Đặc trưng ngôn từ của người Việt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thứ nhất là tính biểu trưng và sinh động:

Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng ước lệ, công thức hóa và khái quát hóa rất cao. Tính biểu trưng thể hiện rõ nhất trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao của người Việt. Người Việt thường hay nói bằng thành ngữ, tục ngữ nên lời nói rất giàu hình ảnh, biểu tượng hình tượng. người Việt thường hay dùng con số biểu trưng để diễn đạt một điều gì đó như: ba bề bốn bên (sự sum vầy) khắp bốn phương trời (khắp mọi nơi), ba mặt một lời (nói có chứng cứ rõ ràng trực tiếp)…Tính biểu trưng thể hiện ở sự cân đối cân xứng, các thành ngữ tục ngữ và ngay cả ca dao là loại thơ dân gian thì pần lớn là có sự cân đối giữa các vế: Trèo cao/ ngã đau/, ăn vóc/ học hay…

Người Việt Nam hầu hết là biết làm thơ, đặc biệt là thể thơ lục bát giàu vần luật, nhạc điệu và cân xứng. Văn hóa nông nghiệp trọng âm, trọng tình cảm nên xu hướng thiên về thơ ca. Văn hóa du mục trọng dương, trọng lí nên thiên về văn xuôi. Thống kê trong hai tập từ điển văn học, nxb KHXH,H. 1983-1984 cho thấy trong 198 mục từ về tác pẩm văn học PT thì có 43 tác pẩm thơ và 155 tác pẩm văn xuôi, trong khi đó, tác pẩm văn học việt nam trong 95 mục từ thì có 69 tác pẩm thơ và 26 tác pẩm văn xuôi.hoặc khi so sánh truyện kiều với kim vân kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà nguyễn du mượn thì thấy rõ sự khác biệt lớn này. Cùng cố truyện nhưng truyện Kiều là tác pẩm thơ còn Kim Vân Kiều truyện là 1 tác pẩm văn xuôi. Như vậy, truyện thơ có xu hướng đi sâu và tả nội tâm, tình cảm nhân vật mà lướt qua các sự kiện, chi tiết, hành động nhân vật.

Ở Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là 1 thứ văn xuôi thơ, bắt nguồn từ thế mạnh của ngôn ngữ tiếng việt giàu thanh điệu nên tự thân nó đã giàu nhạc điệu rồi lại thêm truyền thống ăn nói có hình ảnh, có đối xứng, có trên dưới, có đầu cuối của người Việt. Từ tác phẩm văn xuôi viết theo lối biền ngẫu như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn hoặc theo lối tự do trong các bức thư hàng của Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi gửu cho giặc Minh đến các bài đồng dao bình dân đều có cấu trúc cân đối, tiết tấu vần điệu chặt chẽ. Ngay cả những năm đầu thế kỉ XX, do ảnh hưởng của pương Tây, thơ tự do và tiểu thuyết mới xuất hiện thì dấu ấn của câu văn cân đối nhịp nhàn, đầy chất thơ vẫn cứ thể hiện rõ. Đây là những câu văn tả người trong giấc mộng con của Tản Đà: “Tiếng nói nhẹ bao nhiêu, dáng người mềm bấy nhiêu, chín bấy nhiêu; chín bao nhiêu, tươi bấy nhiêu; tươi bao nhiêu, tình bấy nhiêu. Như ghét, như yêu, như chiều, như ngượng. Lông mày ngài, đôi mắt phượng, cô chờ ai?”.

Thứ hai là ngôn từ Việt Nam giàu chất biểu cảm, năng động và linh hoạt:

Về mặt từ ngữ ngoài các từ mang sắc thái trung hòa thì có những từ có sắc thái biểu cảm cao. Ví dụ, từ chỉ màu sắc như “xanh” mang ý nghĩa trung tính thì có các từ chỉ các mức độ xanh: xanh rì, xanh rợn, xanh um, xanh lè, xanh lét, xanh lơ…từ chỉ màu “đỏ” mang sắc thái trung tính, bên cạnh còn có các từ có sắc thái khác như: đỏ rực, đỏ hoe, đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét…các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh là rất phổ biến trong ngôn ngữ Việt. Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương là hai tác giả đã thể hiện thành công sắc thái của từ láy tiếng Việt trong tác pẩm của mình. Về ngữ páp tiếng Việt sử dụng rất nhiều hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ư, nhỉ, nhé, chớ, pỏng, sao, chứ. Cấu trúc “iếc hóa” như sách siếc, học hiếc thể hiện sắc thái đánh giá.

Ngữ páp tiếng việt sử dụng các yếu tố từ hư để biểu hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ páp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa. Ngữ páp phương tây là ngữ páp hình thức còn ngữ páp Việt Nam là ngữ páp Việt Nam là ngữ páp ngữ nghĩa. Tiếng việt có khả năng diễn đạt khái quát cao nhờ tính nước đôi và mơ hồ của ngữ nghĩa cấu trúc mang lại. người Việt có thể có một câu ko thời, ko thể, ko ngôi như “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nhưng người Anh lại nói khác. Đây chính là sự sinh động bởi nó có thể áp dụng cho mọi đối tượng, mọi nơi, mọi lúc. Tính năng động của tiếng việt thể hiện trong việc dùng các cấu trúc động từ trong lời nói, trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ. trong khi đó, các ngôn ngữ phương tây, cụ thể là tiếng Anh lại thích dùng cấu trúc danh từ: Cảm ơn anh đã tới chơi = “Thanhk you for your coming”, người phương tây còn danh hóa các tính từ, các cụm chủ vị. khuynh hướng dùng danh từ trong các ngôn ngữ châu âu là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng tràn lan các từ công cụ làm danh hóa các động từ và tính từ như: sự, việc cuộc, cái, thứ…trong các bài dịch từ các tác pẩm pương tây học tiếng việt kiểu như: Tôi nhớ, ngày khi tôi đến Việt Nam (người viết chỉ cần nói: tôi nhớ ngày đầu tiên đến Việt Nam).

Người Việt thích dùng cấu trúc chủ động hơn dùng cấu trúc bị động, thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả khi cần pải dùng cấu trúc bị động. Có thể nói rằng trong tư duy và giao tiếp, người Việt có thói quen hướng đến nội dung tĩnh bằng hình thức động (cấu trúc động từ, hình thức ngữ páp linh hoạt), trong khi đó người phương tây nói riêng và văn hóa trọng dương nói chung lại có thói quen hướng đến nội dung động bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ hình thức ngữ páp chặt chẽ).

Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh ( tâm lí, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động ( kiến trúc động từ, ngữ pháp, ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó thì người phương Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (kiến trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ). Mới hay, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc và tác động của luật âm dương (trong âm có dương , trong dương có âm; âm sinh dương, dương sinh âm) thật là rộng lớn và sâu xa !

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro