DaiVCT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:Kn về đô thị và QHĐT:

-Kn đô thị: đt là điểm dân cư tập chung có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế XH của vùng lãnh thổ có cơ sở hạ tầng thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4000 người(đối với miền núi tối thiểu là 2k8n)với tỉ lệ lao động phi nông nghiệp là 65%.

-Kn QHĐT: Là việc tổ chức ko gian đt hệ thống hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xh.

+Tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống  tại đô thị, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng,đáp ứng các mục tiêu pt KT-XH,quốc phòng,an ninh,bảo vệ môi trường.

+QH chung,QH phân khu,QH chi tiết,TK đt.

Câu 2: Kn về môi trường,hệ sinh thái và môi trường đô thị:

- Kn về môi trường: là 1 tổ hợp các yếu tố tự nhiên và XH bao quanh bên ngoài của 1 hệ thống nào đó.

 Môi trường vật thể là sự tổng hợp gồm:

+Các yếu tố tự nhiên như núi rừng,đất,biển,sông.

+Tài nguyên thiên nhiên như năng lượng,đất nước và ko khí.

Dạng vật chất của môi trường: rắn ,lỏng,khí.

- Hệ sinh thái là 1 bộ phận của môi trường.

 +là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó

        Quan hệ tương tác

+Đầu vào/ tài nguyên = Đầu ra/ chất thải

+Khi sự cân bằng được duy trì hệ sinh thái có thể tự tái tạo mà ko cần sự can thiệp của con người

+Hệ sinh thái sẽ được nhận biết bằng sự hiện diện và cấu trúc quần thể động, thực vật.

+Sinh thái đô thị  là hệ sinh thái nhân tạo dành riêng cho con người.

- Môi trường đô thị:

+1 thành phố được coi là hệ sinh thái hay 1 đơn vị môi trường thường cũng được coi là môi trường đô thị.

+Các hợp phần của môi trường đô thị bao gồm tất cả các yếu tố về tự nhiên, nhân tạo phục vụ cho sự phát triển của đô thị đó.

Các yếu tố:Nhà ở.Cơ sở phục vụ như:trường học, bệnh viện và các tòa nhà công sở và dịch vụ khác.Các công trình công cộng cho các hoạt động thể thao,giải trí.

Câu 3 : Phân tích vấn đề MT nói chung và MTĐT đang là những thách thức lớn tại VN.

Các vấn đề :

-Sử dụng đất đô thị : chức năng, mật độ

-Ô nhiễm môi trường đất ,nước,không khí.

-Cảnh quan,hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học.

-Tai biến thiên nhiên ( ngập,lụt,mưa,bão,nước biển dâng,sóng thần)

-Sức khỏe MTĐT: mức độ ô nhiễm,khả năng phục hồi.

-Quản lý chất thải.

-Sử dụng năng lượng.

-MT vùng ven đô, khu nhà ở người nghèo.

  --Việt Nam phát triển dựa trên khai thác tài nguyên

-- Vn chưa đủ chính sách và công cụ, thể chế cần thiết để lồng ghép hiệu quả phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường

Câu 4:Nêu kn và những nguyên tắc chủ yếu của PTBV và PTĐTBV:

-         PTBV: Xuất hiện những năm 1970 trong phong trào bảo vệ môi trường

+Hội nhị thượng đỉnh của thế giới về môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio dejaneiro( Braxin) 179 nước tham gia, 27 nguyên tắc cơ bản, nghị sự 21(Agenda 21) về các hoạt động phát triển bền vững chung của toàn thế giới trong thế kỉ 21

+Rio DeJaneiro 1992 và Johannes Burg( Nam Phi ) 2002 xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ , hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển

+Phát triển bền vững: Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều thế hệ con người trong khuôn khổ cho phép của hệ sinh thái

+Các nước đều có nhiệm vụ làm sao cho sự phát triển của mình là lâu bền

+Tại những nước đang phát triển,mối quan hệ giữa nghèo khổ và suy thoái môi trường đã tạo nên vòng luẩn quẩn.

- PTĐTBV: Mục tiêu: quy hoạch phát triển các điểm dân cư, các khu công nghiệp cũng như các khu vực chức năng khác của đô thị hợp lí. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hoàn thiện đồng bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, cảnh quan, sinh thái đô thị và chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao

+Là bối cảnh và tiền đề cho phát triển kiến trúc bền vững.

-Nguyên tắc chủ yếu của ptbv:                  

+Con người là trung tâm của phát triển bền vững.

+Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội, với khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên theo nguyên tắc “mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi”.

+ Bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển, phải áp dụng đồng bộ các công cụ pháp lý và kinh tế, kết hợp với tuyên truyền vận động.

+Phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.

+ Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước.

+ Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương, của cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân.

+ Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

-Nguyên tắc chủ yếu PTĐTBV:

+Đơn giản hóa quá trình quy hoạch và tổ chức tốt các vấn đề quản lý

+Tuyên truyền, kế thừa phong tục, tập quán, bản sắc di sản văn hóa dân tộc

+Các di tích lịch sử, di tích kiến trúc và không giam trống cần được bảo tồn đúng giá trị của nó tăng vui chơi, giải trí

+Di chuyển các hoạt động bất lợi trong đời sống hang ngày của xã hội ra khỏi khu ở hoặc cách li chúng

+Tạo ra sự lựa chọn và đa dạng cho lối sống khu ở phải phù hợp với cuộc sống mới của dân cư đô thị

+Khuyến khích tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng môi trường

+Xã hội hóa vấn đề nhà ở, xóa bỏ bao cấp chuyển sang kinh doanh

+Xem xét chất thải như là 1 tài nguyên và đưa ra vấn đề chất thải và công nghệ tái tạo

+Hạn chế mức độ sử dụng nguồn tài nguyên và hạn chế các hoạt động tạo ra nhiều chất thải trong khi sản xuất các hàng hóa phục vụ con người

+Tái chế nguồn nước và các sản phẩm có thể sử dụng được

+Tái chế vật liệu

 Câu 5:Phân biệt ĐTBV và ĐT sinh thái:

-ĐTBV: đô thị bền vững về mặt môi trường có đặc điểm nổi bật là trong quá trình phát triển đô thị đảm bảo hài hoà phát triển 3 trụ cột : pt kinh tế,pt xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo đô thị PTBV.

-ĐT sinh thái:là đô thị hài hoà các hệ sinh thái nhân tạo(hệ sinh thái đô thị)và các hệ sinh thái tự nhiên,lấy con người làm chung tâm của các hệ sinh thái cân bằng cuộc sống của con người với các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 6:Phân tích các nguyên tắc tạo thành phố sinh thái:

-Xâm phạm ít nhất đến môi trường thiên nhiên.

-Đa dạng hóa sử dụng đất,chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người

-Trong điều kiện có thể,cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng.

-Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu.

-Giao thông đô thị với thứ tự ưu tiên: giao thông đi bộ, xe đạp, giao thông công cộng bằng xe bus.

- sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.

VD:dự án đô thị sinh thái Đông Tân –Trung Quốc,khu đt sinh thái bán đảo Hòa Xuân –Đà Nẵng.

Câu 7:Hiểu biết về các xu hướng thiết kế KTrúc BV:

-Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng nhiệt độ trái đất gia tăng, mực nước biển trung bình tiếp tục dâng cao, các thiên tai bão lụt thất thường xảy ra thường xuyên là mối nguy cơ hiện hữu đang đe doạ môi trường sống của con người trên trái đất. Trong khi đó sự phát triển của kiến trúc chỉ biết nhằm khai thác thiên nhiên và môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững.

-Từ đó đã nảy sinh các khuynh hướng kiến trúc mới nhằm đưa con người trở lại với thiên nhiên, lấy lại sự cân bằng giữa môi trường thiên nhiên và con người. Đã xuất hiện các trường phái kiến trúc với tên gọi: kiến trúc hiệu quả năng lượng, kiến trúc môi trường, kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, kiến trúc sinh khí hậu, kiến trúc bền vững. Trong đó, kiến trúc bền vững bao hàm toàn bộ các nội dung, các xu hướng kiến trúc nêu trên và kiến trúc sinh khí hậu là cốt lõi, nơi hội tụ tất cả các nội dung, bởi vì kiến trúc sinh khí hậu được giải quyết tốt thì công trình thân thiện với tự nhiên, giảm bớt năng lượng tiêu thụ hoá thạch, bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái khu vực, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên do đó bảo đảm sự phát triển bền vững

Câu 8: KN kiến trúc xanh và các tiêu chíđánh giá KTX là ntn:

-KN KTS: hay gọi cách khác là “kiến trúc bền vững” (sustainable building), được dùng để đề cập đến công tác kiến tạo các công trình kiến trúc và sử dụng những phương pháp mang tính thân thiện với môi trường và tính hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt “đời sống” của công trình: từ thiết kế, xây dựng, điều hành, bảo trì, cải tạo cho đến tháo dỡ. Khái niệm này được mở rộng và bổ sung thêm vào những mục tiêu của công tác thiết kế xây dựng truyền thống là kinh tế, hữu dụng, kiên cố và tiện nghi.

-C ác ti êu ch í đ ánh giá:

1.Quy hoạch địa điểm bền vững.

2.Bảo vệ nguồn nước và hiệu quả nguồn nước.

3.Hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo.

4.Bảo tồn vật liệu và tài nguyên.

5.Chất lượng môi trường trong nhà.

6.Sáng tạo.

Câu 9:Thiết kế CTX mang lại hiệu quả gì?ví sao cần pt CTX tại VN?

-Hiệu quả CTX mang lại:

+Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

+Bảo tồn và tiết kiệm các nguồn tài nguyên(nước,vật liệu)

+Thân thiện  với môi trường.

+Tiện nghi,chi phí tiêu dung thấp.

+Thiết kế thỏa manxnhu cầu của con người sử dụng và cộng đồng.

+Chất lượng ko khí và môi trường trong phòng tốt.

+Vận hành tốt,tuổi thọ công trình tăng.

+Đảm bảo sức khỏe người sử dụng và cộng đồng.

+Giảm thiểu rủi ro,đảm bảo hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.

-Phát triển CTX tại Việt Nam vì:

+VN mất cân đối cung và cầu về năng lượng.

+Ngành công nghiệp xây dựng đag phát triển mạnh,tác động ảnh hưởng lớn với mooi trường và hệ sinh thái.

+Công nghệ và kỹ thuật xây dựng sử dụng kém hiệu quả các nguồn năng lượng , tài nguyên.

+Phat triển đô thị và kiến trúc chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường và PTBV.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro