Đạo đức học quân sự HVKTQS

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Đạo đức học quân sự Mác Lê-nin là gì? Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa đối với việc xây dựng đạo đức người quân nhân.

Câu 2: Phân tích nhiệm vụ của đạo đức học quân sự Mác Lê-nin. Ý nghĩa đối với người học viên.

Câu 3: Phân tích quan điểm Mác xít về nguồn gốc, bản chất của đạo đức. Ý nghĩa đối với người học viên.

Câu 4: Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác xít. Phân tích nội dung phạm trù cái thiện. Ý nghĩa đối với xây dựng đạo đức cách mạng trong quân đội và bản thân

Câu 5: Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác xít. Phân tích nội dung phạm trù “Nghĩa vụ đạo đức”. Ý nghĩa đối với xây dựng đạo đức CM trong quân đội và bản thân.

Câu 6: Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học quân sự. Phân tích nội dung phạm trù “trách nhiệm quân nhân”. Ý nghĩa đối với việc XD đạo đức trong đơn vị và quá trình tu dưỡng đạo đức bản thân

Câu 7: Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học QS. Phân tích ND phạm trù “nghĩa vụ quân nhân”. Ý nghĩa đối với việc XD đạo đức trong đơn vị và quá trình tu dưỡng đạo đức bản thân

Câu 8: Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học QS. Phân tích ND phạm trù “danh dự quân nhân”. Ý nghĩa đối với việc XD đạo đức trong đơn vị và quá trình tu dưỡng đạo đức bản thân

Câu 9: Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học QS. Phân tích ND phạm trù “tinh thần kỉ luật”. Ý nghĩa đối với việc XD đạo đức trong đơn vị và quá trình tu dưỡng đạo đức bản thân

Câu 10: Phân tích ND cơ bản tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc VN. Ý nghĩa đối với quá trình tu dưỡng đạo đức của người học viên

Câu 11: Phân tích ND cơ bản tư tưởng đạo đức HCM. Ý nghĩa đối với quá trình tu dưỡng đạo đức của người học viên

Câu 12: Phân tích đặc điểm cơ bản của hoạt động QS và tác động của nó đến quá trình hình thành phát triển hoàn thiện đạo đức quân nhân

Câu 13: Yêu cầu và nội dung cơ bản của GD đạo đức QN trong giai đoạn CM hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn và phê phán các quan điểm sai trái về vấn đề này

Câu 14: Phân tích ND và biện pháp cơ bản XD môi trường đạo đức QS ở đơn vị cơ sở QĐ hiện nay. Phê phán những quan điểm sai trái




CÂU 1:
Đạo đức học quân sự Mác Lê-nin là gì? Đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa đối với việc xây dựng đạo đức người quân nhân.
-Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc chuẩn mực XH để điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, cá nhân và cộng đồng được thực hiện do sức mạnh phong tục tập quán của dư luận XH và lương tâm của con người.
-Đạo đức học là khái niệm nghiên cứu những phẩm chất đạo đức của XH dưới hình thái lí luận
-Đạo đức học là môn khoa học nghiên cứu lĩnh vực đạo đức trong đời sống XH nói chung, nghiên cứu những vấn đề có tính quy luật trong sự hình thành, phát triển ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức, hành vi đạo đức trong lịch sử XH.
-Đạo đức học Mác Lê-nin là hệ thống tri thức khoa học về bản chất của đạo đức về quy luật hình thành, phát triển của đạo đức XH, về quy luật phát triển của đạo đức CSCN trong XH, quy luật phát triển của đạo đức mới XHCN.
-Đạo đức học quân sự là bộ môn khoa học bao gồm hệ thống về tính đặc thù của đạo đức XH trong lĩnh vực hoạt động QS; nghiên cứu những vấn đề có tính quy luật trong sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức, hành vi đạo đức của quân nhân và tập thể quân nhân.
*Đối tượng nghiên cứu của đạo đức học QS: vận dụng các quan điểm lý luận của đạo đức học Mác xít vào các biểu hiện đặc thù của đạo đức mới XHCN trong tổ chức đời sống và hoạt động của LLVTCM
-Nghiên cứu việc vận dụng các quan điểm đạo đức mới XHCN vào giáo đạo đức cho bộ đội.
-Nghiên cứu vận dụng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, tư tưởng đạo đức CM của HCM vào giáo dục rèn luyện đạo đức quân nhân trong quân đội ta.
-Nghiên cứu quá trình hình thành , phát triển đạo đức quân nhân trong QĐNDVN
-Nghiên cứu cơ sở lí luận trong thực tiễn của việc xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá đạo đức quân nhân, xây dựng môi trường đạo đức quân sự tốt đẹp, định hướng giá trị của đạo đức trong giai đoạn CM hiện nay.


CÂU 2:
Phân tích nhiệm vụ của đạo đức học quân sự Mác Lê-nin. Ý nghĩa đối với người học viên.
*Nội dung:
-Phân tích khái quát ảnh hưởng của quan điểm đạo đức trong lịch sử đến sự hình thành và phát triển đạo đức của quân nhân trong QDDXHCN nói chung và QĐNDVN nói riêng.
-Phân tích mặt tích cực, hạt nhân hợp lí của đạo đức XH tác động đến sự phát triển đạo đức của quân nhân.
-Phân tích quan điểm nguyên tắc của triết học Mác xít, vận dụng nó vào hoạt động QS và đời sống quân nhân.
-Làm rõ các nội dung tiêu chí đánh giá đạo đức , các giá trị đạo đức của quân nhân trong giai đoạn CM hiện nay nhằm chứng minh về quy luật đạo đức người quân nhân.
-Phân tích thực trạng vấn đề đạo đức XH, đạo đức quân nhân hiện naytuwf đó chỉ rõ tính cấp thiết và nội dung công tác giáo dục đạo đức quân nhân, góp phần hoàn thiện đạo đức Bộ đội cụ Hồ.
-Phê phán vạch trần tính chất phản khoa học của các quan điểm đạo đức phi Mác xít, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan về sự suy thoái tư tưởng chính trị, xuống cấp về đạo đức của 1 bộ phận XH hiện nay ảnh hưởng tới đời sống đạo đức của quân nhân hiện nay.
*Ý nghĩa: Từ những nhiệm vụ của đạo đức học QS Mác Lê-nin, người học viên phải nhận thức đúng đắn, tu dưỡng rèn luyện đạo đức bản thân theo tư tưởng đạo đức Mác xít, khắc phục những ảnh hưởng xấu của đạo đức phản động trở thành 1 học viên ưu tú và có phẩm chất đạo đức tốt.


CÂU 3:
Phân tích quan điểm Mác xít về nguồn gốc, bản chất của đạo đức. Ý nghĩa đối với người học viên.
*Nguồn gốc của đạo đức
-Theo quan điểm CN Mác Lê-nin, đạo đức là 1 hình thức ý thức XH do vậy nó có nguồn gốc tồn tại XH, nó là sự phản ánh TTXH. Từ đó mà hình thành nội dung ý thức đạo đức. Do vậy có thể khẳng định đạo đức XH có tính lịch sử. Đồng thời những giá trị đạo đức của XH xét đến cùng là do sự phát triển của cơ sở kinh tế quyết định sự ra đời của nó
-Theo quan điểm của CN Mác – Lê nin cơ sở khách quan để hình thành phát triển các giá trị đạo đức trong Xh là do hoạt động thực tiễn của con người. Từ đó mà được hình thành nghĩa là thông qua hoạt đọng thực tiễn mà hình thành các quan hệ giao tiếp , quan hệ ứng xử, các nguyên tắc, quy tắc đạo đức trong quá trình đối nhân xử thế giữa người vs người
-Đạo đức Xh cũng luôn vận động phát triển của các hình thái KTXH. Do vậy mà trong các XH có giai cấp đối kháng thì những quan điểm đạo đức của XH cũng mang tính giai cấp sâu sắc. Vì mỗi giai cấp nhất định đều có địa vị KTXH, có điều kiện sinh hoạt vật chất riêng khác nhau. Do vậy mà họ hình thành các ý thức hệ riêng khác nhau trong đó có ý thức đạo đức
-Các gía trị đạo đức của XH nó vừa mang tính phổ biến lại vừa mang tính đặc thù. Điều đó phản ánh đặc điểm riêng của mỗi dân tộc và truyền thống văn hóa , môi trường địa lí khác nhau. Do vậy mà nó hình thành những giá trị đạo đức của mỗi dân tộc có những nét khác nhau nhưng đồng thời cũng có những giá trị đạo đức của nhân loại mà các dân tộc đều thừa nhận. Các giá trị đó phản ánh và vì lợi ích tiến bộ chung của nhân loại chẳng hạn như chủ nghĩa nhân đạo

*Bản chất của đạo đức
-Bản chất Xh của đạo đức là tồn tại các mối quan hệ hợp thành những chỉnh thể thống nhất quy định sự tồn tại và phát triển của đạo đức XH
-Đặc điểm mang bản chất Xh vì nội dung phản ánh được các mối quan hệ xuất phát từ hoạt động thực tiễn hình thành các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực Xh
-Bản chất XH của đạo đức cũng luôn vận động biến đổi theo lịch sử do đó những thời đại lịch sử khác nhau có những hệ thống đặc điểm Xh khác nhau, thậm chí chúng còn đối lập vs nhau


CÂU 4:
Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác xít. Phân tích nội dung phạm trù cái thiện. Ý nghĩa đối với xây dựng đạo đức cách mạng trong quân đội và bản thân

*Các phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác xít
- Hạnh phúc hạt nhân và lí tưởng của cuộc sống
- Nghĩa vụ đạo đức – Tiêu chí của con người có ý thức
- Lương tâm – Một giá trị đạo đức
- Cái thiện – Phạm trù trung tâm của đạo đức học

*Phân tích
- Quan niệm về cái thiện
+Đ/n: Cái thiện là 1 phạm trù đạo đức học bao gồm tất cả những giá trị mang ý nghĩa tích cực phù hợp vs các chuẩn mực đạo đức Xh.
+Cái thiện được hiểu là giá trị của tất cả những cái gì cần cho con người ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn cho con người góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất của con người
+Suy cho cùng cái thiện có nguồn gốc từ lao động sang tạo của con người
Các giá trị được tồn tại trong những mối quan hệ trong chủ thể (con người) vs khách thể (những đối tượng nào đó) nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể

-Xét về góc đạo đức học tồn tại trong đời sống đạo đức XH liên quan đến quá trình hình thành phát triển biến đổi của các chuẩn mực đạo đức Xh
+Thang giá trị của cái thiện là các giá trị được sắp xếp theo logic xác định
+Thiện là những giá trị đạo đức được Xh thừa nhận khẳng định cần phải làm theo
+Thiện là tất cả những gì tốt lành , không hung dữ, không đọc hại và có vai trò tích cực trong đời sống XH
+Thiện là tất cả những hành vi của con người phù hợp vs các chuẩn mực đạo đức XH như sự giúp đỡ, thông cảm, nhường nhịn, vị tha của con người trong việc giải quyết các mối quan hệ
+Cái ác là tất cả những hiện tượng hành vi tiêu cực những cái phản giá trị không phù hợp vs các chuẩn mực đạo đức XH cần phải lên án , là toàn bộ những gì đối lập vs cái thiện phản ánh mặt trái của các quan hệ Xh. Ví dụ như: chiến tranh phi nghĩa sự lạnh nhạt thờ ơ vs số phận của những người khác
+Thiện và ác trong đời sống XH cũng luôn vận động thay đổi theo điều kiện KTXH
VD: Theo quan niệm truyền thống thiện là tất cả những gì tốt lành là đạo đức nhưng bây giờ hành vi làm giàu chính đáng cũng được coi là thiện

*Thực chất và vai trò của cái thiện
- Thực chất: quan niệm về thiện ác là những phạm trù đạo đức học thuộc lĩnh vực ý thức XH phản ánh Xh được hình thành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa người vs người, cá nhân vs cộng đồng
-Bản chất của cái thiện là sự thống nhất giữa mục đích và kết quả, động cơ và phương tiện hoạt động đạo đức của con người. Động cơ tốt, kết quả tốt được coi là cía thiện; động cơ tốt, kết quả xấu không phải là cái ác nhưng cũng không phải là cía thiện; động cơ xấu, kết quả tốt hay xấu được coi là cái ác
-Do vậy việc nhận diện cái thiện hay cái ác trong thực tế đời sống xã hội cần phải có quan điểm xem xét 1 cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể để đánh giá 1 cách chính xác vì trong XH có nhiều hiện tượng giả thiện, giả ác

-Vai trò: là giá trị đạo đức vĩnh hằng phổ biến và vĩnh hằng của Xh do vậy nó có vai trò to lớn trong đời sống XH thể hiện:
+Kích thích tính tích cực, xây dựng niềm tin cuộc sống trong con người
+Định hướng cho lẽ sống của con người(lẽ là hợp đạo lí, quy luật, là lí do của sự việc)
+Góp phần điều chỉnh hành vi con người, xây dựng các mối quan hệ XH lành mạnh, tốt đẹp, có vai trò quan trọng xây dựng nền đạo đức mới XHCN
Ý nghĩa: …



CÂU 5:
Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác xít. Phân tích nội dung phạm trù “Nghĩa vụ đạo đức”. Ý nghĩa đối với xây dựng đạo đức CM trong quân đội và bản thân.

*Các phạm trù cơ bản của đạo đức học Mác xít
-Hạnh phúc – hạt nhân lí tưởng của cuộc sống
-Nghĩa vụ đạo đức – tiêu chí của con người có ý thức
-Lương tâm – 1 giá trị đạo đức
-Cái thiện – phạm trù trung tâm của đạo đức học

*Phân tích
-Theo từ điển tiếng việt nghĩa được hiểu là lẽ phải là điều làm khuôn phép cho cách xử thế của con người
-Nghĩa vụ là bổn phận phải làm đối với Xh hoặc người khác
Vd: Nghĩa vụ quân sự là bổn phận của công dân phục vụ trong quân đội
-Nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm của con người, là ý thức được những gì cần phải làm, là hành động tự giác vì lợi ích của người khác và Xh trong đó có lợi ích của cá nhân mình
-Nghĩa vụ đạo đức là phạm trù chỉ về hành vi đạo đức tất yếu của con người mang tính tự nguyện, tự giác
-Nghĩa vụ đạo đức phản ánh trách nhiệm tự giác của mỗi con người. Nó là sự phù hợp giữa lí trí và tình cảm của cá nhân vs yêu cầu đạo đức của Xh
-Nghĩa vụ đạo đức có vai trò điều chỉnh mối quan hệ giữa con người vs con người. -Nó làm cho con người nhận thức được cái tất yếu, gạt bỏ những cái tính toán cá nhân, vụ lợi, ích kỉ để thực hiện những quy phạm đạo đức của XH
-Quan hệ giữa nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lí
+Nghĩa vụ pháp lí mang tính bắt buộc cưỡng chế từ bên ngoài áp đặt vào đối với mỗi cá nhân con người
+Nghĩa vụ đạo đức xuất phát từ nguồn gốc bên trong từ tình cảm đạo đức của con người. Con người nhận thức được những cái cần phải làm vì lợi ích chung của Xh mà tự nguyện tự giác hành động để thực hiện trách nhiệm
+Nghĩa vụ pháp lí và nghĩa vụ đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quán trình phát triển của XH
+Khi nghĩa vụ pháp lí được thực hiện 1 cách nghiêm túc thì nó tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi để giáo dục con người nhận thức và hành động theo nghĩa vụ đạo đức
-Nghĩa vụ đạo đức được thực hiện ngày càng tốt đẹp hơn là cơ sở để XD 1 XH tốt đẹp, tiến bộ
-Quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, nhiệm vụ đạo đức của công dân trong XHCN
+Phạm trù nhiệm vụ đạo đức phản ánh và gắn vs lợi ích chung của Xh giai cấp trong đó có lợi ích cá nhân con người
+Nhiệm vụ nói đến những việc cần phải làm còn quyền lợi là lợi ích của chủ thể
+Trong chế độ XHCN: thì nghĩa vụ và quyền lợi thống nhất với nhau, không có sự đối lập xét về mặt nguyên tắc giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể cộng đồng Xh. +Do đó nghĩa vụ đạo đức trong CNXH nó vừa mang tính nhân dân vừa mang tính giai cấp công nhân sâu sắc

*Ý nghĩa:…




CÂU 6:
Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học quân sự. Phân tích nội dung phạm trù “trách nhiệm quân nhân”. Ý nghĩa đối với việc XD đạo đức trong đơn vị và quá trình tu dưỡng đạo đức bản thân

*Các phạm trù cơ bản của đạo đức học quân sự
-Trách nhiệm quân nhân
-Nghĩa vụ quân nhân
-Tình đồng chí đồng đội
-Lòng dũng cảm quân nhân
-Tinh thần kỉ luật

*Phân tích
-Trong từ điển tiếng việt trách nhiệm là điều phải làm phải gánh vác phải nhận lấy về mình
-Nói tới trách nhiệm là nói tới năng lực của con người ý thức được và có thía đọ đúng đắn tự giác về các hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích chung của XH
-Trách nhiệm quân nhân là sự biểu thị thái độ tích cực của QN đối với Xh về phương diện thể hiện những bổn phận đạo đức trong hoạt động QS. Chẳng hạn sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao vs thái độ tích cực và tự giác của những người học viên trong học tập và rèn luyện
-Nội dung trách nhiệm quân nhân:
+Phải nhận thức được những việc cần phải làm và dự kiến được kết quả hành động của mình
+Họ phải kiên định được việc làm của mình là cần thiết và mang tính tất yếu
+Thể hiện ở sự nỗ lực cao nhất (cả ý chí và sức lực) để thực hiện quyết định của mình
Thực chất ND trách nhiệm quân nhân là việc quân nhân nhận thức đúng và hoạt động tự giác với nhiệm vụ được giao
-Nâng cao trách nhiệm quân nhân
+Thường xuyên quán triệt GD trách nhiệm QN cho mọi người kết hợp với công tác chính trị tư tưởng giải quyết tốt các mối quan hệ trong tập thể quân nhân
+Kết hợp giữa GD trách nhiệm quân nhân với việc thực hiện nghiêm túc các chế độ điều lệnh điều lệ kỉ luật QĐ nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để QN phát huy cao nhất trách nhiệm của mình

-Ý nghĩa:
+Nâng cao trách nhiệm QN có ý nghĩa quan trọng nhằm XD môi trường VH tốt đẹp ở các đơn vị cơ sở QĐ, giúp cho người QN không ngừng rèn luyện phát triển đạo đức CM, nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ XH
+Nâng cao trách nhiệm học viên được quán triệt GD làm học viên nhận thức rõ nhiệm vụ học tập rèn luyện theo mục tiêu đào tạo học viên từ đó có thái độ đúng đắn tư tưởng nỗ lực cao trong học tập




CÂU7 .
Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học quân sự. phân tích nội dung phạm trù “nghĩa vụ quân sự” . ý nghĩa của việc xây dựng đạo đức trong đơn vị và quá trình tu dưỡng đạo đức của bản thân ?

*Các phạm trù cơ bản của đạo đúc học quân sự:
-Trách nhiệm quân nhân
-Nghĩa vụ quân nhân
-Danh dự quân nhân
-Tình đồng chí đồng đội
-Lòng dũng cảm quân nhân
-Tinh thần kỉ luật

*Phân tích
-Nghĩa vụ là lẽ phải, là những điều làm khuôn phép cho cách sử lễ
-Nghĩa vụ là bổn phận phải làm đối với xã hội và người khác
-Nghĩa vụ quân sự là thể hiện trách nhiệm cao cả và vẻ vang của mỗi quân nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.
-Nghĩa vụ quân sự được quy định thành pháp luật. đối với quân đội ta được biểu hiện trong nội dung 10 lời thề danh dự quân nhân và các điều lệnh điều lệ của quân đội.
-Nghĩa vụ quân nhân của quân đội ta hiện nay được thể hiện trong nội dung: phải có trách nhiệm bảo vệ vững chắc tổ quốc, bảo vệ đảng , bảo vệ chế độ XH, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Đây được coi là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người quân nhân.
-Để thực hiện được nghĩa vụ quân nhân trong quân đội ta hiên nay đòi hỏi mỗi người quân nhân phải học tâp rèn luyện để nâng cao trình độ giác ngộ về lý tưởng cộng sản CN. Có kiến thức sâu rộng vững chắc về KHQS, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng.
-Vai trò của nghĩa vụ quân nhân: nếu thực hiện tốt nghĩa vụ quân nhân có tác dụng rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết, giúp đỡ người quân nhân khẳng định chính mình về phương diện đạo đức trước mọi người, tập thể quân đội và XH. -Nhận thức về nghĩa vụ quân nhân đòi hỏi mỗi quân nhân phải ra sức học tập nắm vững lí luận Mác-Lênin tư tưởng HCM. Quán triệt sâu sắc quan điểm của đảng, nâng cao trình độ tri thức toàn diện nhằm hình thành tính tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ quân nhân.

*Ý nghĩa:…




CÂU 8:
Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đức học quân sự. phân nội dung phạm trù “danh dự quân nhân” . ý nghĩa đối với việc xây dựng đạo đức trong đơn vị và quá trình tu dưỡng đạo đức của bản thân?

*Các phạm trù cơ bản của đạo đúc học quân sự:
-Trách nhiệm quân nhân
-Nghĩa vụ quân nhân
-Danh dự quân nhân
-Tình đồng chí đồng đội
-Lòng dũng cảm quân nhân

-Tinh thần kỉ luật

*Phân tích
-Danh dự là sự coi trọng hoặc sự đánh giá tốt đẹp hoặc phẩm chất con người.
-Danh dự là phạm trù đạo đức biểu thị thái độ và vinh dự của mỗi người trước nghĩa vụ của mình.
-Danh dự quân nhân là sự giác ngộ về vinh dự của mỗi quân nhân và viêc thực hiên nghĩa vụ của mình theo lương tâm.
-Danh dự quân nhân mang tính giá trị được XH thừa nhận, tôn trọng, tín nhiêm. Vì vậy mà tạo nên niềm tin, niềm tự hào cho mỗi cá nhân hoạc tập thể quân nhân, nâng cao tính tích cực chủ động.
-Đặc điểm quân nhân cách mạng là sự giác ngộ về vinh dự quân nhân và việc thực hiện 1 số nhiêm vụ của họ theo lương tâm, là tự giác phân sử hành vi của mình vừa có tính thực tiễn vừa có tính giá trị:
+Tính giá trị: được xh thừa nhận , tôn trọng tín nhiệm đối với quân nhân đó chính là niêm tự hào vinh dự của mỗi quân nhân
+Tính thực tiễn: đặc điểm đó có tác dụng động viên , khuyến khích,người quân nhân tích cực hơn trong hoạt động quân sự.
-Cơ sở hình thành danh dự quân nhân.
+Xuất phát từ thái độ tự giác, ý thức trách nhiệm của người quân nhân đối với nghĩa vụ, chức trách và sự hoàn thành 1 cách xứng đáng.
+Sự công nhân của xã hội tập thể đối với công lao động đóng góp thực tế của ngươi quân nhân.
+Thể hiện năng lực ý trí lao động của người quân nhân để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong hoạt động quân sự.
-Biểu hiện danh dự quân nhân: thong qua thành tích của các cá nhân tập thể quân đội bằng các danh hiệu mà xã hội tôn vinh họ. chẳng hạn…..

-Vai trò : động lực tinh thân mạnh mẽ động viên, khuyến khích người quân nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ chức trách, góp phần bảo vệ uy tín, danh dự bộ độ cụ hồ.

*Ý nghĩa:..




CÂU 9:
Trình bày các phạm trù cơ bản của đạo đúc học quân sự. phân tích nội dung phạm trù “ tinh thần kỉ luật”. ý nghĩa đối với việc xây dựng đạo đức trong đơn vị và quá trình tu dưỡng đạo đức của bản thân?

*Các phạm trù cơ bản của đạo đúc học quân sự:
-Trách nhiệm quân nhân
-Nghĩa vụ quân nhân
-Danh dự quân nhân
-Tình đồng chí đồng đội
-Lòng dũng cảm quân nhân

-Tinh thần kỉ luật

*Phân tích:
-Kỉ luật là 1 dạng đặc thù của các quan hệ xã hội thông qua đó xã hội thông qua đó xã hội điều chỉnh hành vi của con người tự giác chấp hành các quy tắc, luật lệ thiết chế xã hội.
-Kỉ luật quân đội là các chế độ pháp lí điều tiết hành vi của quân nhân trong giải quyết các quan mối hệ giữa quân nhân với quân nhân, giữa quân nhân với tập thể quân nhân, trong các tập thể quân đôi với nhau, trong tổ chức quân đội với xã hội.
-Nội dung: nó được phản ánh trong 10 lời thề , 12 điều kỉ luật cùng với các chế độ quy định của quân đội.

-Đặc trưng: mang tc tự giác và nghiêm minh.
+Tự giác là ngươi quân nhân dc giáo dục, quán triệt xâu sắc các chế độ kỉ luật của quân đội, từ đó giúp họ nhận thức và hành động cái tất yếu trong hoạt động quân sự.
+Nghiêm minh: đc duy trì 1 cách chặt chẽ, nghiêm túc không phân biệt mọi đố tượng quân nhân, từ cấp tướng trở xuống đều phải châp hành ki luật quân sự, vì xuất phát từ đặc điểm quân sự tập trung, thống nhất theo người chỉ huy.

-Vai trò: mang tính chất tự giác giúp người quân nhân nhận thức và hoạt động theo cái tất yếu, điều kiện giúp người quân nhân rèn luyện các phâm chất đạo đức, ý thức chấp hành kỉ luật quân sự cũng là tiêu chí xem xét đánh giá về mặt đạo đức của người quân nhân.
*Ý nghĩa:…




CÂU 10:
Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc vn, ý nghĩa đối với quá trình tu dưỡng đạo đức của người học viên?
-Quan điểm xem xét: về phương diện đạo đức với 4 khía cạnh mối quan hệ: mối quan hệ với tự nhiên xét về mặt chiều cao. Mqh xã hội gọi là chiều rộng. mqh với chính bản thân gọi là chiều sâu. Mqh với tổ tiên con cháu gọi là chiều lịch sử. như vậy khi xem xét những nội dung tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc được xét trên cả 4 phương diện trên.

**Nội dung tư tương đạo đức truyền thống dân tộc:
*Truyền thống yêu nước : là 1 nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức truyền thồng dân tộc được hình thành từ rất sớm. truyền thống yêu nước trở thành tc thiêng liêng của gia đình việt nam dc coi như nhân sinh quan của người việt nam.

-ND:xem xét từ góc độ lí luận được biểu hiện ở 3 vấn đề sau
+Tư tưởng nhận thức về dân tộc và độc lập dân tộc , các nhà tư tưởng lịch sử việt nam đều ra điều kiện định ta là 1 dân tộc dộc lập khác dân tộc hán
+Tư tưởng về nhà nước , dân tộc độc lâp ngang hàng với phương bắc được khẳng định ở quốc hiệu đế hiệu và thủ đô trong lich sử.
+Quan niêm về nguồn gốc động lực sức mạnh cứu nước và giữ khỏi kẻ địch . cứu nước giữ nước là sức mạnh cộng đồng sức mạnh của quần chúng nhân dân lao động,
Truyền thống yêu nước của dân tộc việt nam được kế thừa và phát triển lên 1 trình độ mới.

*Truyền thống nhân nghĩa : nhân là long thương yêu con người , tình đồng bào đồng chí của người viêt nam, đượ hình thành và phát triển từ rất sớm trong lịch sử dân tộc, dc phản anh qua truyền thuyết của người việt, tư tưởng về nhân, tình thương yêu con người trở thành phương thức ứng sử lối sống của người việt nam, nhân đức, nhân ái, nhân hậu trong quan niệm cuộc sống của người việt nam.
Nghĩ là lẽ bổn phận phải làm đối với ngươi khác và xã hôi . đó là quan niệm nghĩa vụ trách nhiệm trong cuộc sống của người việt nam. Phải có trach nhiêm với gia đình , dòng họ ,đồng bào đất nước. nó dc hình thành trong suốt chiều dài lịch sử , nó trở thành lẽ sống của người viêt nam.

*Truyền thống thủy chung gắn bó cộng đồng:
+Thủy chung là đạo lí nhân văn, đó là cái lối sống có trước có sau , trọn vẹn tình nghĩa, trọn vẹn tình nghĩa , trọn vẹn chữ tín, giữ dc lòng tin với người khác .
+Gắn bó cộng đồng là 1 truyền thống dc vun đắp trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước là sự gắn bó keo sơn trong cá nhân gia đình dòng họ làng xã trong cộng đồng dân tộc, thể hiện ở sự yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, dc phản anh trong loạt các cau ca dao , tục ngữ của dân tộc, thể hiện đạo lí sống của người việt.

*Tinh thần cần cù sáng tạo , đề cao giá trị lao động : đây là 1 trong những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc việt nam, nó đc hình thành và phát triển trong quá trình đấu tranh chống thiên nhiên , trong quá trình sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước với trình đội của llsx thấp.sự tôn trọng các giá trị lao đông,

*Trung thực khiêm tốn giản dị : đây là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc việt nam nó phản ánh tinh thần tự trọng sự chân thành , cầu thị sự tiến bộ; phản ánh cái quan niệm về giữ gìn long tin, trong quan hệ giữ người với người và lối sống giản dị.



CÂU 11:
Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức hồ chí minh. Ý nghĩa đối với quá trình tu dưỡng đạo đức của người học viên.

-Đạo đức là gốc của người làm cách mạng:
+ Theo quan niệm của HCM đạo đức là gốc của con người đi làm cách mạng đó là việc chấp hành nghiêm kỉ luật , đặt lợi ích nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, hết lòng phục vụ nhân dân có đạo đức cách mạng sẽ giúp cho người cách mạng khắc phục được mọi khó khăn gian khổ hoàn thành nhiệm vụ cach mạng.
+Bác hồ luôn quan tâm chăm lo đội ngũ cán bộ cách mạng vừ có đức vừa có tài . nó được thể hiện từ tư tưởng trong đường lối cách mạng đến những tác phẩm đường cách mệnh , sửa đổi lề lối làm việc , bản di chúc, nâng cao đaọ đức cách mạng , quét sạch chủ nghĩa cá nhân,

-Tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng theo tư tương đạo đức của HCM:
+Trung thành tuyệt đối với đảng tận tụy hết lòng vì dân , người cán bộ cách mạng phai luôn thực hiện cần kiệm liêm chính chí công vô tư , ( cần là phải luôn luôn siêng năng làm việc tăng năng xuất hiệu quả trong công tác , kiệm là phải biết tiết kiệm thời gian, của cải của cá nhân tập thể và xã hội, liêm là không tham ô lãng phí luôn biết tôn trọng giữ giàn và bảo vệ của công , chính là làm việc gì cần phải làm cho hết trách nhiệm dù là việc nhỏ, chí công vô tư là là làm bất cứ việc gì đừng nên nghĩ đến mình trước và hưởng thụ mình nên đi sau)

>>KL: Từ những tiêu chí đạo đức cách mạng trên của bác hồ nó là cơ sở để kiên định tiêu chuẩn đạo đức cách mạng trong thời đại mới , trung với nc , hiếu với dân , hết lòng yêu thương con người, luôn thực hiện cần , kiệm,… , và có tư tưởng quốc tế trong sáng ,

-Mqh giữa đức và tài:
+Theo quan niệm của HCM đức và tài luôn thống nhất chặt chẽ với nhau , do vậy mà người cách mạng luôn luôn xây dựng cả đức lẫn tài ,.
+Cụ hồ luôn kiên định có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó .
-Con đường và biện pháp xây dựng đạo đức cách mạng cách mạng :
+Theo bác hồ người cách mạng phải luôn biết tu dưỡng , rèn luyện đạo đức cách mạng. lời nói phải đi đôi với việc làm , phải biết nêu gương, phai biết thực hiên xây đi đôi với chống, xây là giáo dục tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, chống là nêu cao tư tưởng đấu tranh phê phán khắc phục sửa chữa các khuyết điêm.
+Theo phương châm của bác hồ về rèn luyện đạo đức cách mạng , lời nói phải đi đôi với việc làm phải biết nêu gương đạo đức với mọi người.
+Phải thực hiện xây đi đôi với chống , xây là giáo dục, tu dưỡng , rèn luyện đạo đức cách mạng, chộng là nêu cao tinh thần đấu tranh phê phán khắc phục sửa chữa khuyết điểm.




CÂU 12:
Phân tích đặc điểm cơ bản của hoạt đông quân sự và tác động của nó đến quá trình hình thành và phát triển, hoàn thiện đạo đức quân nhân?

*Hoạt động quân sự của quân đội nhân dân việt nam là hoạt động có ý nghĩa chính trị to lớn:
-Đặc điểm này phản ánh mục đích cao cả, nhiệm vụ vinh quang. Nó chính là những tiêu chí đạo đức chung của xã hội mà người quân nhân được vinh dự thực hiện.
-Ý nghĩa chính trị to lớn của hoạt động quân sự, thể hiện hoạt động quân sự của người quân nhân trong quân đội nhân dân trong quân đội ta vì lợi ích chung của xã hội trong đó có lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. nó giúp người quân nhân hình thành , phát triển ý thức đạo đức mới đạo đức cscn trong lĩnh vực hoạt đông quân sự
-Hoạt động quân sự của quân nhân có ý nghĩa xã hội chính trị to lớn được thể hiện:
+Đối vs nhân dân : phải kính trọng đoàn kết bảo vệ nhân dân, đây là nét đẹp truyền thông của dân tộc ta .
+Đối vs đồng đội : là sự thể hiện yêu thương đồng chí đồng đội giúp đỡ đồng chí đồng đội lúc thường cũng như lúc chiến đấu , nó phản ánh mối quan hệ tốt đẹp của người quân nhân trong quân đội ta.
+Đối vs kẻ thù: thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng và sự nhân đạo đúng chính sách với hàng tù binh. Đây là sự thể hiên truyền thống khoan dung nhân ái của dân tộc và tính nhân văn cao cả của quân nhân trong quân đội ta.

Đặc điểm hoạt động quân sự này chi phối , tắc động tới phương diện hình thành, phát triển ý thức đạo đức của quân nhân trong QĐNDVN . nhận thức được niềm vinh dự tự hào của mình để phấn đấu rèn luyện theo những yêu cầu của đạo đức học quân sự .

*Hoạt đông quân sự diễn ra trong cơ chế tổ chức điều lệnh kỉ luật, kỉ luật nghiêm minh chặt chẽ

-Kỉ luật là sức mạnh của quân đội do vậy việc nhân thức và hành động theo kỉ luật quân đội nó vừa là yêu cầu pháp lệnh vừa phản ánh những phẩm chất đạo đức tự nguyện , tự giác của mỗi người vì điều lệnh điều lệ kỉ luật chỉ thị của cấp trên trong đơn vị quân đội xét đến cùng là xuất phát từ lợi ích chung của tập thể và xã hội. nó chính là những yêu cầu đạo đức về xã hội cần phải được thực hiện . mọi biểu hiện trong hoạt động quân sự của quân nhân theo hướng không chấp hành kỉ luật quân sự , chấp hành không đúng điều lệnh điều lệ quân đôi đó chính là sự vi phạm về mặt pháp lệnh đồng thời có nghĩa là vi phạm những tiêu chuẩn đạo đức , việc rèn luyện người quân nhân thích ứng với đạo đức trên của hoạt động quân sự nó có ý nghĩa trực tiếp tác động đến phương diện nhận thức những nguyên tắc quân sự để hình thành những đặc điểm đạo đức của quân nhân trong quân đội.

*Hoạt động quân sự diễn ra với cường độ cao , gian khổ hi sinh ác liệt , mỗi quân nhân phải chịu những thử thách nghiêm ngặt của chiến tranh để thích ứng với đặc điểm của hoạt động quân sự này đòi hỏi quân nhân phải có giác ngộ cao về đạo đức CM như trung thành cao với tổ quốc , với lợi ịch của nhân dân , tinh thần dũng cam sả thân hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ , đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng hiên nay , trước những yêu cầu mới của cuộc chiến tranh hiện đại thì đặc điểm này còn có ý nghĩa quan trong trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng của người quân nhân CM.
Đặc điểm của hoạt đông quân sự nó tác động đến phương diện hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức chiến đấu của quân nhân cách mạng , chẳng hạn như tinh thần kỉ luật quân nhân được nâng cao , xây dựng và phát triển lòng dũng cảm của quân nhân, nó hình thành tinh thần mưu trí dũng cảm sáng tạo của quân nhân trong thực hiện các nhiệm vụ.



CÂU 13:
Yêu cầu và nội dung cơ bản của GD đạo đức QN trong giai đoạn CM hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn và phê phán các quan điểm sai trái về vấn đề này

*Yêu cầu chung

-Thực hiện quan điểm đồng bộ trong công tác giáo dục đạo đức CM trong QN
+Vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin: bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ XH do đó sự hình thành, phát triển phẩm chất của người QN chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy công tác GD đạo đức phải thực hiện quan điểm đồng bộ, GD toàn diện như CT-VH-NT cùng với các tri thức khác
+ND quan điểm đồng bộ:
.GD toàn diện các tri thức cho người QN: KHTN, KHXH, KHKT và những giá trị VH nhằm XD, phát triển những phẩm chất đạo đức của QNCM
.Kết hợp giữa công tác GD đạo đức với chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho QN
.Thực hiện đấu tranh phê phán hiện tượng vi phạm đạo đức trong QĐ
-Bồi dưỡng có hệ thống các giá trị đạo đức chung và các giá trị đạo đức QS nhằm hướng cho QN hướng tới: Chân-Thiện-Mĩ
-GD ND CN Mác – Lê nin, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, ND của đạo đức học QS giúp cho người QN XD ý thức đạo đức làm cơ sở giải quyết các quan hệ đạo đức biểu hiện thành hành vi đạo đức cụ thể trong hành vi của họ

-Quát triệt quan điểm thực tiễn trong công tác GD đạo đức cho QN
+Sự trưởng thành phát triển về đạo đức của con người gắn liền với hoạt động thực tiễn của họ. Vì thế mà công tác GD đạo đức cho QN phải có quan điểm thực tiễn

+ND quan điểm thực tiễn trong GD đạo đức người QN là phải gắn nhiệm vụ cụ thể với đặc điểm tình hình của từng đơn vị, từ đó đặt ra những ND biện pháp phù hợp VD: GD đạo đức cho học viên hiện nay phải gắn với thực tiễn mục tiêu đào tạo của học viên, từ đó gắn với trách nhiệm học tập của từng người để bình xét đạo đức của họ
-Kết hợp chặt chẽ giữa công tác GD đạo đức với quá trình tự GD của mỗi QN. Đây là 1 quá trình biến những yêu cầu khách quan thành cái chủ quan của QN trong tu dưỡng đạo đức CM
Thực tiễn của quá trình tự GD là nâng cao tính tự giác của QN trong việc tự rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và tự loại trừ cái không phù hợp với yêu cầu tính chất đạo đức CM

*ND cơ bản:
-Nâng cao trình độ tri thức toàn diện, đạo đức CMHCM, đường lối CM của đảng cho QN là vấn đề vừa cơ bản vừa cấp thiết hiện nay
+Nâng cao trình độ tri thức toàn diện cho QN: KH cơ bản, KHKTQS, KHXH nhân văn, những giá trị VH. Đây là cơ sở để XD TG quan Kh cho người QN
+GD CN Mác – Lê nin, tư tưởng HCM, đường lối quan điểm của Đảng là cơ sở để XD và phát triển nhân sinh quan CM, XD niềm tin lý tưởng chế độ XHCN của QN
>>GD vấn đề trên vừa cơ bản, vừa cấp thiết vì đáp ứng được yêu cầu của bộ đội ta hiện nay, chống sự xuống cấp của 1 bộ phận tác động đến đời sống đạo đức của QN trong QĐ
-GD trách nhiệm, nhiệm vụ quân nhân
+Đây là ND, những phạm trù đạo đức cơ bản giúp cho QN không ngừng nâng cao trách nhiệm, nhiệm vụ của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời nó là sự biểu hiện kết quả rèn luyện đạo đức của QN
-GD truyền thống đạo đức bộ đội cụ Hồ cho QN
+Giúp cho người quân nhân không ngừng phát huy bản chất bộ đội cụ Hồ trong giai đoạn hiện nay. Đó là trung với Đảng, với nước, có quan hệ chặt chẽ với nhân dân, có tinh thần quyết chiến quyết thắng, phát huy bản chất anh hung CM và tinh thần quốc tế trong sang của bộ đội cụ Hồ
-XD và phát triển mối quan hệ giữa QN vs QN, QN vs ND
+Không ngừng củng cố, XD các mối quan hệ ngang-dọc trong tập thể QN.Quan hệ dọc ở đây là phải thể hiện đúng điều lệnh, điều lệ, mối quan hệ cấp trên cấp dưới từ a trở lên. Quan hệ ngang là mối quan hệ giữa đồng chí vs đồng chí, tập thể này vs tập thể khác cung cấp
-Bồi dưỡng rèn luyện lòng dũng cảm tinh thần chịu đựng hi sinh cho người QN. Lòng dũng cảm QN là 1 phạm trù đạo đức học, XD lòng dũng cảm chính là rèn luyện phẩm chất chiến đấu, công tac cho QN
-GD ý thức tổ chức kỉ luật cho QN. Đây là 1 phạm trù cơ bản của đạo đức học QS nhằm đảm bảo cho người QN có tinh thần kỉ luật cao để hoàn thành nhiệm vụ

*Những giải pháp cơ bản để GD đạo đức QN hiện nay
-Tăng cường định hướng CT, kết hợp chặt chẽ giữa tính KH, tính chiến đấu, tính thực tiễn trong tiến hành GD đạo đức coi trọng phát huy năng lực tự giáo dục đạo đức của mỗi QN
-Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong GD rèn luyện đạo đức QN
-Chăm lo XD môi trường VH đạo đức lành mạnh, tốt đẹp ở đơn vị co sở để tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc GD đạo đức QN
-Kết hợp chặt chẽ giữa GD đạo đức với việc chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho bộ đội

*Ý nghĩa:…



CÂU 14:
Phân tích nội dung và biện pháp cơ bản xây dựng môi trường đạo đức ở đơn vị cơ sở hiên nay. Phê phán những quan điểm sai trái?

*Khái niệm : môi trường đạo đức quân sự là tổng hòa những yếu tố điều kiện hoàn cảnh tự nhiên và nhân văn tạo thành 1 chỉnh thể thống nhất tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình hình thành và phát triển đạo đức của quân nhân và tập thể quân nhân.

*Nội dung xây dựng môi trường đạo đức ở đơn vị cơ sở QĐNDVN :
-Phải tiến hành giáo dục lí tưởng cách mạng tri thức đạo đức và những giá trị tinh thần khác cho quân nhân xây dựng hoàn thiện các giá trị đạo đức quân sự.\
-Xây dựng hệ thống các quan hệ đạo đức tốt đẹp lành mạnh ở đơn vị cơ sở từ đó giúp cho người quân nhân giải quyết tốt các mối quan hệ đạo đức giữa quân nhân với quân nhân, giữa cấp trên với cấp dưới giữa cá nhân với tập thể đơn vị , giữa cá nhân từng người với các QHXH khác chẳng hạn quan hệ quân nhân,
-Tạo lập được bầu không khí lành mạnh trong sáng tại đơn vị cơ sở giúp cho người quân nhân phấn khởi hòa đồng vào cuộc sống tập thể của đơn vị từ đó trau dồi rèn luyện những phẩm chất đạo đức cá nhân chẳng hạn xây dựng không khí đoàn kết dân chủ chân tình , cởi mở , trung thực, công bằng, tôn trọng cá nhân
-Xây dựng được nếp sống văn hóa văn minh , nếp sống đạo đức
-Tích cực đấu tranh chống lại sự tấn công của kẻ địch trên mặt trận văn hóa đạo đức ở các cơ sở đơn vị QĐNDVN như sự ảnh hưởng của lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ hoặc su hướng sùng bái tiền bạc coi nhẹ tình đồng chí đồng đội

*Biện pháp xây dựng MT đạo đức quân sự ở đơn vị
-Quán triệt quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng MT đạo đức quân sự ở đơn vị cơ sở. nghĩa là phải tiến hành đồng bộ các biện pháp xây dựng và coi trọng vai trò vị trí của từng tổ chức từng cá nhân đối với quá trình xây dựng MT đạo đức quân sự . chẳng hạn như phải biết phát huy vai trò của các tổ chức lãnh đạo, chỉ huy , tổ chức quần chúng và tầm quan trọng của các phương tiện giáo dục như truyền thông, khẩu hiệu, băng rôn.
-Xây dựng MT đạo đức quân sự phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị cơ sở, phải phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ của đơn vị, đặc điểm cán bộ chiến sĩ trong từng đơn vị.

-Xây dựng MT đạo đức quân sự phải gắn với các hoạt động của đơn vị đồng thời phải nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng và gắn bó với các hoạt động cong tác đảng chính trị theo phong trào của đơn vị.

-Xây dựng MT đạo đức QS ở đơn vị cơ sở phải đi đôi với việc duy trì nghiêm kỷ luật quân sự và phát huy cao vai trò gương mẫu của cán bộ Đảng viên trong đơn vị đối với việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức CM.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro