: ĐÁNH GIÁ CỦA MOODY'S VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Website Thương mại điện tử

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s vừa công bố báo cáo tháng 8/2009 đánh giá về hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt về triển vọng nền tảng tín dụng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 12-18 tháng sắp tới.

Tổng quan

Báo cáo cho biết lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam đang tăng lên nhờ tăng trưởng tín dụng cao. Bất chấp môi trường kinh tế còn nhiều thách thức, tăng trưởng GDP sẽ được lợi nhờ tiến trình cải cách kinh tế và luồng vốn đầu tư nước ngoài. Moody’s dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 sẽ đạt 4,5% và năm 2010 đạt 5%, ngược với dòng xu hướng giảm của thế giới và hầu hết các nước láng giềng. Chương trình kích thích tín dụng trị giá 8 tỷ USD của chính phủ, nhằm thúc đẩy đầu tư, tăng vốn hoá ngân hàng và nâng cao sức cạnh tranh, đã được đón nhận tích cực.

Do tính minh bạch của hệ thống kế toán chưa cao, việc đánh giá nền tảng tín dụng của các ngân hàng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, tình hình đang cải thiện ngày càng đáp ứng yêu cầu của Tiêu chuẩn Báo cáo Tài chính Quốc tế. Ngoài ra, mặc dù điều hành chính phủ còn yếu, hệ thống pháp lý lỏng lẻo và chậm chạp, các quyền về đất đai chưa phù hợp, song chính phủ và các cơ quan kiểm soát đang nỗ lực phát triển một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng của Việt Nam khá tập trung ở phân đoạn cao, song manh mún ở phân đoạn thấp. Từ trước đến nay, các ngân hàng nhà nước vẫn chiếm lĩnh thị trường và tỷ lệ vốn nhà nước trong các ngân hàng vẫn cao, mặc dù tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng tiếp tục diễn ra. Tiến trình này, cùng với luồng vốn đầu tư nước ngoài, sẽ cải thiện nền tảng tín dụng. Số lượng các tổ chức nước ngoài muốn góp vốn vào các ngân hàng địa phương đang tăng lên, mặc dù mức trần sở hữu vẫn là 20%.

Tín dụng ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu là tín dụng doanh nghiệp. Hoạt động tín dụng cá nhân vẫn kém phát triển. Chỉ 17% dân số có tài khoản ngân hàng. Vì vậy tiềm năng tín dụng ngân hàng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng còn rất lớn khi thu nhập tăng lên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng tín dụng ngân hàng.

* Các yếu tố tích cực

Moody’s cho rằng nền tảng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam có các nhân tố tích cực sau:

- Tiến trình củng cố hệ thống ngân hàng vẫn đang tiếp tục diễn ra thông qua quá trình tư nhân hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh (SOCB), áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và quá trình cải cách quy chế giám sát.

- Các nỗ lực tăng cường kiểm soát rủi ro và nợ chính phủ.

- Quá trình tái cấp vốn và tái cơ cấu các SOCB đang diễn ra; giảm bớt nợ tập trung; nâng cao chuyên môn kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp và các nguồn lực quản lý.

- Có sự cải thiện lớn trong môi trường hoạt động và kiểm soát cũng như cơ sở hạ tầng pháp lý, qua đó cho phép tịch thu thế nợ dễ dự báo hơn và diễn ra nhanh hơn.

- Có sự cải thiện về nền tảng tài chính, nhất là về thu nhập có tính tới yếu tố rủi ro; sự đa dạng hoá nguồn thu và nguồn vốn tín dụng cho phép dự phòng những thua lỗ bất ngờ; mở rộng cho vay tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động có hiệu quả và tới người tiêu dùng.

- Tiếp tục quá trình xử lý nợ tồn đọng và nợ khó đòi phát sinh; thắt chặt tín dụng ngăn chặn nợ khó đòi phát sinh; tăng quỹ dự phòng thất thoát vốn cho vay.

* Các yếu tố tiêu cực

- Những thách thức trước tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng gây ra bởi cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng.

- Thiếu trình độ quản lý cao và thiếu hoạt động quản lý rủi ro vững chắc để hỗ trợ tăng trưởng.

- Sức khoẻ tài chính thực chất của các ngân hàng vẫn bị đe doạ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khiến chất lượng đầu tư và sức khoẻ tài chính của nền kinh tế bị tổn thương.

- Thâm hụt thương mại gia tăng và chính sách tiền tệ thắt chặt khiến việc tiếp cận vốn trở nên khó khăn.

- Quá trình củng cố hoá hệ thống ngân hàng diễn ra chậm.

- Nguy cơ khủng hoảng tín dụng cao tập trung trong một số lĩnh vực làm gia tăng nguy cơ của hệ thống ngân hàng, khiến rủi ro thua lỗ và giảm vốn ngân hàng trở nên khó dự báo.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Moody’s, môi trường kiểm soát liên tục cải thiện, cộng thêm cơ sỏ hạ tầng thông tin và cơ chế quản lý rủi ro dần tốt lên sẽ giúp nâng cao triển vọng của hệ thống ngân hàng. Sự tham gia ngày càng lớn của khối ngân hàng nước ngoài dần dần sẽ đẩy lùi một số yếu kém, thúc đẩy quá trình quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro, cũng như kiểm soát nội bộ. Dưới đây là triển vọng của một số yếu tố chính trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Lợi nhuận: Giảm do nợ khó đòi tăng

Trong những năm qua các ngân hàng đều có lợi nhuận khá nhờ doanh thu tăng mạnh và chênh lệch lãi suất cho vay/vay lớn. Tuy nhiên, lợi nhuận trong 18 tháng qua có sự biến động mạnh, trong đó lợi nhuận chính chủ yếu là nhờ tỷ lệ cho vay cao và lãi suất tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008.

Lợi nhuận của các SOCB sẽ vẫn thấp hơn so với các ngân hàng có vốn nước ngoài. Đồng thời, môi trường cạnh tranh gay gắt và lãi suất giảm càng gây thêm sức ép tới lợi nhuận của các ngân hàng. Dự đoán chung, lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam trong năm 2009 sẽ giảm do môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả hoạt động. Những yếu tố được dự báo sẽ tác động xấu đến lợi nhuận bao gồm chi phí đảm bảo chống thất thu vốn tăng lên, tăng trưởng tín dụng giảm do nhu cầu yếu, và tình trạng thắt chặt cho vay tín dụng và nguồn cung tín dụng giảm.

Đóng góp chủ yếu cho lợi nhuận của các ngân hàng vẫn là chênh lệch lãi suất. Moody’s cho rằng lợi nhuận chưa tính đến chi phí rủi ro của các ngân hàng Việt Nam sẽ khá ổn định trong thời gian tới, do một mặt lợi nhuận biên giảm, mặt khác chi phí mở rộng cũng giảm. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng cũng sẽ giảm do chi phí đảm bảo chống thất thu vốn tăng. Các ngân hàng yếu, tiềm lực tài chính có hạn sẽ chịu nhiều sức ép, việc này có thể dẫn đến tình trạng sáp nhập trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thanh khoản: đáp ứng đủ, nhưng sẽ thắt chặt dần.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu tác động hạn chế của cuộc khủng hoảng tín dụng một phần là nhờ thanh khoản dồi dào. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) đang tăng lên. Theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng trong tháng 6/2009 là 17% so với cuối năm 2008, cao hơn so với 16% của tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi. Moody’s cho rằng các ngân hàng liên doanh nói chung có nền tảng thanh khoản tốt hơn các SOCB. Tiềm năng thu hút tín dụng trong nước của các ngân hàng rất lớn. Tuy nhiên, triển vọng này bị cản trở do tâm lý cố hữu của người dân từ trước đến nay thiếu tin tưởng vào hệ thống ngân hàng và nền kinh tế vẫn sử dụng nhiều tiền mặt, nơi phần lớn người dân vẫn không giữ tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Ngoài ra, sự lên giá gần đây của thị trường bất động sản và chứng khoán càng khiến các ngân hàng phải cạnh tranh nhiều hơn để thu hút tín dụng trong dân. Mặc dù vậy, tiền gửi vẫn là nguồn tín dụng đầu vào chủ yếu cho các ngân hàng, chiếm 70-75% tổng vốn tín dụng. Đây là yếu tố tích cực cho triển vọng của các ngân hàng.

Tóm lại, hệ số gửi tiền cao là một trong những thế mạnh hỗ trợ cho nền tảng tài chính và xếp hạng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng sẽ bị hạn chế bởi khả năng tiết kiệm của người dân. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút tiền gửi diễn ra gay gắt và các ngân hàng thận trọng hơn khi cho vay, Moody’s dự đoán tốc độ thắt chặt tín dụng sẽ chậm lại.

Hiệu quả hoạt động

Hiệu suất hoạt động của các ngân hàng Việt Nam dao động trong khoảng 33-69%, tuỳ thuộc vào các yếu tố như cơ cấu chủ sở hữu, mô hình và chiến lược kinh doanh, cũng như chi phí hoạt động. Chẳng hạn, các ngân hàng cổ phần ở Việt Nam hoạt động với cơ chế tự động cao hơn và có đội ngũ nhân viên lương cao nhiều hơn. Hiệu suất hoạt động của họ đã giảm do quá trình phát triển hạ tầng, chi phí lương tăng, và các chi phí quản lý khác liên quan đến mở rộng mạng lưới và hoạt động bán lẻ. Chi phí nhân sự cao do sự khan hiếm chuyên gia trong lĩnh vực này, vì vậy các ngân hàng phải tăng lương để giữ chân nhân viên.

Nhiều ngân hàng sẽ đối mặt với tình trạng chi phí tiếp tục gia tăng khi mở rộng hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển mạng lưới. Nếu doanh thu giảm, dù là nhỏ, các ngân hàng sẽ phải điều chỉnh mạng lưới chi nhánh để nâng cao hiệu suất hoạt động. Có thể các ngân hàng sẽ áp dụng các chiến lược kinh doanh bảo thủ và thận trọng hơn, kèm theo các biện pháp cắt giảm chi phí.

Huy động vốn đủ và cần tiếp tục củng cố.

Các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa có tiềm năng vốn tương xứng và nói chung vẫn có vốn thấp so với tiêu chuẩn của thế giới. Vì vậy, nhiều SOCB sắp được cổ phần hoá sẽ đòi hỏi sự bơm vốn từ phía chính phủ hoặc/và các nhà đầu tư chiến lược để hỗ trợ tăng trưởng vốn.

Theo hướng dẫn về vốn pháp định và các tiêu chuẩn quốc tế Basel 1, các ngân hàng của Việt Nam cần duy trì một hệ số vốn tối thiểu (CAR) là 8%. Đến cuối năm 2010, các ngân hàng Việt Nam sẽ buộc phải đăng ký vốn tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Moody’s nhận thấy có một sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ CAR của các ngân hàng cổ phần và các ngân hàng SOCB, từ 7% đến 14%, trong đó tỷ lệ của SOCB thấp hơn. Nói chung, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, Moody’s cho rằng ngân hàng ở các nước đang phát triển cần nhiều vốn hơn so với các ngân hàng ở các nước phát triển. Moody’s lo ngại về triển vọng huy động vốn của các ngân hàng cổ phần, do khả năng cung cấp vốn kịp thời của các cổ đông rất khó dự đoán. Mặc dù tổng vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn đáp ứng đủ, song khả năng phát triển và mở rộng thị phần của họ trong một môi trường ngân hàng phát triển nhanh chóng chủ yếu phụ thuộc vào khả năng huy động vốn của họ.

Mặc dù Moody’s dự đoán chất lượng tài sản của các ngân hàng sẽ xấu đi, song mức độ thua lỗ tiểm ẩn này và tác động của nó tới khả năng huy động vốn vẫn chưa chắc chắn do tình trạng bi quan trong nền tài chính toàn cầu hiện nay và môi trương hoạt động trong nước dự báo sẽ xấu đi. Moody’s tin rằng các ngân hàng có nền tảng vốn yếu cần củng cố vị thế của họ nhằm triệt tiêu bớt những tổn thất không lường trước. Điều này đặc biệt quan trọng do khả năng huy động vốn của ngành đang suy yếu bởi khả năng dự phòng thấp của toàn bộ hệ thống và lo ngại gia tăng về tỷ lệ nợ khó đòi cũng như mức độ tập trung cao của hệ thống ngân hàng.

hơn một năm trước

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro