Đặc trưng cơ bản các giai đoạn phát triển văn hóa Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đặc trưng cơ bản các giai đoạn phát triển văn hóa Việt Nam:

1, Lớp văn hoá bản địa

Thời kỳ này chia thành 2 giai đoạn:

+ Thời tiền sử và sơ sử

Thành tựu lớn nhất của cư dân nam á thời kỳ này là hình thành nông nghiệp lúa nước. Lúc đầu trồng trên cạn sau đó chuyển xuống thung lũng, đồng bằng

Ngoài ra, người Việt cổ thuần dưỡng 1 số gia súc gia cầm, còn biết trồng chè, uống chè, trông dâu nuôi tằm

Cư dân biết dời hang động xuống vùng sông suối... biết làm nhà tránh mưa lũ, thú dữ. Biết dùng cây thuốc để chữa bệnh

Một số mốc thời gian :

- Văn hoá núi Đọ, cách đây khoảng 40 đến 50 vạn năm người ta tìm thấy 8 chiếc rừu tay được chế tác tương đối cẩn thận của người vượn.

- Văn hoá Sơn Vị (Lâm Thao ,Vĩnh Phú) cách đây khoảng 20000 năm , vào giai đoạn cuối đồ đá cũ, đầu đồ đá giữa ng ta tìm thấy công cụ chế tác từ đá cuội.

- Văn hoá Hoà Bình Bắc Sơn xuất hiện cách đây 10000 năm vào khoảng cuối đồ đá giữa, đầu đồ đá mới. Di vật tìm thấy ở Lào, Thái Lan, Mã Lai nhưng không đâu nhiều = VN. Ngoài rừu đồ đá cuội còn tìm ddcđồ gốm nhưng kĩ thuật chưa cao.

- Văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu (Vĩnh Phú) xuất hiện cách đây 4000- 5000 năm, trải dài từ Hoàng Liên Sơn đến Hải Phòng, châu thổ sông Hồng, tìm thấy đồ đồng, đồ trang sức, đồ đá mài tinh xảo, đồ gốm với kĩ thuật cao đa dạng về hình dáng, màu sắc , chủng loại, hoa văn.

+ Giai đoạn văn hoá Văn Lang Âu Lạc:

Sơ lược vài nét về nhà nước Văn Lang Âu Lạc:

- Nhà nước đàu tiên là Văn Lang do các Vua Hùng đứng đầu. Điều này chứng tỏ sức sản xuất đã phát triển đến tình trạng phân hoá giai cấp.

- Nhu cầu trị thuỷ

- Nhu cầu tự vệ chống giặc ngoại xâm.

- Về kinh tế chính trị thời Âu Lạc tiếp tục phát triển trên thành tựu của nhà nước Văn Lang.

Văn minh Văn Lang Âu Lạc:

- Nước Văn Lang ra đời với 1 nền kinh tế phát triển, văn hoá khá cao, 1 tổ chức xã hội đã phát triển.

- Nền văn minh sông Hồng ddcchuẩn bị từ những nền văn hoá tiền sử xa xôi và trực tiếp liên tục tạo thành 1 quá trình văn hoá từ sơ kì thời đại đồng thau tới thời kì đồ đá sắt.

- Quá trình hình thành văn minh sông Hồng là quá trình liên kết các bộ lạc, liên minh bộ lạc thành cộng đồng quốc gia, cộng đồng bộ tộc trên cơ cấu nhà nước sơ khai. Đó là quá trình tác động, dung hợp nhiều nền văn hoá của nhiều thành phần cư dân khác nhau thành 1 nền văn hoá thống nhất với nhiều loại hình địa phương, dân tộc. Hình thành 1 nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng.

- Giai đoạn văn hoá Đông Sơn là chặng đường cuối, là sản phẩm tổng hợp, là đỉnh cao nhất của quá trình tạo thành nền văn minh sông Hồng với biểu tượng trống đồng Đông Sơn, là sản phẩm lao động sáng tạo của nhân dân từ buổi bình minh của lịch sử, kết tinh trong đó bản lĩnh, cá tính, lối sống, truyền thống của ng Việt cổ. Đây là thời đại dựng nước, giữ nước đầu tiên của dân tộc.

Nhận định về văn hoá Đông Sơn: Nền văn minh sông Hồng là một nền văn minh bản địa , có cội rễ, cơ sở sâu xa trong cuộc sống lâu đời của cá lớp cư dân trên lãnh thổ Văn lang Âu lạc thưở đó. Nề văn mínhông Hồng sớm có quan hệ giao lưu mật thiết với các nền văn minh láng giềng đặc biệt là văn minh trung hoa ấn độ

2.Lớp văn hoá giao lưu Trung Hoa và khu vực(văn hóa Đại Việt)

+, Văn hoá thời Bắc thuộc

Cuối thiên niên kỷ trước công nguyên,người Việt cổ đã có chữ viết cổ trên những tảng đá,thân cây trên trống đồng Đông Sơn .Sau đó bị mất do chưa thành hệ thống ,bị người Hán xâm lược, chữ Hán được sử dụng.

- Tính chất bắc thuộc -hán hoá :

a, Bối cảnh văn hóa lịch sử : Âu lạc bị mất nước,nước ta bước vào thời kì đau

buồn bị hơn nghìn năm bắc thuộc,trải qua các triều đại.Các triều đại phương Bắc có

các cách đô hộ khác nhau nhưng có chung 1 mục tiêu biến Việt -> 1 quận huyện

của trung quốc , đồng hoá dân việt.

b, Tính chất bắc thuộc -Hán hoá : phong kiến phương bắc đồng hoá việt nam bằng

nhiều cách

Ở lĩnh vực chính trị xã hội có 3 hình thức chính :

. Du nhập chữ Hán vào nước ta bằng cách mở trường học (sĩ nhiếp,..)ra sức thiếp

lập nền pháp chế hà khắc bằng gươm giáo nhằm thủ tiêu văn tự ngôn ngữ việt

.Di dân Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt để xâm lấn đất đai.

.Truyền bá tư tưởng,tín ngưỡng áp đặt hệ Nho giáo và Phật giáo,đạo giáo

Ở lĩnh vực kinh tế:

Các triều đại phong kiến phương Bắc duy trì hình thức bóc lột :cống nạp,độc quyền

sản xuất các mặt hàng, thu thuế. Sự xâm lược của phong kiến phương Bắc đã tạo ra

dấu ấn trong đời sống văn hoá người Việt, chính đây cũng là cơ hội làm nảy nở tính

kiên cường,sự vươn lên phấn đấu ,bảo vệ giá trị văn hoá của dân tộc

-Tính chất chống Bắc thuộc-phản Hán hoá:

Ở từ trong các xóm làng cổ ,người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn và phát huy các vốn văn hoá bản địa nội sinh tích luỹ được qua hàng ngàn năm trước.Xã hội và nhân dân vẫn trong 1 môi trường sinh thái cụ thể,quen thuộc ko 1 bạo lực chính trị nào ngăn cản được sự phát triển kinh tế,văn hoá tự mở lấy đường đi cụ thể:

.Tiếng việt vẫn được bảo tồn,nhiều nét văn hoá của người việt cổ vẫn được bảo tồn (cuộc khởi nghĩa của 2 bà trưng chống Đông Hán năm 42-43)

.Những tục lệ cổ truyền vẫn được giữ vững (ăn trầu,búi tóc ,...)

.Bên cạnh những nhạc cụ của Trung Hoa như khánh,chuông vẫn tồn tại nhiều nhạc cụ độc đáo của người Việt như cồng chiêng,khèn,...

Đây là thời kì liên tục có các cuộc đấu tranh khởi nghĩa giành độc lập như : khởi nghĩa 2 bà trưng(42-43),bà triệu(247)chống quân Ngô,...

Đây là thời kì thử thách cực kì hiểm nghèo đối với dân tộc ta. Trong ngót 10 thế kỉ mất nước,kẻ thù ko những bóc lột tàn bạo mà còn âm mưu đồng hoá nhằm vĩnh viễn xoá bỏ sự tồn tại của nước ta nhưng nhân dân ta ko ngừng nổi dậy nhằm thất bại âm mưu của kẻ thù,suy yếu chỗ dựa của chính quyền đô hộ tiến tới giành thắng lợi

Nhận xét của Lê Văn Hưu:Triều Ngô vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo mở nước xưng vương làm cho người phương bắc nhưng ko dám lại sang nữa.Có thể là 1 lần nổi giận mà yên được dân,mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy

Kl: Đây là giai đoạn đầy thử thách trong văn hoá Việt ko những bị văn hoá Hán đồng hoá mà ngược lại văn hoá Việt biết cộng sinh từ những yếu tố ngoại sinh để tao ra giá trị riêng, giá trị này trở thành yếu tố nội sinh nuôi dưỡng sức sống tinh thần dân tộc .

+,Văn hoá Đại Việt (văn hoá thời tự chủ )

Thời kì tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài gần suốt 1 thiên niên kỷ (938-1858).Giai đoạn này có nhiều biến đổi tự thân trong nội bộ quốc gia, dân tộc đồng thời cũng có nhiều biến đổi từ ngoại cảnh. Từ 938 đến 1400,nước ta trải qua các triều đại phong kiến :Ngô,Tiền Lê,Lý,Trần. Đây là thời kì các triều đại phong kiến củng cố nền độc lập và mở mang bờ cõi.Từ nửa sau thế kỷ 14,xã hội việt nam lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Vài nét về văn hoá Đại Việt:

a, Tôn giáo và tín ngưỡng

-Thời Lý,Trần,Hồ:chủ trương chính sách khoan dung hoà hợp chung sống hoà bình. Đó là hiện tượng tam giáo đồng nguyên.

Thời Lý Trần đạo Phật thịnh hành nhất được coi là quốc giáo. Hầu hết các vua Lý đều sùng phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông , quần chúng nô nức theo đạo Phật. Có nhiều vị sư tăng nổi tiếng như sư Vạn Hạnh,Huyền Quang...

Thời Lý Trần nho giáo được xem như bổ trợ cho khoa cử và nguyên lí cơ bản của phép trị nước

-Thời Lê sơ: từ bỏ chính sách tam giáo đồng nguyên chuyển sang chính sách văn hóa đơn nguyên quan phương,độc tôn nho giáo và nho học.Đời sống nhân dân vẫn thịnh hành phật giáo :Lê Sác cho xây chùa Thanh Đàm ,Tiêu Độ rộng 90gian,chùa Báo Thiên,..

-Thời Lê mạc :từ thế kỷ 16 chính quyền trung ương suy yếu,hàng hoá,ý thức hệ nho giáo suy giảm.Vua Lê chỉ tồn tại trên hư vị, lòng trung quân là lời nói suông. Quan niệm nhân lễ nghĩa trí tín của đạo đức người quân tử bị thói đời bạc bẽo, vô ơn ,nhiều lối sống thực dụng lấn át .

b,Giáo dục và khoa cử

Khi giành được độc lập các triều đại phong kiến Việt Nam rất chú ý đến giáo dục và khoa cử nhằm đào tạo,tuyển chọn nhân tài cho đất nước

-Thời Lý chùa là nơi tu hành, cũng là nơi truyền đạo ,dạy học

-Thời Trần các trường học được mở rộng,triều đình chính thức sai đặt nhà học và chức học quan ,các kì thi quy củ,...

-Thời Lê sơ giáo dục khoa cử phát triển ở các địa phương trường học đến cấp huyện ,phủ ,các lớp học đến tận các xã. Mọi tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá, lễ xưng danh ban mũ áo.

c,Văn học sử học

Thời Lý Trần có 2 dòng văn học chính :văn học phật giáo và văn học yêu nước dân tộc. Chữ nôm xuất hiện. Thời Lê sơ nổi trội là văn thơ yêu nước và văn thơ cung đình

d,Về nghệ thuật

Thời Lý Trần để lại nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc mang tính chất quy mô hoành tráng.Tinh thần Phật giáo thấm đượm trong các công trình:cung điện,thành quách,lăng mộ

KL: nhìn trên diễn trình lịch sử văn hóa việt nam thế kỷ 15 là thời kì phát triển rực rỡ người ta gọi đây là thời kì thịnh đạt của văn hóa Đại Việt,thời kì phục hưng của văn hóa Đại Việt

3,Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây (văn hoá Đại Nam)

Văn hoá Đại Nam được chuẩn bị từ thời các chúa Nguyễn và kéo dài hết thời kì Pháp thuộc .

Văn hóa dưới triều Nguyễn vẫn kế thừa và phát triển di sản quý báu của thời trước và có nhiều nhà tư tưởng nhà văn lớn ,những thành quả quan trọng . Ở giai đoạn này văn hóa việt nam phát triển với nhiều nét ,đặc biệt các mặt số lượng,chất lượng ,các thành tố văn hóa đạt trình độ rực rỡ.Từ đó khẳng định bản sắc và bản lĩnh dân tộc trưởng thành của 1 quốc gia văn hiến ,khẳng định 1 sức mạnh để hội nhập thế giới hiện đại, đi qua bão táp lịch sử ở giai đoạn sau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro