dai vao cau tri4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4. Yêu cầu về lối thoát nạn đối với công trình dân dụng?

Cần chú ý:

- Xác định số lối thoát người và khoảng cách hợp lý, với công trình đông người tối thiểu phải có hai lối thoát nạn bố trí phân tán.

- Xác định chiều dài lối thoát theo quy định.

- Xác định chiều rộng lối thoát của: cửa, hành lang, vế thang.

- Yêu cầu đơn vị (số lượng) buồng thang thoát nạn.

* Chiều rộng lối thoát:

- Tính toán chiều rộng lối thoát:

+ Đối với nhà 1 - 2 tầng: tính 0.8m/100 người

+ Đối với nhà  ≥ 3 tầng: tính 1.0m/100 người

+ Đối với phòng khán giả: tính 0.55m/100 người

- Quy định đối với chiều rộng nhỏ nhất (tối thiểu):

+ Lối đi  ≥ 1m (ngoài nhà)

+ Hành lang  ≥ 1.4m (trường học, khách sạn)

+ Cửa đi  ≥ 0,8m

+ Vế thang  ≥  1.05m (tính cho mỗi vế)

+ Chiếu nghỉ rộng  ≥ 1.05m

- Ngoài ra:

+ Có thể thiết kế phòng đệm trước khi thoát ra khỏi nhà (yêu cầu đảm bảo ngăn cách cháy, có thể cứu nạn bằng thang cứu hỏa).

+ Một số công trình có thể đặt thang cứu nạn ngoài trời để cách nhau ~ 100m. Riêng cửa thang cứu nạn luôn được mở về hướng thoát nạn.

- Chiều dài lối thoát nạn:

+ Đối với nhà dân dụng

- Các lưu ý khác:

+ Các sắt xếp, cửa cuốn, cửa đẩy ngang, cửa quay không được dùng làm cửa thoát nạn.

+ Các cửa đi giao thông chính có thể thiết kế và ghi chú chỉ dẫn các cửa thoát nạn riêng ở hai phía phân tán ra khỏi khu vực (ghi chú lối thoát nạn EXIT)

+ Đối với cửa điện tử có mắt thần tự động thường nối liền với hệ thống báo cháy khi có sự cố cháy báo động thì cửa tự động luôn mở.

+ Đối với hành lang thoát nạn:

Nếu là hành lang giữa có cửa đi mở đối diện nhau thì chiều rộng tính toán là khoảng thông thủy còn lại khi cả hai cửa cùng mở vuông góc.

Nếu là cửa 1 bên thì tính bằng khoảng thông thủy khi cửa mở vuông góc đến mặt tường đối diện...

Không được làm vật cản nhỏ ra phía trước, trên lối thoát nạn, cầu thang.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro