Dac trung co ban cua QLHCC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những đặc trưng cơ bản của QLHCC

1.3.1. Tính lệ thuộc vào chính trị

  * Vì sao?

      Nhà nước nói chung, hệ thống quản lý HCC nói riêng có hai chức năng:

     Thứ nhất, duy trì trật tự, lợi ích chung của XH;

     Thứ hai, bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền.

 Quản lý HCC phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do hệ thống chính trị vạch ra…

 *Như thế nào?  

   -Là trung tâm thực thi các quyết định của hệ thống chính trị . Do vậy hoạt động của QLHCC quyết định đến hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chính trị

-Tuy lệ thuộc vào chính trị nhưng QLHCC có tính độc lập tương đối về nghiệp vụ và kĩ thuật HC (khoa học tổ chức bộ máy, khoa học quản trị nhân sự, kỹ thuật xây dựng chương trình, dự án..)

- Nền hành chính công mang bản chất Nhà nước. ở mỗi quốc gia khác nhau tuỳ thuộc vào thể chế chính trị, thể chế nhà nước mà quản lí HCC có những nét khác nhau.

 Quản Lý HCC ở nước ta do ĐCS VN lãnh đạo. Các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò tham gia và giám sát hoạt động.

 1.3.2.  Tính pháp quyền

*Vì sao ?

    +Với tư cách là công cụ của công quyền, quản lý HCC có tính cưỡng bức của Nhà nước.

     +Quyền lực được PL bảo vệ.

*Như thế nào ?

1) Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tuân thủ PL;

2) Đảm bảo tính chính qui, hiện đại của một bộ máy HCC có kỉ luật, kỉ cương.

3) Các cơ quan hành pháp nắm vững quyền lực và sử dụng đúng quyền lực khi thực thi công vụ.

4) Kết hợp quyền lực và uy tín, không ngừng nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy HCC.

 1.3.3. Tính liên tục, tương đối ổn định & thích ứng

  *Vì sao?

1)Nhiệm vụ của quản lý HCC là phục vụ dưới hình thức công vụ đối với công dân .

2) Đối tượng và môi trường quản lý HCC thay đổi nhanh chóng

*Như thế nào?

    -Không được làm theo phong trào.

    -Liên quan chặt chẽ đến công tác giữ gìn, lưu trữ các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức và người dân.

   -Thay đổi hình thức cho phù hợp với biến chuyển của Đối tượng quản lý HCC

 1.3.4. Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao

*Vì sao ?

Là một hoạt động đặc biệt và tạo ra những sản phẩm đặc biệt.

2) Hoạt động quản lý nhà nước của quản lý HCC có nội dung phức tạp và đa dạng.

3) Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ công chức có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công vụ.

*Như thế nào ?

   -Chọn CBCC phải có trình độ chuyên môn và nghề nghiệp cao (có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý)

 -Chọn CBCC phải vừa hồng vừa chuyên

 1.3.5.  Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ

Vì sao? Bộ máy QLHCC được cấu thành và vận hành theo các qui định của pháp luật.

Như thế nào?

1- Quản lý HCC bao gồm hệ thống định chế theo thứ bậc chặt chẽ (từ TW tới các địa phương)

2-Mỗi cấp, mỗi cơ quan, CBCC hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao, hoạt động cần phải có sự chủ động, sáng tạo => đảm bảo sự phân công, phân cấp đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

 1.3.6. Tính không vụ lợi

   *Vì sao? - Quản lý HCC phục vụ lợi ích chung, lợi ích công

    -Tồn tại vì xã hội, vì sự bình an của đất nước

    - Tính xã hội, tính nhân dân

*Như thế nào?

    Xây dựng một nền HC công tâm trong sạch không theo đuổi mục tiêu doanh lợi

 1.3.7. Tính nhân đạo

Vì sao?

1- Tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

2- Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân…

Như thế nào?

 1-CBCC không được quan liêu, cửa quyền, hách dịch, gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ

  2- Phải tôn trọng con người, phục vụ nhân dân và lấy mục tiêu phát triển xã hội làm động lực

  3-  Đảm bảo mọi thành viên trong xã hội kể cả những người chịu thua thiệt cũng được đối xử bình đẳng như những người khác

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro