Đánh giá ưu nhược điểm của TMQT VN thời gian qua

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ưu điểm:

-          Tổng kim ngạch ngoại thương tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2000, với mức xuất khẩu bình quân 180USD/người(tăng gấp 6 lần năm 1990), nước ta đã ra khỏi khu vực các nước có nền ngoại thương kém phát triển. Mức sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Kim ngạch bình quân năm 2005 đạt gần 400 triệu USD/người.

-          Tốc độ tăng trưởng ngoại thương nhanh qua các năm và tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng cuả sản xuất. Tốc độ tăng xuất khẩu hàng năm trên 20%/năm.

-          Cơ cấu mặt hàng phong phú đa dạng và được chuyển đổi cơ cấu theo hướng tích cực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, điện tử, máy tính, gạo, sản phẩm gỗ,… Cơ cấu xuất khẩu được cải thiện theo hướng giảm dần xuất khẩu hàng thô, tăng hàng chế biến và tăng giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu. -         Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng và chuyển đổi hướng: trước đây, chủ yếu Việt Nam có quan hệ buôn bán với Liên Xô và Đông Âu, chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu, thì nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với khoảng 200 quốc gia trên thể giới. Việt Nam đang dần định hướng được thị trường truyền thống (Nga…), thị trường trọng điểm (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc…), thị trường mới (các nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh…)

-          Hệ thống các công cụ chính sách, biện pháp thương mại quốc tế đã và đang phát huy tác dụng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.

-          Nhập khẩu tăng nhờ xuất khẩu tăng

-          Nhập siêu qua các năm gần đây có chiều hướng giảm

-          Xuất khẩu vượt kế hoạch: năm 2005, kế hoạch xuất khẩu 30,8 tỷ USD, xuất khẩu thực tế đạt 32,2 tỷ USD; năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 tỷ USD, vượt 4,95 so với kế hoạch.

Nhược điểm:

-          Quy mô xuất nhập khẩu còn nhỏ so với tiềm năng của nền kinh tế. Cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt.

-          Cơ cấu mặt hàng lạc hậu (hơn 30% kim ngạch xuất khẩu là hàng nông lâm thuỷ sản, 95% nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất).

-          Chất lượng hàng xuất nhập khẩu còn thấp, chi phí đầu vào cao, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh còn yếu. Nhiều mặt hàng chủ yếu được thu gom để xuất khẩu như gạo, chè, cà phê,… chưa xây dựng được những mặt hàng có hàm lượng chế biến và công nghệ cao.

-          Thị trường bấp bênh, chưa ổn định, xuất khẩu nhiều qua trung gian, thiếu những hợp đồng lớn và dài hạn.

-          Nhập khẩu lãng phí, sử dụng còn kém hiệu quả, nhiều mặt hàng không phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.

-          Công tác quản lý xuất nhập khẩu còn thiếu đồng bộ và nhất quán. Vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại trở nên nghiêm trọng. Vấn đề vi phạm bản quyền đang trở thành quốc nạn gây giảm uy tín đối với các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam trên thương trường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro