đặc trưng DTH of các yto tác nhân(MT,vật chủ)trong DTH bệnh nhiễm trùng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 18: Mô tả được các đặc trưng dịch tễ học của các yếu tố tác nhân môi trường và vật chủ trong dịch tễ học bệnh nhiễm trùng.

1. Tác nhân

Trong trường hợp bệnh nhiễm trùng, tác nhân gây bệnh là tác nhân sinh học, đó là những vi sinh vật gây bệnh.

Có 4 đặc trưng lớn: Tính chất lây lan, tính chất gây bệnh, độc lực, khả năng có thể xâm nhiễm của vi sinh vật.

1.1. Khả năng lây lan

Khả năng lây lan là khả năng một tác nhân gây bệnh có thể lan truyền trong một tập thể. Tính chất nầy được diễn tả trong dịch tễ học bằng tỷ lệ tấn công (attack rate) và tỷ lệ tấn công thứ cấp (secondary attack rate).

Tỷ lệ tấn công hay tỷ lệ bộc phát đầu tiên = B/A×100 (hoặc×1000)

Tỷ lệ tấn công thứ cấp hay tỷ lệ bộc phát thứ cấp = D/C×100 (hoặc×1000)

Trong đó:

A: là số bệnh nhân được phát hiện đầu tiên (số mới mắc),

B: số người có thể tiếp thụ bệnh

C: số trường hợp mới mắc thứ cấp

D: số người tiếp thụ bệnh trừ đi số người mắc bệnh đầu tiên.

1.2. Khả năng gây bệnh

Khả năng gây bệnh là khả năng của vi sinh vật có thể gây bệnh cho ký chủ. Trong dịch tễ học khả năng gây bệnh được diễn tả bằng tỷ lệ sau:

Khả năng gây bệnh = F/E × 100

Trong đó

E là số người bị nhiễm và mắc bệnh

F là tổng số người bị nhiễm.

1.3. Độc tính

Độc tính là khả năng của tác nhân có thể gây rối loạn bệnh lý. Độc tính tùy thuộc vào đặc điểm sinh hóa của vi sinh vật (độc tố) và khả năng phát triển của vi sinh vật trong cơ thể ký chủ. Trong dịch tễ học, độc tính của vi sinh vật gây bệnh được đánh giá bằng tỷ lệ chết hay tỷ lệ bệnh trầm trọng (dựa trên một số tiêu chuẩn cho trước) so với tổng số người mắc bệnh, ví dụ bệnh cúm có hoặc không có biến chứng viêm phổi.

1.4. Khả năng xâm nhiễm

Khả năng xâm nhiễm là khả năng của vi sinh vật sau khi vào cơ thể ký chủ, có thể đi vào các cơ quan tổ chức và các hệ thống của cơ thể. Cần phân biệt độc tính và khả năng xâm nhiễm là 2 thuật ngữ mô tả 2 hiện tượng khác nhau, ví dụ Chlostridium tetani là một tác nhân rất độc nhưng ít xâm nhiễm / lan tràn, trong khi đó Salmonella là tác nhân ít độc hơn nhưng xâm nhiễm rất mạnh.

2. Môi trường

Hai yếu tố quan trọng của dịch tễ học bệnh truyền nhiễm có liên quan đến môi trường là: 1) Thời gian tồn tại và sinh sản của vi sinh vật trong môi trường, 2) Phương thức và phạm vi lan truyền trong môi trường.

Thời gian tồn tại và khả năng sinh sản của tác nhân tùy thuộc vào đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của môi truờng. Ví dụ nhiệt độ, độ ẩm, sự có mặt của chất dinh dưỡng tạo thuận lợi cho vi trùng thương hàn. Điều kiện thiếu Oxy là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn hiếm khí như Clostridium botulinum. Môi trường không khí khô và có bức xạ sẽ không thuận lơi cho trực trùng lao.

3. Vật chủ

Tính chất của cơ thể người xác định những điều kiện lây truyền bệnh. Mức độ đề kháng không đặc hiệu (tình trạng dinh dưỡng, khả năng đáp ứng và thích nghi với biến đổi của môi trường), và đề kháng đặc hiệu của các cá thể xác định sự lan truyền của tác nhân gây bệnh, hình thái lâm sàng và mức độ trầm trọng của dịch bệnh.

Một cá nhân chứa một tác nhân gây bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác được gọi là "người mang mầm bệnh" hay "người mang trùng", trên thực tế từ này để chỉ người mang vi trùng mà không có triệu chứng lâm sàng.

Về phương diện dịch tễ, người ta phân biệt:

- Người mang mầm bệnh hoạt động: gồm những người đang mắc bệnh từ thời kỳ ủ bệnh đến thời kỳ dưỡng bệnh.

- Người mang mầm bệnh tiềm ẩn: về mặt dịch tễ là những người mang mầm bệnh nhưng không đào thải tác nhân gây bệnh ra môi trường chung quanh. Người mang mầm bệnh có thể thay đổi từ thể hoạt động sang thể tiềm ẩn hoặc ngược lại.

- Người mang mầm bệnh mãn tính: mang tác nhân gây bệnh sau khi khỏi bệnh về lâm sàng trong một thời gian rất dài, có khi cho đến lúc chết.

- Người lành mang mầm bệnh: một người tiếp xúc với người mang mầm bệnh và có sự xâm nhập của vi sinh vật nhưng hoàn toàn khỏe mạnh cũng có thể là người mang mầm bệnh. Có thể phân loại người mang mầm bệnh theo các thời kỳ của bệnh nhiễm trùng (Bảng 2):

Bảng 2: Phân loại người mang mầm bệnh theo các thời kỳ của bệnh

Loại người mang trùng Ví dụ

- Không rõ ràng trong đa số trường hợp - Virus bại liệt, Não mô cầu, Virus viêm gan

- Người mang trùng thời kỳ ủ bệnh - Virus thủy đậu, sởi, viêm gan

- Người khỏi bệnh mang trùng - Vi trùng bạch hầu, virus viêm gan B, các chủng Salmonella

- Người mang trùng mãn tính - Vi trùng thương hàn, virus viêm gan B

Người ta còn dựa vào các đặc điểm có liên quan đến vật chủ để thiết lập các chỉ số mô tả một vụ dịch

Tỷ lệ tiếp xúc =Số người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh:Toàn bộ quần thể

Tỷ lệ miễn dịch=Số người miễn dịch:Toàn bộ quần thể

Quần thể như vậy được chia ra những người tiếp thụ bệnh (không có miễn dịch) và những người có miễn dịch. Trong nghiên cứu dịch tễ học cần xác định rõ quần thể tiếp xúc (toàn bộ người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh), và quần thể có nguy cơ tức là toàn bộ người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh loại trừ những người có miễn dịch.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#huongxjnh