Chương 11: Muốn gặp nàng ấy thì phải tự đi gặp.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Năm năm trước ở kinh thành phồn thịnh…

Vào cuối xuân, hương hoa cẩm tú bay khắp đường đi, trời quang mây tạnh.

Phấn hoa uyển chuyển tích lũy trên đầu cành nặng nề rơi xuống, một thiếu niên mặc trường bào xanh nhạt nhẹ nhàng ngẩng đầu lên, giữa lông mày là vẻ lạnh lùng kiêu căng thấu xương.

Chiến thắng kỳ thi mùa xuân, thủ khoa trên bảng, rạng danh khắp nơi.

Hắn trầm mặt chạm vào ngọc bội, trong giờ phút ấy vì sao sáng chói dành lấy vinh quang từ ánh đèn lẻ loi vào đêm lạnh, hắn ném vạn quyển kinh Xuân Thu1 lên trên minh đường, lạnh lùng quát đế vương ngu dốt đã ném rất nhiều tiền bạc vì quyền lợi quang vinh, khiển trách việc ủng hộ một bên. Hắn giống “Thiên tử hô lai bất thượng thuyền, tự xưng thần thị tửu trung tiên2” cao ngạo từ bên trong, giống thanh kiếm lạnh lộ ra sự sắc xảo.

Phong hầu bái tướng. Ấn bạc dây xanh. Số yết kiến chuông vàng.

“Ngân thanh chuyển sang kim tử3 chỉ cách xa một bước.”

Ánh đèn rực rỡ.

Có vài ánh lửa nhảy nhót lẳng lặng chiếu vào đường nét dịu dàng trong mắt Trần Lê.

“Chỉ là, cây có mọc thành rừng… Thì gió vẫn thổi bật rễ.”

Cảnh tượng đài cao giàu có, chung quy lại bị lời dèm pha hại chết. Nhất thời người có danh tiếng vô lượng, cuối cùng lại chật vật rút lui.

Bạch Thiếu Hoa rũ mắt, khẽ mím môi, ánh đèn tô vẽ trên lông mi phượng, dưới lông mi phượng chiếu ra bóng râm mơ hồ.

Trần Lê chỉ chỉ vào chén trà của cậu, mềm giọng nhắc nhở: “Ca ca, lạnh.”

Bạch Thiếu Hoa như bừng tỉnh từ trong mộng, hơi lạnh từ đầu ngón tay đặt trên chân vùi sâu vào áo trắng bằng lụa.

“Vậy… Liễu Kiều Ngâm, nàng?”

Trần Lê nâng tay đổi trà thay cậu: “Vâng… Con gái của thừa tướng. Năm đó chính lão thừa tướng đó hãm hại anh ta rời khỏi kinh thành.”

“Có thể… Trần Thanh Xuyên không có hiểu lầm nàng sao?” Đúng là khó trách vì sao Bạch Thiếu Hoa có câu hỏi này, lúc nãy Trần Phong thực sự nói lời làm người ta hoài nghi.

Trần Lê giương mắt, ngón tay non nớt mềm mại chậm rãi nắm lấy ống tay áo rộng rãi: “Đệ cũng từng nghe đồn… Trần đại nhân Trần Thanh Xuyên vừa thấy đã yêu độc nữ của thừa tướng, sau khi bị phản bội thương tâm gần chết, thoát khỏi kinh thành trà trộn vào giang hồ vì muốn quên một mối nghiệt duyên.”

Trái lại Bạch Thiếu Hoa muốn tin rằng ở giữa Trần Thanh Xuyên và nữ chính có chút gì đó, chỉ là cái tin đồn cũng không khỏi quá giả tạo đi.

Cậu đưa tay đánh ngáp, khóe mắt chảy ra một giọt nước mắt, vịn bàn đứng người lên: “Đã trễ giờ, ta về đây, không quấy rầy đệ nữa.”

Trần Lê nhẹ nhàng kéo góc áo cậu, đôi mắt nai con trong veo, mềm mại hỏi: “Đêm nay Thiếu Hoa ca ca có thể ngủ với đệ không?”

“Ừm..?”

Cuối cùng Bạch Thiếu Hoa nằm ở trên giường Trần Lê, bị trần lê như bạch tuộc ôm lấy, còn chưa hiểu vì sao mình lại mềm lòng đồng ý với thằng nhóc thối này.

Tư thế ngủ của thằng nhóc cực kỳ tệ.

Lúc Bạch Thiếu Hoa rất vất vả mới có một chút buồn ngủ thì đột nhiên nghe thấy tiếng Trần Lê thì thào.

“Thiếu Hoa ca ca…”

“Huynh biết không, lúc trong nhà của đệ xảy ra chuyện thì đệ còn rất nhỏ, ca ca đệ tới Bắc Cương bái sư học kiếm, đệ thì chạy mất, qua một hồi thì đã là năm sáu năm.”

“Lúc chín tuổi đệ học được cách một mình đảm đương công việc, đệ rất lợi hại hay không?”

“Mặc dù cô đơn thành thói, nhưng vẫn có lúc đệ rất khó chịu…”

Giọng của Trần Lê nhỏ như đang nói mớ, ngay cả gió cũng không đành lòng mà làm tiếng của cậu nhóc sợ hãi.

Yên lặng như tờ.

Bạch Thiếu Hoa nhẹ nhàng sờ lên đầu cậu nhóc.

Trong đêm trăng treo giữa bầu trời, tĩnh lặng im ắng.

Ngày tiếp theo.

Trần Phong chuẩn bị cho bọn họ đồ ăn sáng rất phong phú, có các loại món ăn nổi tiếng của Giang Nam canh cua trong veo4, bao tử hến chiên, lê trắng mứt phượng5, rượu dấm và thịt.

Bạch Thiếu Hoa có hơi khó chịu nhíu mày, xoa nhẹ cái bụng hơi phồng lên của mình… Ăn no quá.

Cũng may ngoài phòng có con đường lát đá tạo điều kiện cho việc tản bộ tiêu thực.

Nhưng mà chờ cậu dần dần đi xa thì con đường lát đá liền biến hen đường mòn đá cuội.

Sáng rỡ phấn thược dược bụi đám tại đường mòn hai bên, đá cuội đường mòn uốn lượn, thông hướng một chỗ tinh mỹ thủy tạ.

Dương liễu rũ xuống bên hồ, một mầm chồi non nhỉnh lên trên mặt hồ, tầng tầng gợn sóng tràn ra.

Một bờ hồ, một thủy tạ6.

Công tử mặc ao gấm dựa lan can, đôi tay thon dài vân vê thức ăn cho cá, chậm rãi vẩy xuống hồ.

Trong hồ cá vẩy hồng khéo léo đung đưa đuôi, tranh nhau đoạt thức ăn.

Bạch Thiếu Hoa đến gần thủy tạ, Trần Phong chú ý cậu, hơi nghiêng đầu: “Ta nhớ ra huynh. Huynh là người hôm qua đi theo huynh trưởng ta. Hình như tên là… Bạch Thiếu Hoa?”

Bạch Thiếu Hoa nhẹ nhàng gật đầu, nhìn về phía cá trong hồ.

Trần Phong thấy cậu có hứng thú với cá trong hồ thì thuận miệng nói: “Đây là cá Yên Chi7, bắt từ sông. Rất khó để nuôi trong hồ, mỗi ngày đều có mấy con chết.”

“Nhưng… Cá trong hồ cũng không ít?”

“Mỗi ngày chết, mỗi ngày thêm.”

Này cũng quá cố chấp.

Trần Phong thở dài: “Người trong lòng ta tên là Yên Chi.”

Nhưng Trần Phong không phải là người mà có chuyện gì đều kìm nén ở trong lòng, khi hắn ta bắt được người liền bắt đầu kể lể tất cả như thổ lộ sự buồn khổ.

Yên Chi là một thanh quan8.

Cô nương này là nhạc công nổi danh, một khúc thiên kim khó cầu, thanh lãnh như đóa hoa trên cao, không thể chạm tới.

Bạch Thiếu Hoa chăm chú hỏi: “Đã muốn gặp nàng thì vì sao không đi gặp nàng chứ?”

Nếu trong lòng đã có nơi ngóng trông thì liền mạnh dạn đi thôi, trong ngàn cảm xúc mong ngóng thì không nên có lưu tiếc nuối. 

Trong thành có một hồ nước đáng để tới, dưới sự vung tiền như nước của Trần Phong sở quán vì bọn họ mà an bài chèo thuyền hoa du ngoạn trên hồ.

Trên bàn đã dọn lên mấy dĩa bánh ngọt, Bạch Thiếu Hoa dùng đũa ngọc kẹp bánh bông sen khen ngọt, cậu ăn đến nỗi gò má còn giữ lại mùi hương.

Một hàng thiếu nữ váy lam nâng rèm đi vào, đặt bình phong ở giữa.

Trên góc của bình phong có thêu mấy đóa hoa Thủy Tiên, chất lụa trắng mỏng manh, sau tấm bình phong chỉ có thể nhìn thấy lờ mờ.

Chỉ thấy sau tấm bình phong có một bóng hình chậm rãi ngồi xuống, khẽ vuốt cằm, giọng nói thanh thúy: “Trần Phong công tử.”

Trên mặt Trần Phong đều là ý cười dịu dàng: “Đã lâu không gặp.”

Người sau tấm bình phong không lên tiếng nữa, ngược lại thì có tiếng đàn véo von vang lên.

Mặt hồ dập dềnh, khói trên sông mênh mông.

Ở bên ngoài bọn họ, gió nhẹ mềm mại thích thú thổi tới.

Mái chèo của thuyền hoa khẽ lay động, tiếng mái chèo ung dung cắt ngang sóng nước, chậm rãi trôi tới giữa hồ.

Tiếng đàn lành lạnh, châu ngọc thánh thót lăn xuống khay bạc, sương tuyết tan ra thành suối trong chảy róc rách, lịch sự tao nhã gảy nhẹ trên cành ngọc.

Bạch Thiếu Hoa lười biếng cầm đũa, câu được câu không gắp lấy điểm tâm.

Cậu quắp tay áo rót rượu, ánh rượu trong ly rượu nhỏ bằng bạc di chuyển, làm nổi bật ngón tay thon dài như ngọc của cậu lên, khớp xương rõ ràng.

Cậu uống chút rượu, trên da thịt trắng như tuyết trở nên ửng hồng do men say, cặp mắt hoa đào mơ mơ màng màng, cực kỳ trêu người.

Mình rõ ràng là mỹ nhân tuyệt sắc nhưng lại phải làm dáng vẻ của công tử ăn chơi, hai chân xiên vẹo, lười biếng dựa vào giường êm.

Cậu mượn men say rồi ngả ngớn cười nói: “Yên Chi cô nương đàn rất hay! Chắc hẳn người cũng giống như đàn, thanh nhã như nhau. Không biết cô nương có thể lộ diện một lần?”

Tiếng đàn dừng lại, dư âm của dây đàn dập dờn, một lát sau mới yên tĩnh.

Bóng người sau tấm bình phong chậm rãi đứng lên, chậm rãi đi vòng qua.

Cô nương mang đế giày vải bổi màu xanh đậm, bên dưới mặc váy dài trắng như tuyết, lưng thẳng như nhánh mai nhỏ gầy ngây thẳng, đôi mắt khẽ động như dòng thu thủy trong sạch, nhẹ nhàng tự nhiên.

Bạch Thiếu Hoa đem quăng chén rượu lên đàn: “Không nghe đàn nữa, chúng ta đi tới đầu thuyền thưởng thứ hồ nước.”

Cậu không phải thiếu gia ăn chơi nhưng lại phong lưu như thiếu gia ăn chơi, giả vờ cũng ra dáng.

Yên Chi nhàn nhạt nhìn cậu đi tới đầu thuyền, nàng ta bất vi sở động.

Thẳng đến khi trông thấy Trần Phong cũng đi ra thì nàng ta mới khẽ nhíu mày rồi đi theo.

Chú thích: 

Kinh Xuân Thu(春秋) cũng được gọi là Lân Kinh (麟經) là bộ biên niên sử của nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN, tức là từ Lỗ Ẩn công năm thứ nhất đến Lỗ Ai công năm thứ 14. Đây là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm nhất còn lại và được ghi chép theo thể biên niên. – (Nguồn Wikipedia)

Là 2 câu trong Bài “Tửu Trung Bát Tiên Ca” của Ðỗ Phủ có nhắc về sự tích của Lý Bạch trong trận đấu rượu làm thơ, vua gọi về triều thì ông chẳng lên thuyền và cho mình là một trong tám vị tiên rượu. 

Lý Bạch nhất đấu thi bách thiên

Trường An thị thượng tửu gia miên

Thiên tử hô lai bất thượng thuyền

Tự xưng thần thị tửu trung tiên

         (Nguồn saimonthidan.com)

Thủy tạ: Nhà xây trên mặt nước

Cá Yên Chi (bên VN mình gọi là cá Trường Giang Hổ)

Thanh quan: Là những cô gái bán tài chứ không bán sắc

(Mình đã gỡ hết pass vì mình cũng lười nhập pass ehe, bạn nào có cách vào wattpad trên laptop thì mong bạn chỉ mình biết tại mình cop từ WP sang WT khá bất tiện :")))

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro