Chương 1 : Sự châm ngòi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đó là một ngày tháng 7. Trong cái ánh nắng của mùa hè Washington D.C, có bóng dáng của một chàng trai với dáng người nhỏ nhắn trong một đám đông giận dữ, trên tay là lá cờ quen thuộc của tổ quốc, Hợp Chúng Quốc Hoa Kì. Đúng vậy, tôi đang hòa vào trong đoàn biểu tình nhằm phản đối dự luật thuế của kẻ mà ai cũng biết là ai.

  Tôi là Thomas P Johnson, một giáo sư vật lí, hóa học, nhà hoạt động chính trị 37 tuổi. Hiện đang sinh sống và làm việc tại Boston, Massachutes. Nhưng thay vì đến giảng đường và làm việc như mọi hôm thì tôi đã phải bắt một chuyến tàu đến Washington D.C chỉ vì ngày hôm nay.

  Tiếng bước chân của tôi hòa với tiếng bước chân của đoàn biểu tình, trên tay ai cũng giơ cao những chiếc bảng thủ công và mồm thì hô to các khẩu hiệu. Tôi cũng có một cái bảng tương tự, nhưng nó lại không nổi bật mấy với dùng chữ nghệch ngoạc, lọt thỏm trong đoàn người đang chen chúc nhau. Họ chỉ cách cổng của nhà Trắng tầm mấy bước chân. Tiếc cho tôi khi tôi lại đứng ngay vị trí gần cuối của đoàn biểu tình, nhưng không sao, bởi đồng hành với tôi là những người bạn có chung tư tưởng.

  "Thomas, anh cũng ở đây sao ?"- Jim hỏi tôi

  "Đương nhiên rồi, tôi không thể tin được một gã điên rồ như thế lại đang ở trong phòng bầu dục"- Tôi đáp lại với vẻ mặt khá nghiêm trọng, một phần nổi chán ghét của anh được bộc lộ qua giọng nói.

  Tôi là một người theo chủ nghĩa bảo thủ, và là một đảng viên chân chính và kì cựu của Đảng Cộng Hòa. Dường như ý tưởng về một thế giới đề cao đạo đức và các giá trị truyền thống đã luôn chảy trong huyết quảng của tôi từ năm cấp hai. Tôi luôn tích cực trong việc đấu tranh, phản đối sự rủi ro của những tư tưởng cấp tiến, bảo vệ các giá trị truyền thống và là một nhà yêu nước. Chính vì thế, vị tổng thống mới được bầu trong phòng bầu dục kia, một kẻ thiếu quyết đoán của những kẻ Dân Chủ, là nguyên do đưa tôi đến đây.

  "Một kẻ như hắn sao lại xứng đáng với chiếc ghế đó chứ ? Thật nực cười"- Tôi bộc bạch với Jim

   "Ít nhất gã không phải là một kẻ khủng bố..."- Jim đáp bằng một câu đùa để làm dịu sự căng thẳng đang lộ rõ trên khuôn mặt tôi

   "Gã trong phòng bầu dục ấy luôn cho rằng tôn giáo là thứ cổ hữu, và nói rằng Jesus không tồn tại. Làm sao hắn có thể phát ngôn ra thứ như thế trong khi hơn 70% dân số là tín đồ Kitô giáo ? Hắn đang bán bổ đức tin của cả một quốc gia đấy ! Tôi còn chưa nói đến vệc gã hứa sẽ "tha" cho người nhập cư đâu đấy"- Tôi nói những điều mà mình thấy bức bình với vị tổng thống mới đắc cử này

  Không phải ngẫu nhiên tôi lại ghét gã tổng thống và những người Dân Chủ tới vậy. Bởi sâu trong tâm trí của tôi luôn là những ấn tượng không tốt với những người Dân Chủ. Gia đình tôi vốn xuất thân là những người nông dân Texas chất phác. Cuộc sống gắn liền với những thửa ruộng vàng ươm. Sống vô lo vô nghĩ, gia đình khá giả hạnh phúc. Nhưng những kẻ dân chủ đã phá hủy tất cả, gã tổng thống cũ của đảng "đã cho" người nhập cư tràn qua biên giới. Những kẻ làn da ngâm đen nơi phía Nam, không nói thông viết thạo, cư xử thì cọc cằng thô lỗ, đã cướp mất công việc của gia đình tôi, phá tan hoan đi vẻ đẹp làng quê yên bình vốn có. Sả súng, giết người, ăn cắp cứ thể diễn ra liên tục, tiếng súng lấn ác đi tiếng trẻ em nô đùa. Gia đình tôi vì không chịu được mà phải chạy lên phía Bắc, đến Massachutes bắt đầu lại từ đầu. Càng nhớ đến những ngày tháng đau thương ấy, càng khiến tôi căm ghét những người Dân Chủ. Tôi đến đây là để ngăn chặn những đứa trẻ ngoài kia không phải chịu đựng nổi khổ mà mình phải chịu ngày xưa. Thế nhưng làm sao biểu tình tiếp được đây khi cảnh sát đang đến ?

  Từ ngả ba đường, tiếng còi cảnh sát vang đến càng rõ, thu hút sự chú ý của tôi và anh bạn Jim, cùng với đó là đội an ninh cũng đến để "góp vui". Mười ngưòi, hai mươi ngưòi,... là bốn mươi người cảnh sát và hai mươi mấy người thuộc đội an ninh bảo vệ Nhà Trắng lần lượt kéo đến. Họ có cầm theo súng, bình xịch hơi cay, trong những bộ đồ trang nghiêm và chuyên nghiệp, một đội thì đứng trước cửa nhà Trắng, một đội thì đứng bên trái, phong thái bình tĩnh và lạnh lùng khiến đoàn biểu tình cũng nơm nớp lo sợ. Nhưng những băng rôn, cờ, khẩu hiệu vẫn cứ được giơ lên, như thách thức chính phủ và bày tỏ sự bất bình của mọi người, cũng như là của tôi. Nhưng cái sự chống đối đó có vững bằng quyền lực của cái tên đang ngồi trong cái dinh thự trán lệ được xây bằng máu và nước mắt của những nô lệ ở thế kỉ 18 không ? Nửa tiếng, rồi 1 tiếng, đoàn biểu tình dần giải tán, chỉ riêng mình tôi còn cố gắng trụ lại thêm chút nữa, dù chỉ là 15 phút rồi cũng bỏ về trong bực nhọc. Thật trớ trêu thay, thực tại phũ phàng, dù cái đất nước mà tôi đang sống luôn tự hào là "tự do, dân chủ", nhưng dù có biểu tình bao nhiêu lần thì cái ghế của những kẻ "đầy tớ của nhân dân" vẫn luôn vững như kiềng ba chân. Trong số 46 người từng nắm chức vụ Tổng thống thì đa số chúng, nếu không bị bệnh mà chết, thì vẫn tại vị cho đến hết nhiệm kì, hoặc nhờ một lí do thần kỳ nào đó mà đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Đó là những gì tôi đã thấy và đúc kết ra được trong suốt nhiều năm đấu tranh của mình. Càng nghĩ đến điều đó, tôi càng cảm thấy mất đi động lực để tiếp tục những nổ lực của mình nhằm thay đổi đất nước của mình.

   Những suy nghĩ xâu xa ấy cứ chiếm lấy tâm trí tôi, từ Tòa Bạch Ống đến Trạm Liên Đoàn, tôi không sao suy nghĩ đến thứ gì khác. Đồng hồ vừa điểm đến mười ba giờ thì cũng là lúc tôi vừa đặt chân đến trạm. Hành lang nơi tôi đang đứng khá đông người, dòng người lướt qua thật nhanh chóng nhưng chẳng ai thèm để ý đến sự hiện diện của tôi, họ cứ làm công việc của họ, điều này khiến tôi yên tâm, tôi không thích sự chú ý của mọi người bởi chúng thường đem đến những phiền phức không đáng có. Rồi tôi cứ sải những bước đi chầm chậm, tiến tới máy bán nước tự động. Bỏ tờ 2 đô vào máy và nhâm nhi lon Coca, quên đi những chuyện vừa xảy ra hồi nảy. Tôi vừa nhắp được một ngụm, đôi mắt vừa hé mở sau khi tận hưởng sự ngọt ngào "giả tạo" từ lon soda thì trước mắt tôi là một điều chẳng lành.
  Ở giữa hành lang là một tên có dáng người khá cao ráo, làn da ngâm ngâm, khuôn mặt hao hao giống người Mĩ Latin, đang xiết lấy cổ của một bé gái. Tay trái của hắn cằm súng, chỉa lên không trung mà bóp cò như đang muốn đe dọa. Cái mùi thuốc súng "quen thuộc" lại xông vào sóng mũi tôi như hồi còn ở Texas. Làn khói đen thoang thoảng vật vờ trong không trung, như cướp đi sự bình tĩnh của mọi người xung quanh. Người thì run rẫy, người thì chạy một cách nhanh chóng khỏi trạm, người thì núp sau cái ghế gỗ để gọi cảnh sát. Không ai dám đương đầu với một gã nhập cư có súng cả, không ai dám đương đầu với một "con thú hoang" để cứu một đứa bé cả. Thật đau lòng làm sao ! Tiếng súng vẫn tiếp tục vang, lấn át lấy tiếng cầu cứu van xin từ người mẹ của bé gái. Hai mẹ con, thật gần mà cũng thật xa nhau, chỉ biết nhìn nhau mà khóc, vang xin gã khủng bố ấy.

  Tôi có thấy cảnh tượng đó không ? Tôi có, nhưng thứ trối buộc đôi chân của anh một cách nặng trĩu lại không phải là dây xích mà lại là nỗi sợ đang chiếm lấy đôi chân này. Hiện thực rất biết trêu đùa, một người Bảo Thủ như tôi, người đề cao các giá trị sống nhân văn và phê phán lối sống "thực dụng" của người dân Mỹ ngày nay, lại đứng như chôn chân khi một bé gái đang gặp nạn.

  "Lạy Chúa ! Xin hãy cho con thêm sức mạnh"- tôi tự nói với chính mình. Giống như cách mà Cố Tổng Thống Ronald Reagan đã luôn chỉ dẫn người dân khi ông còn tại chức, hãy cầu nguyện ở mọi lúc mọi nơi. Ông đã đi vào lòng nhân dân khi đó và luôn được nhớ đến là một trong những vị "lãnh tụ vĩ đại" của đất nước này. Ông đã mở lối cho tôi, tiếp bước con đường mà những người Cộng Hòa kiên trung đã để lại. Cả cuộc đời mình, tôi đã sống và làm việc theo nề nếp, kỉ luật và tư duy sống của một người Cộng Hòa. Và có lẽ, tôi cũng sẽ vì những giá trị đó mà hi sinh để đổi lấy tính mạng của một bé gái

  Đối diện với khẩu súng lạnh lùng, sắc lạnh của tên khủng bố trước mắt, cách mình chỉ vài bước chân.

  "Mình không sợ nữa."- tôi tự nói với lòng mình.

  Rồi tôi giả vờ chạy đi, nhằm khuất khỏi tầm mắt của tên đó. Nếu là người thường, có lẽ tôi sẽ chạy đi luôn, nhưng không. Tôi vòng lại, rón rén đứng phía sau lưng hắn, dõi theo những bước chân của tôi là ánh mắt bất ngờ của mọi người. Người mẹ như hiểu được hành động của tôi mà cầu xin tên khủng bố còn lớn hơn nữa nhằm lấy đi sự chú ý của hắn. Tôi an tâm phần nào... Nhân lúc hắn sơ hở, tay trái của tôi tóm lấy tay trái của hắn, khống chế tay cầm súng. Tay còn lại thì tôi cố gắng khóa người hắn. May mắn thay, bé gái nhỏ đã  thoát khỏi cái gã này và chạy tới vòng tay mẹ. Nhưng tôi lại không được may mắn như thế, sức của một chàng trai 30 tuổi như tôi mà lại không chống lại được gã này. Hắn thuận thế, vật tôi xuống sàn một cách đau đớn, tôi cảm giác như cái xương quai xanh của mình đang nứt ra. Chưa kịp định hình thì hắn bồi thêm một cú đấm ngay mặt làm tôi xiểng niểng.

  Gã khủng bố tưởng thế là xong, hắn quay người lại, cái cánh tay lực lưởng của hắn dủi thẳng ra, chỉa khẩu súng tới hướng của hai mẹ con. Dường như trong cái khoảnh khắc ấy, tôi thoáng thấy bóng dáng của những người bạn thời thơ ấu của mình hồi ở Texas, cũng là nạn nhân của các vụ xả súng của bọn nhập cư. Kí ức ùa về như cho tôi thêm sức mạnh, tôi dùng chút sức tàn kéo lấy tay cầm súng của gã khủng bố, câu giờ cho đôi mẹ con chạy khỏi đây. Giờ tôi chỉ mong cảnh sát hãy đến đây thực nhanh để tiễn gã này vào tù hoặc "về nơi chín suối" càng nhanh càng tốt. Bởi giằng co với gã một lúc đã khiến tôi mất sức, gã biết điều đó nên đặt cái họng súng vào ngực tôi. Cái cảm giác lạnh đến gai người như cứa vào da thịt làm tôi lạnh sóng lưng, cố gắng dùng chút sức bình sinh để bảo vệ lấy sự sống đang thoi thóp của mình. Nhưng mấy ai chống lại được thần chết ?

  Trong giây phút sinh tử ngặc nghèo này, tôi buông xui, cảm thấy rằng sức mình không thề chống lại một tên trai tráng. Chỉ chờ có thể, hắn bóp cò, đường đạn đi xuyên qua tim tôi. Mắt tôi tối sầm lại, hơi thở thoi thóp yếu dần. Ý thức của tôi dần chìm vào im lặng. Thứ cuối cùng tôi kịp nhìn thấy là những sĩ quan cảnh sát đang chạy tới...

   Họ trễ quá !

  Rồi những hơi thở cuối cùng của tôi cũng ngừng lại cùng với tầm nhìn của tôi tối dần, cuối cùng chỉ còn lại một màu đen. Tôi đã ra đi như thế đó. Một cái chết đau đớn, nhưng cái đau đớn ấy đổi lại mạng sống của người khác, cũng đáng mà. Dù gì thì cái đất nước mà tôi luôn gọi là "tổ quốc" cũng thật mục nát làm sao. Tôi chán ghét nơi đó rồi ! Có đấu tranh đi nữa thì cũng vậy thôi,  chả thay đổi được những cái đầu lạnh trong Tòa Bạch Ốc đâu...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro