dao dong ki dien tu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

câu 26: đồng bộ quét trong dao động kí là gì? gồm những loại nào, đặc điểm của từng loại?

- Đồng bộ quét trong dao động kí điện tử là giữ cho hình ảnh thu được trên màn hình ổn định. đồng bộ quét trong dao động kí điện tử bao gồm 2 loại: đồng bộ quét trong và đồng bộ quét ngoài

+ đồng bộ quét trong: trích 1 phần tín hiệu nghiên cứu làm 1 tín hiệu kích thích đồng bộ. phương pháp này thường được sử dụng vì dễ thỏa mãn điều kiện đồng bộ và thường được dùng khi quét các dao động điều hòa, các xung có độ rỗng nhỏ. Nhược điểm của phương pháp này là biên độ và thời gian quét bị phụ thuộc vào tín hiệu nghiên cứu.

+ đồng bộ quét ngoài: tín hiệu đồng bộ được lấy từ 1 nguồn ngoài khác với tín hiệu nghiên cứu. Ở phương pháp này thì biên độ và thời gian quét không phụ thuộc vào tín hiệu nghiên cứu tuy nhiên điều kiện đồng bộ khó thực hiện hơn.

Câu 27: trong các DĐKĐT thường sử dụng các chế độ quét nào nhằm mục đích gì?

các chế độ quét trong dao động kí điện tử bao gồm: chế độ quét tuyến tính, chế độ quét tròn, xoắn ốc; chế độ quét hình sin/

- Chế độ quét tuyến tính: là chế độ có điện áp quét biến đổi tuyến tính theo thời gian. chế độ quét tuyến tính được sử dụng để quan sát dạng tín hiệu.

- Chế độ quét tròn, xoắn ốc: chế độ này được sử dụng troing các phép đo đặc biệt như chu kì, tần số của tín hiệu.

+ Chế độ quét tròn: điện áp đưa vào ặp phiến XX, YY là các điện áp điều hòa có biên độ và tần số như nhau nhưng lệch pha nhau 90*. Khi đó hình ảnh thu được sẽ là 1 vòng tròn.

+ Chế độ quét xoắn ốc: Điện áp đưa vào các cặp phiến XX, YY là các điện áp điều hòa có tần số như nhau, lệch pha nhau 90*, biên độ bằng nhau nhưng biến đổi bậc nhất theo thời gian. Khi đó hình ảnh thu được có dạng hình xoắn ốc. Chế độ quét xoắn ốc nhằm mục dích kéo dài đường quét so với chế độ quét tròn.

- Chế độ quét hình sin: điện áp đưa vào cặp phiến XX, YY là các điện áp điều hòa, chế độ quét này được sử dụng để nghiên cứu tín hiệu: độ lệch pha, độ chênh lệch tần số.

Câu 32: Phương pháp chuyển mạch luân phiên và ngắt quãng.

Trong đo lường với nhiều phép đo so sánh ta phải quan sát 2 hay nhiều tín hiệu trên cùng 1 dao dộng kí. Dao động kí điện tử có hơn 1 tia (thường là 2 tia) gọi là dao động kí điện tử nhiều tia. Có 2 phương pháp tạo ra dao động kí nhiều tia là: phương pháp tạo các tia riêng biệt và phương pháp sử dụng chuyện mạch điện tử để dùng chung 1 tia. Trong phương pháp sử dụng chuyển mạch điện tử có 2 phương pháp là: Phương pháp chuyển đổi luân phiên và chuyển đổi ngắt quãng.

- Phương pháp chuyển đổi luân phiên: tín hiệu vào bộ khuếch đại kenh Y được chuyển đổi luân phiên với nhau sau mỗi chu kì quét.

Đặc điểm: đơn giản, khó thực hiện đồng bộ, không hiển thị được ở tần số thấp. Yêu cầu tần số quét phải lớn

-  Phương pháp chuyển đổi ngắt quãng: tín hiệu vào bộ khuếch đại kênh Y được chuyển đổi với tần số chuyển mạch rất cao.

Đặc điểm: đơn giản, tần số chuyển mạch phải lớn hơn rất nhiều so với tần số tín hiệu nghiên cứu, khó thực hiện ở tần số cao, tạo nhấp nháy nếu tần số chuyển mạch nhỏ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro