Đặc trưng kỹ thuật Led và Laser

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.5.2.2 Hoạt động:

Khi có điện áp phân cực thuận đặt vào lớp tiếp giáp pn thì cân bằng điện tích bị phá vỡ, các electron dễ dàng đi qua miền tiếp giáp, các điện tích từ miền n và các lỗ trống ở vùng p sẽ kết hợp với nhau tại miền hoạt tính, bức xạ ra photon. Quá trình bức xạ ánh sáng xuất hiện. Trong thông tin quang có 02 loại LED được sử dụng:

            - Cấu trúc LED phát mặt (SLED: Surface Emitting Led).

            - Cấu trúc LED phát cạnh (ELED:Edgle Emitting Led).

1.5.3 Cấu trúc Laser Diode  (LD):

1.5.3.1 Cấu tạo: Gồm các lớp bán dẫn p và lớp n của miền hoạt tính và lớp hoạt chất. Lớp hoạt chất này là một cặp phiến phẳng - là gương phản xạ được đặt qua vào nhau để phản xạ ánh sáng bức xạ hay còn gọi là hốc cộng hưởng (Fabry-Frot).

1.5.3.2 Hoạt động: Khi có một lớp điện áp phân cực được đặt vào lớp tiếp giáp thì các electron sẽ được bơm vào, lớp hoạt chất được kích thích, sau đó tái hợp với các lỗ trống có điện tích dương tại đó, đồng thời sinh ra năng lượng dưới dạng quang và nhiệt. Hốc cộng hưởng (Fabry-Frot) tạo ra sự tương tác giữa photon và electron diễn ra nhiều lần và có thể tạo ra công suất quang lớn.

            Có 02 loại diode laser: diode laser đa mode và diode laser đơn mode:

            - Diode laser đa mode thông thường sẽ cho đa phổ nhưng làm việc không ổn định ở tốc đọ cao.

            - diode laser đơn mode có đọ rộng phổ hẹp, hoạt động dựa theo nguyên lý bộ phản xạ cách tử Bragg. Chúng đáp ứng tốt yêu cầu làm việc ổn định ở các hệ thống thông tin có tốc độ cao và cự ly truyền dẫn xa.

1.5.4 So sánh LED và LD:

            - LED có chi phí thấp hơn LD.

            - LED có cấu trúc đơn giản hơn LD.

            - LED bức xạ ánh sáng đúng hướng, góc mở bức xạ lớn nên khả năng ghép vào sợi quang thấp.

            - LD có ánh sáng bức xạ lớn, góc mở bức xạ bé (tạo một phổ vạch). Do đó khả năng ghép vào sợi quang tốt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ct8