Đánh giá ưu nhược điểm của thương mại quốc tế Việt Nam thời gian qua

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Đánh giá:

Ưu điểm:

-         Tổng kim ngạch ngoại thương tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2000, với mức xuất khẩu bình quân 180USD/người(tăng gấp 6 lần năm 1990), nước ta đã ra khỏi khu vực các nước có nền ngoại thương kém phát triển. Mức sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Kim ngạch bình quân năm 2005 đạt gần 400 triệu USD/người.

-         Tốc độ tăng trưởng ngoại thương nhanh qua các năm và tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng cuả sản xuất. Tốc độ tăng xuất khẩu hàng năm trên 20%/năm.

-         Cơ cấu mặt hàng phong phú đa dạng và được chuyển đổi cơ cấu theo hướng tích cực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, điện tử, máy tính, gạo, sản phẩm gỗ,… Cơ cấu xuất khẩu được cải thiện theo hướng giảm dần xuất khẩu hàng thô, tăng hàng chế biến và tăng giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu.

-         Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng và chuyển đổi hướng: trước đây, chủ yếu Việt Nam có quan hệ buôn bán với Liên Xô và Đông Âu, chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu, thì nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với khoảng 200 quốc gia trên thể giới. Việt Nam đang dần định hướng được thị trường truyền thống (Nga…), thị trường trọng điểm (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc…), thị trường mới (các nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh…)

-         Hệ thống các công cụ chính sách, biện pháp thương mại quốc tế đã và đang phát huy tác dụng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

-         Nhập khẩu tăng nhờ xuất khẩu tăng

-         Nhập siêu qua các năm gần đây có chiều hướng giảm

-         Xuất khẩu vượt kế hoạch: năm 2005, kế hoạch xuất khẩu 30,8 tỷ USD, xuất khẩu thực tế đạt 32,2 tỷ USD; năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 tỷ USD, vượt 4,95 so với kế hoạch.

-         …

Nhược điểm:

-         Quy mô xuất nhập khẩu còn nhỏ so với tiềm năng của nền kinh tế. Cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt.

-         Cơ cấu mặt hàng lạc hậu (hơn 30% kim ngạch xuất khẩu là hàng nông lâm thuỷ sản, 95% nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất).

-         Chất lượng hàng xuất nhập khẩu còn thấp, chi phí đầu vào cao, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh còn yếu. Nhiều mặt hàng chủ yếu được thu gom để xuất khẩu như gạo, chè, cà phê,… chưa xây dựng được những mặt hàng có hàm lượng chế biến và công nghệ cao.

-         Thị trường bấp bênh, chưa ổn định, xuất khẩu nhiều qua trung gian, thiếu những hợp đồng lớn và dài hạn.

-         Nhập khẩu lãng phí, sử dụng còn kém hiệu quả, nhiều mặt hàng không phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.

-         Công tác quản lý xuất nhập khẩu còn thiếu đồng bộ và nhất quán. Vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại trở nên nghiêm trọng. Vấn đề vi phạm bản quyền đang trở thành quốc nạn gây giảm uy tín đối với các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam trên thương trường.

-         …

2. Biện pháp để nhập khẩu có hiệu quả:

-         Các biện pháp vĩ mô:

+ Cải cách pháp luật, các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp

+ Tăng cường quản lý nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và tổ chức có liên quan, điều chỉnh các công cụ và biện pháp ngoại thương phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy tắc của WTO,… để quản lý tốt hoạt động nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu để hạn chế tối đa tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng trong nước,…

+ Liên kết các doanh nghiệp, các ngành kinh tế liên quan đến nhau để nhập khẩu theo một hệ thống và có chiến lược nhập khẩu phù hợp, để tăng quy mô khắc phục những khó khăn về vốn, giá cả,…

+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp đầy đủ các thông tin cho các doanh nghiệp về các nguồn hàng, các đối tác,…

+ Hỗ trợ vấn đề vốn cho các doanh nghiệp thông qua các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi,…

+ Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng quy mô và tiếp thu được trình độ quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại…

+ Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị hiện đại, không nhập khẩu các máy móc, công nghệ lạc hậu, tránh đưa nước ta trở thành bãi rác công nghiệp…

-         Các biện pháp vi mô:

+ Chủ động tăng cường liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác

+ Có chiến lược nhập khẩu phù hợp và dài hạn

+ Hết sức chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu đối tác và hàng hoá nhập khẩu

+ Cần phải làm việc nghiêm túc, hiệu quả tạo dựng và giữ uy tín với đối tác

+ Chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao...

3. Biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam:

Biện pháp vĩ mô:

+ Tăng cường mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại với các nước trên thế giới. Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết với các quốc gia và WTO.

+ Đổi mới thể chế và chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng minh bạch hoá nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù luật thương mại đã thực thi nhưng Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn nữa các văn bản dưới luật cho việc thực thi luật được thuận lợi hơn, đặc biệt là các quy định về hải quan.

+ Phải có chiến lược quy hoạch và xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô, sơ chế sang các sản phẩm xuất khẩu chế biến sâu và có giá trị cao thông qua phát triển công nghệ chế biến, gắn vùng nguyên liệu với công nghệ chế biến, kiểm soát hoạt động nhập khẩu.

+ Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc mở rộng thị trường mới cần không ngừng củng cố thị trường truyền thống vì đó là những thị trường có sức mua khá lớn và điều kiện cạnh tranh có phần thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Ưu tiên nhập khẩu các hàng hoá, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Đổi mới hoạt động của các tổng công ty, khuyến khích việc thành lập các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các hợp đồng lớn và dài hạn. Mặt khác tránh hiện tượng chen chân trên sân nhà và làm giảm uy tín hàng hoá Việt Nam.

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ đàm phán thương mại...

Biện pháp vi mô:

+ Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có nhiều triển vọng, có thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, hạt điều, dệt may, dây cáp điện, linh kiện điện tử và mạch in, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ,...

+ Đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành và giá xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nên tập trung vào công nghệ bảo quản và công nghệ chế biến.

+ Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội kinh doanh, xuất khẩu những thứ thị trường cần. (Nghiên cứu chính sách thương mại, mở văn phòng đại diện, cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất nhập khẩu lớn, đào tạo đội ngũ nhân viên marketing giỏi)

+ Tăng cường công tác quảng bá và khuyếch trương các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế trong các doanh nghiệp

+ Thúc đẩy liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để tăng cường tiềm lực xuất khẩu

+ Đầu tư thoả đáng và mẫu, mốt, giống cây con...

+ Phấn đấu giảm chi phí, giám giá, tăng sức cạnh tranh

+ Tiếp cận tốt với các kênh phân phối phù hợp ở các thị trường khácnhau: EU là hình thức tập đoàn, Hoa Kỳ là hình thức hiệp hội...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro