đặc điểm da,cơ,xương,TH,TK trẻ em

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11:Đặc điểm chính của da,cơ,xương,tiêu hóa,thần kinh ở trẻ em

a.Da

-da trẻ mềm,mỏng,nhiều mao mạch,nên dễ gây sây sát,dễ nhiễm khuẩn

-khi mới đẻ,trên da có 1 lớp gây màu trắng xám có tác dụng bảo vệ da,đỡ mất nhiệt,có tác dụng miễn dịch và dinh dưỡng da

-diện tích da so với trọng lượng cơ thể lớn hơn người lớn,lớp mỡ dưới da mỏng,tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ chưa hoạt động,điều hòa nhiệt kém,trẻ dễ bị lạnh quá và nóng quá,mất nước qua da lớn

-lớp mỡ dưới da hình thành từ 7-8 thời kỳ thai,nên ở trẻ đẻ non lớp mỡ này mỏng,sau đó phát triển nhanh bề dày lớp mỡ dưới da theo thời gian

-thành phần lớp mỡ dưới da nhiều a.palmatic va stearic,ít a.oleic(acid béo k no)khi bị lạnh,trẻ nhỏ dễ bị cứng bì

-lông tơ nhiều ở vai,lưng,ở trẻ đẻ non và trẻ dinh dưỡng kém lông tơ càng nhiều.tóc mềm chưa có lõi

-trên da trẻ có chất tiền vitamin D,nhờ tia cực tím of ánh sáng mặt trời chuyển thành vitamin D,phòng đc bệnh còi xương,nên cho trẻ tắm sáng trời sớm

b.Cơ

-cơ trẻ em phát triển yếu,chiếm 23% trọng lượng lúc mới đẻ,42% trọng lượng cơ thể lúc trưởng thành

-cơ lực yếu,phát triển không đều,các cơ lớn như đùi,vai,cánh tay trước phát triển trước,các cơ nhỏ như cơ lòng bàn tay,ngón tay phát triển chậm,nên trẻ dưới 6 tuổi,không làm được những động tác tỉ mỉ

-trên 15 tuổi,cơ phát triển mạnh.sợi cơ mảnh,thành phần nhiều nước,khi mất nước trẻ sụt cân nhanh

Trong những tháng đầu có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý,nhất là các cơ gấp nên 2 tay thường co lại,lúc 2-3 tháng mới hết tăng trương lực cơ chi trên,lúc 3-4 tháng hết tăng trương lực cơ chi dưới lúc đó vận động tay chân mới dễ dàng

c.Xương

xương phát triển đầy đủ,hầu hết còn là sụn .quá trình tạo thành xương,cốt hóa phát triển dần theo tuổi,lúc 20-25 tuổi mới kết thúc.dựa vào điểm cốt hóa có thể đánh giá được sự phát triển;ví dụ như cổ tay;lúc 3-6 tháng có 2 điểm cốt hóa xương cả và x.móc lúc 3 tuổi có điểm cốt hóa xương tháp,lúc 4-6 tuổi của xương bán nguyệt và x.thang,lúc 5-7 tuổi của x.thuyền,lúc 10-13 tuổi của x.đậu

thành phần xương trẻ nhỏ còn ít muối khoáng,x.mềm dễ bị gãy

d,Tiêu hóa

*Miệng

Hốc miệng sơ sinh và trẻ bú mẹ còn nhỏ,do hàm chưa phát triển và lưỡi rộng dày

Niêm mạc mỏng dễ bị tổn thương

Tuyến nước bọt sơ sinh chưa phát triển trên 3-4 tháng tuổi tuyến nước bọt mới phát triển hoàn toán,số lượng nước bọt tăng dần.trong tuyến nước bọt có các enzym tiêu hóa như:amilaza,mantaza,ptyalin.ở trẻ 4 tháng,amilaza ít nên chưa tiêu hóa được chất bột

*Thực quản

Độ tuồi Chiều dài thực quản

Sơ sinh 10-11cm

1 tuổi 12cm

5 tuổi 16cm

10 tuổi 18cm

Người lớn 25-32cm

Khoảng cách răng đến từ tâm vị dạ dày(X) có thể dự tính

X=1/5 chiều cao-6,3cm

*đường kính lòng thực quản

Độ tuổi Đg kính lòng thực quản

Dưới 2 tháng 0,8-0,9cm

2-6 tháng 0,9-1,2cm

9-18 tháng 1,2-1,5cm

2-6 tuổi 1,3-1,7cm

Vách thực quản mỏng,tổ chức đàn hồi,cơ chưa phát triển,nhiều mao mạch,ít tổ chức tuyến

*Dạ dày

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang,tương đối cao,khi trẻ biết đi thì nằm đứng dọc.dung tích dạ dày tăng nhanh,sơ sinh là 35mm,3 tháng là 100m,1 tuổi là 250mm

Lớp cơ dạ dày còn yếu,nhất là cơ tâm vị,trong khi đó,cơ thắt môn vị khắp chặt lại,do đó trẻ dễ bị nôn trớ

Độ toan dạ dày kém,ở độ tuổi bú mẹ độ pH là 3,8-5,8,sau đó độ toan tăng dần giống người lớn,pH là 1,5-2,0cm

Hoạt tính các enzym ở dạ dày như pepsin,labferment,lypaza kém

25% sữa mẹ được hấp thụ được ở dạ dày,trong khi đó các thức ăn và sữa khác chỉ hấp thụ được 1 số chất đường

*Ruột

Ruột trẻ em tương đối dài,chiều dài ruột gấp 6 lần chiều dài cơ thể lúc trẻ 3 tháng,gấp 4 lần chiều dài cơ thể người lớn

Mạc treo ruột tương đối dài,manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị xoắn ruột.vị trí ruột thừa chưa cố định nên chẩn đoán viêm ruột thừa khó

Trực tràng dài,niêm mạc lỏng lẻo,dễ bị sa trực tràng

Hoạt tính các enzym ruột hoạt động yếu,vào ngày thứ 3 vi khuẩn ở ruột khá cao,trẻ bú mẹ nhiều bifudus,trẻ nuôi hoàn toàn nhân tạo nhiều E.coli

*Gan

Gan trẻ em tương đối lớn,chiếm 4,4% trọng lượng trẻ sơ sinh,chiếm 2,4% trọng lượng cơ thể người lớn,gan lại dễ di động,do đó ở trẻ dưới 2 tuổi có thể sờ thấy gan ở dưới bờ sườn khoảng 1cm

Chức năng gan ở sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh,dễ bị rối loạn chức năng khi bị nhiễm khuẩn,nhiễm độc

e.Thần kinh

hệ thần kinh bắt đầu hình thành vào tuần thứ 4 của bào thai,từ ngoại bì,lúc mới đẻ,hệ thần kinh chưa phát triển và chưa biệt hóa,nhưng sau đó phát triển nhanh

*Não

Não trẻ mới đẻ tương đối lớn,chiếm 1/8-1/9 trọng lượng cơ thể,ở người lớn chiếm 1/40-1/49 trọng lượng cơ thể.lúc mới đẻ não nặng 370-390g.sau đẻ não phát triển rất nhanh,nhất là trong năm đầu

Não trẻ có khoảng 14 tỷ tế bào,nhưng chưa biệt hóa.đến 8 tuổi mới biệt hóa hoàn toàn,do đó phản ứng vỏ não xu hướng lan tỏa

Khi mới đẻ sợi thần kinh chưa myelin hóa hết.lúc 3 tháng có vỏ myelin ở thần kinh sọ.lúc 3-6 tháng ở bó tháp,3 tuổi ở dây thần kinh ngoại biên

Lưới mao mạch phát triển mạnh,thành phần não nhiều nước khi bị bệnh dễ bị phù não nặng

Vỏ não cỏ thể vân ở trẻ sơ sinh chưa phát triển,hđộng vỏ não chưa chiếm ưu thế so với trung tâm dưới vỏ não,nên trẻ có những vận động tự phát,khi não phát triển mới có vận động ý thức phối hợp

Khả năng hưng phần ở vỏ não kém,chóng mệt mỏi,do đó trẻ mới đẻ và trẻ nhỏ ngủ nhiều

*Tiểu não

Sự biệt hóa tb thần kinh vỏ tiểu não kết thúc vào tháng thứ 9-11 lúc đó chức năng phối hợp động tác hoàn thiện dần

*Tủy sống

Tủy sống phát triển nhanh hơn về cấu tạo chức năng,tứ 2 tuổi trở lên gần giống như người loén

Lúc mới đẻ,nón cùng tủy sống tương ứng đốt thắt lưng III( LIII) đến 4 tuổi ngang mức LI-LII như người lớn

Ngang não tủy trẻ sơ sinh:Albumin hơi cao(0,3-0,8g/l),có khoảng 20 tế bào/mm3

*Thần kinh thực vật

Thần kinh thực vật hoạt động ngay từ lúc mới đẻ,nhưng hệ giao cảm ưu thế hơn hệ phó giao cảm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro