Đánh giá tác động môi trường

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường

"Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng

đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cơ sở

sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an

ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ

môi trường".

Tác động môi trường là vấn đề cốt lõi của những sự quan tâm tới phát triển bền

vững. Đánh giá tác động môi trường là một công cụ giúp cho sự phòng ngừa và

ngăn chặn những ảnh hưởng tới môi trường trong chính sách môi trường và đây là

công cụ lồng ghép trong quá trình kế hoạch hoá về môi trường. Mục đích của ĐTM

là xem xét bao quát toàn diện và đánh giá những ảnh hưởng môi trường tiềm năng

của những dự án công cộng hay cá nhân đã được đề xuất trong lựa chọn ưu tiên

thực hiện. Một ĐTM cần phải được xem xét tât cả những ảnh hưởng mong đợi đối

với sức khoẻ con người, hệ sinh thái (bao gồm thực vật và động vật), khí hậu và khí quyển. Một ĐTM cần phải đảm bảo rằng tất cả những hậu quả cần phải được xem

xét trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành của dự án.

Tương tự, một ĐTM bao gồm những sự quan tâm của các đảng phải và tổ chức

(có nghĩa là cộng đồng địa phương, các nhà chính trị, các nhà đầu tư) và lồng ghép

những ảnh hưởng xã hội liên quan đến những giải pháp về giới hoặc liên quan tới

các nhóm xã hội đặc biệt trong các dự án (có nghĩa là tái định cư của người dân bản

địa vì sự thay đổi cảnh quan hoặc môi trường, vị trí khảo cổ học, đài tưởng niệm)

Một ĐTM đòi hỏi phải ưu tiên cho những dự án là nguyên nhân của những thay đổi

đáng kể đối với nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh, sự thay đổi có ý nghĩa đối

với hoạt động thực tiễn của nghề đánh cá và nghề nông và xem xét tới khai thác tài

nguyên thuỷ điện. Các dự án hạ tầng, hoạt động công nghiệp, các dự án đổ bỏ và

quản lý chất thải cũng cần một ĐTM.

Tất cả những hậu quả có hại tới môi trường cần phải được tính toán bằng biện pháp

giảm nhẹ, biện pháp bảo vệ môi trường hoặc thay thế. Những biện pháp giảm nhẹ

này thường được trình bày bằng một kế hoạch quản lý môi trường. Một kết luận

của ĐTM cần phải được xem xét lại, sau đó các nhà làm kế hoạch dự án có thể thiết

kế đề xuất dự án với mục tiêu tối thiểu hoá tác động tới môi trường

2. Đối tượng của ĐTM

1. Các quy hoạch tổng thể phát triển vùng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành,

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các quy hoạch đô thị, khu dân cư.

2. Các dự án Kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;

3.Các dự án do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, viện trợ,

cho vay hoặc liên doanh thực hiện trên lãnh thổ Việt nam

4.Các dự án nói tại khoản 1, 2 và 3 của điều này được duyệt trước ngày 10/04/1994

nhưng chưa tiến hành đánh gía tác động môi trường theo đúng yêu cầu.

5.Các cơ sở kinh tế, khoa học, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đã hoạt

động từ trước ngày 10/01/1994.

3. Nội dung báo cáo ĐTM

Nội dung của ĐTM cụ thể tuỳ thuộc vào: nội dung và tính chất của hoạt động phát

triển, tính chất và thành phần của môi trường chịu tác động của hoạt động phát

triển, yêu cầu và khả năng thực hiện đánh giá.

Không thể có một khuôn mẫu cố định về ĐTM chung cho mỗi nước trên thế giới,

cũng như chung cho mọi hoạt động phát triển tại một nước.

Nhưng kết quả của ĐTM của một hoạt động phát triển được thể hiện trên một văn

bản được gọi là báo cáo ĐTM. Nội dung của báo cáo ĐTM bao gồm 9 nội dung

sau:

• Mô tả đại bàn nơi sẽ tiễn hành hoạt động phát triển, đặc trưng kinh tế, kỹ thuật

của hệ thống phát triển.

• Xác định điều kiện biên, hoặc nói cách khác là phạm vi đánh giá.

• Mô tả hiện trạng môi trường tại địa bàn đánh giá.

• Dự báo những thay đổi về môi trường có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện

hoạt động phát triển.

• Dự báo những tác động xảy ra đối với tài nguyên và môi trường, các khả năng

hoàn nguyên hiện trạng hoặc tình trạng không thể hoàn nguyên.

• Các biện pháp phòng tránh, điều chỉnh.

• Phân tích lợi ích - chi phí mở rộng.

• So sánh các phương án hoạt động khác nhau

• Kết luận và kiến nghị

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro