Đại Cương Vi sinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

iViS

Contents

Contents

Câu 1: Trình bày các khái niệm: VSV, VSV y học và các đối tượng nghiên cứu 1

Câu 2: Giải thích những vấn đề nổi cộm hiện nay của VSV y học 2

Câu 3: Đặc điểm của VSV 2

Câu 4: Các đơn vị phân loại trong VSV, VD? 3

Câu 5: Trình bày được các loại hình thể, kích thước, của vk và ý nghĩa

Câu 6: Cấu trúc tế bào vi khuẩn, sự khác nhau giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người 4

Câu 7: Trình bày chuyển hóa, hô hấp, sinh sản và phát triển của vi khuẩn

Câu 8: Trình bày định nghĩa đột biết ở vi khuẩn, 4 tính chất của đột biến và ứng dụng hiểu biết này trong việc sử dụng kháng sinh 6

Câu 9: Trình bày sự tái tổ hợp chất liệu di truyền trên NST của vi khuẩn do biến nạp, tiếp hợp và tải nạp. 7

Câu 10: Trình bày định nghĩa plasmid, transposon, đặc điểm cấu tạo và vai trò của chúng đối với sự lan truyền gen đề kháng ở vi khuẩn. 8

Câu 11: Định nghĩa và các biện pháp kỹ thuật tiệt trùng 8

Câu 12: Định nghĩa và các biện pháp kỹ thuật khử trùng: 9

Câu 13: Định nghĩa, xếp loại, cơ chế tác động của thuốc kháng sinh {chỉ học định nghĩa&cơ chế}

Câu 14: Khái niệm đề kháng kháng sinh 11

Câu 16: Trình bày cơ chế đề kháng kháng sinh và cơ chế lan truyền gen đề

kháng kháng sinh& vi khuẩn đề kháng 12

Câu 15: Nguyên tắc phối hợp kháng sinh và các biện pháp ngăn ngừa sự gia

tăng vi khuẩn đề kháng {kô thi} 12

Câu 16: Trình bày được các thành phần cấu trúc của virus và các chức

năng chính của chúng 13

Câu 17: Trình bày 5 giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus 13

Câu 18: Trình bày 7 hậu quả tương tác khi virus xâm nhập vào tế bào

14

Câu 19: Nêu được các phương pháp xét nghiệm virus 15

Câu 20: Định nghĩa, những đặc điểm của phage, 2 loại phage, 4 ứng dụng

của phage 15

Câu 21: Trình bày định nghĩa quá trình NT, các hình thái của NT và mối

quan hệ giữa các hình thái 16

Câu 22: Trình bày: khái niệm độc lực của VSV, 2 loại đơn vị đo độc lực;

giải thích được các điều kiện để VSV có thể gây bệnh 17

Câu 23: Trình bày các yếu tố độc lực của VSV: 17

Câu 24: Phân tích được các thành phần KN của vi khuẩn và virus 18

Câu 25: Trình bày ứng dụng của KN vi sinh trong y học 19

Câu 26: Trình bày các yếu tố tạo nên cơ chế đề kháng không đặc hiệu của

cơ thể 20

Câu 26: Trình bày vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào trong

chống VSV 21

Câu 27: Mục đích sử dụng các phản ứng kết hợp KN-KT trong vi sinh y học

21

Câu 28: Trình bày nguyên lý, vẽ và giải thích được sơ đồ của các phản ứng

kết hợp KN-KT thường được sử dụng trong vi sinh y học 22

Câu 29: Trình bày định nghĩa hiệu giá KT, động lực KT và lý giải được ý

nghĩa của chúng trong chẩn đoán bệnh NT. 23

Câu 30: Trình bày nguyên lý sử dụng vaccin, nguyên tắc sử dụng vaccin và

2 tiêu chuẩn cơ bản của vaccin 24

Câu 31: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối

với vaccin 25

Câu 32: Cách phân loại vaccin, lịch tiêm chủng các loại vaccin được sử

dụng rộng rãi ở nước ta 25

Câu 32: Nguyên lý và nguyên tắc sử dụng huyết thanh miễn dịch 26

Câu 33: Trình bày 1 số VSV thường gặp trong đất, nước, không khí, cơ thể

người bình thường 27

Câu 34: 3 loại đường truyền bệnh của VSV, mỗi loại 1 ví dụ minh họa 27

Câu 35: Khái niệm NTBV, 2 ví dụ. Kể tên các loại NTBV và các đối tượng

có nguy cơ NTBV 28

Câu 36: Đường xâm nhập của VSV trong NTBV và các biện pháp phòng ngừa

28

Câu 1: Trình bày các khái niệm: VSV, VSV y học và các đối tượng nghiên

cứu

VSV: là các sinh vật đơn bào rất nhỏ bé chỉ có thể quan sát bằng kính

hiển vi, không có màng nhân bao gồm tất cả các vi khuẩn và virus

VSV y học: Là môn học chuyên nghiên cứu về các VSV gây ảnh hưởng tới sức

khỏe con người, về cả mặt có lợi và có hại cho sức khỏe.

Đối tượng nghiên cứu: vi khuẩn, virus, miễn dịch chống NT, VSV và môi

trường, kháng sinh và hóa trị liệu, huyết thanh học...

Câu 2: Giải thích những vấn đề nổi cộm hiện nay của VSV y học

Gây các bệnh NT và gây dịch

-Mặc dù đã biết về bệnh NT 1 cách khoa học hơn 1 thế kỷ nhưng bệnh NT vẫn

còn là vấn đề lớn của thế giới

-Các bệnh nhiễm virus (cúm sởi viêm gan) vẫn là vấn đề toàn cầu vì vẫn

chưa có đầy đủ thuốc đặc trị chống nhiễm virus, nhiều loại virus chưa có

vacxin hữu hiệu. Gần đây xuất hiện 1 số bệnh virus mới như HIV/AIDS, cúm

gà, SARS... Riêng HIV/AIDS đang gây đại dịch trên toàn cầu, là vấn đề

nổi cộm của toàn thế giới.

-Bệnh nhiễm khuẩn nhờ kháng sinh và vacxin đã được khống chế ở các nước

phát triển, nhưng ở các nước đang phát triển thì vẫn còn là vấn để rất

nặng nề vì điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn. Gần đây nổi lên 1 số bệnh

nhiễm khuẩn mới: EHEC, H. pylori, V. cholerae O139

Vi khuẩn kháng kháng sinh

-Làm vô hiệu hóa việc sử dụng kháng sinh, tăng chi phí điều trị, chọn lọc

các vi khuẩn kháng thuốc lưu hành trong cộng đồng

-Tốc độ vi khuẩn kháng thuốc nhanh hơn việc tìm ra kháng sinh mới

-Các vi khuẩn là căn nguyên gây bệnh thường gặp, cũng là những vi khuẩn

kháng thuốc mạnh nhất: S. aureus, P. aureginosa, Enterobacteriaceae

VSV, đặc biệt virus gây khối u và gây ung thư

-Ung thư là 1 trong "tứ chứng nan y", rất khó chữa trị, tỷ lệ chết cao

nhất trong các loại bệnh

-1 số VSV gây ung thư ở người: virus HTLV-I gây bệnh leucose, EBV gây

ung thư vòm họng, HBV, HCV gây ung thư gan, vi khuẩn H. pylori gây ung

thư dạ dày

Sự ô nhiễm môi trường

-Sự ô nhiễm nguồn nước, đất gây ra sự ô nhiễm VSV gây bệnh, nhất là VSV

gây bệnh tiêu chảy và nhiễm độc thức ăn, thường do nước và thực phẩm không

vệ sinh gây nên

Sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ sinh học giúp loài người có thêm

các vũ khí mới chống lại các VSV gây bệnh

-1 số thành tựu đáng để: tạo được các vacxin thế hệ mới nhờ công nghệ gen,

như vacxin phòng bệnh virus: viêm gan B, viêm não Nhật Bản B, ....; KT

đơn dòng dùng trong điều trị và chẩn đoán

-Các thành tựu về miễn dịch học và di truyền học cũng làm tăng khả năng

chẩn đoán và điều trị bệnh NT (ELISA, CPR). Con người đã có thêm thế mạnh

để phát hiện và phòng chống lại các bệnh nhiễm VSV. Tuy nhiên, thực sự

chúng ta vẫn phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách trước VSV gây

bệnh

Câu 3: Đặc điểm của VSV

Kích thước nhỏ bé

-Vi khuẩn đo bằng μm (10-3 mm): cầu khuẩn đường kính 1μm, trực khuẩn

1x5μm. Virus đo bằng nm (10-6mm)

-Kích thước nhỏ bé nên diện tích bề mặt lớn, VD: 1 lượng cầu khuẩn có thể

tích 1cm3 thì diện tích bề mặt là 6m2

Chuyển hóa nhanh và hấp thu nhiều

-VD: vk Lactobacilli trong 1h có thể chuyển hóa 1 lượng đường bằng 1000

lần khối lượng của chính nó

-Tính chất này được ứng dụng trong VSV công nghiệp và xử lý chất thải

Sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh

-thường 20-30' phân chia 1 lần

-1 vi khuẩn ban đầu nuôi cấy ở nhiệt độ và môi trường thích hợp, sau 24h

có thể thu được 108-109 vi khuẩn

-Đặc điểm này được ứng dụng để sản xuất các sinh khối và các chất do vi

khuẩn tạo ra như vacxin, kháng sinh

Thích ứng mạnh:

-Enzym thích ứng của vi khuẩn chiếm 10% lượng protein của TB vi khuẩn→khả

năng thích ứng với môi trường rất lớn. Chúng có thể tồn tại và phát triển

được trong những khoảng cách nhiệt độ, áp suất môi trường rất lớn

Dễ dàng biến dị:

-Do bộ gen của VSV rất ít và kém bền (trần) nên chúng dễ dàng biến dị

-Đây là đặc điểm nguy hiểm vì nhiều VSV (đặc biệt virus) biến dị trở

thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Các bệnh AIDS, SARS, Ebola, cúm gia

cầm có thể do virus động vật biến dị → gây bệnh cho người

-Tính chất này cũng được ứng dụng trong công nghệ sinh học để tạo ra các

biến chủng cần thiết

Nhiều chủng loại và phân bố rộng

-Có khoảng 0,1 triệu loài

-Phân bố khắp mọi nơi trên trái đất, cả dưới biển sâu hàng 1000m và trên

cao 85km

Câu 4: Các đơn vị phân loại trong VSV, VD?

Đơn vị phân loại của VSV nằm trong hệ thống phân loại của sinh vật và bao

gồm:

1.Giới: Tên gọi lấy theo đặc điểm chính của giới bằng chữ Hy Lạp hoặc

Latin, VD: prokaryota, giới động vật

2.Ngành, dưới ngành

3.Lớp, dưới lớp

4.Bộ: Tên gọi lấy tên họ chính và tận cùng bằng chữ -ales, VD

Pseudomonadales

Dưới bộ, tận cùng bằng chữ -ineae, VD Rhobacterineae

5.Họ: tận cùng bằng chữ -aceae, VD Enterobacteriaceae, Pseudomonadaceae

Dưới họ: tận cùng bằng chữ -oideae

6.Tộc: tận cùng bằng chữ -eae. VD: Escherichieae

Dưới tộc, tần cùng bằng chữ -inae

7.Giống: VD: Staphylococcus, Samonella,...

8.Loài: đây là đơn vị phân loài cơ bản nhất.

Tên khoa học của loài thường đặt kép, tên giống trước, tên loài sau VD:

Vibrio cholerae

Các đơn vị dưới loài:

1. Thứ: chỉ 1 nhóm nhất định trong loài. VD: Mycobacterium tuberculosis

var. hominis - vi khuẩn lao người

2. Dạng: chỉ nhóm nhỏ dưới thứ. VD Vibrio cholerae týp O139

3: Chủng: chỉ 1 VSV của 1 loài mới được phân lập. Nó mang ký hiệu của

giống, loài và chủng. VD Staphylococcus aureus ATCC 1259

Trong VSV y học, chủ yếu người ta dùng các đơn vị phân loại: họ, tộc,

giống, loài, týp và chủng

Câu 5: Trình bày được các loại hình thể, kích thước, của vk và ý nghĩa

-Mỗi loại vi khuẩn có hình dạng và kích thước nhất định, do vách quy định,

có thể được xác định bằng phương pháp nhuộm và soi kính hiển vi.

-Kích thước vi khuẩn đo bằng μm (1μm=10-3mm). Kích thước của các loại vi

khuẩn khác nhau thì không giống nhau và kích thước của 1 loại vi khuẩn

cũng phụ thuộc vào điều kiện tồn tại của chúng

-Về hình thể, người ta chia vi khuẩn làm 3 loại lớn:

+Cầu khuẩn: vi khuẩn có hình cầu, mặt cắt của chúng hình tròn/bầu

dục/ngọn nến. Đường kính trung bình 1μm. Cầu khuẩn được chia làm nhiều

loại: đơn cầu, song cầu, tứ cầu, tụ cầu, liên cầu. VD: S.aureus,

S.viridans...

+Trực khuẩn: vi khuẩn hình que, đầu tròn/vuông, kích thước của trực

khuẩn gây bệnh thường gặp là 1μmx2-5μm. Trực khuẩn không gây bệnh có kích

thước lớn hơn. 1 số trực khuẩn gây bệnh thường gặp: ....

+Xoắn khuẩn: vi khuẩn hình sợi lượn sóng và di động. Chiều dài có thể

tới 30 μm. Trong loại này có 3 giống quan trọng: Treponema (VD T.

pallidum), Leptospira và Borrelia

+Ngoài những vi khuẩn có hình dạng điển hình, còn có những loại có hình

thể trung gian

.)Trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn là cầu-trực khuẩn, VD:

Yersinia pestis

.)Trung gian giữa trực khuẩn và xoắn khuẩn là phẩy khuẩn, VD:

Vibrio cholerae

-Cách sắp xếp của các loại vi khuẩn cũng khác nhau tùy theo trục phân

bào của chúng: đứng từng con, từng chuỗi, từng chùm hoặc hình chữ V, N

...

Ý nghĩa: để xác định vi khuẩn, hình thể là 1 tiêu chuẩn quan trọng, có

tác dụng định hướng cho nuôi cấy, nhưng phải kết hợp với các yếu tố khác

(...). Trong 1 số trường hợp, dựa vào hình thể vi khuẩn kết hợp với dấu

hiệu lâm sàng có thể chẩn đoán xác định bệnh (VD lậu cấp tính)

Câu 6: Cấu trúc tế bào vi khuẩn, sự khác nhau giữa tế bào vi khuẩn và tế

bào người

Cấu trúc tế bào vi khuẩn từ trong ra ngoài gồm:

Nhân (hay thể nhân)

-Vi khuẩn không có nhân điển hình, không có màng nhân (prokaryota)

-Cơ quan chứa thông tin di truyền là 1 NST độc nhất tồn tại trong nguyên

sinh chất:

+Là 1 phân tử ADN dài 1mm, khép kín, trọng lượng 2 tỷ dalton, chứa 3000

+Được bao bọc bởi protein kiềm. Lớp protein này không tồn tại khi vách

bị phá hủy

+Được sao chép theo kiểu bán bảo tồn dẫn đến phân bào

-Ngoài NST, 1 số vi khuẩn còn có di truyền ngoài NST đó là plasmid và

transposon

Tế bào chất

-Chứa 80% nước, dưới dạng gel, bao gồm các chất tan: protein, peptid,

acid amin, vitamin, ARN, ribosom, muối khoáng, 1 số nguyên tố hiếm

-Protein chiếm 50% trọng lượng khô, 90% năng lượng của vi khuẩn dùng để

tổng hợp protein. Các enzym nội bào đặc hiệu với từng loại vi khuẩn

-Ribosom:

+Thuộc loại 70S, gồm 2 tiểu phần 50S và 30S, mỗi tiểu phần gồm: protein

và ARN ribosom.

+Khi tổng hợp protein, các ribosom gắn với mARN và được gọi là

polyribosom

+Là nơi tác động của 1 số loại kháng sinh làm sai lạc sự tổng hợp

protein như aminozid, chloramphenicol ...

-Hạt vùi: các không bào chứa lipid, glycogen, 1 số chất đặc trưng với 1

-So sánh với tế bào của eukaryota: vi khuẩn không có ty thể, lạp thể,

lưới nội bào, cơ quan phân bào

Màng nguyên sinh

-Vị trí: bao quanh chất nguyên sinh, nằm trong vách

-Cấu trúc: là 1 lớp màng mỏng, tinh vi, chun giãn, gồm 60% protein, 40%

lipid (chủ yếu là phospholipid). Chúng gồm 2 lớp tối (lớp phospho) bị

tách biệt giữa 1 lớp sáng (lớp lipid). Nhiều thuộc tính của màng phụ

thuộc vào phospholipid: là phần tử có 1 đầu ưa nước (có cực, mang điện

tích) nằm ở phía ngoài và phía trong màng, đầu kỵ nước (không cực, không

mang điện tích) nằm giữa. Nước tồn tại ở 2 phía của màng

-Chức năng:

+Hấp thụ và đào thải chọn lọc các chất nhờ 2 cơ chế: khuếch tán thụ động

và vận chuyển chủ động

+Là nơi tổng hợp các enzym ngoại bào, các thành phần của vách

+Là nơi tồn tại của hệ thống enzym hô hấp→thực hiện các quá trình năng

lượng thay cho ty thể

+Tham gia phân bào nhờ mạc thể

Vách

-Có ở mọi loại vi khuẩn trừ Mycoplasma.

-Vách có cấu trúc đặc biệt: đại phân tử glycoprotein nối với nhau thành

mạng lưới phức tạp bao bên ngoài màng nguyên sinh. Nó được tổng hợp liên

tục, thành phần gồm đường amin và acid amin. Đường amin trùng hợp xen kẽ

tạo thành các sợi dài của mỗi lớp. Các acid amin tạo thành các

tetrapeptid làm cầu nối giữa các sợi

-Vách tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram âm có những khác nhau:

+Vách vi khuẩn Gram dương: gồm nhiều lớp peptidoglycan, ngoài lớp này,

đa số còn có acid teichoic.

+Vách vi khuẩn Gram âm: chỉ gồm 1 lớp peptidoglycan, mỏng hơn vách vi

khuẩn Gram dương, nên dễ bị phá vỡ hơn. Ngoài lớp này, vách còn có các

lớp: protein, lipid A và polysaccarid.

-Chức năng của vách:

+Chức năng quan trọng nhất: bộ khung vững chắc duy trì hình dạng vi

khuẩn

+Quy định tính chất nhuộm Gram

+Chứa đựng nội độc tố của vi khuẩn Gram âm

+Quyết định tính chất KN thân

+Là nơi tác động của nhóm kháng sinh β-lactam và lysozym

+Là nơi mang receptor đặc hiệu cho phage

Vỏ

-Là một lớp nhầy, lỏng lẻo, sền sệt không rõ rệt bao quanh vi khuẩn. Chỉ

có 1 số vi khuẩn và trong những điều kiện nhất định vỏ mới hình thành

-Bản chất hóa học:tùy loại vi khuẩn: polysaccarid (E.coli, phế cầu) hoặc

polypeptid (dịch hạch, than)

-Chức năng: bảo vệ cho vi khuẩn dưới những điều kiện nhất định, chống thực

bào

Lông

-Là cơ quan phụ, chỉ có ở 1 số vi khuẩn

-Cấu trúc: những protein dài và xoắn tạo thành từ các acid amin dạng D

-Vị trí: tùy loại vi khuẩn, 1 lông ở 1 đầu (tả), nhiều lông quanh thân

(Samonella, E. coli), 1 chùm lông ở 1 đầu (H. pylori)

-Chức năng: là cơ quan di động, mất lông vi khuẩn không di động được

Pili

-Là cơ quan phụ, có nhiều ở vi khuẩn Gram âm

-Cấu trúc: giống như lông nhưng ngắn và mỏng hơn

-Chức năng:

+Pili giới tính (pili F) chỉ có ở vi khuẩn đực, dùng để vận chuyển chất

liệu di truyền sang vi khuẩn cái, mỗi vi khuẩn chỉ có 1 pili này

+Pili chung: dùng để bám, mỗi vi khuẩn có thể có hàng trăm pili này

Nha bào:

-Nhiều loại vi khuẩn tạo nha bào khi điều kiện sống không thuận lợi, mỗi

vi khuẩn chỉ tạo được 1 nha bào. Nha bào có sức đề kháng rất cao do thay

đổi thành phần hóa học, mất nước, không thấm nước, không chuyển hóa. Khi

điều kiện sống thuận lợi, nha bào lại nảy mầm để đưa vi khuẩn trở lại dạng

sinh sản.

-Cấu trúc nha bào:

+ADN và nguyên sinh chất nằm trong thể nguyên sinh, tỷ lệ nước thấp

+Màng nha bào bên ngoài thể nguyên sinh

+Vách bao ngoài màng

+Lớp vỏ trong và ngoài

+2 lớp áo ngoài và trong bao 2 lớp vách

Câu 7: Trình bày chuyển hóa, hô hấp, sinh sản và phát triển của vi khuẩn

Hô hấp của vi khuẩn

Hô hấp là quá trình trao đổi chất để tạo ra năng lượng cần thiết cho tổng

hợp nên các chất mới của tế bào. Các loại hô hấp của vi khuẩn:

-Hô hấp hiếu khí (oxy hóa): dùng oxy của khí trờ để oxy hóa lại coenym

khử

-Hô hấp kỵ khí: Các vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối không thể sử dụng oxy tự do

làm chất nhận điện tử cuối cùng, không thể phát triển được hoặc phát triển

rất kém khi môi trường có oxy tự do vì oxy rất độc với chúng; không có

cytocrom oxidase, không có toàn bộ / 1 phần của chuỗi cytocrom

-Hô hấp hiếu kỵ khí tùy ngộ: 1 số vi khuẩn hiếu khí có thể hô hấp theo

kiểu lên men

Chuyển hóa của vi khuẩn

-Vi khuẩn rất nhỏ bé nhưng sinh sản phát triển nhanh nhờ hệ thống enzym

phức tạp, riêng cho từng loại vi khuẩn.

-Chuyển hóa đường:

+Đường vừa cung cấp năng lượng, vừa cung cấp nguyên liệu để cấu tạo

+Chuyển hóa đường tuân theo quá trình phức tạp: từ polyozid đến ozid

qua glucose rồi đến pyruvat, VD lactose→glucose→esteglucose-6-

phosphoric→pyruvat.

+Pyruvat đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa đường

-Chuyển hóa các chất đạm: quá trình phức tạp:

albumin→proteose→pepton→polypeptid→acid amin

-Một số chất được hình thành ngoài các sản phẩm chuyển hóa và thành phần

của bản thân vi khuẩn:

+Độc tố: phần lớn vi khuẩn gây bệnh trong quá trình sinh sản và phát

triển đã tổng hợp nên độc tố

+Kháng sinh: có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn khác loại

+Chất gây sốt: tan trong nước, khi tiêm cho người hay súc vật gây nên

phản ứng sốt

+Sắc tố: VD màu vàng của S. aureus, màu xanh của P. aureginosa

+Vitamin: 1 số vi khuẩn của người và súc vật (nhất là E. coli) có khả

năng tổng hợp được vitamin (C,K...)

Phát triển của vi khuẩn

-Vi khuẩn muốn phát triển đòi hỏi phải có môi trường và những điều kiện

thích hợp.

-Trong môi trường lỏng:

+Trong VSV y học, môi trường lỏng chỉ có giá trị khi nó chỉ chứa 1 clon

thuần khiết

+Trên đường biểu diễn sự phát triển (trục tung nửa logarit), có thể chia

thành 4 giai đoạn liên tục là: thích ứng, tăng theo hàm số mũ, dừng tối

đa và suy tàn

-Trong môi trường đặc:

+Cấu tạo hóa học môi trường đặc giống môi trường lỏng, nhưng có thêm chất

để cho rắn lại, thường dùng thạch

+Nếu ria cấy vi khuẩn để vi khuẩn nọ đủ cách xa vi khuẩn kia, thì mỗi vi

khuẩn sẽ hình thành 1 khuẩn lạc riêng rẽ. Mỗi khuẩn lạc là 1 clon thuần

khiết

+Các loại vi khuẩn khác nhau thì có khuẩn lạc khác nhau về kích thước,

độ đục, nhất là hình dạng. Có 3 dạng chính:

Dạng S: khuẩn lạc xám nhạt hoặc trong, bờ đều, mặt lồi đều và

bóng

Dạng M: khuẩn lạc đục, tròn lồi hơn dạng S, quánh và dính

Dạng R: khuẩn lạc thường dẹt, bờ đều/nhăn nheo, mặt xù xì, khô,

dễ tách thành mảng hay cả khối.

Sinh sản

-Vi khuẩn sinh sản theo kiểu song phân, từ 1 TB mẹ tách thành 2 TB con.

-Sự phân chia bắt đầu từ NST, sau đó màng sinh chất và vách tiến sâu

vào, phân chia TB thành 2 phần, hình thành 2 TB con

-Thời gian phân bào thường là 20-30', riêng vi khuẩn lao khoảng 30h là 1

thế hệ

Câu 8: Trình bày định nghĩa đột biết ở vi khuẩn, 4 tính chất của đột biến

và ứng dụng hiểu biết này trong việc sử dụng kháng sinh

Định nghĩa: là sự thay đổi đột ngột 1 tính chất của cá thể trong quần thể

đồng nhất. Đột biến di truyền được, do đó có 1 clon mới được hình thành từ

cá thể đặc biệt này, nghĩa là sẽ xuất hiện 1 biến chủng từ chủng hoang dại

ban đầu

-1 số đột biến quan trọng đối với vi sinh y học: đột biến kháng kháng

sinh, kháng phage, đột biến thay đổi cấu trúc KN, mất tính di động hoặc

sản xuất dư thừa sản phẩm chuyển hóa

4 tính chất của đột biến

-Hiếm: tất cả các đột biến đều hiếm thấy và xảy ra không đều.

+Tần số biến chủng cho mỗi đặc tính ở mỗi cá thể là khác nhau, có thể từ

10-5-10-11

+Suất đột biến ngẫu nhiên cho 1 gen nhất định khoảng 10-5 và cho 1 cặp

nucleotid nhất định khoảng 10-8

-Vững bền: đặc tính đột biến di truyền cho thế hệ sau, mặc dù chất chọn

lọc không còn nữa

+Biến đảo là đột biến của biến chủng, kết quả là biến chủng mới gần

giống/giống hệt chủng hoang dại ban đầu

-Ngẫu nhiên

+Đột biến có sẵn trước khi có nhân tố chọn lọc tác động, điển hình là

kiểu đột biến 1 bước, mức độ đề kháng không phụ thuộc vào nồng độ kháng

sinh được tiếp xúc, VD đột biến kháng streptomycin, rifampicin, acid

nalidixic, erythromycin

+Đột biến nhiều bước xảy ra chậm và từng bước một, mức độ đề kháng có phụ

thuộc vào nồng độ kháng sinh được tiếp xúc, VD đột biến kháng penicillin,

cephalosporin, tetracyclin, cloramphenicol

-Độc lập và đặc hiệu: nói chung đột biến một tính chất này không ảnh hưởng

đến đột biến tính chất khác. Xác suất một đột biến kép bằng tích số xác

suất 2 đột biến đơn tương ứng.

Ứng dụng trong việc sử dụng kháng sinh

-Ứng dụng của tính ngẫu nhiên: nếu lượng kháng sinh thấp, không đủ để

tiêu diệt vi khuẩn thì có thể nó là yếu tố kích thích đột biến, tạo ra

đột biến cảm ứng; hoặc là yếu tố chọn lọc ra những dòng vi khuẩn đề kháng

cho những đột biến tiếp theo với mức độ đề kháng cao hơn. Vì vậy, kháng

sinh phải được dùng đủ liều lượng.

-Ứng dụng của tính độc lập và đặc hiệu: phối hợp kháng sinh trong điều trị

bệnh lao.

Câu 9: Trình bày sự tái tổ hợp chất liệu di truyền trên NST của vi khuẩn

do biến nạp, tiếp hợp và tải nạp.

Biến nạp

-Định nghĩa: là sự vận chuyển 1 đoạn ADN của vi khuẩn cho nạp vào vi

khuẩn nhận

-Điều kiện xảy ra:

+Vi khuẩn cho phải bị ly giải

+NST của nó được giải phóng và bị cắt thành những đoạn ADN nhỏ

+Vi khuẩn nhận phải ở trạng thái sinh lý đặc biệt cho phép những mảnh

ADN xâm nhập vào tế bào

-2 giai đoạn xảy ra trong quá trình biến nạp

+Nhận mảnh ADN và

+Tích hợp mảnh ADN đã nhận vào NST qua tái tổ hợp kinh điển

-VD: biến nạp đặc tính hình thành vỏ phế cầu, biến nạp gen tổng hợp

insulin vào E. coli

Tiếp hợp

-Định nghĩa: là sự vận chuyển chất liệu di truyền từ vi khuẩn đực sang vi

khuẩn cái khi 2 vi khuẩn tiếp xúc với nhau

3 giai đoạn xảy ra trong quá trình tiếp hợp

+tiếp hợp 2 tế bào qua cầu giao phối (pili giới tính)

+chuyển gen

+tích hợp đoạn gen chuyển vào NST vi khuẩn nhận qua tái tổ hợp kinh điển

-Điều kiện xảy ra:

+1 vi khuẩn có yếu tố giới tính F, có pili giới tính làm cầu giao phối

(vi khuẩn đực F+). Vi khuẩn không có yếu tố F là vi khuẩn cái F-

-Yếu tố F có thể tồn tại ở 3 trạng thái

+F+: yếu tố F nằm trong nguyên tương

+Hfr: yếu tố F tích hợp vào NST

+F': sau khi yếu tố F tích hợp vào NST, lại rời ra, nằm tự do trong

nguyên tương nhưng có mang theo 1 đoạn ADN của NST

Tiếp hợp thường xảy ra giữa những vi khuẩn cùng loại, có thể xảy ra giữa

những vi khuẩn khác loài (như E. coli với Samonella) nhưng tần số tái tổ

hợp thấp

Tải nạp

-Định nghĩa: là sự vận chuyển chất liệu di truyền từ vi khuẩn cho nạp vào

vi khuẩn nhận nhờ phage

-Các loại tải nạp:

+Tải nạp hạn chế và đặc hiệu: 1 phage nhất định chỉ mang được 1 gen nhất

định từ vi khuẩn cho sang nạp vào vi khuẩn nhận, VD phage λ chỉ mang gen

gal

+Tải nạp chung: phage có thể mang bất kỳ 1 đoạn gen nào của vi khuẩn

cho sang nạp vào vi khuẩn nhận, VD phage P22 có thể chuyển những gen

khác nhau của samonella

.)Tải nạp chung hoàn chỉnh: đoạn gen mang sang được tích hợp vào

NST của vi khuẩn nhận qua tái tổ hợp, do đó được nhân lên cùng NST và có

mặt ở thế hệ sau

.)Tải nạp chung không hoàn chỉnh (hay gặp hơn tải nạp hoàn

chỉnh): đoạn gen mang sang không được tích hợp vào NST vi khuẩn nhận, do

đó không cùng được nhân lên và chỉ nằm lại ở 1 tế bào con khi vi khuẩn

phân chia. Đặc tính của gen được mang sang vẫn được biểu hiện ra kiểu

hình song chỉ ở 1 tế bào duy nhất.

Câu 10: Trình bày định nghĩa plasmid, transposon, đặc điểm cấu tạo và

vai trò của chúng đối với sự lan truyền gen đề kháng ở vi khuẩn.

Plasmid

-Định nghĩa: là những phân tử ADN dạng vòng tròn nằm ngoài NST và có khả

năng tự nhân lên

Sự nhân lên của plasmid phối hợp nhịp nhàng với sự nhân lên của NST, nhờ

đó số lượng plasmid/NST ở TB con luôn ổn định và giống TB mẹ

Độ lớn của plasmid: nhỏ hơn NST, từ 10-1-10-4 độ lớn NST, thường 10-2-

10-3, khoảng 2-120 Kb

Số lượng bản sao của plasmid trong 1 tế bào: plasmid trọng lượng phân tử

lớn thì ít bản sao và ngược lại

-Cấu tạo plasmid

+Plasmid chứa các gen mã hóa nhiều đặc tính khác nhau không thiết yếu

cho sự sống của tế bào nhưng có thể giúp tế bào chủ tồn tại dưới áp lực của

chọn lọc. 1 số plasmid quan trọng trong vi sinh y học: R-plasmid mang

gen kháng kháng sinh và kim loại nặng, plasmid sinh độc tố, plasmid chứa

yếu tố độc lực hoặc yếu tố F

+1 số plasmid lớn có bộ gen tra hoặc RTF (plasmid tra+), có khả năng

tiếp hợp được với vi khuẩn khác, tự truyền chất liệu di truyền sang vi

khuẩn nhận.

+1 số plasmid nhỏ không có bộ gen tra nhưng có gen mob sẽ gắn được vào 1

plasmid tra+→ cùng được dẫn truyền sang vi khuẩn nhận.

+Các gen nằm trên plasmid cũng có thể được truyền sang vi khuẩn nhận

khi vi khuẩn bị ly giải hoặc nhờ phage

-Chất liệu di truyền trên plasmid vừa được truyền dọc qua các thế hệ, vừa

được truyền ngang qua tiếp hợp, biến nạp, tải nạp. Hiện tượng tiếp hợp có

thể xảy ra giữa các vi khuẩn cùng loại và khác loại (như E.coli với

Shigella). Sự lan truyền các gen đề kháng trên plasmid sẽ có cơ hội tạo

ra sự đề kháng kháng sinh rất đa dạng và phức tạp

Transposon

-Định nghĩa: gen nhảy là những đoạn ADN chứa 1 hay nhiều gen, có 2 đầu

tận cùng là những chuỗi nucleotid lặp lại ngược chiều nhau, có thể chuyển

vị trí từ phân tử ADN này sang phân tử ADN khác, VD từ plasmid vào nhiễm

sắc thể hoặc ngược lại hoặc từ plasmid này sang plasmid khác

-Đặc biệt quan trọng đối với vi sinh y học là những transposon mang gen

đề kháng như Tn3 mang gen kháng ampicillin

-Do khả năng lan truyền đặc biệt này của transposon mà sự đề kháng kháng

sinh của vi khuẩn càng phức tạp và nguy hiểm hơn.

Câu 11: Định nghĩa và các biện pháp kỹ thuật tiệt trùng

Định nghĩa: là tiêu diệt tất cả VSV kể cả nha bào và bất hoạt virus hoặc

tách bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi vật cần tiệt trùng. (Để tiêu diệt tất cả

VSV thì khó nhất là tiêu diệt được nha bào)

Tất cả các vật liệu đưa vào trong cơ thể người bệnh đều phải đảm bảo đã được

tiệt trùng, VD...

Biện pháp kỹ thuật

-Khí nóng khô

+Không khí được sấy nóng để tiệt trùng bằng cách dùng tủ sấy, duy trì ở

170-180°C trong 1h. Mọi VSV kể cả nha bào đều bị tiêu diệt vì các thành

phần hữu cơ bị hủy hoại, song bông và giấy sẽ bị chuyển màu nâu

+Không khí là môi trường dẫn nhiệt kém nên phải chú ý đảm bảo khoảng

giữa đạt nhiệt độ yêu cầu

+Kiểm tra chất lượng tiệt trùng thường xuyên bằng chỉ điểm hóa học và định

kỳ bằng chỉ điểm sinh học chuyên biệt

+Áp dụng: vật chịu nhiệt như kim loại, đồ gốm, thủy tinh

-Hơi nước ở áp suất cao

+Dùng lò hấp. Nhờ hơi nước căng và bão hòa ở nhiệt độ trên 100°C nên tác

dụng diệt sinh vật tăng lên (căng: hơi nước ở áp suất cao tương ứng với

nhiệt độ đạt được, bão hòa: pha hơi cân bằng với pha lỏng của nước)

+Duy trì 120°C (1at) trong 30', nếu 134°C 15'

+Kiểm tra chất lượng tiệt trùng thường xuyên bằng chỉ điểm hóa học và định

kỳ bằng chỉ điểm sinh học chuyên biệt. Chú ý bảo đảm an toàn lao động.

+Áp dụng: dụng kụ kim loại, đồ vải, cao su, một số chất dẻo và dung dịch

lỏng

-Tia gamma

+Dùng bức xạ ion hóa giầu năng lượng để giết VSV.

+Áp dụng: chỉ katgút và các vật dụng nhạy cảm với ethylenoxid hay nhiệt

độ như catheter, mảnh ghép; dụng cụ và bông băng trong những túi đóng

sẵn

-Ethylenoxid và formaldehyd

+Ethylenoxyd rất độc, gây ung thư, dễ cháy. Khi sử dụng phải hết sức

thận trọng và đề phòng nổ.

-Lọc vô trùng

+Áp dụng: những chất khí và lỏng nhạy cảm nhiệt độ như vacxin, huyết

thanh, không khí, nước uống .....

+Lọc vô trùng có nhiều yếu tố không chắc chắn→{}

Câu 12: Định nghĩa và các biện pháp kỹ thuật khử trùng:

Định nghĩa: là làm cho vật được khử trùng không còn khả năng gây NT (chỉ

tiêu diệt mầm bệnh mà không phải tất cả các VSV)

-Khử trùng phải đạt yêu cầu bất hoạt không hồi phục lại các mầm bệnh

-Khử trùng quan trọng khi các tác nhân gây bệnh tồn tại ở nhiều nơi mà

việc tiệt trùng không thể áp dụng rộng rãi được

Biện pháp vật lý

-Hơi nước nóng

+Luồng hơi nước nóng 80-100°C thường dùng nhất vì giết được các tế bào

sinh trưởng ở trạng thái tự do trong vài phút

+Áp dụng: Khử trùng quần áo, chăn màn, các dụng cụ đã dùng của

người bệnh

Pasteur hóa sữa 72°C/15s hoặc đồ uống khác

62°C/30'

-Tia cực tím

+Sóng điện từ bước sóng <400nm có tác dụng khử trùng. Liều 100-500

Wsec/cm2 diệt được 90% hầu hết các loài vi khuẩn, không diệt được nha bào

và bào tử nấm

+Cơ chế: cấu trúc của các phân tử của VSV như acid nucleid bị biến đổi

khi hấp thu bức xạ này, dẫn đến đột biến làm hỏng chất liệu di truyền và

chết

+Áp dụng: chỉ không khí, nước sạch.

+Tia UV có thể gây viêm giác mạc, kết mạc.

+Phơi nắng các dụng cụ là 1 cách sử dụng tia UV. Phòng ở của người bệnh

nên có ánh sáng tự nhiên.

Biện pháp hóa học:

-Cồn

+Thường dùng ethanol 80%, isopropanol 70%, n-propanol 60%. Dung dịch

đặc hơn hút nước trong tế bào ra mạnh nên hiệu quả kém hơn. Cồn có tác

dụng làm biến tính protein và phá huy cấu trúc màng tế bào, không diệt

được nha bào

+Áp dụng: khử trùng da, nhất là khử trùng bàn tay. Ưu điểm: thời gian

tác dụng ngắn, thấm được vào da kể cả lỗ chân lông, tuyến mồ hôi. Nhược

điểm bay hơi và dễ cháy

-Phenol và dẫn xuất

+Thường sử dụng dung dịch 0,5-4%; không diệt được nha bào và virus nhưng

vững bền hơn so với các chất sát khuẩn khác. Phenol có tác dụng phá hủy

màng sinh chất, bất hoạt enzym và biến tính protein. Phenol có thể ăn

da, niêm mạc, gây độc thần kinh

+Người ta dùng chỉ số phenol để đánh giá tác dụng sát khuẩn của 1 hóa

chất

-Nhóm halogen

+tác dụng sát khuẩn do oxy hóa và halogen hóa các chất hữu cơ. Chúng

làm cho màng TB bị phá hủy và enzym của vi khuẩn bị bất hoạt. Halogen có

phổ tác dụng rộng và thời gian tác dụng ngắn.

+Nhược điểm là phẩn ứng không đặc hiệu xảy ra nhanh với nhiều chất hữu cơ,

làm giảm hoạt tính sát khuẩn, clo còn độc, iod có thể gây dị ứng.

+Clo dùng để thanh khuẩn nước ăn, nước bể bơi

.)Clorua vôi dùng để khử trùng chất nôn, chất thải, dụng cụ thô, rắc

hố xí

.)Chloramin dùng khử trùng bàn tay, dụng cụ, đồ vải và tẩy uế

+Iod, sản phẩm phối hợp của iod với phân tử hữu cơ hoặc polymer: dùng để

sát trùng da

-Muối kim loại nặng

+Hoạt tính kháng khuẩn theo thứ tự Hg, Ag, Cu, Zn. Chúng phải ứng và

làm bất hoạt gốc -SH của protein. Chúng chủ yếu có tác dụng chế khuẩn,

không diệt được nha bào, virus, khả năng diệt vi khuẩn kháng acid yếu.

+Hợp chất hữu cơ thủy ngân dùng để sát trùng vết thương, da, niêm mạc,

lưu trữ sinh phẩm

+Nitrat bạc dùng làm dung dịch nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh

+Sulfat kẽm hặc oxid kẽm dùng để điều trị bệnh ngoài da do nhiễm vi

khuẩn/nấm

-Aldehyd

+Quan trọng nhất: formaldehyd. Dung dịch và khí thường được dùng và diệt

được cả vi khuẩn, nấm và virus; nếu nhiệt độ cao và đủ thời gian còn diệt

được nha bào

+Áp dụng: dung dịch nước để lau chùi sàn nhà và đồ dùng; khí dùng để khử

trùng không khí và máy móc lớn

+Formaldehyd kích thích da và niêm mạc, có thể dẫn tới dị ứng và ghi ngờ

gây ung thư, làm tủa protein.

+Để trung hòa formaldehyd dùng amoniac, sulfit hoặc histidin

-Các chất oxy hóa (H2O2, KMnO4) và thuốc nhuộm (xanh methylen, tím tính

thể): được pha thành dung dịch lỏng dùng làm chất sát khuẩn, có tác dụng

ức chế hoặc giết chết vi khuẩn.

-Acid và bazo: diệt khuẩn nhờ điện phân thành H+ và OH- mạnh

-Nồng độ chất sát khuẩn được sử dụng gần với liều độc nên chỉ dùng thuốc

sát khuẩn điều trị tại chỗ

Câu 13: Định nghĩa, xếp loại, cơ chế tác động của thuốc kháng sinh {chỉ

học định nghĩa&cơ chế}

Định nghĩa:

Kháng sinh là những chất ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế hoặc

tiêu diệt vi khuẩn 1 cách đặc hiệu, bằng cách gây rối loạn phản ứng sinh

học ở tầm phân tử

+nồng độ thấp: nồng độ sử dụng nhỏ hơn nhiều lần so với liều độc với cơ thể

người

+đặc hiệu: mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên 1 loại vi khuẩn hay 1

nhóm vi khuẩn

Xếp loại:

Có nhiều cách xếp loại: theo tính chất hóa học, theo nguồn gốc, theo phổ

tác dụng, theo cách tác dụng. Đối với vi sinh y học thường dùng xếp loại

theo phổ tác dụng - khả năng chống vi khuẩn:

-Thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng: 1 kháng sinh có thể tác dụng trên

nhiều loại vi khuẩn, cả Gram - và +, gồm:

+Nhóm aminoglycosid gồm: streptomycin, gentamicin...

+Nhóm tetracyclin: tetracyclin, doxycyclin...

+Nhóm chloramphenicol

+Nhóm sulfamid và trimethoprim

+Nhóm quinilon mới gồm ciprofloxacin, norfloxacin...

-Thuốc kháng sinh có hoạt phổ chọn lọc: 1 kháng sinh chỉ tác dụng trên 1

hoặc 1 số loại vi khuẩn nhất định:

+Các dẫn xuất của acid isonicotinic, như INH chỉ dùng chữa lao

+Nhóm macrolid (erythromycin, spiramycin)có tác dụng lên vi khuẩn

Gram dương và 1 số vi khuẩn Gram âm

+Nhóm polymyxin chỉ có tác dụng trên trực khuẩn Gram âm

-Thuốc kháng kháng sinh nhóm β-lactam

Đây là nhóm kháng sinh gồm nhiều dẫn xuất khác nhau nên phổ tác dụng

cũng khác nhau:

+Có hoạt phổ chọn lọc, tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram dương, gồm:

Penicillin (G,V): bị penicillinase phân hủy

Methicillin, oxacullin, cloxacillin: không bị phân hủy bởi

penicillinase

+Có hoạt phổ rộng gồm:

Ampicillin, amoxicillin: bị penicillinase phân hủy

Piperacillin, ticarcillin: bị phân hủy bởi β-lactamase

Imipenem: phổ rất rộng, không bị phân hủy bởi β-lactamase

Cephalosporin các thế hệ I, II, III, IV: không bị phân hủy bởi

β-lactamase

Xếp loại theo cách tác dụng:

-Nhóm kháng sinh diệt khuẩn: phá hủy không hồi phục các chức năng của tế

bào vi khuẩn dẫn tới chết

+polymixin: diệt khuẩn tuyệt đối, diệt cả tế bào ở trạng thái nghỉ

+ β-lactam, aminoglycosid, rifampicin, vancomycin...: chỉ diệt được vi

khuẩn đang nhân lên

-Nhóm kháng sinh chế khuẩn: ức chế sự nhân lên của tế bào vi khuẩn

+gồm: chloramphenicol, clindamycin, erythromycin, sulfamid,

tetracyclin, trimethoprim

-Diệt khuẩn và chế khuẩn thường không có phân cách rõ ràng, thuốc có tác

dụng chế khuẩn (trừ sulfamid và trimethoprim) ở nồng độ cao lại có tác

dụng diệt khuẩn, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh

-Ức chế sinh tổng hợp vách

Ức chế quá trình sinh tổng hợp bộ khung peptidoglycan, làm vi khuẩn

sinh ra không có vách, dễ bị tiêu diệt, VD β-lactam, vancomycin

-Gây rối loạn chức năng màng nguyên tương

Làm các thành phần trong bào tương của vi khuẩn bị thoát ra ngoài và

nước từ bên ngoài ào ạt vào trong, dẫn đến chết, VD polymixin, colistin

-Ức chế sinh tổng hợp

+Nơi tác động: ribosom 70S

+Kháng sinh gắn vào tiểu phần 30S (như streptomycin) sẽ ngăn cản hoạt

động của mARN hoặc tARN (như tetracyclin)

+Kháng sinh gắn vào tiểu phần 50S như erythromycin, chloramphenicol

làm cản trở sự liên kết, hình thành chuỗi acid amin

-Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic

+Ngăn cản sự nhân đôi của ADN: nhóm quinolon

+Ngăn cản sinh tổng hợp ARN: rifampicin

+Ức chế tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết để hình thành các

nucleotid: sulfamid, trimethoprim

-Như vậy, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một điểm nhất định của thành phần

cấu tạo hoặc 1 khâu nhất định trong các phản ứng sinh học của tế bào vi

khuẩn, dẫn đến ngừng trệ sinh trưởng và phát triển của tế bào. Nếu vi

khuẩn không bị ly giải hoặc bị thực bào tiêu diệt thì khi ngừng thuốc vi

khuẩn có thể hồi phục

Câu 14: Khái niệm đề kháng kháng sinh

Đề kháng kháng sinh là khi môi trường có kháng sinh mà vi khuẩn vẫn phát

triển

Đề kháng giả

-Đề kháng giả nghĩa là chỉ có biểu hiện bên ngoài mà bản chất không phải

là sự đề kháng, tứ là không do nguồn gốc di truyền quyết định

-VD: vi khuẩn gây bệnh nằm trong ổ áp xe lớn, kháng sinh không thấm được

tới vi khuẩn gây bệnh, hoặc vi khuẩn ở trạng thái nghỉ thì không chịu tác

dụng những thuốc ức chế sinh tổng hợp chất

-Nếu giải phóng tổ chức viêm, hoặc vi khuẩn trở lại trạng thái hoạt động

thì sẽ chịu tác dụng của kháng sinh

Đề kháng tự nhiên

-Một số vi khuẩn không chịu tác động của 1 số kháng sinh nhất định: VD

mycoplasma không chịu tác dụng của β-lactam; Pseudomonas không chịu tác

động của penicillin

Đề kháng thu được

-Do 1 biến cố di truyền là đột biến hoặc nhận được gen đề kháng mà vi

khuẩn đang từ không trở nên có gen đề kháng. Gen đề kháng có thể nằm

trên NST, plasmid, transposon

-Gen đề kháng có thể truyền từ vi khuẩn nọ sang vi khuẩn kia nhờ biến

nạp, tiếp hợp, tải nạp hoặc chuyển vị trí nhờ transposon

-Khi kháng sinh được dùng rộng rãi, không đủ liều lượng thì kháng sinh

là yếu tố chọn lọc ra những dòng vi khuẩn đề kháng kháng sinh hoặc kích

thích vi khuẩn gây ra những đột biến cảm ứng. Do đó, vi khuẩn gây bệnh

phân lập từ bệnh viện có khả năng đề kháng kháng sinh cao hơn ở ngoài

cộng đồng

Câu 16: Trình bày cơ chế đề kháng kháng sinh và cơ chế lan truyền gen đề

kháng kháng sinh& vi khuẩn đề kháng

Cơ chế đề kháng

-Làm giảm tính thấm của màng sinh chất, VD kháng tetracyclin,

oxacillin: gen đề kháng tạo ra 1 protein đưa ra màng, ngăn cản kháng

sinh thấm vào tế bào hoặc làm mất khả năng vận chuyển qua màng do cản trở

protein mang, kháng sinh không đưa được vào trong tế bào

-Làm thay đổi đích tác động: do 1 protein cấu trúc hoặc 1 nucleotid

trên tiểu phần 30S hoặc 50S của ribosom bị thay đổi nên kháng sinh không

bám được vào đích (VD: streptomycin, erythromycin)

-Tạo ra các isoenzym không có ái lực với kháng sinh nên bỏ qua tác động

của kháng sinh, VD kháng sulfamid và trimethoprim

-Tạo ra enzym:

+Biến đổi cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh làm kháng sinh mất

tác dụng (VD acetyl hóa chloramphenicol)

+Phá hủy cấy trúc hóa học của phân tử kháng sinh, VD β-lactamase

-Một vi khuẩn kháng kháng sinh thường là do phối hợp các cơ chế riêng rẽ

kể trên, VD trực khuẩn Gram âm kháng β-lactam là do β-lactamase, giảm

khả năng gắn của protein gắn penicillin, giảm tính thấm màng

Cơ chế lan truyền gen đề kháng

-Gen đề kháng có thể được truyền dọc qua các thế hệ trong quá trình phân

chia của tế bào hoặc truyền ngang qua các hình thức vận chuyển chất liệu

di truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác

-Xét về mặt dịch tễ học, gen đề kháng và vi khuẩn đề kháng có thể được lan

truyền trên 4 phương diện:

+Trong tế bào: thông qua biến cố tái tổ hợp hoặc chuyển vị trí của

transposon, gen đề kháng có thể truyền từ phân tử ADN này sang phân tử

ADN khác ngay trong 1 tế bào

+Giữa các tế bào: thông qua các hình thức vận chuyển chất liệu di truyền

như tiếp hợp, biến nạp, tải nạp, dẫn truyền mà gen đề kháng có thể được

truyền từ tế bào này sang tế bào khác, thậm chí giữa 2 vi khuẩn khác

loài. Những biến cố này rất hiếm xảy ra nhưng khi đã xảy ra thì rất nguy

hiểm

+Trong quần thể VSV: thông qua sự chọn lọc dưới tác dụng của kháng sinh,

các dòng vi khuẩn đề kháng được giữ lại, phát triển thay thế các dòng vi

khuẩn nhạy cảm đã bị kháng sinh tiêu diệt

+Trong quần thể đại sinh vật: thông qua sự truyền nhiễm (qua không khí,

bụi, thức ăn, nước, dụng cụ) vi khuẩn đề kháng truyền từ người này sang

người khác hoặc súc vật sang người

-Tốc độ vi khuẩn đề kháng kháng sinh nhanh hơn tốc độ tìm ra kháng sinh

mới

Câu 15: Nguyên tắc phối hợp kháng sinh và các biện pháp ngăn ngừa sự gia

tăng vi khuẩn đề kháng {kô thi}

Biện pháp hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh

-Chỉ dùng kháng sinh để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn (kháng sinh kháng

khuẩn không có tác dụng trên virus)

-Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ, nên ưu tiên kháng sinh có

hoạt phổ hẹp, tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn gây bệnh và khuếch tán tót

nhất đến ổ vi khuẩn

-Dùng kháng sinh đủ liều lượng và thời gian cho 1 đợt điều trị

-Đề cao các biện pháp khử trùng và tiệt trùng, ngăn ngừa sự lan truyền

vi khuẩn đề kháng

-Liên tục giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn để có chiến lược

sử dụng kháng sinh hợp lý

Phối hợp kháng sinh

-Nhằm điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra, cả vi khuẩn hiếu

khí và kỵ khí; VD viêm phúc mạc, áp xe não, viêm phổi...

-Nhằm làm tăng khả năng diệt khuẩn, thường áp dụng cho những người bệnh

nặng hoặc suy giảm sức đề kháng, VD phối hợp 1 β-lactam với 1

aminoglycosid, sulfamid với trimethoprim

-Nhằm làm giảm khả năng xuất hiện 1 biến chủng đề kháng nhiều kháng sinh,

VD trong điều trị bệnh lao.

Câu 16: Trình bày được các thành phần cấu trúc của virus và các chức

năng chính của chúng

Cấu trúc cơ bản là cấu trúc bắt buộc của virus bao gồm 2 thành phần:

Acid nucleic

-Mỗi loại virus đều phải có 1 trong 2 acid nucleid: hoặc ARN hoặc ADN.

ADN thường sợi kép còn ARN thường sợi đơn.

-Các acid nucleic chỉ chiếm 1-2% trọng lượng của hạt virus nhưng có chức

năng quan trọng

+Mang mọi mật mã di truyền đặc trưng cho từng virus

+Quyết định khả năng gây nhiễm của virus trong tế bào cảm nhụ

+Quyết định chu kỳ nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ

+Mang tính bán KN đặc hiệu của virus

Capsid

-Bao quanh acid nucleic, bản chất là protein

-Cấu tạo bởi nhiều đơn vị cấu trúc: capsomer

-Capsomer luôn sắp xếp trật tự, đối xứng. Căn cứ vào sự sắp xếp có thể

chia thành 2 loại:

+Đối xứng hình khối

+Đối xứng hình xoắn

+Ngoài ra còn có cấu trúc hỗn hợp ở phage

-Chức năng:

+Bảo vệ cho acid nucleic không bị enzym nuclease và các yếu tố khác phá

hủy

+tham gia vào sự bám của virus trên tế bào cảm thụ (với các virus không

có bao envelop)

+Mang tính KN đặc hiệu của virus

+Giữ cho hình thái và kích thước của virus luôn ổn định

Cấu trúc riêng: chỉ có ở 1 số loài virus

Bao ngoài (envelop)

-Bao phủ ngoài capsid

-Bản chất là phức hợp lipoprotein hoặc glycoprotein

-Chức năng của envelop

+Tham gia vào sự bám của virus trên tế bào cảm thụ

+Tham gia vào giai đoạn lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào sau

chu kỳ nhân lên

+Tham gia ổn định kích thước và hình thái virus

+Tạo ra KN đặc hiệu trên bề mặt virus

Ngưng kết tố hồng cầu: những núm lồi lên trên envelop mang những

chức năng riêng biệt

Enzym:

-Là enzym cấu trúc, hay gặp: ADN/ARN polymerase, neuraminidase, enzym

sao chép ngược

-Mỗi enzym có chức năng riêng trong chu kỳ nhân lên

-Mang tính KN đặc hiệu của virus

Câu 17: Trình bày 5 giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus

Hấp phụ của virus lên bề mặt tế bào:

-Nhờ sự vận chuyển của virus trong các dịch gian bào giúp virus tìm tới

tế bào cảm thụ

-Các receptor đặc hiệu trên bề mặt tế bào cho các cấu trúc đặc hiệu trên

bề mặt hạt virus gắn vào (VD gp120 hấp phụ vào CD4)

Xâm nhập vào bên trong tế bào:

-Acid nucleic xâm nhập vào tế bào theo các cơ chế:

+Enzym cởi vỏ của tế bào giúp virus cởi vỏ, giải phóng acid nucleic nhờ

decapsidase

+Virus qua màng tế bào nhờ cơ chế ẩm bào hoặc nhờ vỏ capsid bơm acid

nucleic vào tế bào

Tổng hợp các thành phần cấu trúc

-Đây là giai đoạn phức tạp nhất, phụ thuộc loại acid nucleic của virus.

Nhưng kết quả cuối cùng là để tổng hợp nên acid nucleic và thành phần

khác của virus nhờ hoạt động của tế bào.

-Với virus có acid nucleic là ADN 2 sợi:

+Từ khuôn mẫu ADN của virus tổng hợp nên mARN→tổng hợp ADN

polymerase→tổng hợp ADN mới

+Từ ADN mới→tổng hợp mARN→tạo capsid và các thành phần khác

-Với virus có acid nucleic là ARN 1 sợi dương: ARN đồng thời là mARN để

tổng hợp nên ARN polymerase và ARN mới của virus, vừa dùng để tổng hợp

capsid

-Với virus có acid nucleic là ARN 1 sợi âm: tổng hợp sợi bổ sung làm

mARN để tổng hợp các thành phần cấu trúc

-Với virus có acid nucleic là ARN nhưng có enzym sao chéo ngược:

+Tổng hợp ADN trung gian từ ARN, tích hợp ADN này vào NST của tế nào

chủ

+ADN trung gian là khuôn mẫu tổng hợp ARN và thành phần khác của virus

hoặc có thể nằm im ở dạng provirus

Lắp ráp

-Nhờ enzym cấu trúc của virus hoặc enzym của tế bào giúp cho các thành

phần cấu trúc của virus được lắp ráp tạo thành các hạt virus mới

Giải phóng virus ra khỏi tế bào

-Virus có thể phá vỡ tế bào để giải phóng hàng loạt virus ra khỏi tế bào

-Virus cũng có thể nảy chồi từng hạt virus ra khỏi tế bào

Câu 18: Trình bày 7 hậu quả tương tác khi virus xâm nhập vào tế bào

Hủy hoại tế bào chủ

-Sau khi virus xâm nhập và nhân lên trong TB thì hầu hết các TB bị phá

hủy, gây ra những biểu hiện của bệnh NT cấp và mạn tính

-Có thể đánh giá sự phá hủy TB bằng hiệu quả gây bệnh cho TB (CPE) hoặc

các ổ TB bị hoại tử{}

Làm sai lạc NST của tế bào chủ

-Sau khi virus nhân lên trong tế bào, NST của tế bào có thể bị gẫy, bị

phân mảnh hoặc sắp xếp lại, gây ra:

+Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu: khi nhiễm virus trong những tháng đầu

+Sinh khối u và ung thư: do virus làm thay đổi KN bề mặt của tế bào,

làm mất khả năng ức chế do tiếp xúc khi tế bào sinh sản hoặc kích hoạt

gen ung thư

Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP)

-Là những hạt virus không có hoặc có không hoàn chỉnh acid nucleic, chỉ

có capsid, nên không có khả năng gây nhiễm cho tế bào

-Các hạt DIP có thể giao thoa chiếm acid nucleic của virus tương ứng để

trở nên gây bệnh

-Các hạt DIP vẫn mang tính KN đặc trưng của capsid

Tạo ra các tiểu thể nội bào

-Là những hạt nhỏ trong nhân hoặc bào tương, bản chất là các hạt virus,

hoặc các thành phần cấu trúc của virus chưa được lắp ráp, hoặc các hạt

phản ứng của tế bào khi nhiễm virus

-Có thể thấy được dưới KVH quang học, nên có thể chẩn đoán nhiễm virus

(áp dụng với virus dại, TB thần kinh)

Chuyển thể tế bào

-Do gen của virus tích hợp vào gen của tế bào làm tế bào làm tế bào thể

hiện các tính trạng mới: thay đổi KN bề mặt, sinh sản thái quá (tạo khối

u), sinh ngoại độc tố...

Biến tế bào thành tế bào tiềm tan

-Gen của virus ôn hòa tích hợp vào NST của tế bào, phân chia với tế bào

-Khi gặp kích thích sinh học/hóa học/lý học thì gen của virus ôn hòa trở

thành virus độc lực gây ly giải tế bào

Tạo interferon

-Bản chất: protein do tế bào sản xuất ra khi cảm thụ với virus, ức chế

hoạt động của mARN→ức chế không đặc hiệu sự nhân lên của virus

Câu 19: Nêu được các phương pháp xét nghiệm virus

Chẩn đoán trực tiếp

-Bệnh phẩm:

+Tùy bệnh mà lấy bệnh phẩm: phân, dịch họng mũi, máu, nước não tủy; tử

thi: đoạn ruột, mảnh não...

+Lấy càng sớm càng tốt

+Bảo quản lạnh, đưa ngay đến phòng xét nghiệm

-Phân lập virus:

+Các bệnh phẩm có thể bội nhiễm vi khuẩn (nước họng mũi, phân...) cần

phải xử lý kháng sinh

+Gây nhiễm vào tế bào nuôi:

.)TB nguyên phát: có nguồn gốc từ mô động thực vật, côn trùng chỉ

được sử dụng 1 lần, không chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác được, VD:

TB thận khỉ, TB thai người, lợn, chó, gà

.)TB thường trực: nguồn gốc cũng mô động thực vật, côn trùng

nhưng được cấy truyền qua nhiều thế hệ trong phòng thí nghiệm, VD: Vero,

Hep 2, C6/26, Hela

+Gây bệnh thực nghiệm trên động vật: cho chuột nhắt mới sinh, khỉ, bào

thai gà, muỗi...

-Xác định virus: sau khi nuôi cấy tế bào hoặc gây bệnh thực nghiệm, dùng

các kỹ thuật miễn dịch thích hợp, dựa vào KT mẫu để xác định virus

Chẩn đoán gián tiếp

-Bệnh phẩm:

+Lấy máu 2 lần, để đông tự nhiên, chắt lấy huyết thanh

+Lấy lần 1 khi bệnh nhân mới vào viện, lần 2 sau lần 1 7 ngày

+Bảo quản ở -20°C, tiến hành làm phản ứng trong cùng điều kiện

-Các phản ứng huyết thanh tìm KT

+Mac-ELISA tìm KT IgM

+Gac-ELISA tìm KT IgG

+Phản ứng trung hòa

+Phản ứng kết hợp bổ thể

+Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu

+Phản ứng Western blot

-Nhận định kết quả:

+Mac-ELISA, Western blot: không cần xác định động lực KT

+Các phản ứng khác chỉ khi nào hiệu giá KT máu 2 gấp 4 lần trở lên so

với máu 1 mới kết luận dương tính

Các phương pháp phát hiện virus khác

-Quan sát dưới kính hiển vi điện tử

-Các kỹ thuật di truyền (PCR), miễn dịch (huỳnh quang trực tiếp, ELISA,

ngưng kết gián tiếp)

-Cắt cúp để tìm mô bệnh học đặc hiệu

Câu 20: Định nghĩa, những đặc điểm của phage, 2 loại phage, 4 ứng dụng

của phage

Định nghĩa: là virus mà tế bào cảm thụ là vi khuẩn, nghĩa là nó

có khả năng gây bệnh cho vi khuẩn

Những đặc điểm của phage:

-Cấu trúc: hỗn hợp, có 3 phần

+Đầu: cấu trúc hình khối, như cái hộp lục lăng được hợp bởi nhiều

capsomer, bên trong chứa acid nucleic, phần lớn là ADN. Acid nucleic ở

đầu phage là 1 sợi rất dài, được xếp gọn, chiếm 40% trọng lượng phage.

65x95nm

+Đuôi: cấu trúc hình xoắn, dài 95nm, gồm 2 ống hình trụ lồng vào nhau:

.)ống bên trong cứng, thông với khoang đầu, đường kính 8nm

.)ống bên ngoài hình xoắn, đường kính 20nm, co giãn được theo

chiều dọc như lò xo

+Lông đuôi: có 6 lông, mỗi lông đuôi dài 150nm được gắn vào mỗi đỉnh của

tấm lông đuôi. Lông đuôi giúp phage bám được vào tế bào vi khuẩn.

-Sự nhân lên của phage

+Phage cố định vào receptor của vách bằng lông đuôi, mỗi loại phage chỉ

có thể cố định được vào 1 loại vi khuẩn

+Sau khi bám, phage dùng lysozym ở cuối đuôi phá hủy màng Tb tạo lỗ

thủng, ống cứng được xuyên vào bào tương của vi khuẩn nhờ ống ngoài co

lại.

+Acid nucleic ở đầu phage được bơm vào bên trong TB vi khuẩn. Vỏ phage ở

lại bên ngoài rồi tự tiêu hủy.

Phân loại: 2 loại

-Phage độc lực: khi xâm nhập vào TB vi khuẩn thì nhân lên và phá hủy tế

bào đó

-Phage ôn hòa (tiền phage): khi xâm nhập vào Tb vi khuẩn thì acid

nucleic của nó gắn vào bộ gen của vi khuẩn, phân chia cùng gen của vi

khuẩn qua nhiều thế hệ. Khi gặp điều kiện thích hợp thì acid nucleic của

phage được hoạt hóa, chỉ huy sản xuất nhiều phage mới gây tổn hại cho TB

vi khuẩn như phage độc lực {vi khuẩn tiềm tan}. Gen của prophage có thể

tạo ra 1 số thay đổi đặc tính của vi khuẩn như tạo ra ngoại độc tố.

Ứng dụng của phage

-Chẩn đoán và phân loại vi khuẩn

+Phage có tính chất đặc hiệu týp với vi khuẩn.

+Trong chẩn đoán&phân loại 1 số vi khuẩn (dịch hạch, tụ cầu), người ta

dùng phage biết tên trước cho tiếp xúc vi khuẩn cần xác định, nếu cùng

tên thì vi khuẩn sẽ bị ly giải. Đây là cách chẩn đoán&phân loại nhanh,

đặc hiệu cao

-Làm mẫu để nghiên cứu về sinh học phân tử

+Phage ôn hòa được dùng trong sinh học phân tử, nhất là di truyền vi

khuẩn để nghiên cứu về sự tải nạp

+Tải nạp được sử dụng nhiều trong công nghệ sinh học

-Phòng và điều trị bệnh do vi khuẩn

+Trong 1 số bệnh do vi khuẩn gây ra, VD bệnh lỵ, cho bệnh nhân uống

phage đặc hiệu của vi khuẩn để phòng và điều trị

+Phương pháp này có hiệu quả cao nhưng phức tạp, tốn kém

-Phát hiện phóng xạ

+Tế bào tiềm tan thường bị ly giải khi có tác dụng của chất phóng xạ→được

dùng để phát hiện phóng xạ

Câu 21: Trình bày định nghĩa quá trình NT, các hình thái của NT và mối

quan hệ giữa các hình thái

Định nghĩa quá trình NT: là quá trình tác động qua lại giữa cơ thể và

VSV, diễn ra trong 1 môi trường nhất định, dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và

chức năng của 1 hay nhiều mô

-Định nghĩa NT (SGK): là sự xâm nhập và sinh sản trong mô của các VSV

gây bệnh dẫn tới sự xuất hiện hoặc không xuất hiện bệnh NT

-Phân biệt với ký sinh: VSV ký sinh không xâm nhập vào mô, không gây

biến đổi cấu trúc chức năng mô.

Các hình thái NT

Tùy vào mức độ NT, người ta chia thành các hình thái sau đây:

-Bệnh NT: là quá trình NT có triệu chứng lâm sàng rõ rệt (như sốt, đau)

và tìm thấy các VSV gây bệnh trong bệnh phẩm

Bệnh NT chia thành 2 loại:

+Bệnh NT cấp tính: triệu chứng bệnh rõ rệt, thường bệnh tồn tại trong

thời gian ngắn, sau đó bệnh nhân khỏi hoặc tử vong

+Bệnh NT mạn tính: bệnh kéo dài, triệu chứng không rõ rệt, do các VSV

ký sinh bên trong TB (lao)

-NT thể ẩn: là quá trình NT không có triệu chứng lâm sàng, không tìm

thấy VSV gây bệnh trong bệnh phẩm nhưng có thể có thay đổi về công thức

máu. NT thể ẩn gặp nhiều hơn, không nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng có thể

là nguồn lây bệnh

-NT tiềm tàng: VSV gây bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, sẽ gây bệnh khi có điều

kiện. VD: virus Herpes cư trú ở hạch giao cảm, khi cơ thể suy giảm miễn

dịch, virus sẽ gây thủy đậu.

-NT chậm: là bệnh NT có thời gian ủ bệnh dài, do 1 số virus, điển hình

là nhóm Lentivirus, tiêu biểu là HIV, thời gian ủ bệnh 7-10 năm.

Mối quan hệ giữa các hình thái

-Bệnh NT và NT thể ẩn là 2 hình thái cơ bản

-Các mức độ của NT phụ thuộc vào sự tương quan giữa khả năng gây bệnh, số

lượng của VSV và đường xâm nhập của chúng vào cơ thể, đối lại với khả năng

đề kháng của cơ thể.

Câu 22: Trình bày: khái niệm độc lực của VSV, 2 loại đơn vị đo độc lực;

giải thích được các điều kiện để VSV có thể gây bệnh

Độc lực của VSV:

-Định nghĩa: là mức độ của khả năng (sức) gây bệnh của VSV

Khi nói đến độc lực của VSV phải đề cập tới đối tượng cụ thể mà VSV đó gây

bệnh.

-Đơn vị đo độc lực:

+MLD: liều gây chết nhỏ nhất: là lượng ít nhất VSV hoặc độc tố đủ giết hết

một lô động vật thí nghiệm trong 1 thời gian xác định

+LD50: liều gây chết 50%: là lượng ít nhất VSV hoặc độc tố đủ giết 50%

một lô động vật thí nghiệm trong 1 thời gian xác định

Các điều kiện để VSV có thể gây bệnh

-Điều kiện cần:

+Có độc lực

+Đủ số lượng

+Xâm nhập đúng đường

Quan hệ giữa độc lực và số lượng tỷ lệ nghịch với nhau, độc lực mạnh thì số

lượng cần thiết để gây bệnh nhỏ và ngược lại

-Điều kiện cần và đủ:

+Có 3 điều kiện cần

+Sức đề kháng của cơ thể kém

Câu 23: Trình bày các yếu tố độc lực của VSV:

Sự bám vào tế bào vật chủ

-Bám vào tế bào là điều kiện đầu tiên để VSV có thể xâm nhập vào mô và

gây NT

-Virus hấp phụ đặc hiệu lên bề mặt TB cảm thụ

-Vi khuẩn cũng bám đặc hiệu vào tế bào (V. cholerea bám vào biểu mô niêm

mạc ruột non) nhờ các cấu trúc:

+Pili: cấu trúc giống lông nhưng nhỏ hơn, thường có ở vi khuẩn Gram âm:

VD N. gonorrhea

+Firmbriae: hình dạng như pili nhưng bé hơn, thường có ở vi khuẩn Gram

dương, VD S.pyogenes

+Polysaccarid bề mặt: ở 1 số chủng của vi khuẩn đường ruột, nhất là S.

mutant

+Các cấu trúc khác: Mycoplasma bám bởi protein bề mặt của màng sinh

chất vào acid sialic của receptor TB chủ

-1 số vi khuẩn không có độc lực vẫn có khả năng bám và ngược lại 1 số vi

khuẩn độc lực, yếu tố bám không tương quan với độc lực.

Sự xâm nhập và sinh sản

-Xâm nhập và sinh sản là yếu tố quyết định của sự NT{}

-Một số VSV gây bệnh bằng cách sinh sản bên trong tế bào: virus, vi

khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc, 1 số vi khuẩn khác như Samonella

-Một số VSV gây bệnh không xâm nhập vào trong tế bào, sinh sản bên ngoài

tế bào tiết ra ngoại độc tố tác động đến tế bào....

Độc tố

Độc tố là những chất độc của VSV gây bệnh, gồm 2 loại

-Nội độc tố: là những chất độc gắn ở vách vi khuẩn Gram âm (như Shigella,

Samonella), bản chất là LPS. Nội độc tố chịu được nhiệt độ sôi, không bị

phân hủy bởi protease, tính KN yếu→không sản xuất được vacxin

-Ngoại độc tố: là những chất độc do vi khuẩn tiết ra môi trường, bản chất

hóa học là protein nên không chịu được nhiệt độ sôi và proease, tính KN

tốt, sản xuất được vaccin, độc lực cao hơn nội độc tố, có ở cả vi khuẩn

gram dương (bạch hầu) và âm (tả, ho gà)

Các enzym ngoại bào: Gồm 2 loại:

-Enzym chuyển hóa: phân cắt các phân tử có trọng lượng lớn để giúp vi

khuẩn hấp thu được,

-Enzym độc lực:

+Hyaluronidase: phân hủy acid hyaluronic của mô liên kết để vi khuẩn

xâm nhập sâu vào mô

+Coagulase: tạo fibrin lắng đọng xung quanh vi khuẩn, ngăn thực bào,

KT, kháng sinh

+Fibrinolysin (streptokinase): hoạt hóa plasminogen thành plasmin,

làm tan tơ huyết, tăng lan tràn vi khuẩn

+Hemolysin: làm tan hồng cầu, được ứng dụng trong chẩn đoán VSV (ASLO)

Các KN bề mặt có tác dụng chống thực bào

-KN vỏ (như của phế cầu): bão hòa opsonin hóa, chống thực bào

-KN bề mặt: vi khuẩn thương hàn có KN Vi, vi khuẩn lao có lớp vách đặc

biệt (gồm nhiều yếu tố sợi và sáp) làm cho chúng có thể phát triển bên

trong các tế bào thực bào

Các yếu tố gây quá mẫn

-Quá mẫn là những phản ứng miễn dịch có hại cho cơ thể, VD nội độc tố kích

thích sản xuất lymphokin (TNF, IL-6) gây shock NT, virus sốt xuất huyết

gây xuất huyết bằng phức hợp miễn dịch

Sự né tránh đáp ứng miễn dịch

-Một số VSV chống lại được hệ thống bảo vệ của cơ thể nhờ các cơ chế:

+Sự ẩn dật của VSV: VSV chui vào tế bào để tránh tác dụng của KT: vi

khuẩn lao ký sinh trong tế bào, ADN virus gắn vào NST tế bào

+Tiết ra các yếu tố ngăn cản hệ thống bảo vệ cơ thể: tụ cầu vàng tiết ra

protein A bao quanh tế bào vi khuẩn, gắn với Fc của IgG, phế cầu tiết ra

protease thủy phân IgA

+Thay đổi KN, hạn chế tác dụng của miễn dịch đặc hiệu: virus cúm, HIV

+Tấn công hệ miễn dịch: virus HIV xâm nhập và phá hủy các tế bào lympho

TCD4

Độc lực của virus

-Cũng có yếu tố bám, xâm nhập và nhân lên gây hủy hoại tế bào. Ngoài ra

còn có

+Phá hủy/suy giảm chức năng TB: làm thay đổi chức năng của màng tế bào

(như HIV), ngăn cản sinh tổng hợp các phân tử của TB để phục vụ cho sự

nhân lên của nó, thay đổi tính thấm lysosom, tiểu thể virus phá hủy cấu

trúc và chức năng của TB, gây chết TB

+Gây biến đổi cấu trúc di truyền, chuyển dạng, loạn sản tế bào do mất

kiểm soát KN bề mặt

Tóm lại, mỗi VSV có nhiều yếu tố độc lực nhưng có 1 số yếu tố độc lực quyết

định{}

Câu 24: Phân tích được các thành phần KN của vi khuẩn và virus

KN của vi khuẩn

Thành phần cấu trúc tế bào:

-KN vách (thân O)

+Thành phần hóa học cơ bản: peptidoglycan, ngoài ra còn 1 số lớp khác:

+Vi khuẩn Gram dương:

.)Có thêm lớp acid teichoic bên ngoài. Nó và/hoặc lớp

polysaccarid tạo nên tính đặc hiệu KN O

.)1 số còn có KN khác ở ngoài cùng: protein A của tụ cầu vàng,

lớp sáp của Mycobacterium

+Vi khuẩn gram âm:

.)Cấu trúc KN vách phức tạp hơn vi khuẩn Gram dương.

.)Ngoài lớp peptidoglycan là các lớp phospholipid A và B (quyết

định tính độc của nội độc tố), 2 lớp polysaccarid quyết định tính đặc hiệu

KN

.)KN nội độc tố bản chất hóa học là LPS, không được sử dụng để sản

xuất vaccin

.)Ở 1 số vi khuẩn Gram âm như lậu cầu ngoài lớp polysaccarid còn

có 1 vài lớp protein

-KN vỏ/bề mặt (K)

+Bản chất hóa học của vỏ có 2 loại

.)polypeptid: như vỏ của trực khuẩn than, dịch hạch, được tổng hợp

từ các acid amin dạng D

.)polysaccarid: như phế cầu, được tổng hợp từ acid uronic với các

đường khác

→Vỏ vi khuẩn gây miễn dịch không mạnh. KN vỏ được dùng để phân loại 1 số

vi khuẩn

+Khi vỏ bị kết hợp bởi KT đặc hiệu sẽ hình thành phản ứng phình vỏ, quan

sát được bằng phương pháp nhuộm mực tầu

-KN lông (H)

+Các trực khuẩn có lông .....

+Lông cấu tạo bởi các acid amin dạng D nên việc xử lý KN của TB miễn

dịch không thuận lợi và đáp ứng KT không mạnh

+Khi các sợi lông bị kết hợp bởi KT đặc hiệu, lông bị bất động, vi khuẩn

không di chuyển được. KN lông để phân loại 1 sô vi khuẩn, như Samonella

Các sản phẩm ngoại tiết

-Ngoại độc tố

+1 số vi khuẩn có ngoại độc tố:....

+Bản chất: protein hoặc polypeptid nên đều là KN tốt. Nhưng 1 số ngoại

độc tố là những chuỗi ngắn polypeptid và có thêm 1 số đường đơn hoặc

lipid thì tính KN yếu, tính chịu nhiệt tăng

+Hầu hết ngoại độc tố có thể được xử lý với formalin 0,5% ở 37°C trong 1

-2 tháng tạo giải độc tố, mất tính độc nhưng vẫn còn tính KN. Do đó được

dùng để sản xuất vaccin (DPT), phân loại vi khuẩn

-Enzym ngoại bào

+Gồm 2 loại: enzym chuyển hóa và enzym độc lực.

+1 số enzym độc lực: hyaluroniase, leucocidin, hemolysin,

coagulase.....

+Các enzym này có tính KN tốt, kích thích tạo KT đặc hiệu, có thể được

sử dụng trong chẩn đoán (ASLO)

KN của virus

Thành phần cấu trúc của virus

-Acid nucleic: là bán KN

-Protein capsid: là những KN quan trọng, được dùng trong phân loại và

vaccin của nhiều virus, VD Picornavirus

Acid nucleic cộng với capsid tạo thành nucleoprotein là KN hoàn toàn,

là thành phần KN duy nhất của các virus không có envelop. Ở virus cúm,

ribonucleoprotein là KN đặc hiệu týp.

-Envelop: thường gồm gai nhú (bản chất glycoprotein) cắm trên màng

dilipid

+Gai nhú là những KN quan trọng để xác định virus có envelop.

+Gai nhú cũng là phân tử bám và xâm nhập của nhiều virus nên được dùng

sản xuất vaccin, VD Myxovirus

Các KN hòa tan: ít có vai trò trong chẩn đoán và phân loại virus

-Thành phần cấu trúc tổng hợp thừa

-KN bề mặt bong ra

-Một số enzym cấu trúc

Câu 25: Trình bày ứng dụng của KN vi sinh trong y học

Chẩn đoán

-Chẩn đoán trực tiếp: dùng KN VSV sản xuất kháng huyết thanh mẫu để

+Xác định tên VSV bằng kháng huyết thanh mẫu (có KT đã biết)

+Phát hiện trực tiếp KN của VSV có trong bệnh phẩm

-Chẩn đoán gián tiếp: dùng KN mẫu (đã biết tên) để phát hiện KT đặc hiệu

trong các dịch cơ thể, thường là trong huyết thanh→còn được gọi là phản

ứng huyết thanh học

Phòng chữa bệnh

-Dùng KN VSV sản xuất vaccin

-Dùng KN VSV sản xuất kháng huyết thanh để chữa bệnh/điều trị dự phòng

Điều tra dịch tễ học

-Dùng KN VSV phát hiện KT trong huyết thanh người/động vật

Nghiên cứu y học

-Phân loại VSV

-Nghiên cứu miễn dịch học

-Đánh giá đáp ứng miễn dịch đối với vaccin

Câu 26: Trình bày các yếu tố tạo nên cơ chế đề kháng không đặc hiệu của

cơ thể

Gồm nhiều hàng rào vốn có của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của VSV mà

không cần có sự tiếp xúc trước với VSV.

Hàng rào da và niêm mạc

Là hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập của các VSV bằng các cơ chế

sau:

-Cơ chế vật lý

+Da gồm nhiều lớp tế bào và niêm mạc được phủ bởi lớp màng nhầy

+Sự bài tiết các chất như mồ hôi, nước mắt, các dịch niêm mạc

-Cơ chế hóa học

+pH: pH của dạ dày =2 là hàng rào lớn nhất trên đường tiêu hóa. pH của

da và âm đạo khoảng 4 không thích hợp cho phần lớn VSV gây bệnh.

+Các tuyến niêm mạc, nước mắt, nước bọt bài tiết nhiều lysozym

+Spermin có trong tinh dịch cũng có tác dụng diệt khuẩn

+Trên da có 1 số acid béo không bão hòa, có tác dụng chống lại 1 số VSV

gây bệnh

-Cơ chế cạnh tranh:

+Trên da và niêm mạc có các vi hệ, khác nhau giữa các vùng da và

khoang cơ thể

+Khi VSV gây bệnh xâm nhập, chúng sẽ bị cạnh tranh chỗ bám

Hàng rào tế bào

-Bạch cầu đa nhân trung tính

+Là đội quân cơ động trong máu và dịch bạch huyết

+Chúng bắt các VSV có kích thước nhỏ, tiêu hóa chúng nhờ các enzym và

các anion có tính oxy hóa mạnh

-Bạch cầu đơn nhân(trong máu), đại thực bào(trong mô)

+Có thể bắt được các dị vật lớn như bụi than

+Trình diện KN cho các tế bào miễn dịch gây ra phản ứng miễn dịch

+Tham gia vào miễn dịch tế bào bởi cơ chế không đặc hiệu

+Bài tiết các yếu tố bảo vệ: bổ thể, interferon, lysozym và 1 số yếu tố

kích thích phân bào

-Tế bào diệt tự nhiên

+Có tác dụng tiêu diệt tế bào bị nhiễm virus hoặc tế bào ung thư

+Hoạt tính tăng khi bị kích thích bởi interferon

+Tham gia cơ chế ADCC

Hàng rào thể dịch

-Bổ thể

+Tính chất: là hệ thống protein sẵn có trong huyết thanh, thường bị hoạt

hóa bởi phức hợp miễn dịch

+Tác dụng sinh học:

.)Khi được hoạt hóa có thể làm tan vi khuẩn, virus

.)Làm tăng sự kết dính miễn dịch do hấp dẫn đại thực bào, bạch cầu

vì chúng có receptor C3a

.)Có hoạt tính phản vệ do giãn mạch

-Propecdin

+Là hệ thống protein có trong huyết thanh, có tác dụng

.)Kết hợp với zymozan trên bề mặt VSV khi có xúc tác của Mg2+,

như 1 KT tự nhiên

.)Hoạt hóa bổ thể theo con đường tắt

-Interferon

+Tính chất:

.)Là những polypeptid nhỏ, không bị phân hủy bởi pH từ 2-10

.)Không có tính đặc hiệu KN, nhưng đặc hiệu loài

.)Xuất hiện rất nhanh

.)Trong cơ thể, IFN của 1 tế bào tiết ra có tác dụng với nhiều tế

bào khác

.)Có thể dùng IFN nội sinh hoặc IFN ngoại sinh để phòng và chữa

bệnh do virus

+Các loại IFN, nguồn gốc và tác dụng

.)IFNα: do các TB xơ non và biểu mô sản xuất, có tác dụng ngăn

cản sự nhân lên của virus

.)IFNβ: do TB lympho và đại thực bào sản xuất, có tác dụng ngăn

cản sự nhân lên của virus, hoạt hóa NK

.)IFNγ: to TB lympho TCD4 sản xuất, có tác dụng điều hòa miễn

dịch, hoạt hóa NK và đại thực bào

-KT tự nhiên: có sẵn trong máu, tuy số lượng ít nhưng làm tăng sự đề

kháng đáng kể

Miễn dịch chủng loại

Các loài động vật khác nhau có khả năng đề kháng không giống nhau. Ngay

trong cùng 1 loài động vật cũng có sự khác biệt. Sự khác biệt này là do

cơ địa di truyền.

Câu 26: Trình bày vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào trong

chống VSV

Vai trò của miễn dịch dịch thể

Sự kết hợp đặc hiệu của KT và KN của VSV sẽ dẫn đến

-Ngăn cản sự bám của VSV vào niêm mạc: nhờ IgAs trên niêm mạc đường hô

hấp, tiêu hóa

-Trung hòa độc lực của virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzym do chúng

không thể bám được vào các tế bào cảm thụ (nhờ IgA, IgG, IgM)

-Làm tan các VSV: IgG và IgM khi kết hợp KN hoạt hóa bổ thể làm tan vi

khuẩn, virus

-Ngưng kết các VSV, kết tủa các sản phẩm hòa tan của các VSV nhờ IgA,

IgG, IgM

-Làm tăng sự thực bào do opsonin hóa: IgG và IgM khi kết hợp KN hoạt

hóa bổ thể. Phức hợp này làm cho các tế bào thực bào dễ bắt và tiêu hóa

KN do chúng có receptor với Fc của IgG và C3b của bổ thể

-Độc sát tế bào phụ thuộc KT (ADCC): các tế bào null (được cho là NK) gắn

được với Fc của IgG. Khi phần Fab kết hợp tế bào đích (TB ung thư/nhiễm

virus) làm tan TB đích.

Vai trò của miễn dịch tế bào

-KT, bổ thể, thực bào tiêu diệt được các VSV ký sinh ngoài tế bào nhưng

với các VSV ký sinh trong tế bào thì chúng chỉ có tác dụng khi VSV chưa

chui vào tế bào. Khi đó cần có miễn dịch tế bào.

-Cơ chế đặc hiệu của miễn dịch tế bào do TB lympho T đảm nhiệm. Có 2 loại:

TCD4 và TCD8

-Vai trò của miễn dịch tế bào

+Trực tiếp tiêu diệt VSV hoặc tế bào mang VSV, tế bào ung thư: là chức

năng của Tc. Các tế bào đích phải biểu lộ KN lên bề mặt cùng với MHC lớp

1.

+Sản xuất lymphokin để tác động lên các tế bào miễn dịch khác (Th)

+Hỗ trợ miễn dịch dịch thể trong việc sản xuất KT (Th)

+Tạo ra phản ứng quá mẫn muộn để chống lại các mầm bệnh nội bào (nhờ

TDTH)

Câu 27: Mục đích sử dụng các phản ứng kết hợp KN-KT trong vi sinh y học

Chẩn đoán các bệnh NT

-Chẩn đoán trực tiếp

+Xác định tên VSV bằng kháng huyết thanh mẫu (có KT đã biết)

+Phát hiện trực tiếp KN của VSV có trong bệnh phẩm

-Chẩn đoán gián tiếp: dùng KN mẫu (đã biết tên) để phát hiện KT đặc hiệu

trong các dịch cơ thể, thường là trong huyết thanh→còn được gọi là phản

ứng huyết thanh học

Nghiên cứu dịch tễ học của các bệnh NT

-Điều tra tình hình nhiễm 1 loại VSV nào đó thông qua việc điều tra KT

trong huyết thanh của mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên đây chỉ là 1 trong nhiều

nội dung nghiên cứu dịch tễ học.

Định loại VSV

-Dùng kháng huyết thanh mẫu chống lại các nhóm/týp VSV để định nhóm, định

týp. Phương pháp này cho phép hiểu biết về cấu trúc KN của VSV, có thể

xếp chúng thành các týp huyết thanh.

Nghiên cứu sự đáp ứng của cơ thể đối với KN VSV

-1 trong những nghiên cứu thuộc loại này là đánh giá hiệu lực đáp ứng

miễn dịch của 1 vaccin. Đây là việc nhất thiết phải làm trước khi thử

nghiệm hiệu lực bảo vệ của vaccin.

Câu 28: Trình bày nguyên lý, vẽ và giải thích được sơ đồ của các phản ứng

kết hợp KN-KT thường được sử dụng trong vi sinh y học

Các phản ứng tạo thành hạt

Là các phản ứng mà phức hợp KN-KT hình thành dưới dạng những "hạt" có thể

quan sát được bằng mắt thường hoặc nhờ sự trợ giúp của kính lúp

-Phản ứng kết tủa

+Nguyên lý: là sự kết hợp giữa KN hòa tan (KN ở tầm phân tử) với KT

tương ứng, tạo thành các hạt có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc

nhờ sự trợ giúp của kính lúp

+Phản ứng kết tủa trong môi trường lỏng: khi dung dịch KN và dung dịch KT

được trộn với nhau theo 1 tỷ lệ thích hợp, phức hợp KN-KT sẽ hình thành

dưới dạng những hạt kết tủa.

+Phản ứng kết tủa trong gel thạch

.)Kỹ thuật khuếch tán trong ống nghiệm

Kỹ thuật khuếch tán đơn: cho thạch đã hòa đều KT

vào đoạn dưới ống nghiệm, rồi cho dung dịch KN lên trên. KN sẽ khuếch tán

xuống thạch, càng xuống sâu nồng độ càng thấp. Tại vùng KN-KT tương đương

sẽ xuất hiện đường tủa

Kỹ thuật khuếch tán kép: Giữa dung dịch KN và

dung dịch KT có 1 lớp gel thạch. Cả KN và KT đều khuếch tán vào lớp gel

thạch này. Tại vùng KN và KT tương đương sẽ xuất hiện đường tủa

.)Kỹ thuật khuếch tán trên phiến kính hoặc đia Petri

Kỹ thuật khuếch tán đơn: KHT được hòa đều trong

gel thạch nóng chảy rồi phủ 1 lớp mỏng lên phiến kính. Sau khi thạch đã

đông, tạo các lỗ rồi cho vào các lỗ đó dung dịch của 1 loại KN nhưng có

nồng độ khác nhau. Quanh các lỗ sẽ xuất hiện vòng kết tủa, lỗ có nồng độ

KN càng cao thì vòng kết tủa càng rộng

Kỹ thuật khuếch tán kép: phủ 1 lớp mỏng đều gel

thạch nóng chảy lên phiến kính, sau khi thạch đã đông, tạo 2 lỗ, 1 lỗ

cho KN, 1 lỗ cho KT. KN và KT đều khuếch tán ra xung quanh. Nơi KT và

KN gặp nhau với nồng độ tương đương sẽ tạo thành đường kết tủa.

-Phản ứng ngưng kết

+Nguyên lý: là sự kết hợp giữa KN hữu hình (tế bào hoặc tầm tế bào) với

KT, tạo thành phức hợp KN-KT dưới dạng những hạt ngưng kết có thể được quan

sát bằng mắt thường

+Phản ứng ngưng kết trực tiếp (chủ động): thành phần Kn trên tế bào vi

khuẩn kết hợp với KT đặc hiệu tạo thành mạng lưới ngưng kết. Các tế bào góp

1 phần lớn tạo nên kích thước của hạt ngưng kết

+Phản ứng ngưng kết gián tiếp (thụ động): KN dạng hòa tan được gắn lên

nền mượn hữu hình (thường là HC hoặc hạt latex). Khi KN gặp KT đặc hiệu,

hiện tượng ngưng kết sẽ xảy ra do nền mượn tập tụ lại 1 cách thụ động

+Phản ứng ngưng kết thụ động ngược, VD: phản ứng đồng ngưng kết protein A:

KT IgG được gắn vào protein A trên nền mượn là S. aureus.

Các phản ứng dựa vào hoạt động sinh học của KT

-Phản ứng trung hòa

+Nguyên lý: KT đặc hiệu có khả năng trung hòa độc tố, độc lực của VSV,

hoặc làm mất đi một tính chất nào đó của VSV hoặc sản phẩm của nó

+Phản ứng trung hòa in vitro: tiến hành trên dụng cụ thí nghiệm

.)VD: PƯ ngăn ngưng kết hồng cầu để chẩn đoán virus

Virus + Hồng cầu →Hồng cầu bị ngưng kết

(Virus + KT đặc hiệu) + Hồng cầu → Hồng cầu

không bị ngưng kết

+Phản ứng trung hòa invivo: tiến hành trên cơ thể sống

.)VD: PƯ trung hòa trên chuột lang để xác định 1 chủng vi khuẩn

là vi khuẩn bạch hầu hay giả bạch hầu

Chuột A + Kháng độc tố BH + VK? → Chuột sống

Chuột B + NaCl 0,9% +VK? →Chuột chết

→VK? là vi khuẩn bạch hầu

-Phản ứng gây ly giải tế bào

+Nguyên lý: KT đặc hiệu với sự tham gia của bổ thể sẽ gây ly giải tế

bào. Trong các phản ứng gây ly giải TB, phản ứng kết hợp bổ thể được sử

dụng nhiều hơn cả {tìm KT}

+Bước tiến hành.............

.)ống a (+) trong huyết thanh cần xét nghiệm có KT, kết hợp với

bổ thể nên không còn bổ thể kết hợp với KT kháng hồng cầu, không gây ly

giải hồng cầu. Hồng cầu không tan lắng xuống thanh 1 chấm đỏ

.)ống b (-)...

Các phản ứng dùng KT hoặc KN đánh dấu

Nguyên lý chung: KN hoặc KT được xác định nhờ chất đánh dấu được gắn với

KT hoặc KN. Điều kiện cần thiết là chất đánh dấu không được làm thay đổi

hoạt tính của KN và KT

-Miễn dịch huỳnh quang

+MDHQ trực tiếp:

.)Nguyên lý: KN được phát hiện nhờ KT mẫu gắn huỳnh quang (3

bước)

+MDHQ gián tiếp:

.)Nguyên lý: KT được phát hiện nhờ KN mẫu và kháng KT mẫu gắn

huỳnh quang (4 bước)

-Phản ứng miễn dịch phóng xạ

+Nguyên lý: Phức hợp KN-KT được phát hiện nhờ KT hoặc KN gắn chất đồng vị

phóng xạ. Có thể phát hiện nơi phát xạ hoặc đo cường độ phát xạ

-Phản ứng miễn dịch enzym ELISA

+Nguyên lý: Phức hợp KN-KT được phát hiện nhờ enzym gắn với KT hoặc KKT

tác động lên cơ chất đặc hiệu

+Kỹ thuật dùng KKT gắn enzym để phát hiện KT

Sử dụng KN mẫu và KKT mẫu gắn enzym (5 bước)

+Kỹ thuật dùng KKT gắn enzym để phát hiện KN

Sử dụng KT mẫu và KKT mẫu gắn enzym (6 bước)

-Sắc ký miễn dịch

+KN được cố định tại vạch PU, KKT gắn màu được phân bố đều trên bản

sắc ký

Câu 29: Trình bày định nghĩa hiệu giá KT, động lực KT và lý giải được ý

nghĩa của chúng trong chẩn đoán bệnh NT.

Hiệu giá KT: phản ánh nồng độ KT trong huyết thanh. Là độ pha

loãng huyết thanh lớn nhất mà phản ứng còn dương tính{VD}. Trong một số

trường hợp, hiệu giá còn được tính bằng đơn vị KT có trong 1 đơn vị thể

tích huyết thanh.

-Sau khi xác định hiệu giá KT, đánh giá kết quả dựa vào hiệu giá ranh

giới (ngưỡng) giữa bình thường và bệnh lý, vì người khỏe bình thường vẫn có

thể có KT chống lại 1 số VSV.

-Tuy nhiên không phải cứ hiệu giá KH cao hơn ngưỡng là bệnh lý và thấp

hơn ngưỡng là người lành. Hiệu giá KT càng cao hơn ngưỡng thì khả năng mắc

bệnh càng lớn, càng thấp hơn ngưỡng khả năng mắc bệnh càng ít.

-Việc xác định hiệu giá KT ở 1 thời điểm thường chưa đủ để kết luận chắc

chắn, cần tiến hành 2 lần ở 2 thời điểm cách nhau 7-10 ngày để tìm động

lực kT

Động lực KT: là đại lượng đặc trưng cho mức độ thay đổi hiệu giá

KT theo thời gian. Là thương số giữa hiệu giá KT lần thứ 2 và lần thứ

nhất.

-Khi KT đang tăng thì động lực >1 ....

-Trên thực tế, động lực KT ít nhất phải bằng 4 mới chẩn đoán chắc chắn

bệnh nhân đang mắc bệnh NT

Câu 30: Trình bày nguyên lý sử dụng vaccin, nguyên tắc sử dụng vaccin và

2 tiêu chuẩn cơ bản của vaccin

Nguyên lý

-Sử dụng vacxin là đưa vào cơ thể KN có nguồn gốc từ VSV gây bệnh hoặc

VSV có cấu trúc KN giống VSV gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn

cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác

nhân gây bệnh

Nguyên tắc sử dụng vaccin

-Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng

+Phạm vi tiêm chủng của mỗi nước, mỗi khu vực được quy định tùy tình hình

dịch tễ của bệnh NT. những quy định này có thể thay đổi theo thời gian

+Tiêm chủng phải đạt trên 80% đối tượng chưa có miễn dịch

-Đối tượng tiêm chủng

+Tất cả những người có nguy cơ nhiễm VSV gây bệnh mà chưa có miễn dịch.

Trẻ em cần được tiêm chủng rộng rãi. Đối với người lớn, chỉ những nhóm người

có nguy cơ cao

+Chống chỉ định tiêm chủng tùy loại vaccin. Nói chung không được tiêm

cho các đối tượng:

.)Những người đang sốt cao

.)Những người có biểu hiện dị ứng

.)Vaccin sống giảm độc lực không được dùng cho người thiếu hụt

miễn dịch hoặc bị bệnh ác tính

.)Vaccin virus giảm độc lực không được dùng cho phụ nữ mang thai

-Thời gian tiêm chủng

+Trước mùa dịch, để có đủ thời gian hình thành miễn dịch

+Khi tạo miễn dịch cơ bản, phải tiêm chủng nhiều lần, cách nhau 1 tháng

+Thời gian tiêm nhắc lại tùy thuộc vào từng vaccin

-Liều lượng và đường đưa vaccin vào cơ thể

+Liều lượng: tùy loại vaccin và đường đưa vào cơ thể. Liều lượng quá thấp

sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch. Liều lượng quá

lớn dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu

+Đường tiềm chủng

.)Chủng: cổ điển nhất, nay vẫn dùng cho 1 số ít vaccin

.)Tiêm: tùy loại vaccin có thể tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp

.)Uống: kích thích miễn dịch tiết tại đường ruột mạnh hơn đường

tiêm

.)1 số đường khác, ít dùng

-Các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng

Tât cả vaccin đều có thể gây ra phản ứng phụ ở 1 số người

+Tại chỗ: nơi tiêm hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng, nổi cục nhỏ, tự mất đi nhanh

chóng sau 1 vài ngày. NT nếu tiêm không đảm bảo vô trùng

+Toàn thân: sốt hay gặp nhất, thường hết sau 1 vài ngày. Co giật ít gặp,

hầu hết khỏi không để lại di chứng. Sốc phản vệ rất ít gặp.

-Bảo quản vaccin

+Vaccin phải được bảo quản tốt từ lúc sản xuất cho tới khi dùng. Bảo quản

các vaccin không giống nhau nhưng nói chung bảo quản trong điều kiện

khô, tối và lạnh (2-8°C)

+Nhiệt và ánh sáng phá hủy tất cả các loại vaccin, nhất là vaccin sống.

Đông lạnh phá hủy vaccin giải độc tố

+Dụng cụ tiêm chủng chỉ cần dính 1 lượng rất nhỏ hóa chất sát trùng cũng

có thể làm hỏng vaccin

Tiêu chuẩn cơ bản của vaccin

-An toàn

Sau khi sản xuất vaccin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt

chẽ về mặt:

+Vô trùng: không được nhiễm các VSV khác

+Thuần khiết: không được lẫn các thành phần KN khác có thể gây phản ứng

phụ

+Không độc: liều sử dụng thấp hơn nhiều so với liều độc

-Hiệu lực

+Vaccin có hiệu lực lớn là vaccin gây miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại

lâu. Hiệu lực của vaccin trước hết được đánh giá trên:

.)động vật thí nghiệm: thử thách bằng VSV gây bệnh

.)sau đó trên thực địa: tiêm chủng cho 1 cộng đồng, thống kê phản

ứng phụ, đánh giá khả năng bảo vệ khi mùa dịch tới.

-Ngoài ra, còn có giá thành và tính thuận lợi khi tiến hành tiêm chủng

Câu 31: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối

với vaccin

Tính KN của vaccin

-Phụ thuộc bào bản chất hóa học (protein, polysaccarid...), phân tử lượng

(cao hay thấp), cấu trúc hóa học (phức tạp hay đơn giản)

-Tính KN càng cao khi nó càng lạ đối với cơ thể

Liều lượng

-Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn

dịch.

-Liều lượng quá lớn dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu

Đường đưa vaccin vào cơ thể

-Mỗi vaccin được đưa vào cơ thể theo 1 đường thích hợp. Vaccin bị phá hủy

bởi dịch dạ dày, dịch ruột thì không đưa vào cơ thể bằng đường uống. Vaccin

kích thích miễn dịch tiết tại chỗ thì không đưa vào bằng đường tiêm

-Sử dụng vaccin không đúng đường vừa không tạo được miễn dịch, vừa có thể

gây ra tác dụng nguy hiểm

Chất phụ gia miễn dịch

-Tác dụng:

+Làm cho vaccin giáng hóa chậm, nên giảm được lượng vaccin và số lần

tiêm chủng

+Làm tăng sự kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch

-Thường sử dụng: hợp chất của nhôm (aluminum hydroxyd, aluminum

phosphat)

KT mẹ truyền

Sự tồn tại 1 lượng nhỏ KT mẹ truyền cũng có thể ức chế sự đáp ứng KT đối

với KN tương ứng

Tình trạng của chủ thể

-Cơ thể chỉ đáp ứng tốt với vaccin khi bộ máy miễn dịch hoàn chỉnh.

-Tình trạng dinh dưỡng kém cũng hạn chế mức độ đáp ứng miễn dịch. Nhưng cần

phải quan tâm tiêm chủng cho trẻ em suy dinh dưỡng.

Câu 32: Cách phân loại vaccin, lịch tiêm chủng các loại vaccin được sử

dụng rộng rãi ở nước ta

Các loại vaccin

-Vaccin giải độc tố

+Được sản xuất từ ngoại độc tố bằng cách làm mất tính độc nhưng vẫn giữ

được tính KN

+Kích thích cơ thể sản xuất ra kháng độc tố có khả năng trung hòa ngoại

độc tố

+VD: vaccin bạch hầu, uốn ván

-Vaccin chết (bất hoạt)

+Được sản xuất từ VSV gây bệnh đã bị giết chết

+Các KN này chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch dịch thể

+VD: vaccin ho gà, tả, viêm não Nhật Bản, thương hàn (cũ), Salk (phòng

bại liệt)...

-Vaccin sống giảm độc lực

+Được sản xuất từ VSV gây bệnh hoặc VSV giống VSV gây bệnh, đã được làm

giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh

+Kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch gần giống NT tự nhiên

+Cần quan tâm đến tính an toàn của vaccin sống, tính di truyền ổn định

không trở lại độc lực ban đầu

+VD: vaccin BCG, Sởi, Sabin (phòng bại liệt), thương hàn (mới)

-Vaccin chiết tách

+Chứa KN được chiết tách từ VSV như: polysaccarid của não mô cầu,

polysaccarid của phế cầu, polysaccarid của H.influenza týp b, KN Vi của

vi khuẩn thương hàn

-Vaccin tái tổ hợp

+Gen mã hóa cho KN VSV được tái tổ hợp vào E.coli nhờ công nghệ sinh

học, sản xuất mạnh mẽ loại KN đó

+VD: vaccin tả, thương hàn, Rotavirus...

Lịch tiêm chủng

-BCG phòng lao, 0,1ml, tiêm trong da, sơ sinh hoặc bất kỳ lúc nào sau

đó

-Sabin phòng bại liệt, 2 giọt, uống, sơ sinh vào lúc 2,3,4 tháng

-DTP, 0,5ml, tiêm bắp, lúc 2,3,4 tháng tuổi

-Sởi, 0,5ml, dưới da, 9 tháng tuổi hoặc sớm nhất sau đó

-Viêm não Nhật Bản: +0,5ml, dưới da, trẻ em 1-5 tuổi

+1,0ml, dưới da, trẻ em>5 tuổi

-Viêm gan B (vaccin tinh chế) +0,5ml, tiêm bắp/dưới da, trẻ em

+1,0ml, tiêm bắp, người lớn

-Ngoài ra, vaccin tả, thương hàn cũng được tiêm chủng rộng rãi ở những

đối tượng có nguy cơ cao.

Câu 32: Nguyên lý và nguyên tắc sử dụng huyết thanh miễn dịch

Nguyên lý: Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể KT có

nguồn gốc từ người hay động vật, giúp cho cơ thể có ngay KT đặc hiệu chống

lại tác nhân gây bệnh

Nguyên tắc(5):

-Đối tượng

+Chữa và dự phòng các bệnh NT (nhiều nhất): chỉ có hiệu lực với những

bệnh mà cơ chế bảo vệ chủ yếu nhờ miễn dịch dịch thể. VD: huyết thanh kháng

uốn ván (SAT), kháng bạch hầu (SAD), kháng ho gà, sởi, kháng dại, kháng

virus viêm gan, quai bị...

+Điều trị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh. Điều trị dị ứng,

+Phòng bệnh tan máu sơ sinh: tiêm KT kháng D cho người mẹ có nhóm máu

Rh (-) trong vòng 72h sau sinh

-Liều lượng

+Tùy theo tuổi, cân nặng bệnh nhân, trung bình từ 0,1-1ml/kg cân nặng

tùy theo loại huyết thanh và mục đích sử dụng

+Huyết thanh kháng uốn ván được tính theo đơn vị, 250 đơn vi cho 1

trường hợp. Nếu vết thương quá bẩn hoặc tiêm chậm sau 24h thì liều lượng

phải tăng gấp đôi

-Đường đưa huyết thanh vào cơ thể

+Bình thường: đường tiêm bắp

+Đối với những huyết thanh đã được tinh chế đạt tiêu chuẩn cao, có thể

tiêm tĩnh mạch nhưng rất hạn chế

+Tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch những huyết thanh nguồn gốc động vật

-Đề phòng phản ứng

+Cần thực hiện tốt các việc

.)Hỏi xem bệnh nhân đã tiêm huyết thanh lần nào chưa. Rất thận

trọng với lần thứ 2.

.)Làm phản ứng thoát mẫn trước khi tiêm. Nếu dương tính, không

nên tiêm, chỉ khi bắt buộc thì phải chia nhỏ tổng liều để tiêm, cách

nhau 20-30'

.)Trong quá trình tiêm phải theo dõi liên tục để xử trí kịp thời

nếu phản ứng xảy ra, dự phòng sốc phản vệ

-Tiêm vaccin phối hợp

+Kháng huyết thanh chỉ phát huy hiệu lực trong thời gian ngắn, thường

hết sau 10-15 ngày

→Tiêm vaccin phối hợp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động thay

thế miễn dịch thụ động

Câu 33: Trình bày 1 số VSV thường gặp trong đất, nước, không khí, cơ thể

người bình thường

Đất, nước, không khí

-Đất: có đủ điều kiện cần thiết cho VSV phát triển

-Nước: cũng là môi trường thiên nhiên VSV có thể phát triển, có:

Samonella, Shigella, V. cholerea

-Không khí: không có chất dinh dưỡng cho VSV phát triển, lại có ánh sáng

mặt trời→vi khuẩn khó nhân lên, tồn tại lâu. Thường gặp VSV gây bệnh đường

hô hấp: lao, bạch hầu. S. pyogens, S. aureus, virus cúm, sởi...

Cơ thể người

-Các VSV trên da và niêm mạc:

+Ở da chủ yếu là cầu khuẩn Gram dương, điển hình là tụ cầu, phần lớn ở da

đầu, họng. Ngoài ra còn có các trực khuẩn Gram dương như Corynebacterium

hoffmanii...

-Các VSV ký sinh ở đường tiêu hóa

+VSV ký sinh ở miệng

.)Miệng khi có bã thức ăn, nhiệt độ thích hợp là điều kiện thuận

lợi cho 1 số VSV phát triển

.)Thường có: tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn sữa, E.coli, 1 số xoắn

khuẩn

+VSV trong dạ dày

.)pH dạ dày thấp nên có ít VSV, là những vi khuẩn từ miệng vào

.)Thường gặp: vi khuẩn lao tồn tại được, Helicobacter pylori gây

viêm loét dạ dày tá tràng

+VSV ở ruột

.)Người lớn&trẻ em nuôi bằng sữa bò: E. coli (70%), Proteus, cầu

khuẩn đường ruột, Klebsiella, 1 số vi khuẩn kỵ khí

.)Trẻ nuôi bằng sữa mẹ: Bifidobacterium bifidum

-VSV ở đường hô hấp

+VSV ở mũi: nhiều trực khuẩn giả bạch hầu và tụ cầu, nhất là tụ cầu vàng

+VSV ở họng mũi: khá phong phú: S.viridans, H. influenza, Nesseria

hoại sinh

+VSV ở phế quản và khí quản: do có niêm dịch, đại thực bào nên đường hô

hấp dưới thường không có VSV

-VSV ở bộ máy sinh dục tiết niệu

+Trong điều kiện bình thường: chỉ có bên ngoài bộ máy sinh dục tiết niệu

mới có VSV

+Nam giới: Mycobacterium smegmatis, lỗ niệu đạo có tụ cầu, trực khuẩn

Gram âm

+Nữ giới: tụ cầu, trực khuẩn giả bạch hầu, cầu khuẩn đường ruột, E.coli

-VSV ở niêm mạc mắt

+Thường thấy: trực khuẩn niêm mạc hoặc tụ cầu da

-VSV ở bộ máy tuần hoàn và các phủ tạng

+Bình thường: không có VSV

Câu 34: 3 loại đường truyền bệnh của VSV, mỗi loại 1 ví dụ minh họa

Tiếp xúc trực tiếp

-Bệnh lậu, giang mai, AIDS... qua quan hệ tình dục

Gián tiếp

-Lây bệnh gián tiếp qua môi trường trung gian như: không khí, nước, thức

ăn, dụng cụ sinh hoạt..., VSV vào người lành rồi gây bệnh, ví dụ: virus

cúm, V. cholexrea

Thông qua môi giới trung gian là côn trùng tiết túc

-VSV từ vật chủ hay môi trường bên ngoài qua côn trùng tiết túc (bọ

chét, chấy rận, muỗi...) rồi từ côn trùng tiết túc xâm nhiễm vào người

lành. VD: dịch hạch, Arbovirus (sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản)

Tóm lại, đường xâm nhập của VSV vào cơ thể rất quan trọng đối với

sự phát triển của bệnh truyền nhiễm.

Câu 35: Khái niệm NTBV, 2 ví dụ. Kể tên các loại NTBV và các đối tượng

có nguy cơ NTBV

Khái niệm NTBV: Là bệnh mắc thêm sau khi vào viện 48h hoặc là

bệnh NT mắc phải do khám, chữa, chăm sóc người bệnh đang nằm điều trị tại

bệnh viện

Ví dụ:

-Người thầy thuốc khám và điều trị cho bệnh nhân SARS tại bệnh viện, và

sau đó bị mắc bệnh SARS, hoặc người nhà đến chăm sóc bệnh nhân SARS rồi

mắc bệnh SARS

-1 bệnh nhân vào viện với lý do gẫy xương đùi kín, sau khi vào viện được

tiến hành phẫu thuật và bị NT, đó là NT mắc phải trong bệnh viện.

Các đối tượng có nguy cơ NTBV

-Là những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch làm giảm khả năng đề kháng của cơ

thể bởi các lý do chính sau đây:

+Bị các bệnh của cơ quan miễn dịch

+DÙng các thuốc giảm miễn dịch, VD các thuốc điều trị bệnh ung thư

+Sau phẫu thuật hoặc mắc bệnh nặng hoặc đang mắc bệnh mạn tính

+Người có tuổi nằm điều trị ở bệnh viện lâu ngày, hoặc trẻ em còi xương

suy dinh dưỡng, bị bệnh ỉa chảy kéo dài

+Nhân viên bệnh viện thường xuyên tiếp xúc với VSV gây bệnh, trong khi

cơ thể có sức đề kháng kém, tính trạng vệ sinh và bảo hộ lao động kém

Phân loại NTBV

-NTBV nội sinh và ngoại sinh

+NT ngoại sinh: là loại nhiễm tùng do các VSV xâm nhập vào bệnh nhân từ

môi trường bên ngoài hoặc cả VSV do thầy thuốc đem lại

+NT nội sinh: là loại NT do các VSV đã ký sinh sẵn ở người bệnh gây ra.

Chúng là những VSV gây bệnh cơ hội hoặc VSV có từ một vùng NT trên cơ thể

bệnh nhân đã mắc từ trước

-Các dạng lâm sàng thường gặp trong NTBV:

+NT ngoại khoa

+NT bỏng

+NT các cơ quan: tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp

Câu 36: Đường xâm nhập của VSV trong NTBV và các biện pháp phòng ngừa

Đường xâm nhập:

-Tùy thuộc vào nhiều yếu tố có liên quan

-Đối với NT nội sinh do các VSV sống trên da và niêm mạc của cơ thể:

+Chúng thường gây nhiễm cơ quan mà chúng ký sinh hoặc thường gây nên NT

vết mổ.

+Các vi khuẩn thường thấy là: cầu khuẩn Gram dương,trực khuẩn đường ruột,

cầu khuẩn đường ruột, 1 số vi khuẩn yếu khí như Clostridium, cầu khuẩn yếm

khí

+Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nằm viện lâu ngày, khả năng mắc bệnh

về đường hô hấp dưới rất hay gặp. Nguyên nhân là do hít phải các chất dịch

nhầy ở vùng mũi họng có nhiều vi khuẩn gây bệnh cơ hội như H.i, phế cầu,

Klebsiella

-Đối với NT ngoại sinh: VSV có thể xâm nhập vào cơ thể theo tất cả các

đường như NT khác, nhưng đường tiêm truyền, phẫu thuật, đường truyền qua

không khí, bàn tay là rất quan trọng.

Nguyên tắc phòng ngừa

-Tiêu diệt các nguồn VSV có khả năng gây NT

+Đây là công việc rất khó khăn. Vì vậy, để hạn chế đến mức tối đa các

VSV xâm nhiễm vào cơ thể, người ta tìm mọi biện pháp, tùy từng công việc

cụ thể

+VD: hạn chế NT đường tiết niệu:

.)Cho kháng sinh dự phòng khi nội soi, sinh thiết tiền liệt

tuyến

.)Hạn chế thông tiểu, không đặt ống thông quá thời hạn, kỹ thuật

vô trùng, dụng cụ đã tiệt trùng

-Nâng cao thể trạng cho đối tượng cảm thụ

+Công việc này rất cần thiết của bệnh viện và gia đình

+Bệnh nhân suy giảm miễn dịch cần có chế độ ăn uống và điều trị thích hợp

để cơ thể đủ khả năng chống lại bệnh NT

+Vận đông và tập luyện cho bệnh nhân làm 1 số động tác để tăng thêm hiệu

lực trong phòng bệnh như vận động, tập thở, ho sau khi mổ... để đề phòng

viêm phổi do nằm lâu

-Thực hiện nguyên tắc vô trùng

+Tiệt trùng ở các phòng mổ, phòng hậu phẫu và mỗi khi tiến hành các KT

hỗ trợ, thăm dò cũng như trong các thao tác tiêm truyền

-Quản lý chặt chẽ hiện tượng NTBV

+Có quy chế theo dõi hàng tháng, hàng quý, hàng năm về tiến triển NTBV

từng khoa, phòng, bệnh viện

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro