daicuongphapluat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương I: Đại cương về nhà nước và pháp luật

I.      Nguồn gốc, bản chất và các kiểu NN

1.     Nguồn gốc NN

-         Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc ( là hình thức đầu tiên )

Một số quan điểm, học thuyết về nguồn gốc ra đời NN:

·        Một số học thuyết về nguồn gốc:

+   Thuyết thần học: do thượng đế sáng tạo ra.

+   Thuyết gia trưởng: NN xuất hiện do sự phát triển of gia đình.

+   Thuyết tâm lí: do tâm lý người nguyên thủy

ð    Không chính xác và khoa học.

·        Quan điểm Mac-Lenin về nguồn gốc ra đời NN: NN là sp of XH có điều kiện, chỉ xuất hiện khi XH loài người pt đến một trình độ nhất định và sẽ bị tiêu vong khi những điều kiện khách quan không còn. Mà chế độ cộng sản nguyên thủy là hình thái KTXH đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Ghi nhớ:

Kinh tế: sở hữu chung về TLSX và SPLĐ

XH: bình đẳng, tổ chức thị tộc được tổ chức theo huyết thống.

-         Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và nhà nước ra đời:

·        Những nguyên nhân dẫn đến sự tan rã cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện.

·        Vào cuối thời kì cộng sản nguyên thủy đã lần lượt sảy ra 3 lần phân công LĐSX lớn:

Ø     Lần 1: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.

Ø     Lần 2: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.

Ø     Lần 3: buôn bán pt và thương mại xuất hiện.

Kết luận: Tiền đề kinh tế cho sự ra đời of nhà nước là chế độ tư hữu về tài sản tạo ra, tiền đề Xã hội cho sự ra đời of nhà nước là phân chia xã hội thành các giai cấp.

2.     Bản chất của nhà nước:

-         Xem xét dưới 2 phương diện:

Ø     Tính gia cấp

Ø     Tính Xã hội

·        Tính giai cấp:

Ø     nhà nước là bộ máy trấn át đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy để duy trì sự thống trị.

Ø     Nhà nước là công cụ sắc bén thể hiện và thực hiện ý chí  of giai cấp cầm quyền. Nó cũng cố bảo vệ trên hết lợi ích of giai cấp thống trị trong xã hội.

·        Tính xã hội:

Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích of giai cấp thống trị thì nhà nước cũng phải chú trọng lợi ích của giai cấp khác trong xã hội.

VD: xây dựng các công trình công cộng, bảo vệ lợi ích hợp pháp of công dân, đấu tranh phòng chống tội phạm...

3.     Các kiểu nhà nước:

-         Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù of nhà nước, thể hiện bản chất và những điều kiện tồn tại và pt of nhà nước trong một hình thái KTXH nhất định.

-         Các kiểu nhà nước:

·        NN chủ nô.

·        NN phong kiến.

·        NN tư sản.

·        NN CNXH.

-         Kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản tuy có những đặc điểm riêng về bản chất, chức năng nhưng đều có một điểm chung là kiểu nhà nước bóc lột. Còn XHCH có sứ mệnh lịch sử lá xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Xây dựng CNXH phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng XH.

-         Định nghĩa nhà nước: nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, 1 bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự XH, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị of giai cấp thống trị trong XH.

II.   Nguồn gốc, đặc điểm, khái niệm và vai trò of pháp luật.

1.     Nguồn gốc pháp luật

-         Trong XHCS nguyên thủy không có pháp luật nhưng tồn tại những quy tắc xử sự chung, thống nhất là các tập quán và tín điều tôn giáo.

-         Khi chế độ CS nguyên thủy tan rã, nhà nước xuất hiện và để duy trì XH, nhà nước đặt ra các chế độ xử sự mới đó chính là pháp luật.

2.     Khái niệm và đặc điểm pháp luật

-         Khái niệm : pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí of giai cấp nắm quyền nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ XH.

-         Đặc điểm:

·        Tính bắt buộc chung và được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước: việc tuân theo pháp luật không phụ thuộc vào ý chí chủ quan of mỗi người dù ở địa vị nào cũng phải tuân theo pháp luật. Nếu ai đó không tuân theo pháp luật sẽ bị pháp luật trừng phạt. Việc được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước: pháp luật do nhà nước đặt ra và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau.

·        Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nội dung về các quy tắc pháp luật phải rõ ràng, chính xác , dễ hiểu. Được lưu trữ trên một hình thức văn bản cụ thể.

3.     Vai trò của pháp luật

-         Đối với sự lãnh đạo of Đảng: pháp luật thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách of Đảng thành pháp luật. Pháp luật là phương tiện xác định vai trò lãnh đạo of Đảng đối với nhà nước.

-         Đối với nhà nước: pháp luật là công cụ, phương tiện để xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước và quản lý xã hội.

-         Đối với quyền làm chủ of nhân dân: pháp luật thể chế hóa quyền làm chủ of nhân dân.

-         Đối với kinh tế: pháp luật là cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý nền kinh tế. Pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.

-         Đối với văn hóa: bảo tồn phát huy các giá trị tốt đẹp of văn hóa truyền thống, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

-         Đối với đạo đức: bảo vệ, phát triển đạo đức, ngăn chặn lên án và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm đạo đức.

-         Đối với đấu tranh phòng chống tội phạm: pháp luật là công cụ sắc bén và hữu hiệu để đấu tranh phòng chống có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật khác.

III.           Nhà nước CHXHCN Việt Nam

1.     Bản chất

-         Điều 2 HP 92 nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN of nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

·        Nhà nước of dân là nhà nước mà nhân dân là người làm chủ đất nước, là chủ thể quyền lực nhà nước.

·        Nhà nước do dân là nhà nước mà các cơ quan nhà nước từ TW đến địa phương đều do nhân dân trực tiếp or dán tiếp thành lập.

·        Nhà nước vì dân là nhà nước có cơ cấu gọn nhẹ, hiệu quả, thuận tiện cho nhân dân kiểm tra, giám sát có mục đích hoạt động và lợi ích of nhân dân, mọi chủ trương chính sách pháp luật đều hướng tới lợi ích of nhân dân, cán bộ nhà nước luôn hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

2.     Khái niệm và nguyên tắc hoạt động of bộ máy nhà nước XHCN Việt Nam

-         Khái niệm: là hệ thống các cơ quan nhà nước từ TW đến địa phương. Cơ sở tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ of nhà nước.

-         Nguyên tắc:

·        Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền luật pháp, tư pháp và hành pháp.

·        Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo of ĐCSVN đối với tổ chức và hoạt động of bộ máy nhà nước. ( trong hp 1992 khẳng định đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và XH )

·        Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia of nhân nhân vào hoạt động quản lý nhà nước.

·        Nguyên tắc tập chung dân chủ.

·        Nguyên tắc pháp chế XHCN:

Ø     Điều 12 hp92: nhà nước quản lý XH bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN.

Ø     Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức XH và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

Chương II : Vi phạm PL & trách nhiệm pháp lý

I.      Vi phạm pháp luật

1.     Khái niệm

-         Là hành vi ( hoạt động or không hoạt động ) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ XH được pháp luật bảo vệ.

2.     Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

-         Dấu hiệu về hành vi:

o       Vi phạm pháp luật luôn luôn là hành vi hành động hay không hành động xác định 1 con người.

o       Đây là dấu hiệu không thể thiếu được khi ta xác định 1 vi phạm pháp luật, pháp luật không điều chỉnh suy nghĩ  of con người nếu như không biểu hiện thành hành vi cụ thể.

-         Dấu hiệu về tính trái pháp luật:

o       Vppl là hành vi trái pháp luật xâm hại tới các QHXH được pl xác lập và bảo vệ.

o       Vppl là hành vi không phù hợp với những quy định of pl.

o       Tính trái pl là dấu hiệu không thể thiếu của hành vi bị coi là vppl.

-         Dấu hiệu về lỗi:

o       Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ of chủ thể đối với hành vi trái pl of mình.

o       Lỗi gồm có: lỗi cố ý và lỗi vô ý.

o       Việc xác định lỗi có ý nghĩa quan trọng để xác định các hành vi vppl và trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vppl.

-         Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý:

o       Người có năng lực trách nhiệm pháp lý là người có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

II.   Trách nhiệm pháp lý:

1.     Khái niệm pháp lý:

-         Là hậu quả bất lợi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người có hành vi vppl.

2.     Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý:

-         Cơ sở trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.

-         Trách nhiệm pháp lý chứa đựng yếu tố lên án của nhà nước đối với chủ thể vi phạm.

-         Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế nhà nước.

-         Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

                   Vd:

a.     Mọi hành vi vppl đều là hành vi trái pl.

b.     Mọi hành vi trái pl đều vppl.

Vd 2:

Ngày 19/10/2009 Nguyễn Văn A (22 tuổi) do không có tiền mua hoa tặng bạn gái, nên đã nảy sinh ý định trộm cắp. Tối hôm đó A đã leo qua tường rào phá khóa cửa nhà ông G vào nhà lấy một chiếc điên thoại Nokia 8800 mang đi bán được 6 triệu đồng. Ngày hôm sau 20/10 A dùng số tiền đi mua hoa và quà tặng cho bạn gái.

Chương III: Pháp luật kinh tế

I.      Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh

1.     Khái niệm:

Là tổng hợp các QPPL do nhà nước ban hành or thừa nhận điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sx kd giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lý kinh tế of nhà nước.

2.     Đối tượng điều chỉnh of luật kinh tế:

QHKT phát sinh trong quá trình hoạt động sản suất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau:

-         Phát sinh trong quá trình hoạt động sxkd.

-         Chủ thể tham gia bình đẳng và độc lập với nhau.

-         Hình thức: thông qua hợp đồng thương mại.

QH phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước và kinh tế đối với các doanh nghiệp:

-         Phát sinh trong quản lý KT of nhà nước.

-         Chủ thể: một bên là cơ quan NN quản lý kinh tế và một bên là các doanh nghiệp.

-         Cơ sở: dựa trên các văn bản quản lý.

QHKT phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp:

-         Phát sinh khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sx kd.

3.     Phương pháp điều chỉnh

-         Quyền uy:

·        Phát sinh giữa các cơ quan NN quản lý về kinh tế với các doanh nghiệp.

·        Chủ thể tham gia quan hệ này không bình đẳng với nhau. Một bên có quyền đưa gia quy định bắt buộc, một bên có nghĩa vụ thực hiện các quy định đó.

-         Bình đẳng:

·        Áp đụng chủ yếu trong quan hệ kinh tế phát sinh giữa các doanh nghiệp với nhau và trong nội bộ doanh nghiệp.

·        Chủ thể tham gia qh này có vị trí bình đẳng với nhau. Các vấn đề mà các bên tham gia quan tâm đều được giải quyết trên cơ sở bình đẳng thỏa thuận và cùng có lợi

II.   Quy chế chung về pháp lý doanh nghiệp

1.     Khái niệm và đặc điểm

-         Khái niệm: “doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Điều 4 LDN 2005.

-         Đặc điểm:

·        Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế.

·        Đoanh nghiệp là một tổ chức kinh tế hội dduur các điều kiện do pháp luật quy định.

·        Mục đích của doanh nghiệp là thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.

2.     Thủ tục thành lập doanh nghiệp

-         Bước 1: đăng kí kinh doanh

·        Điều 15 LDN 2005 “Người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền”.

·        Khi DN có đủ điều kiện kinh doanh thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận thì DN sẽ được cấp GCNĐKKD.

-         Bước 2: công khai hóa việc thành lập doanh nghiệp ( điều 28 LDN )

·        Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKKD thì DN phải đăng trên mạng thông tin DN của cơ quan đăng kí KD or một trong các loại tờ báo viết or báo điện tử trong 3 số liên tiếp.

3.     Các loại hình doanh nghiệp:

DNNN,DNTN,Cty hợp doanh, Cty TNHH & cổ phần, DN liên doanh, DN 100% vốn dầu tư nước ngoài.

-         DNTN:

·        Khái niệm: K1 DD141 LDN 2005 “DNTN là DN do cá nhân làm chủ & tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hđộng kinh doanh của doanh nghiệp.”

Đặc điểm:

+ DNTN do 1 cá nhân làm chủ

. Vốn trong DN: của chủ DNTN

. Quyền quản lý: chủ DNTN có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức & hđ của DN

. Phân phối chia lợi nhuận: k đặt ra vấn đên phân chia lợi nhuận đối với DNTN vì DNTN chỉ có 1 chủ sở hữu & lợi nhuận sẽ thuộc về 1 mình chủ DNTN

+ DNTN k có tư cách pháp nhân vì không có sự tách bạch giữa t/sản của DN với t/sản của chủ sở hữu DN.

+ Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của DNTN.

+ DNTN k đc quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 DNTN.

·        Quy chế về cho thuê, bán đổi đối với DNTN

Chủ DNTN có quyền cho thuê or bán DN cuả mình theo quy định của PL

+ Đối với trường hợp cho thuê DNTN: thì chủ DNTN vẫn phải chịu tn trc PL với tư cách chủ sở hữu DNTN.

+Đối với trường hợp bán DNTN: thì chủ DNTN vẫn phải chịu tn về các khoản nợ và nghĩa vụ t/sản khác mà DN chưa thực hiện được.

-         Cty TNHH 2 thành viên trở lên:

·        K/n & đặc điểm:

K/n: Cty TNHH 2 thành viên trở lên là 1 dạng của cty đối vốn, các thành viên của cty phải góp vón vào cty và chịu t/n hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp vào cty.

Đặc điểm:

+ Thành viên của công ty phải góp vốn vào cty.

+ Số lượng thành viên của công ty không vượt quá 50 thành viên.

+ Thành viên có quyền chuyển nhượng phần vố góp của mình vào công ty theo quy định của PL.

+chịu trách nhiệm hữu hạn

+ Cty không được phát hành cổ phiếu

+ Có tư cách pháp nhân.

·        Cơ cấu tổ chức: hội đòng thành viên, GĐ(TGĐ), ban kiểm sát

III.           Cơ quan tài phán trong kinh doanh:

Trọng tài thương mại

Tòa án

1.     Trọng tài thương mại

-         Thẩm quyền của trọng tài thương mại:

·        Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi:

+ tranh chấp đó phải là tranh chấp kinh doanh thương mại.

+ giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài.

-         Nguyên tắc giả quyết:

·        Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài.

·        Nguyên tắc trọng tài viên độc lập vô tư và khách quan.

·        Nguyên tắc trọng tài phải căn cứ vào pháp luật.

·        Nguyên tắc giải quyết một lần.

-         Trình tự giải quyết tranh chấp tại trọng tài thượng mại:

·        Gửi đơn và thụ lý đơn kiện.

·        Thành lập hội đồng trọng tài.

·        Chuẩn bị giải quyết.

·        Phiên họp giải quyết tranh chấp.

·        Thi hành quyết định trọng tài.

2.     Tòa án

-         Thẩm quyền của tòa án trong giả quyết tranh chấp kinh doanh thương mại:

·        Thẩm quyền theo vụ việc.

·        Thẩm quyền theo các cấp tòa án.

·        Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ.

·        Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

-         Nguyên tắc giải quyết tranh chấp:

·        Nguyên tắc pháp chế XHCN.

·        Nguyên tắc bảo đảm quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

·        Nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự.

·        Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên trước pháp luật.

·        Nguyên tắc hòa giải.

·        Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.

-         Trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án:

·        Khởi kiện và thụ lý vụ án.

·        Hòa giải và chuẩn bị xét xử.

·        Phiên tòa sơ thẩm (xét xử vụ án lần đầu, không có hiệu lực pl ngay, có thời gian 15 ngày kháng cáo, không có kháng thì sẽ có hiệu lực)

·        Thủ tục phúc thẩm ( có hiệu lực ngay )

·        Thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Ø     Giám đốc thẩm: vi phạm thủ tục tố tụng.

Ø     Tái thẩm: phát hiện tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án.

·        Thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật of tòa án.

Chương IV: Pháp luật về hôn nhân và gia đình

Nội dung ôn tập:

·       Chương I

·       Chương II (bỏ trách nhiệm pháp lý)

·       Chương III ( bỏ k/n đối tượng, phương pháp điều chỉnh luật kinh tế)

I.       Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình

1.     Là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và về tài sản.

2.     Những nguyên tắc cơ bản of luật hôn nhân và gia đình

-         Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

-         Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

-         Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con trở thành công dân có ích cho XH, con có nghĩa vụ kính trọng chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ.

-         Nhà nước không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con.

-         Nhà nước, XH và gia đình có nghĩa vụ bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

II.    Một số chế định cơ bản của luật hôn nhân và gia đình

1.     Kết hôn

-         Là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định of pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

-         Điều kiện kết hôn ( điều 9 ) :

·        Điều kiện về nội dung: phải đủ tuổi kết hôn, phải có sự tự nguyện của cả hai bên nam nữ, phải tuân theo nguyên tắc một vợ một chồng, cấm kết hôn giữa những người có dòng máu trực hệ trrrong phạm vi 3 đời, cùng giới tính, người mất năng lực hành vi dân sự.

·        Điều kiện về hình thức: được cấp giấy chấp nhận đăng ký kết hôn.

2.     Ly hôn

-         Khái niệm: là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận or quyết định theo yêu cầu of vợ or chồng or of cả 2 vợ chồng.

-         Căn cứ trong ly hôn:

·        Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

·        Trong trường hợp vợ or hoặc chồng tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn.

Giải thích:

Ø     Được coi là tình trạng of vợ chồng trầm trọng khi vợ chồng không yêu thương quý trọng chăm sóc nhau như: mặc người vợ or người chồng muốn sống ra soa thì sống, vợ or chồng luôn có hành vi ngược đãi hành hạ nhau như thường xuyên đánh đập, xúc phạm danh dự nhận phẩm uy tín of nhau, vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình.

Ø     Đời sống chung không thể kéo dài, phải căn cứ vào tình trạng hiện tại of vợ chồng đã đến mức chầm trọng hay chưa.

Ø     Mục đích hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín of vợ or chồng

-         Các trường hợp ly hôn:

·        Thuận tình ly hôn là cả hai vợ chồng đều tự nguyện xin ly hôn.

·        Ly hôn theo yêu cầu một bên.

Chương V: Luật dân sự

I.       Khái niệm, đối tượng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#việt