Đặc điểm đầu tư phát triệt, quán triệt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NHÓM 1 ĐTB

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ 

1. Khái niệm 

1.1. Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư¬ các kết quả nhất định trong t¬ương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chi phí về các nguồn lực đã bỏ ra. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Sự biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư. 

1.2. Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng...), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. 

*Phân biệt đầu tư phát triển với các loại đầu tư khác 

Đầu tư tài chính và đầu tư thương mại không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế) mà chỉ làm tăng giá trị tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. Trong khi đó đầu tư phát triển làm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho cá nhân nhà đầu tư đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. 

2. Đặc điểm của đầu tư phát triển và vận dụng trong công tác quản lý 

2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư,lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn 

Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát trỉển khác. 

Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm. 

Nguồn vốn huy động cho các dự án có thể do ngân sách nhà nước cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh , vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác. Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn nên các nguồn tài trợ không chỉ xem xét về mặt lượng mà cả về thời điểm nhận được tài trợ. Các nguồn vốn dự kiến này phải đảm bảo chắc chắn. Sự đảm bảo này thể hiện ở tính pháp lý và cơ sở thực tế của các nguồn vốn huy động. 

Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề "hậu dự án" tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư... 

 Vốn, lao động, vật tư là những tiền đề cho bất kì cho một hoạt động đầu tư phát triển nào. Vì các dự án tiêu tốn một lượng rất lớn các yếu tố trên, do đó người lập dự án phải tính toán chi tiết cả về mặt chi phí và mặt lợi nhuận để đảm bảo dự án phải có lãi cho nhà đầu tư và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. 

2.2. Thời kì đầu tư kéo dài  

Thời kỳ đầu tư được tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Do quy mô các dự án đầu tư thường rất lớn nên thời gian hoàn thành các dự án thường tốn rất nhiều thời gian, có khi tới hàng chục năm như các công trình thuỷ điện, xây dựng cầu đường...  

Thời gian thực hiện các dự án đầu tư dài kéo theo sự ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, do đó có thể làm giảm hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn chậm.Thời gian đầu tư càng dài thì rủi ro cũng như chi phí đầu tư lại càng lớn, hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.  

Vốn đầu tư lớn, thường nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Do đó, để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 

 Thời kì đầu tư kéo dài làm tăng mức độ rủi ro cho các dự án. Do đó nhiệm vụ của nhà đầu tư là luôn luôn phải giám sát quá trình thực hiện, nhiệm vụ của nhà thầu là rút ngắn nhất thời gian có thể nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. 

2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 

Thời gian vận hành các kết quả đầu tư được tính từ khi đưa vào hoạt động cho đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình. Trong quá trình vận hành các kết quả của đầu tư phát triển chịu tác động cả hai mặt, tích cực và tiêu cực của nhiêù yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội.... Đây là đặc điểm có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư. 

Để thích ứng với đặc điểm này, công tác quản lý hoạt động đầu tư cần chú ý một số nội dung sau: 

• Cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học cả ở cấp vĩ mô và vi mô về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư tương lai, dự kiến khả năng cung từng năm và toàn bộ vòng đời dự án.  

• Quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất, nhanh tróng thu hồi vốn đầu tư tránh hao mòn vô hình. Để vận hành tốt, cũng cần phải chú ý bảo dưỡng, nâng cấp thành phần của công trình để đem lại hiệu quả thu hồi vôn nhanh nhất, kéo dài thời gian thu lợi nhuận sau đó. 

• Chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Đây là đặc điểm rất riêng của đầu tư, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư. 

 Sau khi kết thúc quá trình thực hiện, nhà thầu bàn giao kết quả cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ cần phải tìm những phương pháp quản lý, nghiên cứu thị trường để vận hành kết quả đó một cách tốt nhất.  

2.4. Quá trình thực hiện đầu tư và thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng 

Các điều kiện tự nhiên của vùng như khí hậu, đất đai... có tác động rất lớn trong việc thi công, khai thác và vận hành các kết quả đầu tư. Tình hình phát triển kinh tế của vùng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định và quy mô vốn đầu tư. Ngoài ra môi trường xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các dự án đầu tư như phong tục tập quán, trình độ văn hóa... 

Công tác quản lý hoạt động đầu tư cần chú ý một số nội dung sau: 

• Cần phải có chủ chương đầu tư và quyết định đầu tư đúng. Đầu tư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý....cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên nhưng căn cứ khoa học.  

• Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý. Cụ thể: 

o Địa điểm đầu tư phải phù hợp với quy hoạch chung, bảo đảm an ninh không gây ô nhiễm môi trường 

o Môi trường tự nhiên phải phù hợp với yêu cầu đặt ra của dự án 

o Đia điểm lựa chọn có diện tích đủ rộng để bố trí các cơ sở sản xuất dễ dàng cho mở rộng đầu tư. 

o Địa điểm lựa chọn phải tiện lợi cho việc vận tải, gần vùng cung cấp nguyên vật liệu 

 Địa điểm đầu tư là một nhân tố quan trọng quyết định quá trình thực hiện dự án và quá trình vận hành kết quả thuận lợi và đạt hiệu quả hay không. Do đó người lập dự án đầu tư phải luôn luôn tính đến tất cả các yếu tố về tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng ảnh hưởng đến dự án, và tùy vào từng dự án mà ảnh hưởng của từng yếu tố là khác nhau.  

2.5. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 

Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài...nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường rất cao. Có rất nhiều rủi ro trong hoạt động đầu tư.  

a) Phân loại rủi ro 

• Rủi ro về kinh tế: rủi ro về kinh tế là khi một doanh nghiệp hay một ngành có thể bị ảnh hưởng xấu do nền kinh tế của Quốc gia có những sự biến động suy thoái và có khả năng làm giảm nhu cầu về những sản phẩm của Doanh nghiệp, do đó làm giảm doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp. 

o Rủi ro về lãi suất 

o Rủi ro về ngoại hối 

• Rủi ro về pháp luật: rủi ro luật pháp là rủi ro mang tính hệ thống, có ảnh hưởng chung đến toàn ngành. Khi có những thay đổi trong chính sách quản lý về vĩ mô của Chính phủ sẽ có những tác động đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 

b) Nguyên nhân 

• Nguyên nhân chủ quan: từ phía các nhà đầu tư quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, do những người làm luật nhà nước 

• Nguyên nhân khách quan như: thời tiết, giá nguyên liệu tăng, gái bản các sản phẩm đầu vào biến động, công xuất sản xuất không đạt không đạt công suất thiết kế, cung cầu thị trường thay đổi do thị hiếu tiêu dùng thay đổi, bất ổn chính chị 

Để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro bao gồm: 

• Nhận diện rủi ro đầu tư 

• Đánh giá mức độ rủi ro 

• Xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro 

Cụ thể, công cụ quản lý rủi ro đầu tư là một phần trong lập dự án, chiến lược đầu tư có thể đem lại lợi nhuận hoặc gây ra thiệt hại. Nâng cao công cụ phân tích rủi ro có thể đảm bảo rằng dự án có thể đem lại lợi nhuận lớn nhất và tránh được những thiệt hại. Hai công cụ được đưa ra: 

• Các quy định giới hạn: để tránh những nguy cơ phát sinh trong quá trình thi công dự án, một là nhà nước phải cung cấp các quy định , hai là bên chủ đầu tư và bên thi công phải thống nhất với nhau về các điều khoản sử dụng vốn, tiến trình thực hiện trên cơ sở phân tích chi phí lợi ích, tác động ngoại ứng ( như môi trường, xã hội ...) 

• Phân tích thị trường bằng phần mềm: Một số phần mềm máy tính cung cấp phần mềm cơ sở dữ kiệu nội bộ công ty và tích hợp tất cả mọi thứ mà một nhà lập và quản lý dự án cần. Tạo điều kiện dêc dàng tổ chức và chia sẻ thông tin với các nhân viên chịu trách nhiệm quản lý rủi ro đầu tư. 

 Các rủi ro đầu tư ảnh hưởng lớn đến việc thi công cũng như việc vận hành thu lợi nhuận. Nhà đầu tư cần phải có những biện pháp phòng tránh phát hiện và đối phó kịp thời. Ngoài ra, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà nước cũng cần ban hành các bộ luật nhằm hạn chế rủi ro.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro