dam phan - datinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Hãy sẵn sàng là người đàm phán trước

338.jpgMột số người thường rất ngượng ngùng khi nói về tiền bạc. Những người khác lại nghĩ rằng việc đó thật thô lỗ và là một hành động hạ thấp bản thân. Trong rất nhiều trường hợp thì họ đúng. Tuy nhiên, khi phải giải quyết một hợp đồng làm ăn (tất cả chúng ta đều sẽ có lúc phải làm việc này), thì thái độ không sẵn sàng đề cập tới chuyện tiền nong đó sẽ khiến cho việc kinh doanh của chúng ta trở nên đắt đỏ.

Trong thực tế có rất nhiều nhà đàm phán dày dặn. Nếu bạn mua một ngôi nhà hay một chiếc ô tô, nhận một công việc mới, thì bạn có thể chắc chắn là mình sẽ phải đối mặt với những con người đó. Nếu họ thấy bạn quá nhút nhát trong công việc, họ sẽ lợi dụng điều này.

Bạn cũng không nên quá ngượng ngùng khi chuyển một vấn đề có vẻ là chuyện ngoài lề sang một cuộc đàm phán thật sự. Nếu tôi đang mua một vài thứ rất mắc trong cùng một cửa hàng, tôi sẽ thường hỏi họ có khuyến mãi cái gì không, hay có giảm giá không. Vì nếu không có dấu hiệu nào chỉ ra rằng: "Bạn có thể làm việc này", thì điều đó không có nghĩa là "Bạn không thể". Đôi khi, đơn giản chỉ bằng việc hỏi xem có gì khuyến mãi không, tôi sẽ có một cuộc mua bán có lợi hơn.

2. Đừng để bị cảm xúc chi phối

anger-1a.jpgMột nhầm lẫn rất lớn của những nhà đàm phán nghiệp dư là họ bộc lộ cảm xúc quá mức để đạt được chiến thắng. Họ la ó, đe dọa và yêu cầu làm theo cách của họ. Việc này chỉ phản tác dụng mà thôi.

Hầu hết những vụ làm ăn chỉ có khả năng thành công nếu cả hai phía đều cảm thấy họ sắp có lợi từ việc này. Nếu một người phía bên kia cảm thấy rằng họ đang bị công kích, hoặc đơn giản là không ưng ý với bạn, họ có lẽ sẽ không chịu nhượng bộ. Rất nhiều người ghét những người thô lỗ, và họ sẵn sàng rời bỏ một cuộc làm nếu cuộc làm ăn này dính tới một người như vậy.

Hãy giữ bình tĩnh, kiên trì, và thân thiện, kể cả khi người kia bắt đầu mất bình tĩnh. Hãy chắc chắn rằng bạn để lòng tự trọng và niềm tự hào của mình ra chỗ khác. Như thế bạn sẽ có khả năng làm việc đó tốt hơn.

3. Đừng dễ bị lừa bởi thủ đoạn sử dụng "quy tắc"

Khi một người gửi cho tôi một bản hợp đồng để tôi ký vào đó, nếu có điều gì đó trên bản hợp đồng mà tôi không ưng, tôi sẽ bỏ qua bản hợp đồng này. Ngoài ra tôi vẫn sẽ vui lòng viết ra những điều tôi muốn thêm vào, nếu tôi nghĩ họ nên có mặt ở đây. Đôi khi, phía đối tác sẽ quay lại và bảo với tôi rằng:" Ngài không được phép thay đổi bản hợp đồng của chúng ta như vậy".

Rules_Graphic.gif Ồ vậy sao?

Vì tôi là người sẽ ký vào bản hợp đồng này, tôi sẽ thay đổi những gì mà tôi muốn, cảm ơn rất nhiều. Không có bất cứ quy tắc nào lại bảo rằng họ mới là người duy nhất được phép thêm thắt điều gì đó vào bản hợp đồng. Nếu họ không hài lòng với sự thay đổi của tôi, thì họ nên cho tôi biết và như thế chúng tôi có thể làm sáng tỏ vấn đề đó, nhưng chỉ mong đừng nói với tôi đơn giản rằng tôi không được phép.

Điều này cũng nhấn mạnh một thủ thuật thường dùng của những nhà đàm phán dày dặn như những nhà môi giới bất động sản, nhà môi giới việc làm, những người buôn bán xe ô tô và dạng dạng như thế. Họ biết rất nhiều người là những người rất chặt chẽ trong việc tuân theo các quy tắc. Do đó họ sẽ đưa ra những lời công bố nghe có vẻ chính thức và khẳng định rằng:"Việc này phải làm như thế" hoặc "ngài không được phép làm vậy". Nếu một ai đó giới hạn bạn bằng cách thêm những quy tắc vào trong hợp đồng, hãy yêu cầu họ cung cấp những bằng chứng xác thực rằng những quy tắc này thực sự tồn tại.

4. Đừng bao giờ là người đầu tiên đưa ra một con số

ist2_3282632_chrome_dollar_symbol.jpgĐây là một bài học đắt giá, nhưng thực sự là một kinh nghiệm quý. Tôi đã thực hiện rất nhiều công việc hợp đồng, và một trong những câu hỏi đầu tiên tôi hay gặp là:" Anh muốn mức lương trong một giờ là bao nhiêu?". Đây là một câu hỏi đầy áp lực, và tôi thường thấy mình buột miệng ra một con số nào đó thấp hơn là mức tôi thực sự muốn.

Những ngày đó, tôi đã học được tầm quan trọng của việc bắt người khác phải đưa ra một con số cụ thể trước. Bây giờ, tôi trả lời những câu hỏi đó bằng cách hỏi lại rằng:"Vậy ngân quỹ dành cho bản hợp đồng này là bao nhiêu?". Đôi khi, tôi cũng thường thấy bất ngờ khi họ đưa ra mức tốt hơn tôi nghĩ.

5. Hãy đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn mong muốn đạt được

Khi mà những người khác đưa ra con số của họ, kể cả nó đã là tốt hơn so với những gì bạn mong muốn, thì hãy cứ nói rằng:"Tôi nghĩ ngài sẽ phải đưa ra mức cao hơn thế". Đừng tỏ ra kiêu ngạo, hay hung hăng. Hãy nói câu đó một cách bình tĩnh.

Khi họ hỏi bạn về kỳ vọng của bạn, hãy đòi nhiều hơn mức bạn mong đợi. Hiếm mấy ai ra đi khi mà hợp đồng đã được ký kết, và bạn có thể khiến đối phương cảm thấy rằng họ đang chiến thắng khi được một lần hạ thấp "mức mong đợi không thực tế" của bạn.

Hãy để họ tin rằng quyết định cuối cùng chưa phải là ổn thỏa với bạn. Khi mà cuộc đàm phán đã bắt đầu, hầu hết mọi người đều muốn giải quyết cho xong càng nhanh càng tốt. Một cách rất tốt để làm việc đó là hãy để phía đối tác tin rằng người mà họ đang đàm phán với hoàn toàn không phải là bạn, mà là nhân vật nào đó có quyền lực.

6. Hãy nói điều gì đó như kiểu: " Chà. Tôi sẽ phải nói việc này với sếp/ vợ/chồng/bạn của tôi trước khi tôi có thể cho anh lời đồng ý đích xác".

Hãy để họ tin rằng quyết định cuối cùng chưa ổn đối với bạn. Khi mà cuộc đàm phán đã bắt đầu, hầu hết mọi người đều muốn giải quyết cho xong càng nhanh càng tốt. Một cách rất tốt để làm việc đó là hãy để phía đối tác tin rằng người mà họ đang đàm phán hoàn toàn không phải là bạn, mà là nhân vật nào đó có quyền lực.

Một nhà đàm phán khéo léo sẽ luôn luôn muốn nói chuyện với người đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng lại không để cho họ làm điều đó. Giả như một người, có quyền quyết định đối với vụ làm ăn, lại muốn rằng bạn phải làm rõ vấn đề trong đó và vẫn rất cần một câu trả lời cuối cùng từ phía bạn. Hãy nói với họ rằng bạn sẽ bàn về vấn đề này và quay trở lại với một câu trả lời vào ngày mai. Hãy đòi hỏi họ phải đảm bảo rằng đó là lời đề nghị tốt nhất từ phía họ mà bạn có thể đem về cho "nhân vật đầy quyền lực" của bạn.

Đây cũng là một chiến lược hay nhằm ngăn cho mọi người không hối thúc bạn.

7. Đừng tỏ ra quá thích thú

Chỉ với việc đưa ra ấn tượng rằng bạn sẵn sàng bỏ đi là đã có thế tạo ra kỳ tích cho việc nhận được một bản hợp đồng tốt hơn. Hãy luôn luôn đóng vai một người mua, hay một người bán đang rất lưỡng lự.

Đừng khiến cho người khác có cảm giác như thể họ đã bị lừa. Rất nhiều người thường cố gắng bòn rút đến tận cùng từ bất cứ cuộc thương lượng nào. Đây là một sai lầm. Nếu như đối tác cảm thấy rằng họ bị lừa, thì điều này sẽ quay lại làm hại chính bạn. Họ có thể không hoàn thành phần trách nhiệm của họ trong bản hợp đồng, hoặc từ chối không làm ăn với bạn nữa.

fp-graphic.jpgHầu hết những cuộc thương lượng đều nên làm cho cả hai bên cảm thấy thoải mái với kết quả đã đạt được. Hãy sẵn lòng từ bỏ những thứ không có giá trị gì cho bạn để tạo ra một cảm giác thoải mái và đầy thiện chí. Ví dụ như, nếu tôi đang thương lượng để giảm giá thuê nhà của tôi xuống, tôi sẽ thường đưa ra đề nghị ký kết một hợp đồng thuê nhà lâu dài hơn. Bằng cách đó, ông chủ nhà sẽ hiểu rằng tài sản của ông ấy sẽ có người thuê trong thời gian lâu hơn, và tôi sẽ đạt được mức thuê rẻ hơn.

8. Bí quyết thứ 8

Bảy bí quyết này không phải trong bất cứ trường hợp đàm phán nào cũng áp dụng tất cả. Hãy chọn lọc những bí quyết áp dụng vào từng trường hợp sao cho phù hợp. Và bí quyết thứ 8 bao gồm tất cả những bí quyết trên chính là : Hãy tìm hiểu đối tác của mình kỹ càng trước khi áp dụng bí quyết nào cho phù hợp. Mỗi cuộc thương lượng đàm phán lại thích hợp với mỗi loại bí quyết khác nhau.

Nguồn saga

Khi chuyên gia làm đẹp và nhà tạo mẫu tóc Billy Lowe rời cơ sở kinh doanh từ California đến Tây Hollywood. Ông tận dụng tình hình kinh tế đang xuống dốc để thương lượng giá thuê nhà với chủ bằng cách nhấn mạnh lợi ích của chủ nhà khi cho ông thuê: ông đã có nhiều khách hàng cao cấp trung thành, ông sẽ giữ tòa nhà sạch sẽ và trang trí đẹp mắt, và chủ nhà sẽ bị thiệt nếu tòa nhà để lâu không có người thuê.

Chủ nhà đã bị thuyết phục với những lý lẽ đó của Lowe và đồng ý giảm tiền thuê nhà xuống 400USD mỗi tháng đồng thời ký hợp đồng với giá cố định trong ba năm.

Biết cách thương lượng thật là quan trọng. Khi kinh tế eo hẹp và doanh số sụt giảm, chỉ kỹ năng thương lượng cũng tạo ra khác biệt lớn. Theo thống kê của Jim Camp, nhà đào tạo kỹ năng thương lượng, 90% thất bại của doanh nhân không phải do kế hoạch làm việc dở, mà do không biết cách thương lượng. Những mẹo nhỏ sau sẽ chỉ bạn cách giành được hợp đồng tốt hơn:

• Tạo ra tầm nhìn. Quan trọng là làm cho bên kia thấy rõ mối quan hệ/ hợp đồng này có lợi ra sao cho họ. Phải bước vào vị trí của họ để hình dung và vẽ được một viễn ảnh hấp dẫn về quyền lợi của họ. Theo Camp, con người thường bị thuyết phục bởi sự việc, con số và dữ liệu.

• Đừng cho rằng mình có quyền trên tất cả, và tránh cách nói kiểu: "Đồng ý thì ký, không thì thôi". Thương lượng được thực hiện thuần túy nơi khía cạnh tình cảm của con người. Tâm trí ta sẽ hoạt động theo tình cảm cho đến khi nó đưa ra được quyết định. Những người khó tính, hung hăng hay huyênh hoang thường tạo cho mình những phản ứng cảm tính không vượt qua được.

• Biết mình muốn gì khi thương lượng, và biết chắc có thể đạt được điều ấy. Nhiều doanh nhân thương lượng mà không biết rõ mình muốn gì. Theo Camp, phải biết mình muốn gì. Đó yếu tố quyết định.

• Đừng thỏa hiệp trước. Đừng bao giờ đến dự họp mà đã sẵn sàng rút lui. Đó là điều dở nhất.

• Đầu tư vào kỹ năng. Đừng chỉ dựa vào tài năng bẩm sinh của mình, vì thương lượng quả thật là một khoa học. Hãy đọc sách, đăng ký các khóa học, tham khảo kinh nghiệm thương lượng để học hỏi và tiến bộ thêm.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Mortensen đã dành 15 năm nghiên cứu về phương cách ảnh hưởng người khác. Sau đó, ông xây dựng hệ thống riêng của mình và viết cuốn sách "IQ Thuyết phục: 10 kỹ năng cần có để đạt được những gì bạn muốn". Dưới đây là một số đoạn trích:

--Tôi đã chú tâm vào một số kỹ năng trọng yếu như marketing, tài chính, nhưng chẳng có kỹ năng nào giúp tôi tiến triển trong sự nghiệp. Chẳng lâu sau tôi khám phá ra rằng, kiến thức chuyên môn học ở trường chỉ đóng góp 15% vào thành công, 85% còn lại là nhờ vào kỹ năng con người. Trong đó, thuyết phục là kỹ năng quan trọng nhất.

--Nhũng kỹ năng học được hồi nhỏ có thể giúp ta đạt được sự ủng hộ nhất thời của người khác. Nhưng việc gì ta cứ phải giẫm chân tại chỗ trong khi có thể học kỹ thuật mới để đạt được sức ảnh hưởng lâu dài? Có trên 100 phương pháp làm cho người khác tin và đồng ý với mình. Tuy nhiên, đa số chúng ta chỉ sử dụng có 3-4 phương pháp giống nhau học được từ hồi bé như van nài cho đến khi có được cái mình muốn, ép buộc (nhất là sếp), hoặc hối lộ theo kiểu "Tôi sẽ làm điều đó cho anh nếu anh làm điều này cho tôi". Trong một thế giới kinh doanh tiến bộ như ngày nay, nhưng kỹ thuật cũ đó không còn mang lại nhiều hiệu quả nữa. Chúng ta cần học thêm một số kỹ năng mới. Có thể lấy ví dụ: Cách chúng ta tiếp nhận ý kiến phản đối, dù là từ khách hàng hay từ ai đó, chẳng hạn như khi ta đòi tăng lương. Bài học đầu đời dạy chúng ta hiểu ý kiến phản đối là sự đối nghịch, do đó chúng ta trở nên đề phòng. Người kém kỹ năng thuyết phục thường tỏ ra căng thẳng, không thoải mái, thậm chí là cáu gắt do sự phản đối đó gợi lên cảm giác không an toàn. Lối suy nghĩ đó chỉ làm cho vấn đề trở nên xấu hơn. Ngược lại, người giỏi kỹ năng thuyết phục lại biết cách chào đón những ý kiến phản đối. Thay vì xem đó là sự đối nghịch, họ xem nó là một phần tự nhiên và có giá trị của quá trình thảo luận. Họ dùng mối bận tâm của người khác như một cách mở ra cuộc đối thoại, một cơ hội trao đổi ý kiến và khám phá ra nhưng điều mới mẻ từ sự bình thường. Họ làm cho cuộc đối thoại trở nên trôi chảy bằng cách giải quyết bất đồng, thậm chí trước khi nhũng bất đồng đó được nói thành lời.

--Điều tôi muốn nói là những người thực sự thành công là những người có tư tưởng cởi mở, nhận biết được họ có điểm mạnh cũng như điểm điểm yếu về kỹ năng của bản thân. Và điểm yếu đó có thể là lực cản của họ. Khi ai đó gặp bạn lần đầu tiên, nếu bạn để lộ ra một điểm yếu nào đó, bạn có khả năng chiếm được sự tin cậy cửa họ. Đó là vì con người thường tìm kiếm điểm yếu và họ sẽ cho bạn cơ hội tham gia thực sự vào quá trình trao đổi với họ. Tất cả chúng ta được dạy là không bao giờ được để lộ điểm yếu, vì vậy cần có tư thế mạnh mẽ và lời nói thằng thừng. Theo tôi, điều đó không hiệu quả. Ví dụ như, khi bạn là một doanh nghiệp nhỏ, còn đối thủ cạnh tranh là công ty lớn. Làm sao bạn có thể thuyết phục khách hàng chọn bạn thay vì công ty kia?

--Sự kết nối là một phương cách hiệu quả, nhưng nghệ thuật thuyết phục cần nhiều hơn việc đơn giản là làm mọi người cảm thấy thân thiện với bạn, ý tưởng và sản phẩm của bạn. Mọi người không chỉ cần cảm thấy thích bạn mà còn cần cảm thấy được uỷ thác để làm cái mà bạn mong muốn họ làm. Sự đáp trả tốt đẹp sẽ là cách thức tin cậy để làm mọi người cảm thấy gắn bó với bạn.

Khả năng thuyêt phục và dẫn dụ người khác thực sự là rất quan trọng nhất là trong nghệ thuật quản lý. Và để làm chủ được nghệ thuật này bạn cần phải có một quá trình trải nghiệm lâu dài cũng như rút ra được những bài học cho bản thân. Chúc bạn thành công.

Nguồn hieuhoc

Đó chắc chắn là những cuộc đối thoại mà tất cả các nhà lãnh đạo đều cảm thấy khiếp sợ: cuộc đối thoại mà trong đó chúng ta sẽ phải thông báo tin xấu, thảo luận về những chủ đề nhạy cảm hay "mang màu sắc chính trị", hoặc nói về một dự án hay một cuộc họp đang đi lạc hướng.

Thông điệp khó khăn nên được đưa ra một cách đơn giản và rõ ràng ngay trong câu đầu tiên. Ảnh: bridgeburg-bia.ca

Suy nghĩ về những cuộc đối thoại khó khăn này khiến bạn cảm thấy lo lắng và đôi khi làm bạn sao nhãng khỏi công việc. Bạn không muốn làm cho tình hình trở nên căng thẳng, tồi tệ hơn. Bạn muốn chịu trách nhiệm và nói về vấn đề khó khăn một cách hiệu quả. Vậy bạn sẽ phải làm như thế nào?

Trong môi trường kinh doanh điên rồ này, bạn nên tìm cách đương đầu với những tình huống thế này hơn là lảng tránh. Dưới đây là những lời khuyên nhỏ rút ra từ cuốn sách "Difficult Conversations" (Những cuộc đối thoại khó khăn) của tác giả Douglas Stone, Bruce Patton, và Sheila Heen.

Các mục tiêu cần mang tính thực tế. Bạn không thể xóa bỏ hoàn toàn tâm trạng stress bạn sẽ cảm thấy sau khi nói cho nhà cung cấp rằng bạn đang cắt giảm đơn hàng, nhưng bạn có thể giảm thiểu tình trạng này. Hãy dành công sức để chuẩn bị - tập trung vào phát triển một kịch bản cụ thể cho các mục tiêu đặt ra.

Thông báo tin xấu trước. Thông điệp khó khăn nên được đưa ra một cách đơn giản và rõ ràng ngay trong câu đầu tiên.

Sử dụng từ "và" hiệu quả. Kiểm soát cuộc đối thoại bằng cách ngăn chặn tính trạng đứt quãng, sự bất bình và khiển trách bằng cách sử dụng từ "và".

Tránh đổ lỗi. Mỗi người khi có liên quan tới tình huống khó khăn đều có một câu chuyện khách quan riêng của mình. Mục tiêu của bạn không phải là phán xét ai đúng, ai sai, mà là cố gắng để có được những kết quả tốt hơn trong tương lai.

Tránh diễn giải dài dòng. Để làm mọi chuyện được rõ ràng và để mọi người hiểu rằng bạn là người biết lắng nghe, hãy tóm tắt lại những gì bạn định nói - và yêu cầu mọi người cùng làm như vậy.

Hãy chuẩn bị tâm lý đón nhận phản ứng tiêu cực. Chỉ tay, phủ nhận, cãi vã và nước mắt đều có thể là những kết quả của cuộc đối thoại khó khăn. Bạn không thể kiểm soát được phản ứng của người khác, nhưng bạn có thể lường trước được, và có tâm lý sẵn sàng đón nhận.

Đặt tình huống khó khăn hôm nay vào tương lai sau ba tháng hay 10 năm nữa. Các cuộc đối thoại khó khăn nhất tại thời điểm hiện tại đôi khi lại trở nên nhẹ nhàng hơn trong tương lai. Hãy thử cách này xem.

-Bài viết của Daisy Wademan Dowling trên Harvard Business Publishing-

(Theo Harvard Business Review/Tuần Việt Nam)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#datinh