Đại dương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilômét vuông) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ. Trên một nửa diện tích khu vực này có độ sâu trên 3.000 mét (9.800 ft). Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35 phần ngàn (ppt) (3,5%) và gần như mọi loại nước biển có độ mặn dao động trong khoảng từ 30 (ở vùng cận cực) tới 38 ppt (vùng nhiệt đới/cận nhiệt đới). Nhiệt độ nước bề mặt ở ngoài khơi là 29 °C (84 °F) ở vùng ven xích đạo xuống đến 0 °C (32 °F) ở các vùng địa cực.

Mặc dù nói chung được công nhận như là các đại dương 'tách biệt', nhưng các vùng nước mặn này tạo thành một khối nước nối liền với nhau trên toàn cầu, thường được gọi chung là Đại dương thế giới hay đại dương toàn cầu.[1][2] Khái niệm về đại dương toàn cầu như là một khối nước liên tục với sự trao đổi tương đối tự do giữa các bộ phận của nó có tầm quan trọng nền tảng cho hải dương học.[3] Các phần đại dương chính được định nghĩa một phần dựa vào các châu lục, các quần đảo khác nhau cùng các tiêu chí khác: các phần này là (theo trật tự giảm dần của diện tích) Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương (đôi khi được phân chia và tạo thành phần phía nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương) và Bắc Băng Dương (đôi khi được coi là một biển của Đại Tây Dương[4]). Thái Bình Dương và Đại Tây Dương cũng có thể phân chia tiếp bởi đường xích đạo thành các phần Bắc và Nam. Các khu vực nhỏ hơn của đại dương được gọi là các biển, vịnh hay một số các tên gọi khác. Cũng tồn tại một số khối nước mặn nhỏ hơn trong đất liền và không nối với Đại dương thế giới, như biển Aral, Great Salt Lake (Hồ Muối Lớn) – mặc dù chúng có thể coi như là các 'biển', nhưng thực ra chúng là các hồ nước mặn. Có 5 đại dương trên thế giới[5], trong đó Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu nhất, thứ hai về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương, tiếp theo là Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương.

Nước đại dương luôn luôn chuyển động do tác động của thuỷ triều, gây ra bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất, sóng và hải lưu do tác dụng của gió. Các dòng bù trừ phát sinh do sự thiếu hụt của nước. Chẳng hạn nước của Địa Trung Hải bị bốc hơi rất mạnh, ít sông suối đổ vào, do đó nước có độ mặn cao và có tỉ trọng lớn. Nước ở dưới sâu chảy từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương tạo ra sự thiếu hụt, vì thế một hải lưu bề mặt lại chảy từ Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải để bù vào chỗ thiếu hụt đó.

Do độ che phủ bề mặt Trái Đất tới 71% nên các đại dương có ảnh hưởng lớn tới sinh quyển. Sự bốc hơi nước của các đại dương quyết định phần lớn lượng giáng thủy mà Trái Đất nhận được, nhiệt độ nước của các đại dương cũng quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên Trái Đất. Sự sống trong lòng đại dương có lịch sử tiến hóa diễn ra khoảng 3 tỷ năm trước khi có sự di chuyển của động, thực vật lên trên đất liền. Lượng sự sống và khoảng cách tính từ bờ biển (yếu tố vô sinh) ảnh hưởng tới sự phân bố chính của quần xã sinh vật biển. Các sinh vật như tảo, rong, rêu sinh sống trong khu vực giáp giới thủy triều (nơi đất liền gặp biển) sẽ cố định chúng vào đá vì thế chúng không bị rửa trôi bởi thủy triều. Đại dương cũng là nơi sinh sống của nhiều loài và có thể phân chia thành vài đới (vùng, tầng) như vùng biển khơi, vùng đáy, vùng chiếu sáng, vùng thiếu sáng v.v.[6]

Về mặt địa chất, đại dương là nơi mà lớp vỏ đại dương được nước che phủ. Lớp vỏ đại dương dày trung bình khoảng 4,5 km, bao gồm một lớp trầm tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng đã đông cứng. Lớp bazan này che phủ lớp peridotit thuộc mặt ngoài của lớp phủ Trái Đất tại những nơi không có châu lục nào. Xét theo quan điểm này thì ngày nay có 3 “đại dương”: Đại dương thế giới, biển Caspi và biển Đen, trong đó 2 “đại dương” sau được hình thành do va chạm của mảng Cimmeria với Laurasia. Địa Trung Hải có thể coi là một “đại dương” gần như riêng biệt, nối thông với Đại dương thế giới qua eo biển Gibraltar và trên thực tế đã vài lần trong vài triệu năm trước chuyển động của châu Phi đã đóng kín eo biển này hoàn toàn. Biển Đen thông với Địa Trung Hải qua Bosporus, nhưng là do tác động của một kênh tự nhiên cắt qua lớp đá lục địa vào khoảng 7.000 năm trước, chứ không phải một mảng của đáy biển như eo biển Gibraltar.

Thái Bình Dương (theo tiếng Latinh: Mare Pacificum, được đặt tên bởi nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan), là đại dương lớn nhất thế giới, bao phủ một phần ba bề mặt Trái Đất, với diện tích 179,7 triệu km² (69,4 triệu dặm vuông). Nó trải dài khoảng 15.500 km (9.600 dặm) từ biển Bering trong vùng Bắc cực đến gần biển Ross của Nam cực (mặc dù đôi khi khu vực ven châu Nam Cực được gọi là Nam Đại Dương). Thái Bình Dương có chiều rộng đông-tây lớn nhất tại vĩ tuyến 5° bắc, nơi nó trải dài 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia. Ranh giới phía tây của biển này thường được đặt tại eo biển Malacca. Điểm thấp nhất trái đất tại vực Mariana nằm ở dộ sâu 11.022 m dưới mặt nước.

Thái Bình Dương bao phủ gần 1/3 bề mặt của Trái với diện tích 179,7 triệu km vuông lớn hơn nhiều so với toàn bộ lục địa của Trái Đất. Kéo dài khoảng 15.500 km (9.600  mi) từ biển Bering ở Bắc Cực đến Nam Băng Dương tại 60° Nam (các định nghĩa cũ cho rằng nó kéo dài đến biển Ross của Nam Cực), nơi rộng nhất theo hướng đông tây là vĩ độ 5°B, khoảng 19.800 km (12.300 mi) từ Indonesia đến bờ biển của Colombia và Peru , và lớn hơn đường kính của Mặt Trăng 5 lần. Điểm thấp nhất trên Trái Đất nằm trong rãnh Mariana ở độ sâu 10.911 m (35,797 ft). Độ sâu trung bình của Thái Bình Dương là 4.028~4.188 m (14,000 ft).[1]

Thái Bình Dương bao gồm khoảng 25.000 đảo, đa số các đảo tập trung ở phía nam xích đạo. Nếu tính cả các đảo ngầm thì con số sẽ lớn hơn rất nhiều.

Thái Bình Dương hiện đang thu hẹp do hoạt động kiến tạo (trong khi Đại Tây Dương thì đang mở rộng kích thước), với tốc độ 2–3 cm/năm ở cả 3 phía, tương đương 0,5 km2) một năm.

Cùng với rìa phía tây của Thái Bình Dương có rất nhiều biển, các biển lớn như biển Celebes, biển Coral, Đông Hải, biển Philippine, biển Nhật Bản, biển Đông, biển Sulu, biển Tasman, và Hoàng Hải. Eo biển Malacca nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và tuyến Drake và eo biển Magellan nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương ở phía đông. Về phía bắc, eo biển Bering nối Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Kinh tuyến thứ 180 nằm giữa Thái Bình Dương, nên nhiều khi người ta phân biệt Tây Thái Bình Dương (gần châu Á) nằm ở Đông Bán cầu và Đông Thái Bình Dương (gần châu Mỹ) nằm ở Tây Bán cầu.

Trong suốt chuyến hành trình của Magellan từ eo biển Magellan đến Philippines, nhà thám hiểm thực sự tìm thấy đại dương yên tĩnh. Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng thế, có rất nhiều cơn bão nhiệt đới đổ bộ trên các đảo của nó. Khu vực xung quanh vành đai Thái Bình Dương có rất nhiều núi lửa và đôi khi bị hảnh hưởng bởi động đất và sóng thần.

Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh, được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Tây, châu Âu và châu Phi về phía Đông.

Đại Tây Dương được nối liền với Thái bình dương bởi Bắc Băng Dương về phía Bắc và hành lang Drake về phía Nam. Đại tây dương còn ăn thông với Thái bình dương qua một công trình nhân tạo là kênh đào Panama, và được ngăn với Ấn Độ Dương bởi kinh tuyến 20 độ Đông. Nó được ngăn cách với Bắc băng dương bởi một đường kéo dài từ Greenland đến Tây bắc của Iceland và từ phía Đông bắc của Iceland đến cực Nam của Spitsbergen và North Cape về phía Bắc của Na uy. Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.

[sửa] Các biển trong Đại Tây Dương

Đại Tây Dương có một bờ biển khúc khuỷu với rất nhiều vịnh và biển như:

Biển Ca-ri-bê

Vịnh Mexico

Vịnh St. Lawrence

Địa Trung Hải

Biển Đen

Biển Bắc

Biển Labrador

Biển Baltic

Biển Na Uy-biển Greenland

Ấn Độ Dương có diện tích 75.000.000 km2. Đại dương này về hướng Bắc được giới hạn bởi bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran, về hướng Đông bởi Đông Nam Á (cụ thể là Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) và châu Đại Dương), về phía Tây bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp Nam Băng Dương.

Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nằm ở kinh tuyến 20° Đông, và ranh giới với Thái Bình Dương nằm ở kinh tuyến đi ngang qua đảo Tasmania. Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác tại vĩ tuyến 60° Nam và nhường chỗ cho Nam Đại Dương.

Thềm lục địa của đại dương này hẹp với bề rộng trung bình 200 km, trừ biển ngoài khơi châu Úc có bề rộng hơn 1.000 km. Chiều sâu trung bình của đại dương là 3.890 m (12.762 ft). Điểm sâu nhất là Diamantina Deep ở rãnh Diamantina với độ sâu là 8.047 m (26.401 ft), đôi khi người ta cũng nhắc đến rãnh Sunda với độ sâu 7.258–7.725 m (23.812–25.344 ft).[1] Phía bắc của vĩ độ 50° Nam, 86% đại dương bị bao phủ bởi các trầm tích pelagic, trong đó hơn phân nửa là đới globigerina. 14% còn lại bị phủ bởi các trầm tích lục địa. Các trầm tích băng phân bố chủ yếu ở các vĩ độ cận phía nam.

Nam Đại Dương là một vùng nước bao quanh một châu lục là châu Nam Cực. Nó là đại dương lớn thứ tư và được xác định muộn nhất, chỉ được chấp thuận bằng quyết định của Tổ chức thủy văn quốc tế (IHO) năm 2000, mặc dù thuật ngữ này đã được sử dụng rất lâu và mang tính truyền thống trong các nhà hàng hải. Sự thay đổi này phản ánh những phát kiến gần đây trong lĩnh vực hải dương học về tầm quan trọng của các dòng hải lưu. Trước đây thì Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương được coi là mở rộng tới tận châu Nam Cực, định nghĩa này hiện nay vẫn còn được một số tổ chức địa lý sử dụng, trong đó có cả Hiệp hội Địa lý Quốc gia (NGS) của Mỹ.

Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ quanh năm. Có diện tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga, Hoa Kỳ (vùng Alaska), Canada, Na uy, Đan Mạch (vùng Greenland).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#qwerty7