Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NỘI DUNG

I. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

* Quan niệm về dân chủ

- Dân chủ là nhu cầu khách quan của nhân dân lao động bị áp bức, là quyền lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội thuộc về nhân dân lao động.

- Dân chủ là một phạm trù chính trị. Trong xã hội có giai cấp, chế độ dân chủ gắn với một giai cấp cầm quyền với một kiểu nhà nước nhất định. Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị. Không có dân chủ nằm ngoài kỷ cương, kỷ luật.

- Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức bóc lột, và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng

* Quan niệm về "nền dân chủ"

- Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa bằng chế độ nhà nước và pháp luật. Từ khi xã hội có giai cấp, dân chủ được thực hiện dưới hình thức - hình thức nhà nước với tên gọi là "chính thể quân chủ" hay "nền dân chủ".

- Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước; là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra và được thể chế hóa bằng pháp luật.

b. Những đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

* Trên lĩnh vực chính trị

- Nền dân chủ XHCN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của một Đảng của giai cấp công nhân, không chấp nhận đa nguyên, đang đảng. Tất cả nhằm đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

- Nền dân chủ XHCN thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, thể hiện qua quyền dân chủ, quyền làm chủ, quyền con người; thoả mãn ngày càng cao hơn nhu cầu và các lợi ích của nhân dân trong đó có lợi ích của giai cấp công nhân.

- Chế độ dân chủ XHCN thực chất là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đó là nền dân chủ "gấp triệu lần dân chủ tư sản".

* Trên lĩnh vực kinh tế

- Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu của toàn xã hội, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.

- Dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là QHSX XHCN, đảm bảo sự thống nhất những lợi ích căn bản giữa các giai tầng, giữa cá nhân và xã hội. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa cơ bản.

* Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác nhau trong xã hội mới. Đồng thời, dân chủ XHCN kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống của các dân tộc, tiếp thu những giá trị văn hoá mà toàn nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc.

c. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Thực hiện dân chủ đầy đủ, rộng rãi trở thành một yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH.

- Việc xây dựng thành công nền dân chủ XHCN đảm bảo cho sự thành công của CNXH. Vì xây dựng nền dân chủ XHCN là quy luật của sự hình thành và tự hoàn thiện của hệ thống chuyên chính vô sản, hệ thống chính trị XHCN. Đây là điều kiện, tiền đề thực hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân.

- Xây dựng thành công nền dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH.

2. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

a. Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước XHCN là một tổ chức mà thông qua đó, Đảng của GCCN thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của CNXH; đó là một nhà nước kiểu mới thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng XHCN; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong TKQĐ lên CNXH.

b. Đặc trưng và chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa

* Đặc trưng

- Nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

- Nhà nước XHCN bảo vệ cho lợi ích của tất cả những người lao động tức là tuyệt đại đa số nhân dân trong đó có GCCN.

- Nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN.

- Nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước đặc biệt, "nhà nước không còn nguyên nghĩa", là "nữa nhà nước". Sau khi những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn, nhà nước "tự tiêu vong". Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của nhà nước vô sản.

* Chức năng

- Khái niệm "chức năng của nhà nước":

Là những mặt hoạt động chủ yếu của NN, nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra của NN, thể hiện vai trò và bản chất của NN

- Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

* Nhiệm vụ

- Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế; cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; quản lý văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa XHCN, thực hiện giáo dục - đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khỏe nhân dân...

- Mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên thế giới...

c. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

Xây dựng CNXH là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Với ý nghĩa đó, nhà nước XHCN là phương thức, phương tiện, là một công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bởi vậy, để đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng CNXH thành công thì việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhà nước XHCN là một yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình cách mạng XHCN.

II. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

a. Khái niệm văn hóa, nền văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

* Khái niệm văn hóa

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

* Nền văn hóa: Là biểu hiện toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.

* Nền văn hóa XHCN: là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của GCCN, do Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.

b. Đặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

- Hệ tư tưởng của GCCN là nội dung cốt lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết định phương hướng phát triển của nền văn hóa XHCN.

- Nền văn hóa XNCH là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

- Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của GCCN thông qua tổ chức đảng cộng sản, có sự quản lý của nhà nước XHCN.

- Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

- Tính triệt để, toàn diện của cách mạng XHCN đòi hỏi phải thay đổi PTSX tinh thần, làm cho PTSX tinh thần phù hợp với PTSX mới của XHXHCN.

- Xây dựng nền văn hóa XHCN là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý thức của xã hội cũ lạc hậu. Mặt khác, xây dựng nền văn hóa XHCN là một yêu cầu cần thiết trong việc đưa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần.

- Xây dựng nền văn hóa XHCN là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho quần chúng nhân dân lao dộng.

- Xây dựng nền văn hóa XHCN là một tất yếu khách quan, bởi vì văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng CNXH.

2. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

a. Những nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN

- Một làm, cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.

- Hai là, xây dựng con người mới phát triển toàn diện

- Ba là, xây dựng lối sống mới XHCN

- Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa XHCN

b. Phương thức xây dựng nền văn hóa XHCN

- Thứ nhất, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng GCCN trong đời sống tinh thần của xã hội.

- Thứ hai, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và vai trò quản lý của Nhà nước XHCN đối với hoạt động văn hóa.

- Thứ ba, xây dựng nền văn hóa XNCH phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

- Thứ tư, tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào hoạt động và sáng tạo văn hóa.

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

1. Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

a. Khái niệm dân tộc; hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Khái niệm

Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất:

- Chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế riêng, có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.

- Chỉ cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nên kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia dân tộc, ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Bana... ở nước ta. Với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân quốc gia đó (quốc gia dân tộc), ví dụ: dân tộc Ấn Độ, dân tộc Việt Nam...

* Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc và vấn đề dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Xu hướng thứ nhất: .............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

- Xu hướng thứ hai:

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

.............................................................................................

- Trong tiến trình xây dựng CNXH, hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc sẽ phát huy tác dụng cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia.

Trong đó,

+ Xu hướng thứ nhất biểu hiện trong sự nổ lực của từng dân tộc dể đi tới sự tự chủ và phồn vinh của bản thân dân tộc mình .

+ Xu hướng thứ hai tạo nên sự thúc đẩy mạnh mẽ để các dân tộc trong cộng đồng quốc gia xích lai gần nhau hơn hợp với nhau ở mức độ cao hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Làm cho những giá trị, tinh hoa của các dân tộc hòa nhập vào nhau, bổ sung cho nhau làm phong phú thêm giá trị chung của quốc gia - dân tộc. Những giá trị chung đó sẽ lại là cơ sở liên kết các dân tộc chặt chẽ và bền vững hơn.

b. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc.

Những nguyên tắc này được trình bày rõ trong "Cương lĩnh dân tộc" của V.I.Lênin. Cương lĩnh là cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các Đảng cộng sản và nhà nước XHCN. Trong đó nêu ra 3 nguyên tắc căn bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc:

1. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

2. Các dân tộc được quyền tự quyết

3. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

2. Vấn đề tôn giáo và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

a. Khái niệm tôn giáo và vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

* Khái niệm: Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan, qua sự phản ánh của tôn giáo sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở nên thần bí.

* Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH:

Trong tiến trình xây dựng CNXH và trong xã hội XHCN, tôn giáo vẫn còn tồn tại.

- Nguyên nhân nhận thức

Trong quá trình xây dựng CNXH và trong chế độ XHCN trình độ dân trí của nông dân chưa thật cao, nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được. Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội đôi khi còn tác động và chi phối đời sống con người dẫn đến cầu xin sự tha thứ của thần thánh, thượng đế...

- Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người, ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân. Cho nên nếu có sự biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội...thì tín ngưỡng, tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh.

- Nguyên nhân chính trị - xã hội

+ Trong các nguyên tắc của tôn giáo có những nguyên tắc phù hợp với CNXH, với những chính sách của nhà nước XHCN.

+ Các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị mình.

+ Nỗi lo sợ chiến tranh, bệnh tật đói nghèo cùng những mối nguy hiểm khác là điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.

- Nguyên nhân kinh tế

Trong CNXH, nhất là giai đoạn đầu của TKQĐ, sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường dẫn đến sự bất bình đẳng về kinh tế - chính trị, xã hội... Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vẫn chưa cao, còn chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Điều đó làm cho con người có tâm lý thụ động, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

- Nguyên nhân văn hoá

Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở mức độ nào đó những nhu cầu văn hoá tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy văn hoá (có chọn lọc) của nhân loại, trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết.

Kết luận: Sự tồn tại của tín ngưỡng tôn giáo trong TKQĐ lên CNXH là một hiện tượng xã hội khách quan.

b.Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.

Viêc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH phải đúng như tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta là: Không "tuyên chiến" với tôn giáo mà tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng của nhân dân. Khi giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác, vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt và cần dựa trên quan điểm sau:

- Một là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới; là yêu cầu quan trọng của sự nghiệp xây dựng CNXH.

- Hai là, cần phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, đăc biệt là giá trị đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước.Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng của công dân.

- Ba là, thực hiện đoàn kết giữa những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính. Đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ dân tộc vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.

- Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.

- Năm là, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thanhtung