7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Giải thích về đặc trưng chất lượng phần mềm sau đây và nêu ra các độ đo tương ứng được sử dụng cho việc đo đặc trưng đó:

Tính đúng đắn, Tính tin cậy được, Tính hiệu quả, Tính toàn vẹn, Tính khả dụng, Tính bảo trì được, Tính mềm dẻo, Tính thử nghiệm được, Tính khả chuyển, Tính liên tác được?

·     McCall đề xuất 11 nhân tố và phân thành 3 loại:

(1) đặc trư­ng chức năng

(2) khả năng đ­ương đầu với những thay đổi

(3) khả năng thích nghi với môi trư­ờng mới.

·     Loại 1: Các đặc trưng chức năng - (5)

Tính đúng đắn

-       Có làm đúng với cái tôi muốn hay không?

-       Có thỏa mãn những điều đã được đặc tả chưa?

-       Có thực hiện được những mục tiêu nhiệm vụ của khách hàng chưa?

Các độ đo liên quan:

o    Độ đày đủ

o    Độ hòa hợp

o    Độ lần vết được

Tính tin cậy đư­ợc

-       mức hy vọng vào sự thực hiện các chức năng dự kiến

-       mức chính xác được đòi hỏi

Các độ đo liên quan:

o    Độ chính xác

o    Độ phức tạp

o    Độ hòa hợp

o    Độ dung thứ lỗi

o    Độ đo mođun hoá

o    Độ đơn giản – dễ hiểu.

o    Độ lần vết được

Tính hiệu quả: khối lượng tài nguyên tính toán và mã được đòi hỏi khi thực hiện các chức năng của chương trình

Các độ đo liên quan:

o    Độ súc tích

o    Độ hiệu quả thực hiện

o    Độ dễ thao tác

Tính toàn vẹn: có thể khống chế được việc truy cập của những người không được phép tới phần mềm và dữ liệu

Các độ đo liên quan:

o    Độ kiểm toán được

o    Trang bị đồ nghề đủ

o    Độ an ninh.

Tính khả dụng: đo công sức học hiểu, thao tác, chuẩn bị đầu vào, thể hiện đầu ra của chương trình

Các độ đo liên quan:

o    Độ dễ thao tác

o    Độ đo khả năng huấn luyện

·     Loại 2: khả năng đ­ương đầu với những thay đổi - (3)

Tính bảo trì đư­ợc: nỗ lực đòi hỏi để định vị và xác định được một lỗi trong chương trình là chấp nhận được

Các độ đo liên quan:

o    Độ súc tích

o    Độ hoà hợp

o    Trang bị đồ nghề đủ

o    Độ đo mođun hoá

o    Độ tự cấp tài liệu

o    Độ đơn giản - dễ hiểu

Tính mềm dẻo: nỗ lực đòi hỏi để cải biên một chương trình là chấp nhận được

Các độ đo liên quan:

o    Độ phức tạp

o    Độ súc tích

o    Độ hoà hợp

o    Độ khuếch trương đư­ợc

o    Độ khái quát

o    Độ đo mođun hoá

o    Độ tự cấp tài liệu

o    Độ đơn giản - dễ hiểu

Tính thử nghiệm đ­ược: nỗ lực đòi hỏi để thử nghiệm một chương trình và bảo đảm rằng nó thực hiện đúng chức năng dự định là chấp nhận được

Các độ đo liên quan:

o    Độ kiểm toán đư­ợc

o    Độ phức tạp

o    Trang bị đồ nghề đủ

o    Độ đo mođun hoá

o    Độ tự cấp tài liệu

o    Độ đơn giản - dễ hiểu

·     Loại 3: khả năng thích nghi với môi trư­ờng mới - (3)

Tính mang chuyển đ­ược: nỗ lực đòi hỏi để chuyển nó từ một môi trường phần cứng/phần mềm này sang một môi trường phần cứng/phần mềm khác là chấp nhận được

Các độ đo liên quan

o    Độ khái quát

o    Độ độc lập phần cứng

o    Độ đo mođun hoá

o    Độ tự cấp tài liệu

o    Độ độc lập hệ thống phần mềm

Tính sử dụng lại đ­ược: một chương trình (hoặc một phần của nó) có thể được dùng lại trong một ứng dụng khác

o    Độ khái quát

o    Độ độc lập phần cứng

o    Độ đo mođun hoá

o    Độ tự tạo tài liệu

o    Độ độc lập hệ thống phần mềm

Tính liên tác đư­ợc: nỗ lực đòi hỏi để ghép hệ thống chương trình vào một hệ thống khác là chấp nhận được

o    Độ tư­ơng đồng giao tiếp

o    Độ t­ương đồng dữ liệu

o    Độ khái quát

o    Độ đo mođun hoá.

·     Có hai mức độ ảnh hưởng

s  Nhân tố trực tiếp: có thể thực tiếp đo như lỗi/KLOC/ đơn vị thời gian

s  Nhân tố gián tiếp: nhân tố chỉ có thể đo được một cách gián tiếp như tính bảo trì

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro