ổ loét cấp thường nhỏ, kích thước thường dưới 1cm

- Hình thái: ổ loét hình tròn và ít khi ăn qua niêm mạc. Các nếp niêm mạc xung quanh vùng ổ loét đa số bình thường, vùng rìa và đáy ổ loét mềm mại. Đáy ổ loét có màu nâu xám do sự giáng hoá của máu chảy ra.

2. Vi thể:

- Đáy ổ loét: phủ chất hoại tử có máu hay chất nhày hoà lẫn, tổ chức ở dưới phù nề và xung huyết. Có thể xuất hiện tổ chức hạt mỏng manh (nghèo TB, ít huyết quản tân tạo), chưa sinh tổ chức xơ tạo sẹo.

- Bờ ổ loét và vùng lân cận:

+) Niêm mạc chủ yếu phù và xung huyết, có thể xâm nhập viêm.

+) TB biểu mô phủ và tuyến có thể tăng chế tiết, nhưng không có hiện tượng quá sản hay teo đét.

- Không thấy hình ảnh của tổ chức sẹo và nhứng mạch máu thành dày như trong viêm mạn tính.

Câu 67: Hình thái học của loét dạ dày mạn tính ?

A- Đại cương: như trên.

B- Hình thái học của loét dạ dày mạn:

1. Đại thể:

- Vị trí: thuờng gặp ở bờ cong nhỏ, ở chính giữa hoặc xung quanh vùng ranh giới giữa niêm mạc than vị và hang vị. Ở thành trước, thành sau hoặc dọc bờ cong lớn ít gặp hơn.

- Số lượng: đa số bệnh nhân chỉ có 1 ổ loét đơn độc, rất hiếm khi có hai ba ổ hoặc hơn.

- Kích thước: khoảng > 50% các ổ loét có d < 2cm và 75% là < 3cm, khoản 10% là >4cm. Tuy nhiên, có loét ung thư có thể d <4cm, nên về mặt kích thước khó phân biệt 1 loét lành tính với 1 loét ác tính.

- Hình thái: kinh điển, ổ loét có hình tròn hoặc bầu dục, bờ gọn, niêm mạc bờ ổ loét nghiêng về phía chu vi ổ loét.

+) Loét mới: niêm mạc rìa bằng với xung quanh, bờ loét thoai thoải hình lòng chảo.

+) Loét cũ tiến triển nhiều năm: niêm mạc rìa hơi gồ cao 1 chút, có thể dẫn đến loét trai.

+) Loét ác tính: niêm mạc rìa gồ cao rõ, bờ loét thẳng đứng hình chiếc cốc, niêm mạc xung quanh ít biến đổi, thường có phù nề và xung huyết, các nếp nhăn niêm mạc khá rõ, xu hướng quy tụ về phía ổ loét.

2. Vi thể:

- Đáy ổ loét gồm bốn lớp:

+) Lớp hoại tử: gồm mảnh vụn TB, tơ huyết và BCĐN thoái hoá.

+) Lớp phù dạng tơ huyết: xâm nhập TB viêm không đặc hiệu với BCĐN chiếm ưu thế.

+) Lớp mô hạt: được hình thành với những TB xơ, sợi tạo keo, các vi quản tân tạo, xâm nhập viêm, chủ yếu là BC đơn nhân.

+) Lớp xơ hoá: đặc điểm sẹo xơ có hình quạt rộng và có thể phát triển tới sát thanh mạc.

- Bờ ổ loét và vùng lân cận:

+) Biểu mô phủ: có tổn thương thoái hoá và tái tạo mạn tính, TB thoái hoá trở nên dẹt thấp, TB tái tạo kiềm tính hơn.

+) Các tuyến có thể bị teo đét, số lượng và thể tích đều giảm.

+) Mô đệm ở khoảng kẽ có xâm nhập viêm.

-   Cơ niêm: tăng sinh, thường dày lên, ở vùng gần ổ loét thường tách ra thành các dải, phát triển khuếch tán vào mô liên kết ở niêm mạc hoặc hạ niêm mạc. Sợi cơ niêm có thể biến mất và thay thế bởi mô xơ tân tạo.

-   Hạ niêm mạc: xơ viêm dày lên do sợi tạo keo tăng sinh cùng TB xơ, TB viêm.

-   Lớp cơ: bị co kéo theo hướng ổ loét do tăng sinh xơ.

-   Mạch máu: thành dày, có thế có huyết khối.

Câu 68: Biến chứng của loét dạ dày ?

A- Đại cương: như trên

B- Biến chứng:

1. Chảy máu:

- Khá phổ biến, thường là chảy máu nhỏ, nôn ra máu, lâu ngày dễ gây thiếu máu. Nếu vỡ ĐM lớn có thể gây chảy máu sét đánh nguy hiểm tính mạng.

- Chảy máu có thể gặp ở cả 2 giai đoạn kế tiếp của bệnh: đợt hoại tử và giai đoạn xơ hoá của loét mới cũng như loét cũ.

- Nguyên nhân chảy máu:

+) Do rách 1 động mạch: thường xảy ra sau 1 đợt tiến triển do hoại tử mô, chảy máu có thể kết hợp với thủng. Tai biến này ít gặp do tổn thương xơ và huyết quản viêm ít nhiều gây tắc mạch cùng với sự hình thành huyết khối.

+) Do thoát mạch: thường kết hợp với rối loạn tuần hoàn, do tăng phản ứng giãn mạch ở những vi mạch bất thường nằm ở đáy loét hay rìa loét.

2. Thủng:

- Thường xảy ra lâu sau tiến triển của bệnh.

- Nguyên nhân cơ bản là hoại tử mô, nhất là trong các đợt tiến triển cấp.

- Đặc điểm:

+) Lỗ thủng dạ dày thường rộng hơn, có viền loét bao quanh. Lỗ thủng ở phúc mạc hình tròn, bờ rõ hay không rõ. Thủng gây viêm phúc mạc.

+) Ở những loét trai, do hiện tượng dính, lỗ thủng dạ dày có thể đào sâu vào các cơ quan kế cận mà không gây viêm phúc mạc.

+) Lỗ thủng cũng có thể bị lấp kín, gây viêm phúc mạc cư trú do màng ngăn dính.

3. Chít hẹp:

-   Nguyên nhân: do sự xơ hoá phía dưới và quanh ổ loét. Sự co thắt dạ dày cũng tham gia vào cơ chế gây chit hẹp.

- Nếu loét lớn ở các mặt của dạ dày, niêm mạc xung quanh sẽ bị co kéo theo hướng xuyên tâm vào ổ loét, làm dạ dày chit hẹp kiểu dạ dày kiểu đồng  hồ cát.

- Nếu loét xơ trai ở môn vị hay hành tá tràng sát môn vị dễ dẫn đén hẹp môn vị, trong khi dạ dày giãn rộng hơn bình thường.

4. Ung thư hoá:

- Loét ở bất kì vị trí, thời gian, kích thước đều phải cảnh giác.

- Các loét lớn, loét trai và loét bờ cong nhỏ nhất là ở giai đoạn ngang là đáng ngại hơn cả.

- Cần xét nghiệm lấy sinh thiết nhiều mảnh ở vùng loét và lân cận để phát hiện tổn thương ác tính.

Câu 69: Hình ảnh đại thể của ung thư dạ dày sớm ?

A- Đại cương ung thư dạ dày:

 Trong các loại ung thư dạ dày thì ung thư biểu mô là phổ biến nhất.

1. Định nghĩa: ung thư BM dạ dày là u ác tính phát sinh từ BM của niêm mạc dạ dày (thường là BM trụ ).

2. Dịch tễ học:

- Là bệnh phổ biến và là 1 trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu trên TG.

- Tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ từ 1,5 – 2 lần.

- Bệnh thường phát hiện chủ yếu ở lứa tuổi trên 50.

3. Bệnh nguyên - bệnh sinh: có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh bệnh, các yếu tố chính là:

- Môi trường, chế độ ăn.

- Yếu tố vật chủ ( viêm dạ dày mạn, loét dạ dày, sau cắt dạ dày, polyp u tuyến, VK H.pylori ).

- Yếu tố di truyền.

B- Hình ảnh đại thể ung thư dạ dày sớm:

- Là những u có kích thước ≤ 3cm, sự xâm lấn được giới hạn chủ yếu ở niêm mạc hoặc dưới niêm mạc nhưng chưa xâm nhập vào lớp cơ.

- Theo phân loại quốc tế: gồm 2 type

+) Type I ( type lồi ): u phát triển nổi lồi trên bề mặt NM dạ dày có dạng polyp dạng cục hay nhú nhung mao ( 20%).

+) Type II ( tpe phẳng): chia làm 3 nhóm nhỏ:

.   IIa ( phẳng gồ): tổ chức u phát triển ở NM thành 1 mảng nhỏ hơi gồ lên, ranh giới rõ, chỉ cao hơn 1 chút so với NM xung quanh.

.   IIb ( phẳng dẹt): tổ chức u phát triển ở NM thành 1 mảng nhỏ hơi chắc và tương đối phẳng so với NM bình thường xung quanh.

.   IIc ( phẳng lõm): Vùng u hơi lõm xuống thấp hơn so với NM xung quanh. Lõm có thể do u bị hoại tử loét, bề mặt được phủ bởi lớp tơ huyết mỏng (30- 50%).

+) Type III: tổn thương có độ sâu tương đối rõ, thường kết hợp với phân nhóm của type II (20-40%).

- Ung thư dạ dày sớm tương đối mềm, khó sờ nắn quan sát thấy khi bệnh phẩm còn tươi, chỉ rõ sau khi đã ngâm formon.

Câu 70: Hình ảnh đại thể ung thư dạ dày xâm nhập ?

A- Đại cương: như trên.

B- Hình ảnh đại thể ung thư dạ dày xâm nhập:

Khối u phát triển có đặc tính xâm nhập và lan toả vào thành dạ dày sớm ngay từ giai đoạn đầu.Thường gặp ở hang vị.U gồm 2 thể:

- Ung thư loét xâm nhập:

+) Khối u vừa có loét vừa có xâm nhập. Loét không có giới hạn, bờ loét lẫn với niêm mạc bên cạnh, đáy loét xâm lấn thành dạ dày làm cho cả 1 vùng rộng trở nên rắn chắc, mất khả năng nhu động.

+) Tiên lượng xấu, thường cho di căn sớm.

- Ung thư xơ đét:

+) Khi ung thư phát triển, vách dạ dày dày lên như bìa có khi tới 2 - 3 cm, chắc như mo cau, làm cho 1 phần lớn dạ dày co lại, có thể thu nhỏ hình chai hay bít tất.

+) Niêm mạc có những nếp nhăn thẳng  song song và những vết xước hay loét nhỏ. Có thể có những vùng sùi dạng polyp.

+) Qua mặt cắt có thể phân biệt được các lớp nhưng dày, xơ hoá và màu trắng đặc biệt. Xâm nhập thanh mạc biểu hiện bằng nhứng hạt nhỏ, có thể gây dính vào nhiều cơ quan kế cận.

Câu 71: Mô học của ung thư biểu mô tuyến nhú, tuyến ống và tuyến nhày của dạ dày ?

A- Đại thể: như trên.

B- Mô học:

- Ung thư  BM tuyến nhú:

+) TB u sắp xếp thành hình tuyến có các nhú chia nhánh với trục liên kết phát triển vào trong lòng tuyến.

+) TB u hình trụ hay vuông tương đối đều nhau, có thể biểu hiện đa hình thái TB và nhân.

- Ung thư BM tuyến ống:

+) TB u sắp xếp thành hình tuyến ống là chính. Khi cắt ngang tuyến có kích thước khác nhau, lòng tuyến có thể giãn rộng thành nang.

+) TB u hình trụ hay hình vuông, khi tuyến giãn rộng chứa chất nhày, TB trở nên thấp dẹt.

+) Quanh tuyến ung thư thường có mô liên kết bao bọc.

- Ung thư BM tuyến nhày:

+) Một lượng lớn chất nhày chứa đầy trong lòng tuyến làm lòng tuyến giãn rộng và tràn vào mô đệm.

+) Có trường hợp không có hình tuyến rõ rệt, TB u tập trung thành đám hay dải hình vòng cung, tất cả như bơi trong bể chất nhày.Thường có 1 số TB hình nhẫn nhất định.

Câu 72: Mô học của ung thư tế bào nhẫn, ung thư không biệt hoá và ung thư BM tuyến vày của dạ dày ?

A- Đại cương: như trên.

B- Mô học:

- Ung thư TB nhẫn:

+) Mô ung thư: gồm những TB chứa nhày tập trung thành từng đám, không tạo thành tuyến. Các TB u xâm nhập, phá huỷ các lớp cơ dạ dày.

+) TB u: chế nhày mạnh làm cho TB căng tròn, chất nhày đẩy lệch nhân về 1 phía tạo cho TB u giống hình chiếc nhẫn. Chất nhày còn tràn ra khỏi mô đệm làm TB u như bơi trong 1 bể chất nhày.

+) Niêm mạc ngoài vùng u thường có viêm mạn tính và biến đổi dị sản ruột.

- Ung thư BM không biệt hoá:

+) Mô ung thư: TB u không xếp thành hình tuyến, mà tập trung thành đám hoặc ổ,thành bè hay phân tán trong tổ chức đệm có xơ rất phát triển.

+) TB u có thể gợi lại hình ảnh TB biểu mô dạ dày hoặc khác biệt hoàn toàn. Một số TB u rất đa hình thái, nhân to nhỏ đa dạng, nhiều nhân quái, nhân chia không điển hình.

- Ung thư BM tuyến vảy dạ dày: Là thể u hiếm, cấu trúc gồm mô tuyến và mô TB vảy:

+) Tuyến do các TB hình trụ hay hình vuông tạo thành.

+) Mô TB vảy quây quanh các tuyến gồm nhiều hàng,lớp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro