dang cong san

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối của các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nước ta trước đây là nền kinh tế bao cấp ,sau đó chuyển thành nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là vấn đề mới và phức tạp, là một quá trình, có nhiều giai đoạn. Trong hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được hình thành trên những đường nét cơ bản.

     Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là một điểm đột phá lý luận, một mô hình thực tiễn đang trong quá trình thử nghiệm, là sự phủ định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp, là quá trình nhận thức, hoàn thiện tư duy lí luận và tổng kết thực tiễn của Đảng để thấy rõ hơn về sự tất yếu khách quan, những nội dung và đặc trưng cơ bản, những việc cần thực hiện để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nước ta. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có bản chất kinh tế khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Bản chất đó được quy định bởi các quan hệ kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Và như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại, là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường nên kinh tế thị trường không chỉ là "công nghệ", là "phương tiện" để phát triển kinh tế – xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế – xã hội. Nó bao gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất và cả một hệ thống quan hệ sản xuất. Như vậy, chứng tỏ không có và không thể có một nền kinh tế thị trường chung chung, thuần túy, trừu tượng tách rời khỏi hình thái kinh tế – xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị – xã hội của một nước. Việc thừa nhận kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản đặt ra cho chugns ta nhiệm vụ nghiên cứu, vận dụng tốt kho tàng tri thức về kinh tế thị trường và các quy luật của nó nhằm thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” . Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế – xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân tố cơ bản tồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung cho nhau. Đó là, nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xu hướng mới đang vận động, đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò "động lực" thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển nhanh, hiệu quả; nhóm thứ hai đóng vai trò "hướng dẫn", "chế định" sự vận động của nền kinh tế theo những mục tiêu đã xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội. Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế – kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Suốt một thời gian dài, Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp. Mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh. Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam. Đến Đại hội VII (6-1991), Đảng Cộng sản Việt Nam nói rõ chủ trương chiến lược xây dựng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng khẳng  định: “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Với những định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội thì mục tiêu hàng đầu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta được xác định là giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế, trên cơ sở đó, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, từng bước thực hiện sự công bằng, bình đẳng và lành mạnh các quan hệ xã hội. Thúc đẩy tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, với các nước trên thế giới. Động viên mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài. Phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của mỗi người, mỗi đơn vị, tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nghèo và kém phát triển, thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là "đòn xeo"để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, là phương tiện để thực hiện xã hội hóa xã hội chủ nghĩa nền sản xuất, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Ở nước ta, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước chủ động giải quyết ngay từ đầu mối quan hệ giữa tăng trưởng với bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Bởi vấn đề bảo đảm công bằng, bình đẳng trong xã hội không chỉ là "phương tiện" để phát triển mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ba điểm rất cơ bản là: lấy chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu làm nền tảng và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc dân; kết hợp nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội; Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy nên, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý kinh tế theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng lực lượng sản xuất, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội đúng hướng.

     Tóm lại, sự hình thành tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ đơn thuần là sự tìm tòi và phát kiến về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội, mà còn là sự lựa chọn và khẳng định con đường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng và sáng tạo của Việt Nam. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

     Tuy nhiên, đây là sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, bởi lẽ nó rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Riêng về mặt lý luận cũng còn không ít vấn đề phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ. Chẳng hạn các vấn đề về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; về lao động và bóc lột; về quản lý doanh nghiệp nhà nước ra sao để nó đóng được vai trò chủ đạo; làm thế nào để thực hiện được công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế còn thấp kém; các giải pháp tăng cường sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chống quan liêu, tham nhũng...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#656jn