Chương 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kế hoạch tôi trở về biển một lần nữa bất thành, tôi lại tiếp tục sống những ngày tháng yên ổn ở làng chài. Đêm xuống, tôi cùng anh ra biển. Anh đơn thuần ngồi cạnh tôi, ngắm cái đuôi rồi kể chuyện cho tôi nghe. Mặc dù tôi không lên tiếng, nhưng anh vẫn vui vẻ kể những chuyện trên trời dưới biển. Đây là lần đầu tiên có người chủ động ngồi cạnh tôi như thế này.

Hôm nay, tôi lấy lý do ra biển tìm vỏ sò cho bà cụ, tay xách theo một cuốn tập cùng một cây bút chì, tôi tìm tảng đá rồi giở tập, phác thảo một bức tranh như muốn lưu lại khoảnh khắc đẹp nhất của biển bằng tranh tôi vẽ chứ không phải đơn thuần là những bức ảnh chụp bằng máy. Tôi thầm nghĩ, mình cũng muốn lưu lại những hình ảnh khác. Các chàng thanh niên í ới gọi nhau thay phiên kéo từng lưới cá, bác ngư dân cười hề hề, phì phèo điếu thuốc nhìn trai tráng trong làng làm việc. Cô bán hàng tôm, hàng cá đang ngả giá cả với khách vãng lai. Bọn trẻ chạy khắp nơi trong chợ, thi thoảng phá phách dãy mực đang phơi dưới nắng mặt trời. Nắng gắt hắt vào ổ cửa sổ, len lỏi vào từng sợi vải mang một mùi hương quen thuộc của nắng ấm. Xa xa, tiếng sóng biển rì rào cũng hàng dừa khẽ đong đưa trông thật yên bình. Cảnh tượng đó, thật đơn giản nhưng cũng thật đẹp, như một bức tranh sống do thiên nhiên ban tặng vậy. Tôi chạy vào chợ, tìm một nơi có mái hiên rồi nguệch ngoạc phác lên từng đường nét. Gần bờ biển, Luận Bách cũng những ngư dân khác đang thay phiên nhau chất cả vào xe, chốc chốc ngoái đầu nhìn tôi. Một lúc sau, anh ấy đi đến.

"Hải Ngư, em đang làm gì đấy?"

Tôi chìa cuốn tập ra cho anh nhìn. Anh lật vài trang, tuy chỉ phác thảo nguệch ngoạc, Luận Bách xoa đầu tôi.

"Vẽ đẹp lắm, nhưng vẽ vào tập ô li uổng lắm."

Tôi nhìn tay anh, có rất nhiều vết chai sạn do lam lũ làm việc. Anh cười thật tươi, một nụ cười tỏa nắng, thật đẹp. Tôi liếc mắt, nhìn chằm chằm bộ màu nước của bọn nhỏ đang vẽ nghịch chỗ băng ghế. Anh cũng nhìn theo, mỉm cười.

Chắc em là sinh viên mỹ thuật đúng không? Anh hỏi tôi, tôi không trả lời, thực sự không phải. Không, nói chính xác thì tôi đã nghỉ học từ lâu lắm rồi. Tôi bị vu oan là ăn cắp trong lớp, rồi bị giám thị gửi thư mời phụ huynh, tôi không nói cho ba mẹ nghe, liền sau đó nghỉ học. Ngày ngày vẫn xách cặp đi học đều, nhưng nơi tôi đến không phải trường học mà là biển. Rồi có một ngày, mẹ tôi bị mất tiền, bà liền đổ thừa là do tôi ăn cắp, chửi tôi rồi đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi tự hỏi, liệu có phải tôi là con ruột của họ. Tôi thấy nhiều đứa con khác cực kỳ hạnh phúc, ba mẹ cưng chiều, lại cho đi học thêm, học vẽ, học nhảy, học võ đủ thứ, trông ganh tỵ làm sao.

Ban ngày tôi phụ giúp bà và anh bán cá, đêm xuống tôi cùng anh ra biển nghịch nước, thỉnh thoảng anh cũng vuốt tóc tôi, chỉnh sửa kiểu tóc của tôi.

***

Có một ngày, sau khi giao cá tươi cho các chợ đầu mối, Luận Bách nhìn xung quanh chợ rồi đi đến, hỏi một cô bán hàng gần đó.

"Chị ơi cho em hỏi thăm, gần đây có shop họa cụ nào không?"

"Shop họa cụ hả? Đi thẳng rồi rẽ trái thấy một cái hẻm, có một shop ở trỏng đó." Cô bán hàng cười tươi, thoải mái chỉ đường cho Luận Bách.

"Cảm ơn chị." Luận Bách cười rồi khởi động xe.

Như mọi ngày, tôi vẫn ôm khư khư quyển tập cùng cây bút chì. Luận Bách từ xa đi lại, gõ nhẹ đầu tôi.

"Lại vẽ nữa hả?"

Tôi gật đầu, anh nói tiếp. "Đừng vẽ vào tập nữa, cho em này."

Anh đưa ra một mớ đồ, hai mắt sáng hẳn lên khi thấy một quyển sketch book, giấy chuyên dùng cho màu nước, cọ cùng một hộp màu nước. Tôi mừng rỡ, ôm chúng rồi chạy đến chỗ cái chòi có cái bàn gỗ, tôi đặt chúng lên bàn, chạy đi tìm đồ đựng nước, khăn rồi chạy lại chỗ Luận Bách. Anh im lặng nhìn tôi hí hoáy vẽ, lần này có màu nước, tôi tha hồ phóng bút rồi, chẳng cần qua phác thảo, tôi trực tiếp nhúng cọ rồi quệt vài đường, anh cũng chăm chú nhìn vào tranh.

Tôi vẽ biển, xa xa có vài chú cá heo vui đùa với nhau, ở chỗ tảng đá có một người cá mái tóc trắng dài, đuôi cá màu lam đang nghịch dưới nước. Anh ghé mặt vào, nói nhỏ.

"Em đang vẽ em đó hả Hải Ngư, thiếu anh rồi, phải vẽ anh ở cạnh nữa mới đúng.

Tôi dùng cọ quệt màu rồi vẽ lên mặt anh một đường dài. Luận Bách giật mình lấy tay lau màu, vô tình quệt nó thành một mảng lớn. Anh xuýt xoa, làm nũng.

"Oi, mặt anh có phải giấy đâu sao vẽ lên nó chứ."

Khóe miệng tôi không tự chủ hơi cong lên, anh mở to hai mắt nhìn. Cười rồi, anh đã thấy tôi cười, đây là lần đầu tiên anh thấy tôi cười đấy. Khóe miệng anh cũng cong, nhẹ nhàng nâng cằm tôi lên đối diện với mặt anh.

"Cuối cùng em cũng cười, đáng yêu thật."

Tôi mở to hai mắt nhìn chằm chằm khuôn mặt có làn da ngăm ngăm phóng đại trong mắt. Anh đang hôn tôi, không phải một nụ hôn phớt qua.

Môi anh rời môi tôi một lúc, anh mỉm cười.

"Cảm thấy thế nào? Em có thấy kinh tởm không?"

Kinh tởm? Tôi không hề thấy như vậy. Tôi liền lắc đầu.

Anh chỉ cười. Tôi biết, anh yêu tôi, và hình như tôi cũng phải lòng anh ấy mất rồi.

"Thằng quỷ, ở giữa chợ mà dám hôn hít vậy đó hả, về nhà mà hôn nha mậy."

Một bác đánh cá gần đấy cười ha ha nói lớn, Luận Bách có chút ngạc nhiên, nhưng cũng nhanh chóng lấy lại điềm tĩnh, trả đũa.

"Bác kỳ hà, người ta mới tỏ tình phải tranh thủ chứ, với lại ở chốn đông người tỏ tình mới dễ thành công, phải hông bác?"

Tôi im lặng nhìn anh cười sáng lạn, bác đánh cá cười tiếp.

"Mày tỏ tình hồi nào sao tao không thấy vậy? Hải Ngư, đừng vì vài món đồ của nó mà đồng ý lời tỏ tình của nó nhá."

"Ớ, tại sao?!"

Luận Bách mở to mắt hoảng hốt rồi quay sang nhìn tôi. Tôi giả bộ không nghe thấy, chú tâm vẽ vời một lúc. Tôi thật ngưỡng mộ anh, một ngư dân hiền lành, chất phác lại tốt bụng. Ngoại anh cũng vậy, không, là người dân ở làng biển này như thế, hiền lành tốt tính.

"Huýt, mấy đứa, có muốn học vẽ không? Anh Hải Ngư vẽ đẹp lắm nhá!"

Bọn trẻ nghe vậy liền chạy lại chỗ tôi xem, xuýt xoa ganh tỵ với tranh màu nước của tôi. Tôi tự hỏi, từ khi nào tôi có ý định dạy vẽ bọn nhỏ vậy, anh từ khi nào có quyền quyết định đó vậy?!  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro