Đảng CSVN và cương lĩnh chính trị đầu tiên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

àChương 1 :  Đảng CSVN và cương lĩnh chính trị đầu tiên

I. Tình hình thế giới  và trong nước đầu thế kỉ 20

1. Tình hình thế giới

- (1) CNTB chuyển sang CNĐQ : nền kinh tế tư bản phát triển quá nóng : chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền

- (2) CTTG I ( 1914-1918) : Nga Hoàng đưa quân tham gia CTTG , nợ máu nhân dân ..Nga Hoàng suy yếu, nhân dân đứng dậy lật đổ

- (3) Cách mạng tháng 10 Nga (1917) thành công : Lênin ngày càng có uy tín , đứng lên thành lập tổ chức lãnh đạo QTCS , bảo vệ cách mạng giải phóng dân tộc

- (4) : Quốc tế CS III ra đời (1919)

- (5) : Khủng hoảng kinh tế (1929-1933)

2. Việt Nam

a. Trước khi Pháp xâm lược

- Chính trị : chế độ PK dưới thời nhà Nguyễn, tôn sung nho giáoà tính bảo thủ, không còn phù hợp

- Kinh tế : Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên. Công thương nghiệp đình đốn,lạc hậu do chính sách “ bế quan tỏa cảng”

- Quân sự : lạc hậu , đối ngoại sai lầm, cấm đạo, đuổi giáo sỹ

- Xã hội : các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổi ra khắp nơi

b. VN dưới sự thống trị của Pháp

- TB phương Tây và Pháp nhòm ngó Việt Nam từ rất sớm ( qua con đường buôn bán và truyền đạo)

- 1787 : Bá Đa Lộc giúp Pháp can thiệp vào VN bằng hiệp ước Véc-Xai

- 1857 : Napoleon III lập hội đồng Nam Kỳ đánh VN

- Chiến sự ở Đà Nẵng 1858 : Pháp thực hiện “đánh nhanh thắng nhanh”, còn ta thực hiện “ vườn không nhà trống”

- Tuy thất bại ở chiến dịch “ đánh nhanh thắng nhanh” nhưg Pháp đã thành công ở chiến lược “ Tằm ăn lá dâu”

- Quá trình Pháp thôn tính VN

+ Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

+ HIệp ước Giáp Tuất ( 1874)

+ Hiệp ước Quý Mùi (1883)

+ HIệp ược Giáp Thân ( 1884)

+ 1887 : VN mất tên gọi quốc gia

- 2 chiêu bài khai hóa văn minh

+ chính sách Châu Âu là trung tâm

+ Vận dụng kinh dịch của nho giáo.

- Cai trị về kinh tế

+ Duy trì phương thức sản xuất PK lạc hậu , kìm kẹp sự ra đời phát triển của ptsx CNTBà giải thích vì sao con đường pt CNXH VN không kinh qua CNTB

+ Lập đồn điền, phát triển CN khai thác

- Chính trị : chính sách thực dân kiểu cũ “ chia để trị” bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ của VN

- Văn hóa- XH : đầu độc nhân dân bằng thuốc phiện, nhà tù nhiều hơn trường học

à Các hệ quả (3)

1- Thay đổi tính chất XHVN : từ PK độc lập à thuộc địa nửa phog kiến

2- Nảy sinh them 1 mâu thuẫn  vừa cơ bản vừa chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN cới thực dân Pháp xâm lươc

3- Thay đổi kết câu giai cấp : xuất hiện thêm 2 giai cấp mới : Công nhân và Tư sản Việt Nam.

II. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng

1. Phong kiến

- Pt Cần Vương: vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết

Mục đích : chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước, sau khi giành lại được độc lập thì khôi phục XHPK

- Các khởi nghĩa tiêu biểu

+ Phan Đình Phùng ( kn Hương Khê)

+ Đinh Công Tráng – Phạm Bành ( kn Ba Đình)

+ Nguyễn Thiện Thuật ( kn Bãi Sậy)

- Kết quả : các cuộc kn đều thất bại và bị đàn áp đẫm máu à giai cấp PK địa chủ không đủ sức mạnh lãnh đạo quần chúng

2. Tư sản

- Pt điển hình : Đông Du ( Phan Bội Châu), Duy Tân ( Phan Châu Trinh), Đông KInh nghĩa  thục ( Lương Văn Can)

- Mục đích : giành độc lập, đuổi đế quốc PK , xây dụng VN theo mô hình TBCN

- Nội dung :

+ Đông Du : đưa quân Nhật đánh Pháp, gửi học sinh VN sang Nhật nhờ đào tạo à “ đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”

+ Duy Tân “ xin giặc rủ lòng thương”

- Kết quả : thất bại à giai cấp tử sản không đủ sức mạng lãng đạo quần chúng

3. Vô sản

a. Khảo nghiệm tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

- Tìm hiểu pt yêu nước Việt Nam đương thời

+ Một mặt ngưỡng mộ ông cha, tuy nhiên Người không đi theo con đường đó. 5/6/1911 Người đã ra đi tìm đường cứu nước

- Hướng tới các nước TB phát triển, các thuộc địa khắp nơi trên thế giới. Nghiên cứu các cuộc CM lớn trên thế thới ( Pháp, Mỹ) , Người thấy rằng CMTS là chưa đến nơi, là không triệt để vì nhân dân còn đói khổ

à Người khẳng định muốn thắng lợi không có con đường nào khác ngoài con đường CMVS

- Cách mạng tháng 10 Nga thành công , Quốc tế cộng sản III ra đời

b. Quá trình truyền bá CNMLN và tư tưởng về con đường cứu nước vào VN

- Tuyên ngôn Đảng CS Đức (1848) đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác

-Khó khắn của nước ta :

+ Dân trí thấp

+ Chính sách ngu dân của Pháp

+ Thay đổi nhận thức của cả 1 cộng đồng rất khó

- Thuận lợi : báo chống Cộng của Pháp đăng tin CN tháng 10 Nga và Lênin à thôi thúc HCM p hải tìm hiểu

- Quá trình truyền bá

+1921-6/1923 : Truyền bá ở Pháp , viết bản án chế độ thực dân Pháp như một lời tuyên chiến

+6/1923-1924 : Người ở Liên Xô tham dự các đại hội quốc tế lớn à giúp thế giới hiểu được cuộc CM của nhân dân Việt Nam và Đông Dương. Tại đây , những nét cơ bản về con người CMVN được phác thảo

+ Cuối năm 1924 : Người về TQ, Thái Lan , giai đoạn tiền đề cho sự ra đời của Đảng CSVN

- Nội dung truyền bá

+ Truyền bá bằng một chương trình cải thiện đời sống của nhân dân

+ là sự cụ thể hóa CN MLN vào điều kiện VN mà mấu chót là “giải phóng dân tộc, gp giai cấp, gp con người “ và “ độc lập gắn liền với CNXH”

c. Kết quả truyền bá

- CN MLN thâm nhập vào VN tạo sự nhảy vọt cho CMVN

d. Sản phẩm

- Các tổ chứ Đảng CS ra đời ( Đông Dương CS Đảng, An Nam CS Đảng, Đông Dương CS liên đoàn)

III. Hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh tháng 2 năm 1930

* Cương lĩnh tháng 2 năm 1930 – cương lĩnh chính trị đầu tiên

1. Chiến lược chung “ Tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XHCS”

- Căn cứ xác đinh : dựa vào mâu thuẫn

- Mục tiêu đánh đế quốc giành độc lập dân tộc, đánh phog kiến đem lại ruộng đất cho nông dân, tiến lên CNCS

2. Nhiệm vụ trước mắt

- Nhiệm vụ dân tộc : đánh đế quốc

- Nhiệm vụ dân chủ : Đánh PK

2 nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau  nhưg nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hang đầu

- Cụ thể

+ Chính trị : Đánh đổ đế quốc Pháp, PK, lập chính phủ công nông, tổ chức quân đội công nông

+ Kinh tế : thủ tiêu quốc trái, tịch thu toàn bộ sự nghiệp lớn, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế

+ văn hóa- xh : nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục

3. Lực lượng cách mạng

- Nông dân, công nhân là lực lượng cơ bản ( giai cấp công nhân lãnh đạo)

- Trung nông, tiểu tư sản, trí thức là đồng minh quan trọng

- Phú nông, trung tiểu địa chủ và tử bản : nếu chưa rõ mặt phản cách mạng thì hết sức lien lạc, nếu không phải trung lập họ, cùng lắm mới đánh đổ

4. Phương pháp CM

- Sử dụng bạo lực CM đánh đổ ách thống trị PK giành chính quyền về tay nhân dân

5. Lãnh đạo CM

- CM muốn thằng lợi thì phải có sự lãnh đạo của Đảng CS ( Đảng theo CN MLN và phải được tổ chức theo các nguyên tắc kiểu mới)

- Vai trò của Đảng do yếu tố thời đại

6. Quan hệ quốc tế

- CMVN là một bộ phận của CM thế giới, phải lien lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp VS trên thế giới ( nhất là giai cấp vô sản Pháp)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro