đánh giá 55-75, kt 76-85, kt 86-nay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 19: Đánh giá những chuyển biến chủ yếu của kinh tế Miền Bắc 55- 75:

* Những chuyển biến tích cực :

- Những tàn tích của nền kinh tế thực dân phong kiến được xóa bỏ, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập một cách phổ biến ( chủ yếu là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới 2 hình thức sở hữu toàn dân và tập thể.)

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ngày càng được tăng cường,lực lượng lao động xã hội phân bổ hợp lý hơn, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp.

Trong công nghiệp hình thành chủ yếu những ngành công nghiệp nặng, trong đó có những ngành trước đây ta chưa có.Sản xuất lương thực, kinh ngạch xuất nhập khẩu đều tăng lên, quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng.

- Đời sống nhân dân miền Bắc được cải thiện rõ rệt.

* Hạn chế:

Quan hệ sản xuất mới -xã hội chủ nghĩa- chưa thực sự được củng cố và hoàn thiện; cơ sở vật chất kỹ thuật còn non kém, sản xuất nhỏ là phổ biến, cơ câu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, phương pháp quản lý kinh tế chưa hợp lý, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

* Bài học kinh nghiệm.

- Cần tôn trọng các quy luật khách quan, cần có những nhận thức đúng đắn, tránh những cách làm nóng vội chủ quan bất chấp quy luật có thể dẫn đến sự kìm hãm sức sản xuất.

- Nước ta đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong khi đang là một nước nông nghiệp lạc hậu ko có điều kiện tiền đề làm mất cân đối nền kinh tế.

- Cơ cấu quản lý kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đã thể hiện mặt tích cực của nó nhưng chỉ phù hợp trong điều kiện có chiến tranh. Nó có nhiều hạn chế :cơ chế quản lý mang nặng tính hành chính bao cấp, hiệu quả quản lý các nguồn lực kinh tế thấp, không tạo động lực cho người lao động và doanh nghiệp

12. Thực trạng & những nhân tố chủ yểu ảnh hưởng đến KT cả nước trong thời kì 1976 - 1985.

* Đặc điểm tình hình: có những thuận lợi rất cơ bản và cũng có những khó khăn lớn.

- Thuận lợi: cả nước thống nhất đi lên CNXH, KT 2 miền có thể bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Phong trào CM trên thế giới đang phát triển mạnh. Cuộc CM KHKT cũng diễn ra mạnh mẽ.

- Khó khăn: các khoản viện trợ hầu hết bị cắt giảm, nền KT chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, tàn dư của CN thực dân mới vẫn còn ở miền Nam. Chiến tranh biên giới vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, nên ta chưa có điều kiện để tập trung phát triển KT.

* Những nội dung cơ bản của đường lối XD cơ bản ở nước ta là sự tiếp nối đường lối phát triển KT do ĐH Đảng lần 3 để ra. Cả nước cùng XD CNXH với 2 mục tiêu KT cơ bản:

- cải tạo các thành phần KT phi XHCN.

- thực hiện 1 bước CNH XHCN với đường lối ưu tiên phát triển CN nặng 1 cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp & công nghiệp nhẹ.

* Những chuyển biến cơ bản của nền KT:

- tuy có nhiều khó khăn nhưng nước ta cũng đã đạt được những thành tựu KT quan trọng. Những vết thương chiến tranh đã được hàn gắn, SX được khôi phục và có sự tăng trưởng nhất định. Nhịp độ tăng trưởng bình quân của tổng SP quốc nội đạt 3,5%.

+ về quan hệ SX: cải tạo XHCN ở miền Nam coi như cơ bản được hoàn thành, củng cố và hoàn thiện quan hệ SX XHCN ở miền Bắc. Trong đó đặc biệt có chỉ thị 100 của Ban bí thư TƯ Đảng về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các HTX sản xuất nông nghiệp. Các HTX giao cho các hộ gia đình 1 số khâu của quá trình SX. Năm 1980, nông nghiệp tăng 1,9%, giai đoạn 1981-1985, tăng khoảng 5% năm.

+ về LLSX: tài sản cố định của nền KT phát triển hơn 2 lần và đã ngăn chặn được đà giảm sút của những năm 1979-1980 và trong kế hoạch 5 năm (1981-1985) đã tăng trưởng khá (CN tăng 19,5%)

- Trong các ngành KT cũng đã có những chuyển biến nhất định. Do có sự đầu tư của nhà nước làm tăng cơ sở vật chất kĩ thuật của nên KT. Tài sản cố định của nền KT tăng khoảng hơn 2 lần. Đặc biệt, 1981-1985, nhiều công trình lớn đã được đưa vào hoạt động. Do đó SX nông nghiệp, công nghiệp đều tăng nhanh.

- Do 1 số những cải tiến quản lý đã tạo ra những động lực mới đối với các xí nghiệp & người lao động. Đặc biệt là quyết đinh 25CP với nội dung là mở rông quyền tự chủ cho các xí nghiệp quốc doanh, cho phép các XN này thực hiện kế hoạch 3 phần: Kh 1: mang tính chất pháp lệnh, không thay đổi so với trước. Kh 2: kế hoạch hướng dẫn, vẫn SX những sản phẩm chính như kế hoạch 1, nhưng doanh nghiệp có thể khai thác thêm các nguồn lực từ thị trường để tận dụng các CSVC mà nhà nước đã đầu tư và nguồn lao động của XN. Nhưng sản phẩm được bán cho nhà nước theo giá cao. Kh 3: kế hoạch SX phụ, hoàn toàn do XN quyết định. Vì thế giai đoạn 76-80, SX công nghiệp tăng 0,6% năm thì đến 81-85 đã tăng lên 9,5% năm.

* Những hạn chế & sai lầm:

+ LLSX còn yếu kém, tuyệt đại bộ phận là lao động thủ công và cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu.

+ nền KT còn nhiều mặt mất cân đối nghiêm trọng, làm chưa đủ ăn (từ 76-80 phải nhập khẩu trên 5 tr tấn gạo). Năm suất lao động thấp.

+ phân phối lưu thông rối ren, thị trường tài chính, tiền tệ không ổn định, lạm phát nghiêm trọng, giá cả tăng nhanh.

+ quan hệ SX XHCN chưa thật sự được củng cố, KT quốc doanh bị suy yếu và HTX nhiều nơi chỉ còn là hình thức.

+ Đời sống nhân dân còn nhiều mặt khó khăn gay gắt, tiêu cực và bất công XH tăng lên và nền KT-XH bị khủng hoảng vào giữa những năm 80.

- xét trên 2 khía cạnh: cải tạo và XD quan hệ SX XHCN đã có rất nhiều sai lầm:

+ chúng ta đã nóng vội trong cải tạo XHCN đối với nền KT miền Nam. Muốn xóa bỏ ngay các thành phần KT phi XHCN. Đẩy mạnh quá trình hợp tác hóa nông nghiệp theo mô hình KT miền Bắc. Do thành phần KT TB tư nhân ở miền Nam khác miền Bắc nên có những hạn chế trong quá trình cải tạo. Mặt khác, KT nhà nước chưa đủ sức để bù đắp vào phần mất đi của KT tư sản.

+ đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi có nhiều thiếu sót. Từ năm 1976-1980, chủ trương đẩy manh CNH khi chưa có đủ điều kiện. Bố trí cơ cấu KT thông thường chỉ xuất phát từ nguyện vọng chủ quan, không căn cứ vào khả năng thực tế.

+ sai lầm trong việc tổ chức lại SX trong các HTX, mở rộng qui mô của HTX và tiến hành phân công lại lao động, hình thành các đội chuyên. Điều đó đã dẫn tới sự bất công trong phân phối, làm cho năng suất lao động giảm xuống.

+ duy trì quá lâu cơ chế quản lý KT tập trung quan liêu bao cấp, cơ chế mới chỉ mới đưa ra được phương hướng, chưa đưa ra bước đi cụ thể rõ ràng.

+ sai lầm trong đầu tư XD cơ sở vật chất kĩ thuật. Tập trung vào những cơ sở có qui mô lớn, thời gian quay vòng vốn lâu, vốn bị ứ đọng. Dàn trải ra nhiều công trinh khiến hiệu quả vốn đầu tư rất thấp.

- ngoài ra còn có những khuyết điểm trong hành động, tư tưởng, trong công tác tổ chức và công tác cán bộ. Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

* Đánh giá chung:

- nền KT trong giai đoạn này tuy có đạt được 1 số thành tựu nhưng đã bộc lộ những mâu thuân, hạn chế của 1 mô hình KT kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Thể hiện ở các mục tiêu của kế hoạch đề ra đều không đạt được, hoặc đạt ở mức thấp.

- Trong thời kỳ này đã có 1 số cải tiến quản lý nhưng vẫn chưa ra khỏi mô hình KT kế hoạch hóa tập trung những năm 1981-1985. Nhưng nềm KT lại vấp phải tình trạng lạm phát nghiêm trọng, lưu thông phân phối rơi vào tình trạng rối ren.

* Bài học kinh nghiệm:

- về quan điểm và nhận thức cần luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng vầ hoạt động theo qui luật khách quan.

- về quan hệ SX trong cải tạo XHCN có những biểu hiện chủ quan nóng vội.

- về CNH XHCN: vội vãi bắt tay xây dựng các công trình lớn về CN nặng khi chưa có đủ điều kiện.

- về cơ chế quản lý KT: duy trì quá lâu cơ chế quản lý KT tập trung quan liêu bao cấp.

- về KT đối ngoại: mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ & giúp đỡ của nhân dân thế giới kết hợp sực mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

- không ngừng tổng kết thực tiễn, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước khác vào điều kiện cụ thể của Việt Nam

13. Nội dung và kết quả công cuộc đổi mới KT Việt Nam từ 1986 - nay.

* Bối cảnh lịch sử:

- Trên thế giới, trước làn sóng của công cuộc cải cách, đổi mới, cải tổ, điều chỉnh của tất cả các nước đã tạo nên áp lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới KT ở nước ta.

- Trong nước, thực trạng nền KT-XH của nước ta bị khủng hoảng vào giữa những năm 1980. Thử nghiệm và đổi mới tư duy KT của Đảng ta nhằm dần dần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

* Nội dung cơ bản của đổi mới KT:

- chủ trương phát triển nền KT nhiều thành phần: đổi mới tư duy lý luận đối với vấn đề XD quan hệ SX XHCN. Quan niệm về cải tạo XHCN phải đi vào thực chất, giải quyết đúng mâu thuẫn quan hệ SX bằng qui luật khách quan. Chủ trương khuyến khích KT cá thể, bắt đầu mở rộng KT phụ của gia đình nông dân. Khuyến khích KT tư nhân trong nước và KT có vốn đầu tư nước ngoài. Từng bước cải tiến quản lý và đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Mở rộng quyền tự chủ nhiều hơn cho các doanh nghiệp.

- điều chỉnh cơ cấu KT là đổi mới đường lối và biện pháp, bước đi của quá trình CNH. Thể hiện trước đây ưu tiên CN nặng, giờ chuyển sang thực hiện 3 chương trình KT lớn (10 chữ vàng), tập trung vào SX lương thực, thực phẩm, CN SX hàng tiêu dùng & xuất khẩu. Thực hiện theo phương châm vừa tuần tự, vừa nhảy vọt CNH-HĐH. Chủ trương vừa huy động vốn trong nước và vừa chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. CNH không phải là sự nghiệp của nhà nước mà của tất cả mọi thành phần KT.

- đổi mới cơ chế quản lý: bao gồm các nhân dân cơ bản là xóa bỏ bao cấp đối với hàng tiêu dùng và cải cách giá TLSX. Dẫn đến biến động giá diễn ra nhanh, rối ren, lạm phát trong những năm 1986-1988. Cải cách công tác kế hoạch hóa: xóa bỏ dần các chỉ tiêu pháp lệnh, thay đổi công cụ quản lý từ chỗ coi kế hoạch hóa là công cụ số 1. Chuyển sang thực hiện quản lý theo các chương trình mục tiêu và điều tiết nền KT chủ yếu thông qua các chính sách KT vĩ mô. Còn công cụ quản lý chính thông qua pháp luật. Đổi mới hệ thống bộ máy tổ chức, giảm bớt các bộ chủ quản và cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng. Từng bước đẩy mạnh hình thành hệ thống thị trường để cho cơ chế thị trường phát huy tác dụng điều tiết nền KT.

- đổi mới KT đối ngoại: đổi mới quan hệ ngoại thương, mở rộng quan hệ với các nước. Từ bỏ độ quyền ngoại thương, tăng tính tự chủ về ngoại thương cho các doanh nghiệp, Thực hiện việc đề ra Luật đầu tư

để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

* Những chuyển biến của nền KT: Việt Nam đã đạt được những thành tựu KT to lứon có ý nghĩa rất quan trọng:

- Nền Kt tăng trưởng liên tục và nhiều năm có tốc độ cao.

- cơ cấu Kt chuyển dịch theo hướng tiến bộ, cơ cấu ngành có sự chuyển dịch theo hướng KV1 (nông lâm thủy sản). Tuy vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỉ trọng đã giảm xuống, trong khi đó KV2 (công nghiệp, XD cơ bản) và KV3 (dịch vụ) đã tăng lên. Còn về cơ cấu các thành phần KT trong GDP đã có sự chuyển dịch từ chủ yếu là quốc doanh HTX sang đa thành phần, nhưng vai trò chủ đạo của KT quốc doanh vẫn được tăng cường. Về cơ cấu vùng KT đã có sự chuyển dịch theo hướng hình thành 3 vùng KT trọng điểm của 3 miền.

- Cơ chế quản lý KT mới đã bước đầu được hình thành, nhà nước đã xóa bỏ về cơ bản cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. XD 1 bước nền KT hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN.Tuy nhiên cơ chế thị trường ở Việt Nam vẫn còn sơ khai, chưa đồng bộ.

- Kiềm chế và đẩy lùi nạn lạm phát 1986-1988, Tỷ lệ lạm phát ở mức 3 con số, năm 1989 được chặn lại ở mức 2 con số, và sau đó giảm dần.

- Kt đối ngoại được phát triển nhanh, mở rộnh về quy mô, đa dạng hóa về hình thức và đa phương hóa về thị trường. 1990, quan hệ với 50 nước, 2000, quan hệ với 150 nước.

- Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập của dân cư tăng bình quân 10% trong 16 năm đổi mới, tỉ lệ hộ nghèo từ 55% (1984) giảm xuống 11,4% (2000). Đời sống tinh thần cũng được nâng lên 1 mức đáng kể. Chỉ số HDI đạt 0,464.

à Có được những thành tựu trên, trước hết là do đường lối đổi mới của Đảng ta đề xướng và lãnh đạo. Do sự phù hợp giữa ý Đảng với lòng dân và nhân dân ta có những phẩm chất tốt đẹp. Những thành tựu đó có ý nghĩa rất quan trọng, nâng cao lòng tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào XHCN. Uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

* Khó khăn hạn chế:

- nền KT nước ta vẫn chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kém phát triển, cơ sở VCKT chưa SD được bao nhiêu.

- nước ta còn nghèo nhưng chưa thực hiện tốt cần kiệm trong SX, tiết kiệm trong tiều dùng, tích lũy từ nội bộ nền KT và đầu tư phát triển còn thấp.

- nền KT có mức tăng trưởng kha nhưng năng suất chất lượng và hiệu quả còn thấp.

- vai trò quản lý của nhà nước đối với KT-XH còn yếu, khả năng kiềm chế lạm phát chưa vững chắc, ngân sách thu không đủ chi, tỉ lệ bội chi ngân sách còn cao.

- tình trạng bất công XH, tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỷ cương còn nặng và phổ biến.

- Tất cả là do hậu quả của quá khứ để lại, do bất lợi của tình hình thế giới, do còn có những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo và quản lý của Đảng và nhà nước.

* Bài học kinh nghiệm:

- Giữ vũng mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới, nắm vững 2 nhiệm vụ XD và bảo vệ tổ quốc, kiên trì CN M-L và tư tưởng HCM, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược CM với sự linh hoạt sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm và nắm bắt cái mới.

- Đổi mới toàn diện đồng bộ và triệt để nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm cụ thể, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới KT và đổi mới chính trị. Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới KT với đổi mới chính trị, lấy đổi mới KT làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

- Phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với việc tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Tăng trưởng KT phải đi dôi với tiến bộ và công bằng XH, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môit trường sinh thái.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, coi XD Đảng là nhiệm vụ then chốt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro